Giới thiệu khái quát huyện Quỳnh Nhai

huyện Quỳnh Nhai - Tỉnh Sơn La

Giới thiệu khái quát huyện Quỳnh Nhai

Quỳnh Nhai nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp huyện Sìn Hồ (Lai Châu), phía Tây giáp Điện Biên, phía Đông giáp huyện Than Uyên (Lai Châu), phía Nam giáp huyện Thuận Châu và Mường La. Trước năm 1908, vùng đất này thuộc châu Quỳnh Nhai, phủ Điện Biên, tỉnh Hưng Hóa. Từ năm 1948-1953, Quỳnh Nhai thuộc Liên khu Việt Bắc; từ năm 1953-1955, thuộc khu Tây Bắc; từ năm 1955-1962, thuộc khu tự trị Thái Mèo; từ năm 1962-1975, thuộc khu Tây Bắc. Sau khi khu giải thể, Quỳnh Nhai là huyện thuộc tỉnh Sơn La. Với truyền thống anh dũng, kiên cường trong chiến đấu, cần cù sáng tạo trong xây dựng quê hương. Trải qua các thời kỳ cách mạng hào hùng của dân tộc, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong huyện đã lập lên những chiến công oanh liệt và có bước trưởng thành vượt bậc về mọi mặt, đạt được những thành tích xuất sắc, góp phần tô thắm trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
              Trước đây huyện Quỳnh Nhai là một trong 5 huyện nghèo của tỉnh Sơn La, nằm trong 64 huyện nghèo của cả nước được thực hiện theo chương trình Nghị quyết 30a/CP của Thủ tướng Chính phủ. Vị trí của huyện xung quanh bao bọc bởi lòng hồ sông Đà và các dãy núi. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 800m – 900m, cao nhất là đỉnh Khâu Pùm 1.823m. Tọa độ địa lý từ 21033’42” đến 20001’45 vĩ độ bắc và 103029’40” đến 103029’40” độ kinh đông. Cách trung tâm thành phố Sơn La 62 km về phía Tây bắc. Tổng diện tích tự nhiên 105.600 ha

             Trước ngày 21/02/2011, huyện Quỳnh Nhai có 13 đơn vị hành chính, 185  bản; thực hiện Nghị quyết 10/NQ-CP ngày 21/02/2011 của Chính phủ, huyện Quỳnh Nhai hiện có 11 đơn vị hành chính, 196 bản, xóm. Trong đó có 02 xã vùng III, 08 xã vùng II và 01 xã vùng I; Trung tâm huyện thuộc xã Mường Giàng, huyện chưa thành lập thị trấn.

            Dân số 65.247 người với 14.275 hộ (năm 2018), huyện có 07 dân tộc cùng chung sống. Trong đó tỷ lệ dân tộc Thái chiếm 83,35%, dân tộc Kinh 4,37%, dân tộc Mông 3,96%, dân tộc Kháng 3,96%, dân tộc Dao 1,73%, dân tộc La Ha 2,5%, dân tộc Khơ Mú 0,05%, dân tộc khác 0,09%.

          Quá trình thành lập huyện và những thay đổi địa giới, tên gọi qua các thời kỳ: Quỳnh Nhai được biết đến là địa bàn có con người cư trú sớm, thời Hùng Vương thuộc bộ Tân Hưng, thời Lý thuộc lộ Đà Gang, thời Trần thuộc châu Ninh Viễn, thời Lê thuộc trấn Gia Hưng, khoảng giữa thể kỷ XV, châu Quỳnh Nhai thuộc phủ An Tây, đến triều Nguyễn thuộc tỉnh Hưng Hóa.

           Năm 1955, thành lập khu tự trị Thái Mèo (sau đổi là Khu Tây Bắc), châu Quỳnh Nhai trực thuộc khu. Trải qua quá trình phát triển đến năm 1962 sau khi khu tự trị Tây Bắc giải thể, Quỳnh Nhai là một huyện thuộc tỉnh Sơn La.

          Từ năm 2006 đến năm 2010 thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về khởi công công trình nhà máy thủy điện Sơn La – nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam Á, Quỳnh Nhai là vùng trọng điểm của Dự án di dân TĐC thủy điện Sơn La phải di chuyển trung tâm hành chính, chính trị ra Phiêng Lanh xã Mường Giàng trên trục đấu nối Quốc lộ 279 với tỉnh lộ 107 (Sơn La) nay là quốc lộ 6b, cùng với di chuyển 09 xã, 99 bản và 8.435 hộ dân, hơn 38.000 nhân khẩu.

I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH:

           Địa hình Quỳnh Nhai chia thành những vùng đất có đặc trưng sinh thái khác nhau bị chia cắt nhiều, diện tích đất có độ cao 160 chiếm 89,2%.

            1. Khí hậu: Có hai tiểu vùng khác nhau, tiểu vùng cao mang đặc trưng khí hậu á nhiệt đới, thời tiết mát và thường có sương muối vào tháng giêng, tháng hai; tiểu vùng thấp (các xã dọc sông Đà) mang khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều.

           2. Huyện có lòng hồ thủy điện Sơn La được hình thành trong quá trình khởi công xây dựng nhà máy thủy điện, diện tích mặt nước vùng lòng hồ 10.527,4 ha.

           II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

          1. Tài nguyên đất: Tổng diện tích 105.600 ha. Trong đó đất nông nghiệp 7.050ha, chiếm 8,89% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp 43.450ha, chiếm 54,48%; đất chuyên dùng 374,11ha, chiếm 0,47%; đất ở 190,02h, chiếm 0,24%; đất chưa sử dụng 28.218ha, chiếm 35,6%.

          2. Tài nguyên rừng: Diện tích rừng 40.918,7 ha; trong đó rừng tự nhiên 36.398,2 ha, diện tích rừng trồng 1.167,8ha. Độ che phủ của rừng 38,75% tổng diện tích tự nhiên. Rừng Quỳnh Nhai là kho tài nguyên phong phú, cố một số loại gỗ qúy trai, nghiến, lát, thổ lộ,và nhiều cây dược liệu, cây ăn quả khác.

          3. Tài nguyên khoáng sản: Có hai mỏ than ở xã Mường Chiên và Pá Ma Pha Khinh có trữ lượng nhỏ khoảng 578.000 tấn, chủ yếu là than mỡ. Ngoài ra còn có đá vôi, cát, sỏi.

          III. KINH TẾ – XÃ HỘI

          1. Về kinh tế: Ngày nay kinh tế của huyện Quỳnh Nhai có sự chuyển biến, tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa phát huy lợi thế, gắn với thị trường. Nhiều mô hình kinh tế bền vững, hiệu quả: sản xuất lúa lai, ngô lai, nuôi lợn hướng nạc, trồng nấm, sind hoá đàn bò, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi, nuôi cá lồng trên lòng hồ sông Đà… Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011-2015, ước đạt 1.102 tỷ đồng; 184/196 bản với khoảng 13.700/14.275 hộ được sử dụng điện lưới quốc. Mạng lưới giao thông được tăng cường đầu tư, đến nay 11/11 xã đã có đường ô tô giao thông đi lại bốn mùa; 84/84 điểm tái định cư tập trung nông thôn đã được đầu tư các tuyến đường giao thông đến bản theo tiêu chí nông thôn mới. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 ước thực hiện 2.478,4 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân 7,3%/năm. Trong đó, khoảng 20% là vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và khu vực dân cư. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 14.500.000đ/người/năm. Toàn huyện có 01/ 11 xã đạt chuẩn xã Nông thôn mới (xã Mường Giàng)

hop%20tac%20xa%20thuy%20san - Giới thiệu khái quát huyện Quỳnh Nhai

             2. Lĩnh vực xã hội:

            2.1 Giáo dục – đào tạo:

           – Mạng lưới trường lớp phát triển; (Năm học 2015 – 2016 toàn huyện có 48 đơn vị trường trong đó: 15 trường Mầm non, 16 trường Tiểu học; 14 trường THCS; 02 Trường THPT; 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên) chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên; huyện được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ năm 1999; phổ cập giáo dục trung học cơ sở tháng 12 năm 2006; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tháng 12 năm 2007 và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào tháng 5 năm 2014, tính đến nay 11/11 xã đều duy trì phổ cập giáo dục tiểu học ở các bậc học.

mot%20goc%20ban%20tai%20dinh%20cu - Giới thiệu khái quát huyện Quỳnh Nhai

                2.2 Y tế: Toàn huyện có 01 Bệnh viện đa khoa, 01 phòng khám đa khoa khu vực, 01 Trung tâm y tế, 11/11 xã có trạm y tế, 09/11 xã có Bác sĩ đạt 81,8%, bình quân 9 bác sĩ /vạn dân, 04/11 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã.

                2.3 Văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch.

               – Đời sống văn hóa và phong tục tập quán: Hiện nay, dân số huyện Quỳnh Nhai có 65.274 người (năm 2018). Người Thái chiếm đa số với tỷ lệ 83,35%; còn là dân tộc khác, mỗi dân tộc có đặc điểm phong tục tập quán riêng. Những nét văn hóa truyền thống được giữ gìn và phát huy như các điệu múa, âm thanh các nhạc cụ như đàn tính tảu, hồ nhị … đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – Chứng nhận: Nghệ thuật xòe Thái Sơn La – Được đưa vào danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia (năm 2015); Chủ tịch nước công nhận 03 nghệ nhân văn hóa dân gian, góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa văn nghệ, nghệ nhân các dân tộc Việt Nam.

dieu%20mua%20non%20thai%20do%20doi%20van%20nghe%20ban%20nghe%20tong%20thuc%20hien - Giới thiệu khái quát huyện Quỳnh Nhai

               2.4 Di tích lịch sử, văn hóa, cảnh đẹp:

              – Di tích lịch sử cây đa Pắc Ma (đã được phê duyệt di tích lịch sử theo Quyết định số 462/QĐ-UBND ngày 28/2/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La): Cách đây 63 năm về trước, cây đa Pắc Ma thuộc bản Pắc Ma, xã Pắc Ma huyện Quỳnh Nhai, là cây mọc tự nhiên cách đường liên tỉnh 171 khoảng 300m trên một quả đồi. Trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp, huyện Quỳnh Nhai có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự là bàn đạp vững chắc cho Đoàn quân Tây tiến chọc thủng phòng tuyến sông Đà vào giải phòng Lai Châu. Cây đa là một chứng tích thắng lợi của bộ đội ta trong chiến dịch Tây Bắc năm 1952, nhân dân địa phương thường gọi là cây đa Pắc Ma. Hiện nay cây đa vẫn vươn cao sức sống trên đồi, xung quanh mênh mông sông nước vùng lòng hồ thủy điện Sơn La.

toan%20canh%20cay%20da%20pac%20ma%20xa%20pa%20ma%20pha%20khinh - Giới thiệu khái quát huyện Quỳnh Nhai

cay%20da%20pac%20ma - Giới thiệu khái quát huyện Quỳnh Nhai

(Cây đa Pắc Ma)

                   – Công trình văn hóa tín ngưỡng: Có Đền thờ Linh Sơn – Thủy từ và Nàng Han; vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc Quỳnh Nhai phải di chuyển dân tái định cư thủy điện Sơn La. Đầu năm 2012 để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tâm linh có từ lâu đời của nhân dân các dân tộc, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân trên địa bàn, huyện đã phục dựng lại Đền cách trung tâm huyện khoảng 05km góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa phi vật thể của các dân tộc Việt Nam. Đền thờ được khánh thành vào ngày 15/5/2012.

den%20tho%20linh%20son%20thuy%20tu%20va%20nang%20han - Giới thiệu khái quát huyện Quỳnh Nhai

(Đền thờ Linh Sơn – Thủy Từ  và Nàng Han)

               2.5 Về cảnh đẹp:

              Với cảnh đẹp kiến tạo tự nhiên nên địa hình trùng điệp với nhiều dãy núi cao nhấp nhô, uốn lượn dưới chân là mặt hồ chạy dài theo hướng Bắc – Nam nằm ở bên trái của lòng hồ sông Đà tạo nên một cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ; bên cạnh những dãy núi cao là dãy núi thấp uốn lượn xen dần các thung lũng nhỏ hẹp. Giữa lòng hồ là các đảo nhỏ.

Diện tích mặt hồ thủy điện Sơn La là địa điểm lý tưởng cho những du khách thích khám phá cảnh sông núi, mặt hồ rộng, cảnh vật rất đẹp với những dãy núi hùng vĩ soi bóng xuống mặt nước rộng mênh mông

cac%20day%20nui%20va%20dao%20da%201 - Giới thiệu khái quát huyện Quỳnh Nhai

cac%20day%20nui%20va%20dao%20da%202 - Giới thiệu khái quát huyện Quỳnh Nhai

(Các dãy núi và đảo nhỏ lòng hồ thủy điện Sơn La)

             – Cây Cầu Pá Uôn: Được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận cầu có trụ cao nhất, cầu Pá Uôn bắc qua hồ sông Đà là cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam, nằm trên Quốc lộ 279 (thuộc địa phận xã Chiềng Ơn huyện Quỳnh Nhai). Đây là tuyến giao thông huyết mạch nối Sơn La với các tỉnh Tây Bắc khác như Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai. Cầu có tổng chiều dài 1.418m, chiều cao toàn cầu tính từ cao độ đáy sông lên đến cao độ mặt cầu là 103,8m. Hàng năm Lễ hội đua thuyền truyền thống được tổ chức tại chân cầu. 

xac%20lap%20ky%20luc%20cau%20pa%20uon - Giới thiệu khái quát huyện Quỳnh Nhai

cau%20pa%20uon - Giới thiệu khái quát huyện Quỳnh Nhai

(cầu Pá uôn)

              – Cột mốc đánh dấu huyện lỵ Quỳnh Nhai cũ: Được xây dựng trên đồi Truyền hình thuộc xóm 3 xã Mường Chiên huyện lỵ Quỳnh Nhai cũ, sau khi Nhà máy thủy điện Sơn La đóng đập tích nước lòng hồ, với diện tích 80m2, phần kiến trúc bố trí biểu tượng đặc trưng của văn hóa của huyện Quỳnh Nhai.

cot%20moc%20huyen%20cu - Giới thiệu khái quát huyện Quỳnh Nhai

(Cột mốc đánh dấu huyện Quỳnh Nhai cũ

                 2.6 Về danh lam thắng cảnh: Chưa được được xếp hạng, đang lập hồ sơ nghiên cứu, theo Quyết định số 1011/QĐ-UBND ngày 28/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La về phê duyệt danh mục di tích lịch sử – văn hóa danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Sơn La đến hết năm 2015.

                 – Di tích danh thắng Na Lóm xã Chiềng Khay

                 – Di tích danh thắng Thẳm Mường xã Chiềng Khay

                – Di tích danh thắng Mái đá Thẳm Đán Mom xã Chiềng Khay.

                3. Lễ hội:

                – Là quê hương của Lễ hội “Kin Pang then” của dân tộc dòng Thái Trắng: Lễ hội mang tính cộng đồng cao với hình thức diễn sướng dân gian độc đáo; cầu phúc lộc cho làng, bản, dòng họ, gia đình và các con nuôi của Then đến tạ lễ. Thời gian tổ chức Lễ Kin Pang Then thường vào tháng Chạp hoặc Riêng hàng năm.

                – Lễ hội Gội đầu của dân tộc Thái: Là lễ hội có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của bà con dân tộc Thái, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái mang tính nhân văn sâu sắc thân thiện con người với thiên nhiên. Khi hết một năm cũ chuẩn bị bước vào năm mới mọi người trong thôn bản đều phải gội đầu để rửa trôi những cái vất vả, bệnh tật, điều không may mắn của năm cũ, tống tiễn tai ương, nhọc nhằn, bệnh tật xuôi theo dòng nước (sông, suối), cầu mong năm mới tốt lành, gặp điều hay, làm ăn phát đạt. Lễ hội được tổ chức vào buổi trưa ngày 30 tết (hay còn gọi là ngày cuối cùng của năm cũ).

le%20hoi%20goi%20dau - Giới thiệu khái quát huyện Quỳnh Nhai

(Lễ hội gội đầu)

                  – Lễ hội đua thuyền truyền thống của dân tộc Thái: Là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng hết sức độc đáo và ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cao đẹp của dân tộc, cũng là lễ hội đặc trưng của cư dân vùng sông nước bên dòng sông Đà hùng vĩ, thể hiện sức mạnh chinh phục thiên nhiên, duy trì nét đẹp và bản sắc văn hóa truyền thống, tạo bầu không khí thi đua sôi nổi, đoàn kết dân tộc được tổ chức vào ngày (Mồng 10 tháng Giêng) hàng năm dưới chân Cầu Pá uôn. Bên cạnh nội dung đua thuyền, các trò chơi dân gian cũng được tổ chức trên bờ để tạo không khí sôi động cho người tham gia.

le%20hoi%20dua%20thuyen - Giới thiệu khái quát huyện Quỳnh Nhai

(Lễ hội đua thuyền)

                – Lễ cúng vía trâu của dân tộc Thái: Với quan niệm con trâu là đầu cơ nghiệp của người nông dân, họ quan niệm sau mỗi vụ mùa màng cày bừa mệt nhọc, hàng năm cứ đến 14 tháng 7 Âm lịch, là tết “Xíp xí”, trước khi sẽ tổ chức ăn tết “Xíp xí” nông dân làm lễ cúng vía trâu, để chuẩn bị thả trâu vào rừng khu chăn nuôi đã được bản khoanh vùng và quy định, cầu mong cho con trâu trong thời gian thả trong rừng luôn mạnh khoẻ, không gặp nạn, chó sói, hổ ăn thịt, bệnh tât. Đến mùa sản xuất người dân lại đi tìm trâu về, tiếp tục cầy cấy cho vụ tiếp theo.

                – Lễ hội “Kin Pang ả” của dân tộc Kháng: Đây là Lễ hội  thể hiện lòng biết ơn đối với Thầy cúng, thầy mo của những người đã được Thầy mo cầu cho mọi điều tốt lành trong cuộc sống thường ngày. Được tổ chức vào tháng Chạp hoặc Riêng hàng năm.

                – Lễ hội “Xên bản, xên mường”của dân tộc Thái: Với quan niệm của người dân là đất có thổ công, sông có hà bá, con người sống có cộng đồng, dân cư, họ hàng, thành lập nên bản mường, để an cư lập nghiệp lâu dài. Chính vì vậy người ta tổ chức Lễ “Sên bản, Sên mường”cầu mong cho các thần linh phù hộ cho làng bản, cộng đồng người dân trong bản được mạnh khoẻ, bình an, hành phúc, làm ăn phát đặt, mùa màng bội thu. Tưởng nhớ đến những người đã có công khai phá xây dựng bản mường từ xưa, tạ ơn các thần linh, thần sông, thần núi. Được tổ chức vào tháng Chạp hoặc Riêng hàng năm.

                 – Lễ cấp Sắc của dân tộc Dao Đỏ: Là nghi lễ truyền phép thuật cho những người đàn ông làm chủ trong gia đình để sẵn sàng trừ ma diệt quỷ và được gọi là lễ Cấp sắc. Trong sinh hoạt xã hội và gia đình của người Dao “Cấp sắc” là một tục lệ phổ biến và bắt buộc tất cả đàn ông Dao đều phải qua lễ này, thậm chí lúc còn sống chưa được cấp sắc sau khi qua đời con cháu phải làm lễ cho. Lễ cấp sắc thường được tổ chức vào những tháng cuối năm, hoặc đầu năm mới vì đây là thời điểm nông nhàn của công việc sản xuất đồng áng, cho đến nay nghi lễ vẫn được duy trì và phát huy.

                 4. Xây dựng kết cấu hạ tầng:

                 – Hệ thống đường bộ với tổng chiều dài đường bộ là 670,03km, trong đó đường Quốc lộ 66,5km; đường tỉnh 10,54km; đường huyện 153,5km và còn lại là đường tuyến xã 439,49km.

                 – Đường thủy: Quỳnh Nhai nằm trong vùng lòng hồ thủy điện Sơn La với tổng diện tích mặt hồ trên 10.500ha, tổng chiều dài dọc vùng lòng hồ địa phận Quỳnh Nhai khoảng 75km (từ cầu Pá Uôn đến đập thủy điện Sơn La khoảng 50km; từ cầu Pá Uôn đến cầu Hang Tôm (TX Mường Lay, tỉnh Điện Biên): 96km

                 – Cấp thoát nước đô thị: Tại khu Phiêng Lanh, khu Phiêng Nèn đã được đầu tư đồng bộ bằng nguồn vốn di dân tái định cư Dự án thủy điện Sơn La.

                 – Hạ tầng điện: Có 184/ 196 bản thuộc 11 xã có điện lới quốc gia.

                 IV. TIỀM NĂNG DU LỊCH

                Theo quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2020, huyện Quỳnh Nhai được dự kiến là trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh. Các cụm du lịch của huyện Quỳnh Nhai đã được xác định trong quy hoạch và cho là cụm có tiềm năng và có vai trò quan trọng trong tương lai.

                Tài nguyên du lịch ở Quỳnh Nhai được xác định là du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi – giải trí – tham quan cảnh quan sinh thái vùng lòng hồ, du lịch thể thao nước trên vùng hồ và du lịch văn hóa cộng đồng, theo Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 01/4/2013 của Tỉnh hủy Sơn La về phát triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Quyết định số 743/QĐ-UBND ngày 26/3/2008 của UBND tỉnh Sơn La về phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch  tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 – 2015 và định hướng đến năm 2020.  

                 Du lịch Quỳnh Nhai đang bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc. Từ năm 2011, huyện đã tổ chức một số lễ hội lớn, thu hút được rất đông khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến tham quan.

                 Tiềm năng khoáng sản phục vụ du lịch: Theo khảo sát, nguồn khoáng sản nước nóng trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu ở xã Mường Chiên. Tại Mường Chiên có 03 mạch nước nóng chính nằm ở bản Quyền, cả 03 mạch nước nóng ở đây có lượng nước tương đối dồi dào bốn mùa trong năm với nhiệt độ trung bình 20 – 300c  đây là tiềm năng rất lớn để Quỳnh Nhai khai thác phục vụ phát triển duc lịch, đặc biệt là loại hình du lịch nghỉ dưỡng.

                 Tiềm năng du lịch vùng lòng hồ: Lợi thế 10.527.4 ha diện tích mặt hồ, cảnh quan thiên nhiên lòng hồ thủy điện, dân cư đa sắc tộc, đa văn hóa, hầu hết còn nguyên sơ, chưa bị ảnh hướng của sự phát triển. Mặt khác nằm trong vùng tam giác Tây Bắc nối liền hai điểm Lào Cai và Điện Biên tạo nên một quần thể du lịch đa dạng phong phú.

                 V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

                 Giai đoạn 2015-2020, Quỳnh Nhai tiếp tục tập trung sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, tăng trưởng kinh tế bền vững. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, trọng tâm là phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa; từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; xây dựng xã hội ổn định, phát triển, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; bảo đảm quốc phòng – an ninh. Thực hiện hiệu quả Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế – xã hội vùng tái định cư Dự án thủy điện Sơn La; Chương trình xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo và các Chương trình mục tiêu quốc gia khác… phấn đấu nâng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt 12.719 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cả giai đoạn từ 10-12%/năm; tổng thu ngân sách trên 3.221 tỷ đồng (thu trên địa bàn ít nhất 65,9 tỷ đồng); tổng vốn đầu tư toàn xã hội 3.704 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 12.655 người; giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 17%.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất, trọng tâm là phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Thực hiện có hiệu quả Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế – xã hội vùng tái định cư Dự án thủy điện Sơn La; chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các chương trình mục tiêu quốc gia khác nhằm thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

               Lĩnh vực khuyến khích đầu tư chủ yếu:

               Khuyến khích đầu tư cho hoạt động phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

               Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp nhằm tiêu thụ đầu ra và nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

               Khuyến khích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngành thương mai, dịch vụ du lịch: các siêu thị, nhà hàng, ẩm thực, phương tiện, khu vui chơi, giải trí phục vụ cho hoạt động du lịch phát triển.

              Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, sửa chữa cơ khí và hoạt động chuyển giao công nghệ khoa học.

              Khuyến khích đầu tư, thực hiện xã hội hóa lĩnh vực giáo dục, đào tạo; lĩnh vực khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và các hoạt động khác trên địa bàn huyện.

Quá trình thành lập huyện và những thay đổi địa giới, tên gọi qua các thời kỳ:

Quỳnh Nhai được biết đến là địa bàn có con người cư trú sớm, thời Hùng Vương thuộc bộ Tân Hưng, thời Lý thuộc lộ Đà Gang, thời Trần thuộc châu Ninh Viễn, thời Lê thuộc trấn Gia Hưng, khoảng giữa thể kỷ XV, châu Quỳnh Nhai thuộc phủ An Tây, đến triều Nguyễn thuộc tỉnh Hưng Hóa.

              Năm 1955, thành lập khu tự trị Thái Mèo (sau đổi là Khu Tây Bắc), châu Quỳnh Nhai trực thuộc khu. Trải qua quá trình phát triển đến năm 1962 sau khi khu tự trị Tây Bắc giải thể, Quỳnh Nhai là một huyện thuộc tỉnh Sơn La.

             Từ năm 2006 đến năm 2010 thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về khởi công công trình nhà máy thủy điện Sơn La – nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam Á, Quỳnh Nhai là vùng trọng điểm của Dự án di dân TĐC thủy điện Sơn La phải di chuyển trung tâm hành chính, chính trị ra Phiêng Lanh xã Mường Giàng trên trục đấu nối Quốc lộ 279 với tỉnh lộ 107 (Sơn La) nay là quốc lộ 6b, cùng với di chuyển 09 xã, 99 bản và 8.435 hộ dân, hơn 38.000 nhân khẩu.

Dân số

Trước ngày 21/02/2011, huyện Quỳnh Nhai có 13 đơn vị hành chính, 185  bản; thực hiện Nghị quyết 10/NQ-CP ngày 21/02/2011 của Chính phủ, huyện Quỳnh Nhai hiện có 11 đơn vị hành chính, 196 bản, xóm. Trong đó có 02 xã vùng III, 08 xã vùng II và 01 xã vùng I; Trung tâm huyện thuộc xã Mường Giàng, huyện chưa thành lập thị trấn.

            Dân số 65.247 người với 14.275 hộ (năm 2018), huyện có 07 dân tộc cùng chung sống. Trong đó tỷ lệ dân tộc Thái chiếm 83,35%, dân tộc Kinh 4,37%, dân tộc Mông 3,96%, dân tộc Kháng 3,96%, dân tộc Dao 1,73%, dân tộc La Ha 2,5%, dân tộc Khơ Mú 0,05%, dân tộc khác 0,09%.

     


     

Mã QR Code ủng hộ vansudia.net


BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây