Giới thiệu khái quát tỉnh Lai Châu

Lai Châu

Giới thiệu khái quát tỉnh Lai Châu

-Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 9.069 km2 – Tỉnh có 261,2km đường biên giới Việt – Trung

A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH LAI CHÂU
 I. Điều kiện địa lý tự nhiên
 1. Vị trí địa lý
Phía Bắc tỉnh Lai Châu giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, phía Đông giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, phía Tây và phía Nam giáo tỉnh Điện Biên. Tỉnh có 261,2km đường biên giới Việt – Trung, có cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối mở trên tuyến biên giới Việt – Trung trực tiếp giao lưu với vùng lục địa rộng lớn phía Tây Nam của Trung Quốc, được gắn với khu vực tam giác tăng trưởng Hà NộiHải PhòngQuảng Ninh bằng các tuyến quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thuỷ sông Đà, có tiềm năng để phát triển dịch vụ – thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch. Đồng thời cũng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Là vùng đầu nguồn rộng lớn và phòng hộ đặc biệt xung yếu của sông Đà, địa bàn sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia mà trực tiếp là các công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà và vùng châu thổ sông Hồng.
 2. Đặc điểm địa hình
Lai Châu có địa hình núi cao, trên 60% diện tích có độ cao trên 1.000 m, trên 90% diện tích có độ dốc trên 25oc, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, xen kẽ là các thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng như Mường So, Tam Đường, Bình Lư, Than Uyên…
 3. Khí hậu
Tỉnh Lai Châu có chế độ khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới núi cao vùng Tây Bắc có ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão. Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ và độ ẩm cao; mùa khô bắt đầu tư tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp. Tháng 4 và tháng 10 là thời gian chuyển giao giữa hai mùa. Nhiệt độ không khí bình quân năm là 22,25oc. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 2.500 – 2.700 mm, phân bổ không đều, mưa lớn tập trung vào tháng 6,7,8 chiếm đến 80% lượng mưa cả năm. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau. Là khu vực chịu ảnh hưởng của gió tây và đông nam, ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc. Ngoài ra còn có mưa đá, gió lốc thường xảy ra vào đầu mùa mưa với tần suất xuất hiện trung bình 1,3 – 1,5 ngày/năm, có xuất hiện sương muối vào mùa đông, cá biệt còn có tuyết tại các vùng cao.
 II. Tài nguyên thiên nhiên
 1. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 9.069 km2, chủ yếu là các loại đất đỏ và vàng nhạt phát triển trên đá, cát, đá sét và đá vôi, có kết cấu khá chặt chẽ.
 2. Tài nguyên rừng
Lai Châu là một tỉnh miền núi cao, khí hậu đa dạng nên rất phong phú về tài nguyên động, thực vật, có điều kiện phát triển nền sản xuất hàng hoá với nhiều lâm sản quý. Rừng Lai Châu có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như: lát, chò chỉ, nghiến, táu, pơ mu; các cây đặc sản như: cánh kiến đỏ, song, mây, tre và một số lâm sản khác. Các vạt rừng nguyên sinh chỉ còn rất ít ở những vùng núi cao, xa và địa hình hiểm trở. Độ che phủ của thảm cỏ thực vật năm 2003 còn khoảng 31,3%.
 3. Tài nguyên khoáng sản
Tỉnh Lai Châu có một số loại khoáng sản giá trị cao như vàng, kim loại màu, đất hiếm…, song chưa được đầu tư thăm dò, đánh giá đầy đủ. Đất hiếm gồm các loại quặng barít, florit ở Nậm Xe (Phong Thủ) với trữ lượng trên 20 triệu tấn đã được khai thác từ những năm 1980 nhưng mới ở quy mô rất nhỏ. Các điểm quặng kim loại màu như đồng, chì, kẽm ở khu vực Sin Cai, Bản Lang, Tam Đường với trữ lượng khoảng 6.000 – 8000 tấn. Đá lợp có ở ba điểm dọc theo bờ sông Đà, Sông Nậm Na song hiện tại mới chỉ có điểm mỏ ở Hát Xum – Sìn Hồ được đầu tư thăm dò và khai thác. Vàng ở khu vực Chinh Sáng (Tam Đường), Ban Bo (Mường Tè), Noong Hẻo, Pu Sam Cáp (Sìn Hồ). Tỉnh còn có một số điểm suối khoáng nóng chất lượng nước khá tốt ở Vàng Bó, Than Uyên.
 III. Tiềm năng kinh tế
 1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Do điều kiện địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh cùng với diện tích tự nhiên lớn, mật độ dân cư thấp và phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các thị trấn, thị xã và các vùng chuyên canh sản xuất lương thực tập trung nên việc đi lại giao lưu hàng hoá giữa các vùng trong tỉnh, giữa tỉnh với các địa phương khác của cả nước gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó cũng là trở ngại lớn trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội do đơn giá quá cao, suất đầu tư lớn, khả năng huy động và sự đóng góp của nhân dân hạn chế.
Bên cạnh những khó khăn, hạn chế trên, điều kiện tự nhiên của tỉnh cũng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, nhất là phát triển nông – lâm nghiệp và thương mại – dịch vụ – du lịch với các ưu thế nổi bật như: có diện tích đất đai chưa được khai thác rất rộng lớn; có hai khu kinh tế cửa khẩu với Trung Quốc và Lào; có nhiều danh lam thắng cảnh với bản sắc văn hoá dân tộc phong phú.
 2. Tiềm năng du lịch
Lai Châu có nhiều danh lam thắng cảnh và địa danh lịch sử, có nhiều dân tộc cư trú với bản sắc và truyền thống văn hoá đặc thù. Đó là một thế mạnh, một lợi thế so sánh lớn. Nếu nghiên cứu và đầu tư hợp lý, Lai Châu sẽ trở thành một trung tâm dịch vụ – thương mại và du lịch của khu vực.
 B. Các huyện miền núi, biên giới
Tỉnh Lai Châu có 1 thành phố và 7 huyện gồm: Thành phố Lai Châu, Huyện Mường Tè, Huyện Phong Thổ, Huyện Sìn Hồ, Huyện Tam Đường, Huyện Than Uyên, Huyện Tân Uyên, Huyện Nậm Nhùn
Theo quyết định 964/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính Phủ, tỉnh Lai Châu có 7 huyện nằm trong danh sách địa bàn ưu tiên thực hiện chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 – 2020.
 1. Huyện Tam Đường
     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây