Giới thiệu khái quát thị Xã Đông Triều

Giới thiệu khái quát Thị xã Đông Triều - Tỉnh Quảng Ninh

Giới thiệu khái quát thị Xã Đông Triều

Vị trí địa lý

Thị xã Đông Triều nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, với toạ độ địa lý :

Từ 21029’04” đến 21044’55” vĩ độ bắc

Từ 106033’ đến 106044’ 57” kinh độ đông.

–  Phía bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang.

– Phía Tây giáp thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương.

– Phía nam giáp huyện Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phòng và huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương.

– Phía đông giáp thành phố Uông Bí.

Thị xã Đông Triều có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 6 phường và 15 xã. Đông Triều là cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh, có Quốc lộ 18A chạy qua đã mang lại những lợi thế quan trọng trong việc giao lưu kinh tế với các khu vực trong và ngoài tỉnh thông qua hệ thống giao thông đường bộ và đường thuỷ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.

Địa hình:

Đông Triều vừa có đồi núi vừa có đồng bằng ven sông, phía bắc và tây bắc là  vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông triều, phía nam là vùng đồng bằng ven sông.

Nhìn chung địa hình Đông Triều được chia thành 3 vùng chính:

+ Vùng đồi núi phía bắc:Gồm các xã: An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương, độ cao trung bình từ 300 – 400 m, đỉnh cao nhất là Am Váp 1.031 m, đoạn giữa đứt gãy tạo thành thung lũng lớn Bình Khê – Tràng Lương. Đất đai vùng này phù hợp với phát triển rừng, trồng cây ăn quả, cây dược liệu và chăn nuôi đại gia súc.

+ Vùng giữa: Đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và vùng đồng bằng phía nam, bao gồm các khu vực phía bắc quốc lộ 18A từ xã Bình Dương đến Hồng Thái Đông, địa hình đồi thấp xen kẽ đồng bằng, có nguồn gốc là đất phù sa cổ, phù hợp với phát triển cây lâu năm, cây công nghiệp và trồng lúa.

+ Vùng đồng bằng phía nam: Bao gồm toàn bộ vùng đồng bằng phía nam quốc lộ 18A từ xã Bình Dương đến xã Hồng Thái Đông, địa hình khá bằng phẳng. Đất đai vùng này tương đối phì nhiêu, chủ yếu do phù sa sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc bồi đắp tạo thành, phù hợp với trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.

Khí hậu

Nhiệt độ không khí:

Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,80C , dao động từ 16,60C đến 29,40C. Nhiệt độ vào mùa đông ở mức khá thấp, nhiệt độ trung bình trong tháng 1 tại các nơi đều dưới 160C, trị số thấp nhất tuyệt đối tới 3-50C.

Nhiệt độ mùa hè khá cao, trị số trung bình tháng 7 đạt trên 290C, trị số cao nhất tuyệt đối lên tới 39 – 400C.

 Chế độ mưa.

– Lượng mưa: Lượng mưa trung bình ở Đông Triều tương đối thấp so với các khu vực khác trong tỉnh, trung bình năm chỉ đạt 1.444,0 mm (Quảng Hà 2.625 mm).

– Phân bố lượng mưa năm theo mùa: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80 – 90% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, tháng 8 và tháng 9. Mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 10 – 15% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1.

  Nắng.

– Số giờ nắng trung bình 1500 – 1600 giờ

– Số giờ nắng trung bình tháng cao nhất trên 219 giờ (tháng 7)

– Số giờ nắng trung bình thấp nhất: 6 giờ (tháng 3)

 Độ ẩm không khí:

Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm đạt 82%. Độ ẩm không khí tương đối trung bình ở Đông Triều có sự phân hóa theo mùa, mùa mưa độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 đạt 91%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11 đạt 68%.

 Gió:

– Hướng gió: Hướng thịnh hành là: Bắc – Đông Bắc vào mùa đông và hướng Nam – Đông Nam vào mùa hạ.

– Tốc độ gió: Tốc độ gió trung bình năm: 3 m/s, tốc độ gió lớn nhất: 45 m/s

 Bão:

Mỗi năm Đông Triều chịu ảnh hưởng khoảng 5 – 6 cơn bão, bão đổ bộ vào Đông Triều có tốc độ gió từ 20 – 40m/s, thường gây ra mưa rất lớn, lượng mưa từ 100 – 200 mm, có nơi lên tới 500 mm. Bão gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông – lâm ngư nghiệp, sinh hoạt và đời sống của nhân dân.

 Sương muối:

Sương muối thường xuất hiện ở Đông Triều trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau, tập trung ở các vùng đồi núi An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương, khi đó nhiệt độ có nơi xuống tới 30C.

Nhìn chung các yếu tố khí hậu tương đối thích hợp cho phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đa dạng chất lượng cao.

Danh sách bản đồ các địa phương trong Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh:

Phường Mạo Khê, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
Phường Đông Triều, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
Xã An Sinh, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
Xã Tràng Lương, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
Xã Bình Khê, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
Xã Việt Dân, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
Xã Tân Việt, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
Xã Bình Dương, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
Phường Đức Chính, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
Xã Tràng An, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
Xã Nguyễn Huệ, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
Xã Thủy An, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
Phường Xuân Sơn, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
Xã Hồng Thái Tây, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
Xã Hồng Thái Đông, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
Xã Hoàng Quế, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
Xã Yên Thọ, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
Xã Hồng Phong, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
Phường Kim Sơn, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
Phường Hưng Đạo, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
Xã Yên Đức, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh

 Diện tích:

Tổng diện tích tự nhiên là 39.658,35 ha

* Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:

 Hiện trạng dân số:

Dân số thị xã Đông Triều tính đến ngày 31/12/2017 có 180.885 người.

Nguồn: Chi cục thông kê thị xã Đông TriềuLao động và việc làm:

Tổng số người trong độ tuổi lao động năm 2014 có 88.233 người chiếm 50,4% dân số.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, 5 năm qua đã tạo việc làm mới cho 12.700 lao động, mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 2500 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, tăng 35% so với năm 2010.

 Thu nhập:

Đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt, Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 1.972,7 USD, tăng 972,7 USD so với năm 2010.

Đã huy động sức mạnh của toàn xã hội cho công tác giảm nghèo, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo về nhà ở và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thị xã giảm xuống 0,74% năm 2014, giảm 3,89% so với năm 2010

Lịch sử – văn hoá – xã hội

Tên cổ của vùng đất này là An Sinh, đời vua Trần Dụ Tông mới đổi thành Đông Triều. Xưa huyện Đông Triều rất rộng, bao gồm cả một phần huyện Kinh Môn và tổng Bí Giàng, năm 1896 tổng Bí Giàng cắt về huyện Yên Hưng. Do vậy, trong sử sách vùng danh sơn Yên Tử thuộc Đông Triều. Sau Cách mạng, đến 9-7-1947, Đông Triều mới về tỉnh Quảng Hồng, 28-1-1959 Đông Triều trở về Hải Dương. Từ 27-10-1961 Đông Triều nhập lại vào khu Hồng Quảng (từ 30-10-1963, Hồng Quảng hợp nhất với Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh). 
Sự kiện lịch sử sớm nhất trên đất này sử sách còn ghi được là cuộc khởi nghĩa của Lê Chân. Lê Chân quê ở làng An Biên nay thuộc xã Thuỷ An. Năm 39, đang căm ghét bọn quan quân đô hộ nhà Hán, được tin Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa, Lê Chân đã chiêu tập nam nữ thanh niên Đông Triều rồi cả vùng Kinh Môn, Thuỷ Nguyên ngày nay đứng lên đánh đuổi quân giặc và lập căn cứ bên sông Cửa Cấm. Lê Chân đã lập nhiều chiến công và trở thành nữ tướng tâm phúc của Hai Bà Trưng. Cùng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa chống giặc Đông Hán. Đông Triều còn có những tấm gương phụ nữ lẫm liệt khác như Thánh Thiên, Vĩnh Huy, chị em Nguyệt Thai – Nguyệt Độ. Đông Triều cũng góp nhiều chiến công ở thời Trần. Trong trận Bạch Đằng năm 1288 hai vua Trần đã phục binh ở vùng Yên Đức rồi khoá đuôi đánh dồn đoàn binh thuyền Nguyên Mông xuống trận địa cọc, dân Đông Triều đã phá các cầu chặn đứt đường hộ tống trên bộ của giặc. Nhờ địa thế hiểm yếu, Đông Triều là căn cứ của nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân: Ngô Bệ (1344-1345), Trần Cao (1516-1527), Nguyễn Tuyển – Nguyễn Cừ (1743). Đầu thế kỷ XIX, Đông Triều là nơi nóng bỏng phong trào Cần Vương chống Pháp. Các cuộc khởi nghĩa nối tiếp của Đốc Tít (1884-1889), Lưu Kỳ (1890-1892), Lãnh Pha (1892-1895), Đốc Thu (1893-1895)v.v. Tiếp đến là phong trào đấu tranh của công nhân mỏ Mạo Khê. Năm 1926 đồng chí Hoàng Quốc Việt đã tổ chức trong công nhân tổ chức đoàn kết, tương trợ lẫn nhau đặt tên là Long Sương Đoàn. Tháng 3-1929, chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập. Ngày 23-2-1930 chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Mạo Khê ra đời trước sự chứng kiến của đồng chí Nguyễn Văn Cừ và đồng chí Nguyễn Đức Cảnh thay mặt Xứ uỷ và Thành uỷ Hải Phòng công nhận. Đây là chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Ninh. 
Đông Triều là quê hương của một chiến khu oanh liệt trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (sau được gọi là Chiến khu thứ tư hoặc Chiến khu Trần Hưng Đạo). Trong cao trào cách mạng tiền khởi nghĩa, sau ba tháng xây dựng lực lượng, ngày 8-6-1945 Du kích quân Đông Triều từ căn cứ Hổ Lao, Bác Mã đã tiến quân hạ đồn và chiếm huyện lỵ Đông Triều, hạ đồn Chí 
Linh, đồn Tràng Bạch, buộc đồn binh Nhật ở Mạo Khê đầu hàng và chính thức thành lập uỷ ban quân sự cách mạng của Chiến khu. Chiến khu Đông Triều đã nhanh chóng phát triển lực lượng, đầu tháng 7 giải phóng Uống Bí, cuối tháng 7 giải phóng tỉnh lỵ Quảng Yên rồi thừa thắng tiến quân giải phóng Hải Phòng, Hải Dương, Kiến An, Hòn Gai, Cẩm Phả. Riêng ở Đông Triều, ngay cuối tháng 6, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời đã được thành lập ở huyện và tất cả các xã. 
Trong kháng chiến chống Pháp, Đông Triều là vùng chiến tranh du kích nổi tiếng, điển hình là chiến công và gương hy sinh của du kích xã Yên Đức. Sau trận chiến đấu quyết liệt 5 ngày 5 đêm làm địch thiệt hại nặng, du kích cố thủ ở hang núi Canh đã bị chúng hun lửa khói vào hang, 73 du kích hy sinh. Đông Triều nằm trong khu tập kết 100 ngày, ngày 31-10-1954 những tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi thị trấn Đông Triều, Mạo Khê. Riêng 4 xã phía đông nằm trong khu tập kết 300 ngày nên 14-4-1955 mới được giải phóng. 
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đông Triều có hơn 19.000 thanh niên nhập ngũ, dân quân Đông Triều bắn rơi 2 máy bay Mỹ. 
Về văn hoá, xã hội, Đông Triều có nhiều nét đặc sắc. Ngoài đền thờ Lê Chân ở thôn An Biên xã Thuỷ An, Đông Triều còn dầy đặc các di tích lịch sử văn hoá thời Lý Trần, đặc biệt là thời Trần. Đông Triều là quê gốc nhà Trần*. Tổ tiên nhà Trần làm nghề đánh cá trên sông, sau lênh đênh về sông Hồng rồi định cư và phát tích từ phủ Thiên Trường Nam Định song vẫn gắn bó với quê gốc, An Sinh Vương Trần Liễu đã trở về Đông Triều lập ấp An Sinh. Tám mộ vua Trần đã di dời về đây và ngay thời Trần đã xây Đền An Sinh ở khu trung tâm các lăng mộ. Ngoài tám ngôi mộ và Đền An Sinh, đỉnh núi Thiên Kỳ ở phía bắc xã An Sinh còn có am Ngoạ Vân, nơi vua Trần Nhân Tông qua đời, nay còn lăng Trần Nhân Tông, trong đó có Phật Hoàng Tháp (tháp Vua Phật). Theo sử sách, ở chùa Ngọc Thanh (thôn Đạm Thuỷ xã Thuỷ An) còn có lăng vua Trần Thuận Tông. ở xã Yên Đức có dấu vết Vườn Thượng Uyển ở chân núi Phượng Hoàng và bài thơ đề là của Trần Nhân Tông khắc trong hang núi Mèo. 
Đông Triều có hơn một trăm đình, chùa, nghè, miếu cổ. Thời Lý trên đất Đông Triều đã có nhiều ngôi chùa lớn, nay ở chùa Quỳnh Lâm còn một tấm bia lớn thời Lý. Trong toàn huyện, di vật còn lại nhiều nhất là từ thời Trần về sau. Các chùa Quỳnh Lâm, Hồ Thiên, Bác Mã xưa rất nổi tiếng, đặc biệt là chùa Quỳnh Lâm, nơi Trần Nhân Tông, sư Pháp Loa, sư Huyền Quang – các vị tổ của Thiền Phái Trúc Lâm đều đã có công xây dựng lớn. Xưa có tượng Di Lặc bằng đồng là một trong ‘’tứ đại khí’’ của nước ta. Chùa rộng hàng trăm gian, có gác cao treo khánh đá, chuông đồng, là nơi hàng trăm nhà sư dịch kinh Đại Tạng, hàng vạn tín đồ trong đó cả vua quan triều đình dự hội Thiên Phật. ở đây có Quỳnh Lâm viện và thi xã Bích Động, nơi gặp gỡ của các nhà thơ lớn cuối thời Trần. 
Ngoài chùa Quỳnh (liệt hạng 15-11-1991), cụm di tích lịch sử văn hoá xã Yên Đức (liệt hạng 16-12-1993), chùa Bác Mã – di tích Đệ tứ Chiến khu (liệt hạng 5-9-1994), Đông Triều đã tôn tạo đền Lê Chân, chùa Cảnh Huống và vừa xây dựng lại đền An Sinh (liệt hạng 28-4-1962). ở Mạo Khê có di tích chùa Non Đông (Tương Quang tự) còn bia từ thời Trần. ở xã Đức Chính có bia và đền Trạo Hà thờ một vị tướng triều Tây Sơn… đang cần được bảo vệ và tôn tạo. Rất tiếc là đình Bình Lục một công trình kiến trúc đặc sắc đã thành phế tích. Khu mộ cổ ở Mạo Khê cho thấy Đông Triều xưa là một điểm dừng trên hành lang xâm lược thời Đông Hán. 
Đông Triều từng có những tài năng kiệt xuất, nhất là thời Trần. Đó là danh nhân Trần Thì Kiến, thám hoa Trần Đình Thâm, bảng nhãn Lê Hiến Phủ. 
Đông Triều còn có bề dày truyền thống về văn hoá, giáo dục. Là huyện đầu tiên trong tỉnh xoá mù chữ và phổ cập tiểu học, nay Đông Triều có bốn trường phổ thông trung học. 
Đông Triều là huyện có nhiều liệt sĩ, nhiều Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhất trong tỉnh. Tổng kết kháng chiến huyện Đông Triều vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng.

  Di sản văn hóa vật thể

Đông Triều là cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, có hệ thống giao thông vận tải thuận lợi cả về đường bộ, đường thuỷ và đường sắt, lại gần với thành phố Hạ Long – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và du lịch của Tỉnh.

Thị xã Đông Triều là vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng, vùng đất địa linh nhân kiệt, đất và người Đông Triều còn gìn giữ nhiều di sản văn hóa, với 133 điểm di tích trải rộng trên 21 xã, phường, trong đó có 22 di tích đã được xếp hạng các cấp gồm: 01 khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều được xếp hạng Quốc gia đặc biệt với 14 điểm di tích; 04 di tích xếp hạng Quốc gia; 17 di tích xếp hạng cấp Tỉnh. Tại các di tích còn lưu giữ được hàng trăm di vật, cổ vật có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học được cộng đồng nhân dân gìn giữ. Đó là những vốn di sản vô giá mà đất và người Đông Triều qua nhiều thế hệ đã bảo lưu, giữ gìn.

Thị xã Đông Triều là quê gốc của nhà Trần – một trong những triều đại phong kiến hùng mạnh nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nhà Trần đã chọn vùng đất Đông Triều để xây dựng đền, miếu và lăng mộ của 8 vị vua nhà Trần, cùng với nhiều công trình tôn giáo tâm linh khác. Trong đó, đền An Sinh và các lăng mộ vua Trần đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia ngay từ đợt đầu năm 1962. Ngày 09/12/2013, khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg.

Khu di tích lịch sử nhà Trần là một quần thể gồm 14 điểm di tích, bao gồm các đền, lăng tẩm, am, tháp, chùa và công trình tôn giáo thời nhà Trần (1225-1400) trong đó có 02 di tích đền, miếu (đền Thái, đền An Sinh); 07 di tích lăng mộ (Lăng Tư Phúc, Thái Lăng, Mục Lăng, Ngải Sơn Lăng, Phụ Sơn Lăng, Nguyên Lăng, Đồng Hỷ Lăng); 05 di tích chùa (chùa Quỳnh Lâm, chùa Trung Tiết, chùa Ngoạ Vân, chùa Hồ Thiên, chùa – quán Ngọc Thanh).

Đông Triều đóng vai trò quan trọng trong lịch sử tồn tại, phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nói riêng và lịch sử Phật giáo Việt Nam nói chung.

Để có cơ sở trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích, ngày 07/02/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 307/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh với diện tích quy hoạch 2.206 ha và diện tích nghiên cứu quy hoạch là 11.095 ha thuộc địa bàn các xã: Bình Khê, An Sinh, Tràng An, Thủy An.

Với những lợi thế về văn hóa như vậy, thị xã Đông Triều có điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi ích từ việc phát huy những di sản văn hóa này phục vụ phát triển ngành du lịch và phát triển kinh tế – xã hội.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây