Giới thiệu khái quát huyện Lập Thạch

huyện Lập Thạch - Tỉnh Vĩnh Phúc

Giới thiệu khái quát huyện Lập Thạch

  1. Vị trí địa lý

Lập Thạch là huyện miền núi nằm ở phí Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, cách tỉnh lỵ Vĩnh Yên 20km, nằm ở vị trí từ 105°30′ đến 105°45′ kinh độ Đông và 21°10′ đến 21°30′ vĩ Bắc. Có vị trí địa lý như sau: 

+ Phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang và dãy núi Tam Đảo.

+ Phía Đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương.

+ Phía Tây giáp huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.

+ Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và một phần tỉnh Phú Thọ.

Tổng diện tích tự nhiên 173,102 km2, dân số trung bình năm 2013 là 125907 người, mật độ dân số 728 người/km2. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 18 xã.

  1. Địa giới hành chính qua các thời kỳ:

        Địa lý Lập Thạch được hình thành và thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử. Thời Hùng Vương, Lập Thạch thuộc bộ Văn Lang. Dưới thời thuộc Hán, Lập Thạch thuộc huyện Mê Linh, quận Giao Chỉ. Sang thời thuộc Đường, Lập Thạch thuộc Phong Châu thừa hóa quận.

Đời nhà Trần huyện Lập Thạch thuộc châu Tam Đái (gọi lái là Tam Đới) lộ Đông Đô.

Đầu Hậu Lê địa lý hành chính huyện Lập Thạch vẫn giống thời nhà Trần. Cuối thời Hậu Lê đầu đời Nguyễn (thế kỷ XIX), Lập Thạch thuộc phủ Tam Đái, trấn Sơn Tây.

Dưới thời Nguyễn thế kỷ XIX, vua Minh Mệnh đổi trấn thành tỉnh, Lập Thạch vẫn thuộc phủ Tam Đái, tỉnh Sơn Tây.

Năm 1899, thực dân Pháp cho thành lập tỉnh Vĩnh Yên gồm phủ Vĩnh Tường và các huyện Yên Lạc, Tam Dương, Lập Thạch và Bình Xuyên.

Năm 1950, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quyết định hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên thành tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó huyện Lập Thạch thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

 Tháng 3/1968, thi hành Nghị quyết của Quốc hội, tỉnh Vĩnh Phúc hợp nhất với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Huyện Lập Thạch được giữ nguyên.

Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa IX, từ ngày 1/1/1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Huyện Lập Thạch thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, hiện nay huyện Lập Thạch gồm 18 xã và 02 thị trấn: Thị trấn Lập Thạch, Thị trấn Hoa Sơn, Quang Sơn, Ngọc Mỹ, Hợp Lý, Bắc Bình, Vân Trục, Xuân Hòa, Thái Hòa, Liễn Sơn, Sơn Đông, Triệu Đề, Đồng Ích, Liên Hòa, Bàn Giản, Xuân Lôi, Tử Du, Tiên Lữ, Đình Chu, Văn Quán.

  1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

3.1. Địa hình

Địa hình huyện có thể chia thành 3 tiểu vùng:

– Tiểu vùng miền núi bao gồm 9 xã, thị trấn (Quang Sơn, Ngọc Mỹ, Hợp Lý, Bắc Bình, Vân Trục, Xuân Hòa, Thái Hòa, Liễn Sơn, TT Hoa Sơn), với tổng diện tích tự nhiên là 93,73 km2, chiếm 54,15% diện tích tự nhiên toàn huyện. Địa hình tiểu vùng này thường bị chia cắt bởi độ dốc khá lớn (từ cấp II đến cấp IV), hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200-300m. Tiểu vùng này đất đai có độ phì khá, khả năng phát triển rừng còn khá lớn. Điều kiện địa hình và đất đai thích hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, và chăn nuôi gia súc.

– Tiểu vùng trũng ven sông, bao gồm 3 xã (Sơn Đông, Triệu Đề, Đồng ích), với tổng diện tích tự nhiên 27,94 km2, chiếm 16,14% diện tích tự nhiên toàn huyện. Tiểu vùng này đa phần là đất lúa 1 vụ, thường bị ngập úng vào mùa mưa, thích hợp cho việc vừa cấy lúa vừa nuôi trồng thủy sản.

– Tiểu vùng giữa, bao gồm 8 xã thị trấn (TT Lập Thạch, Liên Hòa, Bàn Giản, Xuân Lôi, Tử Du, Tiên Lữ, Đình Chu, Văn Quán), với tổng diện tích tự nhiên 51,43 km2, chiếm 29,71% diện tích tự nhiên toàn huyện. Tiểu vùng này thường có một số ít đồi thấp xen lẫn với đồng ruộng, độ dốc cấp II đến cấp III. Tiểu vùng này đất trồng cây hàng năm (lúa, màu) chiếm chủ yếu do vậy đây là vùng chủ lực sản xuất lương thực cũng như rau màu hàng hóa để phục vụ nội huyện và các địa phương lân cận.

Địa hình Lập Thạch khá phức tạp, thấp dần từ Bắc xuống Nam, ruộng đất xen kẽ những dãy đồi thấp. Độ cao phổ biến từ 11 – 30 m là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối. Địa hình bị chia cắt đa dạng, dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

3.2. Khí hậu, thời tiết

Lập Thạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè và khô lạnh vào mùa đông. Nhiệt độ trung bình từ 22°C – 23°C, số giờ nắng trung bình trong năm là 1.450 đến 1.550 giờ, lượng mưa trung bình 1.500-1.800 mm/năm, độ ẩm trung bình khoảng 84%. Khí hậu Lập Thạch được chia làm 4 mùa rõ rệt.

3.3. Tài nguyên nước, sông ngòi

– Tài nguyên nước mặt

Phía Nam và phía Đông huyện Lập Thạch có sông Phó Đáy ngăn cách huyện Vĩnh Tường và huyện Tam Dương với tổng lưu lượng khá lớn. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống các ao hồ phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn. Tuy nhiên lượng nước chủ yếu tập trung vào mùa mưa, mùa khô chỉ chiếm 10% tổng lượng dòng chảy.

– Tài nguyên nước ngầm

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và qua điều tra ở một số xã cho thấy nguồn nước ngầm của huyện rất hạn chế, trữ lượng không lớn, hàm lượng ion canxi và ôxit sắt trong nước ngầm tương đối lớn do đó việc khai thác rất khó khăn.

– Đánh giá tài nguyên nước

Nguồn nước của huyện được đánh giá là phong phú dồi dào, tuy nhiên phân bố không đều trong năm. Về mùa khô vẫn có thời điểm thiếu nước. Để đảm bảo hài hoà nguồn nước cho phát triển kinh tế cần quan tâm xây dựng thêm những công trình điều tiết và có biện pháp khai thác nước ngầm bổ sung mới đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt.

3.4 Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn có các loại khoáng sản sau:

– Nhóm khoáng sản nhiên liệu: có than bùn ở Văn Quán đã được khai thác làm phân bón và chất đốt.

– Nhóm khoáng sản kim loại gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt đã phát hiện có trên địa bàn.

– Nhóm vật liệu xây dựng gồm:

+ Cát sỏi lòng sông Phó Đáy thuộc loại thạch anh, silic có độ cứng cao, độ bám dính liên kết tốt.

+ Cát sỏi bậc thềm ở vùng Văn Quán, Xuân Lôi, Triệu Đề có trữ lượng lớn. Tuy nhiên cát sỏi này vẫn còn bị lẫn sét, bột, không tốt như ở lòng sông nên chưa được khai thác.

+ Đá xây dựng ở Quang Sơn.

Theo khảo sát, đánh giá sơ bộ của các nhà địa chất thì trên địa bàn Lập Thạch có khá nhiều loại tài nguyên khoáng sản nhưng đa phần chưa có chương trình nào điều tra, thăm dò một cách kỹ lưỡng để đưa vào khai thác sử dụng một cách có hiệu quả.

3.5. Tài nguyên rừng và cảnh quan thiên nhiên

– Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đất đai đến năm 2009 đất lâm nghiệp có rừng toàn huyện là 3551,42 ha, chiếm 20,52% tổng diện tích tự nhiên.

Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của các chương trình, dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã được người dân hưởng ứng tham gia nhiều đến việc trồng rừng, kết hợp với phát triển kinh tế vườn đồi, do đó thảm thực vật rừng ngày càng phát triển.

Về động vật: do rừng tự nhiên bị khai thác và chủ yếu hiện nay là rừng trồng nên động vật rừng còn lại không nhiều, gần đây động vật rừng đang phát triển trở lại, tuy nhiên số lượng các loài thú không nhiều.

– Cảnh quan thiên nhiên

Lập Thạch có nhiều cảnh quan thiên nhiên có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng:

– Cụm du lịch Sơn Đông – Đình Chu – Văn  Quán – Xuân Lôi: Cụm di tích này gắn liền với đền thờ Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn, đền thờ thày giáo Đỗ Khắc Chung, làng tiến sỹ, chùa Am xã Sơn Đông gắn với làng văn hóa Đình – Văn  Quán có đình Ngõa, rừng Thề là nơi tụ nghĩa của Trần Nguyên Hãn – Xuân Lôi (Kẻ Lối) gắn liền với truyền thuyết Trần Nguyên Hãn với người con gái Xuân Lôi (bà Chúa Lối, đền thờ Tam Thánh (Trần Hưng Đạo), chùa Dạ Khách ở Xuân Lôi.

– Cụm du lịch Bản Giản – Triệu Đề – Vân  Trục.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng hấp dẫn khách du lịch như khu hồ Vân Trục với những cánh rừng nguyên sinh.

3.6. Tài nguyên nhân văn

Lập Thạch là vùng đất cổ kính nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, là nơi sinh tụ của người Việt cổ. Có tên từ thế kỷ XIII, là nơi sản sinh ra nhiều anh hùng và danh nhân văn hoá làm phong phú thêm cho lịch sử phát triển của huyện, của tỉnh Vĩnh Phúc qua các thời kỳ chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Những dấu ấn tín ngưỡng nguyên thủy của cư dân bản địa qua trường kỳ lịch sử hiện nay đang được ngày càng tái hiện lại.

Trên địa bàn huyện có trên 151 di tích lịch sử văn hóa ở khắp các xã, thị trấn, trong đó có 100 đình chùa, 14 miếu, 24 đền, 06 nhà thờ họ, 07 các di tích khác như lăng mộ, điếm. Có 62 di tích lịch sử văn hóa trong đó có 12 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 50 di tích xếp hạng cấp tỉnh.

Tuy nhiên, để khai thác, phát huy có hiệu quả các tiềm năng này cần phải đầu tư một cách thích đáng cho cơ sở hạ tầng mà trước tiên là đường giao thông, điện, nước, tôn tạo lại các công trình và quan trọng nhất là cần phải có biện pháp quảng bá thu hút khách du lịch trong nước cũng như quốc tế.

3.7. Tài nguyên đất đai

Đất canh tác của huyện Lập Thạch gồm 3 nhóm chính:

– Nhóm đất phù sa ven sông Lô, sông Phó Đáy , chiếm 7,25% tổng diện tích tự nhiên), tập trung ở những xã phía Nam và một số xã phía Đông của huyện.

– Nhóm đất bạc màu trên phù sa cổ có sản phẩm feralit, chiếm khoảng 9,46% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Nam và giữa huyện;

– Đất đồi núi: Chiếm khoảng 24,86% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Bắc và giữa huyện;

Nhìn chung, đất canh tác ở đây nghèo dinh dưỡng. Đất ở độ cao +9, +8, +7 trở xuống có đá gốc kết cấu chặt và ổn định, thuận lợi cho xây dựng các công trình.

Năm 2009, sau khi thay đổi về địa giới hành chính, huyện có diện tích tự nhiên là 173,1 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 40,3%; đất lâm nghiệp chiếm 31,8%; đất chuyên dùng chiếm 10,3% và đất ở chiếm 2,2%.

Kinh tế và cơ sở hạ tầng huyện Lập Thạch còn chưa phát triển nên trong tương lai, quỹ đất nông nghiệp sẽ tiếp tục biến động do các hoạt động đầu tư (mở mang đường xá, xây dựng các công trình công cộng, xây dựng công nghiệp….).

Dân số

Dân số, lao động

Dân số trung bình năm 2018 là 118.772 người, trong đó thành thị có 12.515 người (chiếm 10,54% dân số toàn huyện),  nông thôn 106.257 người, chiếm 89,46%.

Mật độ dân số trung bình 686 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều theo đơn vị hành chính. Mật độ dân số cao nhất là thị trấn Lập Thạch (1690 người/km2), tiếp đến là xã Triệu Đề (1247 người/km2). Thấp nhất là xã Vân Trục (341 người/km2).

Bảng 3: Dân số và mật độ dân số năm 2018

Đơn vị hành chính

Diện tích

(km2 )

Dân số

( ngư­ời )

Mật độ dân số

( ngư­ời/km2 )

Tổng số

173.1

118772

686

1. T.T Lập Thạch

4.15

7007

1690

2. TT.Hoa Sơn

4.96

5508

1110

3. Quang Sơn

10.98

5508

501

4. Ngọc Mỹ

15.54

5250

338

5. Hợp lý

7.62

4289

563

6. Bắc Bình

11.30

6291

556

7. Thái Hoà

7.60

6887

906

8. Liễn Sơn

10.29

5493

534

9. Xuân Hoà

13.22

8508

643

10. Vân Trục

12.20

4161

341

11. Liên Hoà

7.64

5164

676

12. Tử Du

9.87

5917

599

13. Bàn Giản

5.76

4322

751

14. Xuân Lôi

7.44

5212

700

15. Đồng ích

12.46

10357

831

16. Tiên Lữ

5.12

4022

786

17. Văn Quán

7.14

5006

701

18. Đình Chu

4.32

4425

1025

19. Triệu Đề

5.86

7314

1247

20. Sơn Đông

9.61

8131

846

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Lập Thạch)

Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2018 là 63.556 người chiếm trên 53% tổng dân số. Trong đó lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản có 48.081 người (chiếm 75,65%), lao động công nghiệp – xây dựng 7.228 người (chiếm 11,37%) còn lại là lao động thương mại – dịch vụ chiếm 12,98% với 8.247người.

Trên địa bàn huyện có 7 dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Dao, Cao Lan, Sán Dìu, Tày, Nùng, Hoa.

Chất lượng nguồn nhân lực

Lực lượng lao động trên địa bàn huyện là khá dồi dào nhưng chất lượng lao động nhìn chung còn thấp, lao động phổ thông chiếm trên 78%. Lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm khoảng 22%.

Hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới đạt 85 – 87,5%. Hiệu quả lao động nhìn chung còn thấp

Lịch sử hình thành, phát triển

  1. THỜI KỲ DỰNG NƯỚC.

Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô Văn Lang thời Hùng Vương và tiếp giáp với đỉnh tam giác Châu thổ sông Hồng, một miền đất có vị trí chiến lược quan trọng, để lại nhiều di tích quý báu từ thời dựng nước và các thời kỳ đấu tranh giữ nước.

Thời tiền sử, sơ sử có các di chỉ khảo cổ học điển hình là: Gò Đồn, gò Hội (xã Hải Lựu), gò Sỏi, gò Đặng, đồng Ba Bậc, gò Trâm Dài (xã Đôn Nhân), Đồng Xuân (xã Xuân Hoà). Ngành khảo cổ học đã khai quật, tìm được nhiều dụng cụ lao động bằng đá. Ngày 21/12/1999 đã tìm thấy một trống đồng cổ (trên 2000 năm) tại thôn Phân Lân (xã Đạo Trù), hiện đang được lưu giữ tại bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc. Điều đó khẳng định người Việt cổ đã sinh sống lâu đời trên vùng đất Lập Thạch và thời đại các vua Hùng dũng nước Văn Lang đã ảnh hưởng trực tiếp đến quê hương Lập Thạch.

  1. TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM TỪ CUỐI THẾ KỶ THỨ II TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN NĂM 1858.
  2. Cuộc kháng chiến chống nhà Hán xâm lược cuối thế kỷ thứ II trước công nguyên

Thời đại Hùng Vương đến đời thứ 18 thì kết thúc, vì Vua Hùng thứ 18 không có con trai, đã truyền ngôi lại cho con rể là Tản Viên. Thục Phán là cháu Vua Hùng đã đem quân chống lại, nên Tản Viên đã khuyên nhà vua nhường ngôi lại cho Thục Phán. Thục Phán xưng vương là An Dương Vương, lập quốc hiệu nước ta là Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa.

Triệu Đà vua nước Nam Việt (vùng đất Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc ngày nay) đem quân đánh chiếm Âu Lạc bị thất bại, bèn dùng kế cho con trai là Trọng Thuỷ sang cầu hôn công chúa Mỵ Nương. An Dương Vương mắc mưu Triệu Đà phải tự vẫn, nước Âu Lạc bị thôn tính vào nước Nam Việt. Trước khi mất, Triệu Đà truyền ngôi cho cháu là Triệu Hổ (con trai của Trọng Thuỷ và Mỵ Nương).

Triệu Hổ lên ngôi hiệu là Văn Vương, đã thu nạp nhân tài văn võ trong thiên hạ để củng cố đất nước Nam Việt, đề phòng nhà Hán phía Bắc nhòm ngó. Lữ Gia quê ở huyện Lôi Dương quận Cửu Chân (vùng đất Thanh Hoá ngày nay) cha là người Hán và mẹ là người Việt đã được Triệu Hổ thu nạp.

Phần tiếp theo xin được xem ở file đính kèm)

File đính kèm:

Chi tiet lich su Lap Thach.doc

Văn hóa – Xã hội huyện Lập Thạch

  1. THỜI KỲ DỰNG NƯỚC.

Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô Văn Lang thời Hùng Vương và tiếp giáp với đỉnh tam giác Châu thổ sông Hồng, một miền đất có vị trí chiến lược quan trọng, để lại nhiều di tích quý báu từ thời dựng nước và các thời kỳ đấu tranh giữ nước.

Thời tiền sử, sơ sử có các di chỉ khảo cổ học điển hình là: Gò Đồn, gò Hội (xã Hải Lựu), gò Sỏi, gò Đặng, đồng Ba Bậc, gò Trâm Dài (xã Đôn Nhân), Đồng Xuân (xã Xuân Hoà). Ngành khảo cổ học đã khai quật, tìm được nhiều dụng cụ lao động bằng đá. Ngày 21/12/1999 đã tìm thấy một trống đồng cổ (trên 2000 năm) tại thôn Phân Lân (xã Đạo Trù), hiện đang được lưu giữ tại bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc. Điều đó khẳng định người Việt cổ đã sinh sống lâu đời trên vùng đất Lập Thạch và thời đại các vua Hùng dũng nước Văn Lang đã ảnh hưởng trực tiếp đến quê hương Lập Thạch.

  1. TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM TỪ CUỐI THẾ KỶ THỨ II TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN NĂM 1858.
  2. Cuộc kháng chiến chống nhà Hán xâm lược cuối thế kỷ thứ II trước công nguyên

Thời đại Hùng Vương đến đời thứ 18 thì kết thúc, vì Vua Hùng thứ 18 không có con trai, đã truyền ngôi lại cho con rể là Tản Viên. Thục Phán là cháu Vua Hùng đã đem quân chống lại, nên Tản Viên đã khuyên nhà vua nhường ngôi lại cho Thục Phán. Thục Phán xưng vương là An Dương Vương, lập quốc hiệu nước ta là Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa.

Triệu Đà vua nước Nam Việt (vùng đất Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc ngày nay) đem quân đánh chiếm Âu Lạc bị thất bại, bèn dùng kế cho con trai là Trọng Thuỷ sang cầu hôn công chúa Mỵ Nương. An Dương Vương mắc mưu Triệu Đà phải tự vẫn, nước Âu Lạc bị thôn tính vào nước Nam Việt. Trước khi mất, Triệu Đà truyền ngôi cho cháu là Triệu Hổ (con trai của Trọng Thuỷ và Mỵ Nương).

Triệu Hổ lên ngôi hiệu là Văn Vương, đã thu nạp nhân tài văn võ trong thiên hạ để củng cố đất nước Nam Việt, đề phòng nhà Hán phía Bắc nhòm ngó. Lữ Gia quê ở huyện Lôi Dương quận Cửu Chân (vùng đất Thanh Hoá ngày nay) cha là người Hán và mẹ là người Việt đã được Triệu Hổ thu nạp.

Kinh tế xã hội

  1. Về kinh tế – xã hội

1.1. Phát triển kinh tế

  1. Sản xuất nông – lâm nghiệp – thủy sản:

  Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của huyện đã vượt qua nhiều khó khăn tiếp tục tăng trưởng. Tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá hiện hành) đạt 927,3 tỷ đồng, tăng 12,3 tỷ đồng so cùng kỳ, trong đó trồng trọt đạt 384 tỷ đồng, tăng 28,4 tỷ đồng so cùng kỳ; chăn nuôi 431,1 tỷ đồng, giảm 18,5 tỷ đồng so cùng kỳ, dịch vụ nông nghiệp 63,4 tỷ đồng, tăng 0,8 tỷ đồng so cùng kỳ.

Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng đạt 8.427,5ha giảm 151,6 ha SCK, trong đó: Nhóm cây lương thực 6.231,8ha, năng suất lúa lần đầu tiên đạt 61,6 tạ/ha, tăng 3,2 tạ SCK; Tổng sản lượng lương thực đạt 33,97 nghìn tấn tăng 225,3 tấn so với cùng kỳ (trong đó sản lượng lúa 24,9 nghìn tấn, tăng 893,6 tấn; sản lượng màu 8.986 tấn, giảm 121,6 tấn SCK). Bình quân lương thực đầu người đạt 244kg/người/6 tháng, tăng 3,1kg/người/6 tháng so với cùng kỳ.  

UBND huyện phối hợp các cơ quan của tỉnh hoàn thiện hồ sơ thực hiện  “Chương trình thí điểm đầu tư sản xuất Thanh Long ruột đỏ giai đoạn 2017 – 2020” tại các xã Vân Trục, Xuân Hòa, Ngọc Mỹ, Quang Sơn, Hợp Lý, UBND tỉnh đã quyết định phê duyệt Chương trình với ngân sách tỉnh hỗ trợ 126 tỷ đồng. Xây dựng được 3 mô hình sản xuất theo hướngVietGAP (35ha ớt ở xã Quang Sơn, 2ha dưa chuột ở xã Đồng Ích, 35ha bí xanh ở xã Bàn Giản và Đồng Ích).

Về chăn nuôi: nuôi được duy trì ổn định và thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách của tỉnh về hỗ trợ chăn nuôi. Tính đến 01/4/2018, tổng đàn trâu 4.875 con, tăng 278 con SCK; bò 23.074 con, giảm 555 con (trong đó bò sữa 292 con,  tăng 53 con); đàn lợn 97.765 con (không tính lợn sữa), giảm 25.881 con; đàn gia cầm 1.356 nghìn con, tăng 40,7 nghìn con SCK.  Sản lượng thịt hơi xuất chuồng so với cùng kỳ: thịt trâu 263,2 tấn, tăng 66,5 tấn; bò 663 tấn, giảm 38,1 tấn; lợn 7.995 tấn, giảm 25,1 tấn; gia cầm 1.548,2 tấn tăng 67 tấn. Công tác kiểm tra phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được triển khai tích cực. Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2018 đạt 706 tấn, tăng 22 tấn so với cùng kỳ. Toàn huyện hiện có 186 trang trại chăn nuôi; 25 trang trại tổng hợp, trong đó đàn gia cầm vẫn giữ thế mạnh với tổng đàn lớn nhất tỉnh (năm 2016 đạt 2,6 triệu con, tăng 1,1 triệu so năm 2010); cơ cấu giống vật nuôi chuyển dịch tích cực, một số giống vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao được người dân phát triển mở rộng. Công tác thú y, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được triển khai hiệu quả, không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.

Lâm nghiệp: diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 219,7 ha, đạt 97,7% KH; 268.000 cây phân tán đạt 95,7% KH năm; tỷ lệ che phủ rừng đạt 25,2% (kế hoạch trên 24,5%). Công tác chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng tiếp tục được thực hiện thường xuyên; phòng, chống cháy rừng được duy trì, tuyên truyền phòng ngừa hiệu quả.

  1. Sản xuất Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

Sản xuất Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển đúng kế hoạch, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 813,5 tỷ đồng, tăng 102,8 tỷ đồng SCK. Các nhà máy trên địa bàn huyện hoạt động ổn định, giải quyết việc làm cho gần 10.000 lao động địa phương và khu vực lân cận với mức lương bình quân trên 4triệu đồng/ng/tháng. Một số nhà máy đang GPMB để xây dựng như: Nhà máy Hoplun, nhà máy nhựa Hùng Phương… Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp hoạt động tương đối ổn định, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, tổ chức đào tạo nghề may công nghiệp, mây tre đan xuất khẩu… để nâng cao tay nghề cho công nhân. Hiện nay đang đề nghị tỉnh thành lập cụm công nghiệp tại xã Xuân Lôi với diện tích 15ha.

6 tháng đầu năm 2018 đã thu hút được một số doanh nghiệp vào đầu tư tại huyện: Nhà máy gạch Lập Thạch của Công ty TNHH Lập Thạch được đầu tư xây dựng tại khu công nghiệp Thái Hòa, Liễn Sơn, Liên Hòa (khu vực 2) thuộc địa phận thị trấn Hoa Sơn (đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư); Dự án xây dựng nhà máy may cơ sở 2 của Công ty quốc tế Hannam tại xã Xuân Lôi; Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch ốp lát trong khu công nghiệp Lập Thạch II tại xã Bàn Giản của Công ty cổ phần công nghiệp HERA. Ngoài ra còn có một số nhà đầu tư đang tiến hành khảo sát, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để đầu tư vào huyện.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các công trình trên địa bàn, như: Dự án Đường nối từ nút giao đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai tại xã Văn Quán đến cầu Phú Hậu, khối lượng hoàn thành ước đạt 70%; dự án Cầu Phú Hậu thuộc tuyến đường nối từ nút giao Văn Quán – Cầu Phú Hậu – QL2A – Việt Trì, hiện đã thi công xong đưa vào sử dụng phần cầu, phần đường dẫn đang khẩn trương thi công những hạng mục cuối cùng, khối lượng hoàn thành ước đạt 95%; đẩy nhanh thủ tục hồ sơ dự án xây dựng tượng đài và công viên cây xanh; chỉ đạo, triển khai nâng cấp một số tuyến đường huyện lộ nhằm đảm bảo nhu cầu sản xuất, đi lại của nhân dân. Chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; thực hiện quy chế quản lý quy hoạch cấp xã. Đến nay tỉnh đã đồng ý quy hoạch chung đô thị Văn Quán, Bàn Giản, Hợp Lý tỷ lệ 1/5000. 

  1. Các hoạt động thương mại – dịch vụ

Hoạt động thương mại trong 6 tháng đầu năm 2018 sôi động, phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất, đặc biệt trong dịp Tết nguyên đán. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kết quả kiểm tra 60 vụ, phát hiện, xử phạt hành chính 38 vụ vi phạm chủ yếu do không niêm yết giá, thu nộp NSNN 55,8 triệu đồng và tịch thu, tiêu hủy hàng hóa vi phạm.

  1. Công tác thuế, tài chính và hoạt động tiền tệ

Ngành thuế: chủ động, tích cực đôn đốc khai thác các nguồn thu, tình hình sản xuất kinh doanh phát triển nên các khoản thu trên địa bàn tăng khá so với cùng kỳ, tổng thu 64,4 tỷ đồng, đạt 59% KH, tăng 11% SCK, trong đó thuế NQD đạt 15,4 tỷ đồng; thu tiền sử dụng đất 16,9 tỷ đồng. Áp dụng các biện pháp truy thu và cưỡng chế nợ đọng thuế qua tài khoản ngân hàng, kết quả thu được 10,0 tỷ đồng. Triển khai có hiệu quả phần mềm kê khai, nộp thuế điện tử đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, chính xác.

Công tác tài chính, kế hoạch: Tổng thu NSNN đạt 643,6 tỷ đồng = 94%KH tỉnh giao, tăng 6% SCK, trong đó thu ngân sách TW 15,4 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 8,4 tỷ đồng, ngân sách huyện 526,0 tỷ đồng (riêng thu NSNN trên địa bàn đạt 64,4 tỷ đồng đạt 69% KH tỉnh, huyện giao, bằng 76% SCK), ngân sách cấp xã 93,6 tỷ đồng. Tính đến hết 30/6/2018 tổng vốn giải ngân được 263,2 tỷ đồng (nguồn tỉnh quản lý là 92,4 tỷ đồng đạt 70% KH; nguồn huyện 105,8 tỷ đồng đạt 90,1% KH; nguồn xã là 14,6 tỷ đồng đạt 100% KH).

1.2. Về phát triển Văn hóa – Xã hội

  1. Công tác Giáo dục – Đào tạo

Hoạt động giáo dục và đào tạo tiếp tục được triển khai thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng và Chương trình hành động của Tỉnh ủy về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đội ngũ giáo viên được củng cố, nâng cao trình độ, tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn đều cao so với mặt bằng chung của tỉnh (Mầm non đạt 93,7%, Tiểu học đạt 97,28%, THCS đạt 78,2%). Chất lượng giáo dục đại trà ngày càng được nâng lên. Cơ sở vật chất các nhà trường được quan tâm đầu tư xây dựng, sửa chữa. Đến nay có 67/74 trường đạt chuẩn quốc gia.

  1. Công tác y tế, dân số KHHGĐ

Ngành y tế chủ động theo dõi, giám sát thường xuyên các bệnh dịch; tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng, chống bệnh dịch, vận động nhân dân chủ động tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh, vệ sinh môi trường, VSATTP. Tổ chức khám bệnh cho 30.277 lượt bệnh nhân, công suất sử dụng giường bệnh đạt 127,7%.  Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới và các văn bản pháp luật về công tác dân số – KHHGĐ; 6 tháng đầu năm số trẻ em sinh ra là 1.008 trẻ, giảm 41 trẻ SCK, tỷ lệ sinh con thứ 3 chiếm 14% (giảm 2% SCK), tỷ lệ chênh lệch giới tính là 110 nam/100 nữ (cùng kỳ năm 2017 là 108,3 nam/100 nữ),…

  1. Công tác lao động và các chính sách xã hội

Công tác lao động, việc làm, xuất khẩu lao động được chú trọng, 6 tháng đầu năm tạo việc làm mới cho 1.880 lao động đạt 90% KH năm, giới thiệu 153 lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt 102% KH năm, đạt 63,5% KH tỉnh giao. Tăng cường liên kết với các nhà trường, phối hợp mở 25 lớp trung cấp nghề cho 555 học viên (với các ngành nghề chủ yếu là điện công nghiệp, hàn, điện tử, điện lạnh,…).

Thực hiện Chương trình hành động số 49-CTr/TU của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020. Các chế độ chính sách BHXH, BHYT được giải quyết kịp thời, đúng chế độ cho các đối tượng thụ hưởng, công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em tiếp tục được quan tâm, đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm theo lộ trình BHYT toàn dân, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 84 %.

  1. Hoạt động văn hóa – thông tin, thể thao

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hoá – thông tin. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục được chú trọng thực hiện và đạt kết quả tốt. Các hoạt động văn hóa thể thao mừng Đảng, mừng xuân được các cấp, các ngành chức năng và các địa phương tổ chức rộng khắp. Phong trào văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng tiếp tục phát triển. Các lễ hội được tổ chức mang đậm nét truyền thống và đúng nghi lễ. Hướng dẫn xã Hợp lý hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đề nghị UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hóa (đền Thuỷ Trầu). phối hợp với Ban quản lý di tích tỉnh kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt tỉnh giai đoạn 2017-2020.

          Các hoạt động thông tin, phát thanh – truyền hình được đẩy mạnh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của Đài truyền thanh huyện và các xã, thị trấn được tăng cường.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây