Giới thiệu khái quát huyện Yên Lạc
- Vị trí địa lý
Yên Lạc là huyện đồng bằng, phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc. Diện tích tự nhiên là 107,7 km2(Theo điều tra năm 2010), chiếm 7,8% tổng diện tích tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc. Yên Lạc có 17 đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn và 16 xã. Phía Bắc, Yên Lạc giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện Tam Dương, phía Tây giáp huyện Vĩnh Tường, phía Đông giáp huyện Bình Xuyên và huyện Mê Linh (Hà Nội), phía Nam là Sông Hồng.
Yên Lạc tiếp giáp với các thị xã và huyện có tốc độ tăng trưởng nhanh, là động lực phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc (Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, Bình Xuyên), đặc biệt liền kề thành phố Hà Nội. Vị trí địa lý này tạo cho Yên Lạc lợi thế phát triển những sản phẩm nông sản sạch, chất lượng cao, đồng thời phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, tâm linh nhằm thu hút khách từ thị trường tiêu dùng Hà Nội rộng lớn
- Điều kiện tự nhiên
- Địa hình
Địa hình Yên Lạc tương đối bằng phẳng. Độ dốc trung bình từ 3-5 độ, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Có một số xã vùng trũng. Nhìn chung, địa hình của huyện rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản. Có 6 xã phía Nam ven Sông Hồng thường xuyên lũ lụt ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Khí hậu-thuỷ văn
Nằm trong vùng Đồng bằng Sông Hồng, huyện Yên Lạc mang đầy đủ đặc điểm khí hậu của vùng với những nét đặc trưng là nhiệt đới gió mùa. Một số đặc điểm về khí hậu của huyện (đo tại Trạm Vĩnh Yên ) như sau:
-Nhiệt độ trung bình hàng năm: 24,9oC, trong đó, cao nhất là 29,8oC (tháng 6) và nhiệt độ thấp nhất là 16,6oC (tháng 1).
-Độ ẩm trung bình trong năm là 82- 84%, trong đó, tháng cao nhất (tháng 8) là 85%, tháng thấp nhất (tháng 12) là 73-74%.
-Lượng mưa trung bình hàng năm là 1300-1400mm. trong đó, tập trung vào tháng 8 hàng năm và thấp nhất là tháng 11. Tổng số giờ nắng trong năm: 1000- 1700 giờ
Khí hậu có hai mùa rõ rệt, độ ẩm cao, mưa nhiều, thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới và một số loại cây ôn đới chất lượng cao.
- Đất đai-thổ nhưỡng
Đất đai Yên Lạc đã được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Bình quân giai đoạn 2005-2010, đất nông nghiệp chiếm 65.38%, đất chưa sử dụng và sử dụng vào mục đích khác chỉ có 687.5 ha, chiếm 6.36% tổng diện tích. Với diện tích nhỏ, dân số đông, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người rất thấp, khoảng 537m2/người và 1.146 m2/lao động nông nghiệp.
Phần lớn đất của Yên Lạc là đất phù sa sông Hồng, độ phì cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lương thực, rau, đậu và cây ăn quả.
Hệ số sử dụng đất nông nghiệp của Yên Lạc rất cao, đạt 2,4 lần trong thời kỳ 2005-2009. Trong điều kiện hiện tại, việc nâng cao hơn nữa hệ số sử dụng đất nông nghiệp không dễ dàng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, gia tăng kết quả sản xuất nông nghiệp cần thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đưa vào sử dụng những loại giống cây trồng và vật nuôi mới có giá trị và năng suất cao.
Dân số
Yên Lạc có số dân là 148.600 người, trong đó nữ chiếm trên 50%. Số lao động trong độ tuổi là 78.200 người, chiếm trên 50% dân số (Dân số năm 2010).
Năm
|
Dân sốtrung bình (1000 người)
|
Chia theo giới tính
|
Chia theo
|
Mật độ dân số
|
Tỷ lệ sinh thô của dân số (%)
|
Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số (%)
|
Dân số trongđộ tuổi lao động(1000 Người) | ||
Nam
|
Nữ
|
Thành thị
|
Nông thôn
|
||||||
2000
|
140.3
|
67.7
|
72.6
|
12
|
128.3
|
1315
|
1.47
|
1.07
|
70.4
|
2004
|
144.8
|
70.8
|
74
|
13
|
131.7
|
1357
|
1.46
|
1.01
|
72.8
|
2005
|
145.9
|
71.2
|
74.7
|
13.1
|
132.7
|
1367
|
1.41
|
0.98
|
71.9
|
2006
|
145.6
|
71.1
|
74.5
|
13.3
|
132.3
|
1364
|
1.53
|
1.09
|
72.4
|
2007
|
145.5
|
71.05
|
74.45
|
13.4
|
132.1
|
1363
|
1.75
|
1.27
|
73.2
|
2008
|
145.5
|
71.1
|
74.4
|
13.5
|
132
|
1363
|
1.73
|
1.23
|
73.3
|
2009
|
145.6
|
71.1
|
74.5
|
13.6
|
132
|
1364
|
1.77
|
1.25
|
73.2
|
2010
|
148.6
|
73.550
|
75.036
|
13.356
|
135.23
|
1380
|
1.5
|
0.98
|
78.2
|
Tỷ lệ của từng bộ phận dân số (%)
|
|||||||||
2000
|
100.00
|
48.25
|
51.75
|
8.55
|
91.45
|
50.18
|
|||
2004
|
100.00
|
48.90
|
51.10
|
8.98
|
90.95
|
50.28
|
|||
2005
|
100.00
|
48.80
|
51.20
|
8.98
|
90.95
|
49.28
|
|||
2006
|
100.00
|
48.83
|
51.17
|
9.13
|
90.87
|
49.73
|
|||
2007
|
100.00
|
48.83
|
51.17
|
9.21
|
90.79
|
50.31
|
|||
2008
|
100.00
|
48.87
|
51.13
|
9.28
|
90.72
|
50.38
|
|||
2009
|
100.00
|
48.83
|
51.17
|
9.34
|
90.66
|
50.27
|
|||
2010
|
100.00
|
49.5
|
50.5
|
8.99
|
91.01
|
52.6
|
Năm
|
2000
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
Lao động thực tế làm việc trong các ngành KT (1000người)
|
|||||||
Tổng
|
72.6
|
78.9
|
78.2
|
78.1
|
77.9
|
77.7
|
78.18
|
Nông, lâm thuỷ sản
|
65
|
52.3
|
47.5
|
44.7
|
41.3
|
39.7
|
44.3
|
Công nghiệp, xây dựng
|
4.1
|
11.5
|
14.9
|
16.2
|
17.5
|
17.9
|
17.7
|
TM-DV
|
3.5
|
15.1
|
15.8
|
17.2
|
19.1
|
20.1
|
16.18
|
Lao động thực tế làm việc theo TPKT (1000 người)
|
|||||||
Tổng
|
72.6
|
78.9
|
78.2
|
78.1
|
77.9
|
77.7
|
|
Nhà nước
|
2.6
|
3.1
|
2.6
|
2.7
|
2.7
|
2.7
|
|
Tập thể
|
64.8
|
62.1
|
31
|
39.8
|
38.5
|
37.8
|
|
Tư nhân
|
0.2
|
1.1
|
1.2
|
1.25
|
1.32
|
1.35
|
|
Cá thể
|
5
|
12.6
|
0
|
34.35
|
35.38
|
35.85
|
|
Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế (%)
|
|||||||
Tổng
|
100.00
|
100.00
|
100.00
|
100.00
|
100.00
|
100.00
|
100
|
Nông, lâm thuỷ sản
|
89.53
|
66.29
|
60.74
|
57.23
|
53.02
|
51.09
|
56.66
|
Công nghiệp, xây dựng
|
5.65
|
14.58
|
19.05
|
20.74
|
22.46
|
23.04
|
22.64
|
TM-DV
|
4.82
|
19.14
|
20.20
|
22.02
|
24.52
|
25.87
|
20.70
|
Tỷ lệ lao động thực tế làm việc trong các TPKT (%)
|
|||||||
Tổng
|
100.00
|
100.00
|
100.00
|
44.50
|
100.00
|
100.00
|
|
Nhà nước
|
3.58
|
3.55
|
3.93
|
3.32
|
3.46
|
3.47
|
|
Tập thể
|
89.26
|
79.19
|
78.71
|
39.64
|
50.96
|
49.42
|
|
Tư nhân
|
0.28
|
1.14
|
1.39
|
1.53
|
1.60
|
1.69
|
|
Cá thể
|
6.89
|
16.12
|
15.97
|
0.00
|
43.98
|
45.42
|
Tình hình Yên Lạc sau cách mạng tháng 8
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới.
Cùng với cả nước trải qua thời điểm chuyển mình vĩ đại của lịch sử dân tộc, Yên Lạc cũng như các địa phương khác trong tỉnh Vĩnh Yên bước vào xây dựng chế độ mới với những thuận lợi căn bản nhưng cũng đầy những khó khăn, trở ngại chồng chất, tưởng chừng không thể vượt qua.
Trải qua 80 năm dưới ách cai trị, bóc lột tàn bạo của Thực dân Pháp, nền kinh tế trong huyện hết sức nguy ngập, khắp nơi làng xóm xơ xác, tiêu điều. Ruộng đất bị bỏ hoang, sản xuất đình đốn; hết vỡ đê lụt lội lại kế tiếp hạn hán, mất mùa. Vụ mùa 1945 hầu như mất trắng, bệnh dịch hoành hành khắp các ngõ xóm, bà con nông dân phiêu tán. Thêm vào đó, nạn đói từ đầu năm Ất Dậu vẫn chưa chấm dứt, Nạn đói vẫn là mối đe dọa đời sống của nhân dân.
Hậu quả chính sách “ngu dân” phản động của Thực dân Pháp đã làm cho hầu hết nhân dân Yên Lạc bị mù chữ. Dân trí thấp kém, các tệ nạn xã hội cũ như cờ bạc, nghiện hút, mê tín, dị đoan… còn nhiều, có nguy cơ làm băng hoại đạo đức truyền thống, đời sống tinh thần của nhân dân. Đây là những trở lực lớn gây nhiều khó khăn cho việc xây dựng chế độ mới, xây dựng đời sống mới ở Yên Lạc.
Chính quyền cách mạng cấp huyện, xã được thành lập trong những ngày tổng khởi nghĩa thắng lợi nhưng còn quá non trẻ, chưa kịp củng cố. Ủy ban nhân dân cách mạng hầu hết do những người lao động lần đầu tiên nắm chính quyền, tự quản lý công việc xây dựng đất nước (Ủy ban lâm thời của huyện có cả thành phần là chức sắc trong chính quyền cũ). Họ nhiệt tình cách mạng, hăng say công tác nhưng còn rất bỡ ngỡ, lúng túng trước công việc quản lý mới mẻ. Ở nhiều làng xã, phần lớn công việc vẫn do Mặt trận Việt Minh điều hành.
Tổ chức Đảng còn ở trong quá trình xây dựng, số lượng đảng viên ít ỏi. Các đồng chí đảng viên đều đã trải qua thử thách, rèn luyện trong những ngày cách mạng tháng Tám hào hùng, có tinh thần, nhiệt huyết cách mạng, kiên cường trong tranh đấu gian khổ, hi sinh nhưng chưa có kinh nghiệm trong xây dựng, phát triển kinh tế, trong lãnh đạo, điều hành quản lý xã hội…
Lực lượng vũ trang của huyện chủ yếu là những đội tự vệ của làng xã, dân quân du kích và một tiểu đội cảnh vệ (làm nhiệm vụ bảo vệ chính quyền cách mạng mới thành lập), chưa có điều kiện huấn luyện chu đáo về kỹ thuật, chiến thuật…
Bên cạnh những khó khăn đó, nhân dân Yên Lạc còn phải đối diện với những khó khăn do bọn đế quốc và phản động gây ra.
Ở miền Nam, thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ở miền Bắc, quân đội Tưởng Giới Thạch lợi dụng danh nghĩa Đồng Minh kéo vào nước ta. Chúng chiếm đóng Vĩnh Yên, dung túng cho bọn tay sai Quốc dân Đảng chống phá cách mạng. Chúng lập các tổ chức phản động như “Đoàn Thanh niên Việt Nam”, “Đoàn phụ nữ Việt Nam”, “Thiết huyết quân”… lừa bịp, lôi kéo nhân dân; tập hợp những phần tử phản động, chống đối cách mạng trong tầng lớp địa chủ, cường hào… phá hoại thành quả cách mạng ở Yên Lạc. Quân Tưởng và bọn tay sai phản động còn khiêu khích, bắt cóc cán bộ, gây rối xã hội, lũng đoạn thị trường, cướp bóc bừa bãi, bắt nhân dân Yên Lạc nộp lương thực, thực phẩm cho quân đội Tưởng…
Những âm mưu, hành động của quân Tưởng và bọn phản động thực sự là những thách thức đối với nhân dân Yên Lạc trong những năm đầu xây dựng, bảo vệ chế
độ mới.
Tuy nhiên, Yên Lạc cũng đã tạo dựng được những điều kiện thuận lợi rất căn bản làm nền tảng vững chắc để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hòa nhịp với tiến trình cách mạng của tỉnh và của cả nước.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, trên quê hương Yên Lạc người dân từ thân phận nô lệ đã trở thành người chủ của quê hương, đất nước. Cuộc đổi đời vĩ đại đã tạo nên một tinh thần mới, sức mạnh mới, khả năng mới trong mỗi người dân; tạo nên cả sức mạnh tinh thần và sức mạnh vật chất để tiếp tục đưa cách mạng tiến lên. Trong hoàn cảnh khó khăn chồng chất, kẻ thù lăm le cướp đi quyền độc lập mà nhân dân ta vừa giành lại được thì cứu nước – cứu nhà – cứu mình trở thành 3 nhiệm vụ và là 3 lợi ích thống nhất, tập trung sức mạnh của toàn dân, quyết tâm xây dựng, bảo vệ chế độ mới.
Chính quyền cách mạng thành lập đã quy tụ được mọi lực lượng yêu nước, tăng cường được khối đại đoàn kết toàn dân; là nơi để đông đảo nhân dân trong huyện thể hiện quyền làm chủ đất nước của mình. Mặt trận Việt Minh có uy tín và thanh thế lớn trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, ngày càng được mở rộng, tiếp tục phát huy vai trò trong giai đoạn mới.
Thông qua các đoàn thể quần chúng, mọi giới, mọi ngành, mọi tầng lớp nhân dân Yên Lạc đều có điều kiện tham gia trực tiếp, tùy theo khả năng, sức lực của mình góp phần vào sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc.
Lực lượng vũ trang tuy mới chỉ ở thời kỳ đầu xây dựng còn nhỏ bé song là cơ sở quan trọng, làm nòng cốt cho lực lượng đông đảo, hùng hậu của nhân dân bảo vệ chế độ mới.
Một yếu tố hết sức quan trọng, bảo đảm sự thành công của cách mạng ở Yên Lạc là có đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng, được sự dẫn dắt tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Vĩnh Yên trong từng bước đi, từng phong trào… của toàn dân trong huyện; là có những đảng viên cộng sản trong huyện, tuy số lượng ít nhưng đã rèn luyện trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, kiên cường, chủ động, sáng tạo, gương mẫu, có khả năng lôi cuốn nhân dân thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng.
Những điều kiện thuận lợi căn bản nói trên đã tạo cơ sở, niềm tin vững chắc để nhân dân Yên Lạc bước vào thời kỳ xây dựng, bảo vệ chế độ mới.
Theo: Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Lạc 1930 – 2015
Văn hóa
Giới thiệu về nét Văn hóa Yên Lạc
Các Lễ hội truyền thống trên vùng quê Yên Lạc
- Lễ hội làng Cẩm La (xã Hồng Châu )
- Lễ hội làng Cổ Tích (xã Đồng Cương )
- Lễ hội làng Đống Cao (xã Văn Tiến )
- Lễ hội làng Đông Lỗ (xã Trung Nguyên )
- Lễ hội làng Đồng Lạc (xã Đồng Văn )
- Lễ hội làng Đồng Tâm (xã Yên Đồng )
- Lễ hội làng Giã Bàng (xã Tề Lỗ )
- Lễ hội làng Hùng Vĩ ( xã Đồng Văn )
- Lễ hội làng Lũng Hạ ( xã Yên Phương )
- Lễ hội làng Nam Để ( xã Tam Hồng )
- Lễ hội làng Yên Lạc ( xã Đồng Văn )
- Bơi chải ở thôn Cựu Ấp xã Liên Châu
- Tục Đánh Quân , xã Liên Châu
Kinh tế
Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2017 và chỉ tiêu 6 tháng cuối năm 2017
Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2017 và chỉ tiêu 6 tháng cuối năm 2017
- Tăng trưởng kinh tế:
Tổng giá trị sản xuất đạt 4.127,6 tỷ đồng, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó:
Ngành | 6 tháng đầu năm 2017 | So với KH | So với cùng kỳ 2016 |
SX Nông – Lâm – Thủy sản | 842,9 tỷ đồng | 53,42% | Tăng 3,51% |
Công nghiệp – TTCN – XDCB | 2.152,4 tỷ đồng | 42,1% | Tăng 19,1% |
Thương mại – Dịch vụ | 1.132,3 tỷ đồng | 52,05% | Tăng 7,83% |
- Xây dựng Nông thôn mới:
– Xây dựng kế hoạch giữ ững và nâng cao chất lượng huyện nông thôn mới giai đoạn 2017 – 2020
– Chỉ đạo 15/16 xã giữ vững đạt chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, xã Đồng Cương được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới
- Chỉ tiêu 6 tháng cuối năm 2017:
– Tổng giá trị sản xuất đạt: 4.735,4 tỷ đồng, trong đó:
Ngành | Chỉ tiêu 6 tháng cuối năm 2017 |
SX Nông – Lâm – Thủy sản | 734,8 tỷ đồng |
Công nghiệp – TTCN – XDCB | 2.957,6 tỷ đồng |
Thương mại – Dịch vụ | 1.043 tỷ đồng |
Trần Biển (tổng hợp). Ngày đăng: 10/08/2017
Tăng trưởng kinh tế (giá trị sản xuất)
Giai đoạn 2006-2010, tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 14.2%/năm, trong đó, năm cao nhất đạt trên 17.34% (năm 2006), năm thấp nhất chỉ đạt 8.57% (năm 2009). Giá trị sản xuất bình quân đầu người của huyện không ngừng gia tăng theo thời gian. Nếu năm 2000 giá trị sản xuất đạt 2.55 triệu đồng/người thì năm 2010 đã là 8.6 triệu đồng/người (giá cố định 1994), tăng gấp 3 lần.
Về Công nghiệp và thương mại: giá trị sản xuất của CN&XD tăng 21.6%/năm, các ngành thương mại dịch vụ tăng 17.2%/năm.
Về Nông nghiệp tăng trưởng bình quân đạt 5.2%/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp thời kỳ 2006-2010 tăng trưởng không cao nhưng đã duy trì được sự ổn định, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ.
Qui mô và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành huyện Yên Lạc giai đoạn 2000-2010
2000 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | BQ2006-2010 | |
1.GTSX (Giá cố định 94)Tỷ đồng | ||||||||
Tổng số | 358.2 | 654.7 | 768.2 | 890.9 | 1037 | 1125.7 | 1270.6 | |
Nông lâm thuỷ sản | 235.3 | 304.2 | 327.1 | 340.5 | 356.8 | 335.6 | 393.2 | |
CN-XD | 79.6 | 231.5 | 294.1 | 368.2 | 465 | 549.3 | 614.9 | |
Thương mại, dịch vụ | 43.3 | 119 | 147 | 182.2 | 215 | 240.8 | 262.5 | |
2. Tốc độ tăng (%) | ||||||||
GTSX toàn huyện | 17.34 | 15.97 | 16.38 | 8.57 | 10.78 | 14.2 | ||
Nông lâm thuỷ sản | 7.53 | 4.10 | 4.79 | -5.9 | 13.11 | 5.2 | ||
Công nghiệp xây dựng | 27.04 | 25.20 | 26.29 | 18.13 | 10.68 | 21.6 | ||
Thương mại, dịch vụ | 23.53 | 23.95 | 18.00 | 12.00 | 7.76 | 17.2 |
Nguồn: Tính theo số liệu Phòng Thống kê Yên lạc
Cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế huyện Yên Lạc từ năm 2000 đến 2010 đã chuyển dịch theo hướng CNH HĐH, tăng dần tỷ trọng ngành CN&XD, TM&DV và giảm dần tỷ trọng của nhóm ngành nông-lâm-thuỷ sản. Ngành CN&XD với tốc độ tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất của huyện và lớn hơn nhiều phương án qui hoạch thời kỳ 2006-2010 đã đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH, nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế huyện theo hướng hợp lý, giai đoạn 2000-2010.
Xét theo chỉ tiêu giá trị sản xuất, như trình bày trong bảng 2.2, trong giai đoạn từ 2000 đến 2010, tỷ trọng ngành CN&XD gia tăng liên tục từ 17.7% năm 2000 đến 47.5% năm 2010 và đạt 51.1% vào năm 2009. Ngành thương mại dịch vụ có tỷ trọng thấp nhất, đạt trên 14.7% năm 2000 và cao nhất là 20.2% năm 2006. Tỷ trọng ngành nông nghiệp liên tục giảm, từ 67.4% năm 2000 xuống 35% năm 2010. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện từ năm 2000-2010 đã có sự chuyển dịch theo hướng hợp lý.
Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành huyện Yên- Lạc giai đoạn 2000-2010
Chỉ tiêu | 2000 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 |
Tổng số | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
Nông lâm thuỷ sản | 67.44 | 45.58 | 44.13 | 39.14 | 34.39 | 30.80 | 35.06 |
Công nghiệp xây dựng | 17.78 | 35.71 | 35.63 | 40.92 | 47.36 | 51.14 | 47.58 |
Thương mại, dịch vụ | 14.78 | 18.70 | 20.24 | 19.94 | 18.25 | 18.06 | 17.36 |
Nguồn: Tính toán theo số liệu Phòng Thống kê huyện Yên Lạc và tỉnh Vinh Phúc
(Theo QH Tổng thể phát triển KT-XH huyện Yên Lạc
đến năm 2020, tầm nhìn 2030)