Giới thiệu khái quát huyện Phục Hòa

Giới thiệu khái quát huyện Phục Hòa

Giới thiệu khái quát huyện Phục Hòa

Phục Hòa là một huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm Thành phố Cao Bằng 60km theo quốc lộ 3.

          Phía Bắc giáp huyện Quảng Uyên, phía Đông giáp huyện Hạ Lang, phía Nam giáp huyện Long Châu (Quảng Tây, Trung Quốc), phía Tây giáp huyện Thạch An và huyện Hòa An.

          Tổng diện tích tự nhiên 250,045km2, dân số trên 25 nghìn người, gồm các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Hoa, Mông.

          Huyện Phục Hòa được chia thành 9 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn và 7 xã đó là: Thị trấn Tà Lùng, thị trấn Hòa Thuận, xa Cánh Linh, xã Hồng Đại, xã Triệu Ẩu, xã Đại Sơn, xã Lương Thiện, xã Tiên Thành, xã Mỹ Hưng.

Lịch sử hình thành và phát triển:

Phục hòa là miền đất đã trường tồn hàng nghìn năm lịch sử dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Núi non Phục Hòa hiểm trở, hình dáng muôn vẻ, phong cảnh đẹp nên thơ, tù xa xưa là cái nôi sinh thành, lớn lên của khối cộng đồng dân tộc nơi đây.

Phục Hòa là huyện miền núi biên giới có vị trí địa bàn chiến lược quan trọng nằm ở phía Bắc của tổ quốc Việt Nam. Phục Hòa có Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng là nơi giao lưu, nơi thông thương quốc tế góp phần phát triển kinh tế – xã hội cho huyện, tỉnh và cả nước.

– Địa danh Phục Hòa xuất hiện từ xưa. Thành Phục Hòa xây cùng thời với thành Nà Lữ ( Hòa Ân), Thành Đại La ( Hà Nội) và thành (Lạng Sơn) năm 864.

– Đầu thời Nguyễn năm 1802 Cao Bằng có 4 châu, Tổng Phục Hòa thuộc châu Thạch Lâm.

– Năm 1935 châu Thạch Lâm được chia ra làm hai huyện Thạch Lâm và Thạch An, tổng Phục Hòa thuộc huyện Thạch An.

– Năm 1928 tỉnh Cao Bằng gồm 1 phủ, 8 châu, 33 tổng.

* Châu Phục Hòa gồm 2 tổng, 17 xã:

– Tổng Cách Linh: 8 xã, Cách Linh, Giao Tế, Làng Hoài, Phất Mê, Phia Chì, Sơn Nông, Vinh Vọng, Vĩnh Lai.

– Tổng Phục Hòa: 9 xã gồm Bút Phong, Cần Phán, Hưng Long, Phục Hòa, Sầm Xuyên, Tà Lùng, Tiên Giao, Tục Mỹ, Xuân Quang.

– Từ năm 1926 đến 1929 tỉnh Cao Bằng còn 8 châu. Châu Phục Hòa gồm 2 tổng, 17 xã và 163 thôn, bản.

Tháng 8 năm 1936 bị thực dân pháp đánh chiếm và đã chia địa giới hành chính để dễ bề cai trị. Tổng Phục Hòa được tách ra khỏi châu Thạch An.

– Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, châu Phục Hòa đổi tên thành Huyện Phục Hòa bao gồm các xã: Hồng Đại, Triệu Ẩu, Cách Linh, Lương Thiện, Tiên Thành, Đà Sơn, Đại Tiến, Mỹ Hưng, Quy Thuận.

– Từ sau năm 1954, Nhà nước có điều chỉnh chia tách và sát nhập một số đơn vị hành chính: Do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng. Thực hiện Nghị định số 27/NĐ-CP ngày 8/3/1967 của Chính phủ hai huyện Phục Hòa và Quảng Uyên được thành huyện Quảng Hòa.

 Huyện Quảng Hòa tồn tại cho đến năm 2002 thì lại tách ra thành hai huyện là Phục Hòa (nửa phía Nam) và Quảng Uyên, theo Nghị định 96/2001/NĐ-CP của Chính phủ.

Nguyên nhân thành lập lại huyện Phục Hòa là:

Do các xã ở xa trung tâm huyện lỵ, vùng sâu, vùng xa, biên giới, giao thông chưa phát triển nên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và trao đổi hàng hóa của nhân dân. Việc tuyên truyền vận động nhân dân về chuyển dịch cơ cấu gặp nhiều khó khăn.

Tình hình an ninh trật tự ở các xã, các xóm vùng sâu vùng xa, vùng biên giới còn nhiều phức tạp, mặt bằng dân trí thấp, nhiều hủ tục lạc hậu chưa được xóa bỏ, nhận thức về pháp luật còn nhiều hạn chế, do các xã ở xa trung tâm huyện nên nhiều vụ việc xảy ra, báo cáo không kịp thời.

Trước tình hình đó ngày 29-01-2002, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng có Quyết định số 492-QĐ/TU về thành lập Đảnh bộ huyện Phục Hòa.
          Sau khi tái lập huyện, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Phục Hòa đã nhanh chóng khắc phục những khó khăn, phát huy tiềm năng và thế mạnh đã giành được nhiều thành tựu quan trọng trong xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây