Giới thiệu khái quát thị xã Kiến Tường

Giới thiệu khái quát thị xã Kiến Tường

Giới thiệu khái quát thị xã Kiến Tường

– Diện tích tự nhiên: 20.428,20 ha, có đường biên giới dài 26,164km

– Dân số:  64.589 nhân khẩu

– Địa giới hành chính: Đông giáp huyện Mộc Hóa; Tây giáp huyện Tân Hưng; Nam giáp huyện Tân Thạnh; Bắc giáp huyện Kôngpôngrồ, tỉnh Vrây-viêngVương quốc Campuchia.

Thị xã Kiến Tường có 08 đơn vị hành chính: Gồm 3 phường, 5 xã: Phường 1, phường 2, phường 3, xã Thạnh Trị, xã Bình Tân, xã Bình Hiệp, xã Tuyên Thạnh, xã Thạnh Hưng.​

TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA

Thị xã Kiến Tường là vùng đất có sự hiện diện của con người rất sớm, có niên đại vào khỏang 2.800 năm thuộc thời kỳ tiền sử. Đầu thời kỳ Óc Eo (tức là nền văn hóa Óc Eo Phù Nam) nhiều di chỉ đã tìm thấy ở Gò Gòn, Gò Hang, Gò Vĩnh Châu (huyện Tân Hưng), Gò Dung (huyện Tân Thạnh) Chùa Nổi (huyện Vĩnh Hưng) Gò Đế (thị xã Kiến Tường) có niên đại từ thế kỷ I – thế kỷ VIII sau công nguyên. Sau đó vùng đất này trải qua hàng thế kỷ – hoang sơ không người ở.

Vào đầu thế kỷ 18 Cha ông ta từ miền Trung lánh nạn chiến tranh, áp bức bóc lọt, phong kiến, đi tìm đất sống đến vùng đất này để khẩn hoang, từng nhóm cá thể, thời chúa Nguyễn. Vào cuối thế kỷ XVIII sau khi đánh bại nhà Tây Sơn các vua quan nhà Nguyễn tổ chức chiêu mộ dân từ miền ngoài, đưa vào đây khẩn hoang, lập ấp, lập đồn điền, giữa vùng đầm lầy hoang vu và hiểm trở.

Dân cư thị xã Kiến Tường và cả vùng Đồng Tháp Mười được hình thành và phát triển chủ yếu từ các hình thức di dân là chính. Dân cư có đức tính lao động cần cù, chịu khó với lao động nông nghiệp là nghề sản xuất chính, chiếm trên 70% lao động của nền kinh tế, lao động ngành nghề khác chiếm khoảng 30%.

Thị xã Kiến Tường với 20.428,20 ha diện tích tự nhiên, 64.589 nhân khẩu và có 08 đơn vị hành chính cấp xã, gồm (3 phường, 5 xã): Phường 1, phường 2, phường 3, xã Thạnh Trị, xã Bình Tân, xã Bình Hiệp, xã Tuyên Thạnh, xã Thạnh Hưng. Trên địa bàn thị xã có 06 dân tộc sinh sống (Kinh, Hoa, Khơ-me, Nùng, Mường, Thái), số nhân khẩu các dân tộc Hoa, Khơ-me, Nùng, Mường, Thái chiếm khoảng 0,0083%/tổng nhân khẩu trên địa bàn thị xã. Các tôn giáo chính ở thị xã  gồm: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao đài, Hòa Hảo chiếm 0.09% dân số toàn thị xã.

Các ngành nghề truyền thống địa phương:

Kiến Tường có nhiều ngành nghề thủ công như: Nghề đóng ghe, nghề đương đệm bàng, nghề làm mắm, ủ nước mắm, nghề đương các dụng cụ bắt cá…đã tồn tại rất lâu và nuôi sống người dân.

a. Nghề đóng ghe, xuồng: Trong quá trình khai phá đất đai, với điều kiện của vùng sông nước, phương tiện giao thông đi lại, vận chuyển lương thực, thực phẩm, lại chuyên nghề đánh bắt thủy sản. Do đó, phương tiện giao thông đường thủy là cần thiết đối với mọi người, từ đó hình thành nghề đóng ghe lườn, xuồng ba lá không chỉ phục vụ nhân dân địa phương mà còn đáp ứng nhu cầu cho nhiều nơi khác. Nghề đóng ghe lườn Mộc Hóa có nét riêng cho sản phẩm mình và trong quá trình vận chuyển thủy sản đi tốc độ nhanh, nhảy sóng giỏi, chạy buồm tốt. đối với xuồng ba lá rất thuận lợi cho công việc giăng câu, đặt lọp, đi ruộng.

b. Nghề đương đệm bàng:

Câu ca dao:

Em người con gái Bắc Chan,

Lấy chồng Tân lập, đêm đêm giã bàng

Hay: “Anh đi ghe cá mũi son,

Để am đương đệm cho mòn ngón tay

Những câu ca dao trên đã phản ánh sinh hoạt của vùng nông thôn ở vùng Đồng Tháp Mười khi xưa; chồng đi nghe, vợ ở nhà ngoài việc đồng áng còn thêm nghề đương đệm, là cách gọi chung nghề dùng cọng bàng phơi khô, đập dẹp để đương các đồ dùng như: đệm nằm ngũ, phơi lúa, làm buồm nghe, cà ròn dựng nông sản, bao đựng muối hoặc các loại khác như: nón, túi xách đi chợ, cặp học sinh, nốp để ngũ…Khác với dệt chiếu, đương đệm không dùng khung mà công cụ chủ yếu làm bằng tay, đôi bàn tay khéo léo của người đan quyết định tính thẩm mỹ của chiếc đệm được đương theo một người hoặc nhóm người tùy theo khổ đệm và sự phân công lao động của gia đình.

c. Nghề cá: Do nguồn cá ở Mộc Hóa  rất nhiều nên nghề đánh, bắt cá vùng này có nhiều hình thức:

Nghề đặt lọp: Lọp là dụng cụ dùng đặt cá phổ biến trên đồng, với nguyên tắc đặt ngược dòng nước chảy. Có 2 cách đặt lọp: đặt lọp lùi tức vén cỏ, đặt lọp xuống để lú đáp lợp lên cho cá vào không bị chết, hoặc đặt lọp có ven đăng (Đăng làm bằng tre dài khoảng 2m, thân tròn nhỏ, người ta dùng dây chạy để bện lại thành từng tấm dài), người ta thường cắm một hàng đăng dài từ 4 – 5m đặt 1 lọp. Lọp thường đặt bắt cá lóc, tôm, rắn…những người đặt nhiều lọp mỗi ngày giở khoảng 100 lọp.

Nghề đặt lờ: sau nghề lọp, nghề đặt lờ góp phần không nhỏ trong thu nhập của người dân, lờ thường được đặt ở luồng nước chảy, trên cánh đồng ngập nước, ở những vùng trấp nước cao khoảng 50 – 60 cm, lờ bánh ú thường bắt cá rô, cá sặt…Một hộ thường đặt vài trăm lờ, tuy số lượng cá ít nhiều nhưng số lượng lờ nhiều cũng thu nhập khá cao.

Nghề đặt xà di: là dụng cụ chuyên bắt cá rô, khi đặt xà di người ta móc một lỗ hoặc lấy gót chân ấn lỗ xuống đất, bỏ lúa vào lỗ rồi đặt xà di dựng đứng trên lỗ, khi cá rô vào ăn lúa xong, lên ngóp sẽ chui vào xà di. Xà di được bện bằng kẽm hoặc dây đồng nên việc di chuyển rất thuận lợi, khi chở trên xuồng, người ta lấy hom ra đè dẹp xà di xuống để chở được nhiều, không cồng kềnh, lúc đặt sẽ mở tròn gắn hom vào.

Nghề đặt ống trúm: là dụng cụ chuyên bắt lươn, trúm thường đặt vào đầu mùa nước nổi hoặc mùa tát đìa. Đầu mùa nước nổi lươn theo nước để ăn trùn, dế ở độ sâu 4 – 5 tấc. Người đặt trúm phải theo nước, nước lên đến đâu đặt trúm đến đó, đặt trúm người dân sử dụng mồi cá hoặc trùn nấu nhồi với bùn đất, vo thành cục tròn, sao cho dẻo thấm nước, tan dần, ống trúm được chở bằng xuồng hoặc cộ để đi đặt và phải đặt hết ống trúm trước khi trời tối để sáng hôm sau đi giở.

Nghề chất chà: Khi mùa nước nổi kết thúc thì bắt đầu nghề chất chà, người ta thường chất chà thành hình chữ nhật hoặc hình vuông, to, nhỏ khác nhau tùy nơi. Có 2 cách chất chà: cắm những nhành chà xuống đất theo thứ tự hoặc làm khuôn bao quanh và ném những nhánh chà lộn xộn vào. Vào những ngày 10 hoặc 25 âm lịch lúc nước kém, người ta giở chà bắt cá. Khi nước vừa đứng, người ta dùng lưới bao quanh đóng chà lại, đem những nhánh chà ra, gom đăng hay lưới thành diện tích nhỏ và dùng vợt xúc cá đổ lên xuồng hoặc ghe, chất chà là nguồn thu hoạch cá rất lớn ở vùng Đồng Tháp Mười.

Nghề đóng đáy: Vào mùa lũ việc đóng đáy được thực hiện liên tục, do nước đổ về và mang theo nhiều cá các lọai nên nghề đóng đáy thu hoạch rất cao. Miệng đáy được đương rất to, chỉ túm lại dần ở phần đáy, cuối miệng đáy có đặt đục để hứng cá , bốn góc miệng đáy được cột vào cột đáy cắm ở sông bằng cây cao, có những thùng phuy làm bè đóng đáy thu được đủ loại cá, tôm, cua…khi mùa lũ là mùa cá linh rất nhiều nên người ta thường làm mắm và ủ nước mắm.

Nghề câu có nhiều loại: câu rê, câu nhấp, câu giăng, câu cắm…câu rê có cần bằng tre, trúc dài khoảng 3- 3,5m, có dây dài gấp 2-3 lần cần câu, lưỡi câu móc mồi nhái, cá nhỏ hoặc thằn lằn, câu nhấp cũng giống như câu rê nhưng dây ngắn hơn, thường câu ở bàu, đìa. Câu cắm: cần làm bằng tre, trúc dài trên dưới 1m, được cắm trên đồng hoặc theo các bờ đìa, ao. Câu giăng thường có đường dây dài, tùy theo nước và cá mà móc mồi khác nhau, lưỡi câu cũng thay đổi, người giăng câu phải có kinh nghiệm, không chỉ biết lúc nào nên sử dụng loại câu gì, mồi gì mà còn phải biết luồng, hướng cá đi.

Ngoài nghề đánh bắt cá còn có nghề giăng lưới, chày, và tác đìa, gác cu, bắt trích, cúm núm…cũng đem lại nguồn thu nhập.

Ngày nay, chỉ còn một số nghề còn tồn tại như: đan đệm, giăng lưới, giăng câu (mùa nước nổi), nghề chất chà…nhưng không nhiều trong các hộ dân vì lượng cá ít đi nhiều

DI TÍCH – DANH THẮNG – DANH NHÂN

GÒ BẮC CHIÊNG

Gò Bắc Chiêng nằm ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Tây, thuộc phường 1, thị xã Kiến Tường tỉnh Long An, là một trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự  rất quan trọng của khu vực Đồng Tháp Mười.

            Từ thời Nguyễn, triều đình đã cho đặt nơi đây một đồn lũy để trấn giữ biên giới, được gọi là Thủ sở Tuyên Oai. Khoảng năm 1864-1866, đồn Tuyên Oai là một trong những chiến lũy quan trọng của căn cứ Đồng Tháp Mười trong phong trào kháng Pháp của Thiên Hộ Dương, Đốc binh Kiều. Cuối năm 1945, khi tái chiếm Mộc Hóa, giặc Pháp đã cho lập đồn Mộc Hóa tại đỉnh Gò Bắc Chiêng có cấu trúc theo hình chữ nhật được bao bọc bằng tường đất dày, cao 2m, có lỗ châu mai với 3 lớp hàng rào kẽm gai, 4 góc có 4 lô cốt, giữa đồn có  trung tâm đề kháng, bên trên có chòi canh  cao 6m. Lực lượng địch đồn trú tại đây lúc nào cũng có khoảng từ 60 – 70 tên, đa số là lính Partisans. Vũ khí của chúng khá hiện đại, gồm một cối 81, hai cối 60, hai đại liên, bốn trung liên, còn lại là tiểu liên, súng trường. Khi bị tấn công, đồn Mộc Hóa có thể được pháo binh và bộ binh từ phía Cam-pu-chia nhanh chóng tiếp viện. Hoạt động của địch chủ yếu là tổ chức mạng lưới gián điệp, tuần tra xung quanh đồn để bảo đảm cho việc trú quân của chúng và kiểm soát sự đi lại của nhân dân trên sông Vàm Cỏ Tây.

            Vào mùa thu năm 1948, căn cứ yêu cầu của chiến trường, qua điều nghiên địa hình và so sánh thực lực hai bên giữa ta và địch, Bộ Tư lệnh Khu 8 chấp thuận cho Ban chỉ huy Trung đoàn 120 phối hợp Tiểu đoàn chủ lực 307 đánh đồn Mộc Hóa, theo chiến thuật Công đồn – Đả viện. Ban chỉ huy trận đánh được thành lập gồm các đồng chí: Nguyễn Chánh ( Tham mưu trưởng Khu 8 ) , chỉ huy trưởng; Lê Quốc Sản ( Trung đoàn trưởng trung đoàn 120 ); Đỗ Huy Rừa ( Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 307 ) đã thống nhất đề ra phương án tác chiến như sau:

            -Trung đoàn 120 (gồm 2 đại đội: 1075 và 1080) chịu trách nhiệm tấn công đồn Mộc Hóa.

            -Tiểu đoàn 307 kết hợp lực lượng bộ đội và du kích địa phương (khoảng 1 trung đội), cùng 1 trung đội công binh của Khu 8 và hơn 500 dân công tham gia chặn đánh quân tiếp viện của địch từ lộ Rồ (Campuchia) đi xuống và chặn đánh tàu địch từ Tân An theo sông Vàm Cỏ Tây đi lên.

            -Đội hậu cần do lực lượng dân quân và du kích địa phương đảm trách việc vận chuyển lương thực và nước uống từ vàm Cái Đôi (Tuyên Thạnh) ra trận địa tiếp tế cho các đơn vị chiến đấu.

            Sau khi phương án tác chiến được Bộ Tư lệnh Khu 8 thông qua, lệnh chiến đấu được triển khai xuống từng đơn vị, từng chiến sĩ. Từ ngày 16-8 đến 18-8-1948, trận Mộc Hóa đã diễn ra như đúng dự kiến của ta.

            Kết quả:

            Tại mặt trận công đồn Mộc Hóa: mặc dù không triệt hạ được đồn, nhưng quân ta cũng tiêu diệt được 25 tên địch, làm bị thương 2 tên, bắt sống 6 tên,  trong đó có đồn trưởng Louis Bertrand.

            Tại mặt  trận đả viện: ta đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn  địch, thu hơn 100 súng các loại – trong đó có 3 cối 60 ly, một số đại liên, trung liên. Khu vực ấp Ông Tờn, mảnh đất giáp biên giới Việt Nam-Campuchia là mồ chôn hàng trăm xác thù.                            

            Bằng chiến thuật Công đồn – đả viện, trận Mộc Hóa đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, làm nức lòng quân dân Khu 8, được cả nước ngợi khen cổ vũ. Đặc biệt, trong lúc quân dân ta đang chiến đấu tại Mộc Hóa, một Tổ điện ảnh của Khu 8 đã theo sát các đơn vị quay được nhiều hình ảnh sinh động của trận đánh và dựng thành bộ phim tư liệu với tên gọi “Trận Mộc Hóa”. Đêm 24/12/1948, bộ phim được chiếu ra mắt khán giả tại Câu lạc bộ Quân nhân Khu 8 bên bờ kinh Dương Văn Dương để chào mừng cuộc hội nghị của Ủy ban Kháng chiến-Hành chánh Nam Bộ. Thành công của bộ phim lan đi nhanh chóng. Về sau, bộ phim này được chiếu phục vụ rộng rãi khắp nơi, đưa tên tuổi những nhà làm phim như  Khương Mễ, Mai Lộc, Vũ Sơn…nổi tiếng trong làng điện ảnh nước nhà. Hiện nay, chiếc máy quay bộ phim “Trận Mộc Hóa” được trưng bày tại Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam tại Hà Nội, và Mộc Hóa được xem như là mảnh đất đã khai sinh nền điện ảnh cách mạng của cả nước. Thật may mắn cho lớp hậu sinh chúng ta được xem những hình ảnh chân thật về trận đánh hào hùng này qua những thước phim gốc còn được lưu giữ đến ngày nay.

            Năm 1993, nhân kỷ niệm 45 năm chiến thắng Mộc Hóa, thị xã Mộc Hóa đã xây dựng và khánh thành bia chiến thắng tại trung tâm thị trấn. Công trình văn hóa này ngoài tác dụng giáo dục truyền thống yêu nước chống ngoại xâm cho thế hệ hôm nay và mai sau, còn là một địa điểm tôn tạo cho cảnh quan của trung tâm thị trấn Mộc Hóa. Khu vực Gò Bắc Chiêng- địa điểm diễn ra trận Mộc Hóa nổi tiếng năm 1948 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An xếp hạng là di tích lịch sử  cấp tỉnh tại Quyết định số 1308/QĐ-UB, ngày 29/7/1994.

            Ngày 17/8/2013, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân-Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Long An đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày Chiến thắng trận Mộc Hóa và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới do Chủ tịch nước phong tặng cho nhân dân và cán bộ thị xã Mộc Hóa – Kiến Tường và  đón nhận xếp hạng di tích lịch sử Căn cứ Tỉnh ủy Kiến Tường. 

            Ông Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tóa án Nhân dân tối cao đã đến dự.

            Đọc diễn văn tại buổi lễ, ông Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An bày tỏ lòng tri ân đối với các anh hùng, liệt sỹ và nhân dân đã anh dũng hy sinh, góp phần làm nên chiến thắng lẫy lừng trong trận Mộc Hóa. 

            Ôn lại lịch sử trận đánh Mộc Hóa hào hùng của quân và dân ta, ông nêu rõ trong giai đoạn năm 1947-1950, giặc Pháp ra sức bình định Nam bộ nhằm phá hoại hậu phương kháng chiến của ta; trong đó, Tân An-Đồng Tháp-Mỹ Tho là các trọng điểm. 

            Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình đề nghị Đảng bộ và nhân dân Long An tiếp tục phát huy truyền thống Long An “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc.” Thế hệ sau phải tiếp tục giữ gìn truyền thống cách mạng, học tập những tấm gương yêu nước sáng ngời, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng quê hương Long An giàu đẹp, góp phần cùng nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

******************************************************************************

DI TÍCH LỊCH SỬ “ĐỒN ÔNG TỜN” ĐỊA ĐIỂM GHI DẤU CHIẾN CÔNG CỦA TIỂU ĐOÀN 309 TRONG TRẬN CÔNG ĐỒN VÀO THÁNG 12 NĂM 1953

(Ấp Ông Nhan Tây – Xã Bình Hiệp – Huyện Mộc Hóa – Tỉnh Long An)

I. TÊN GỌI DI TÍCH:

Không biết địa danh Ông Tờn xuất hiện từ bao giờ, theo các bô lão địa phương thì Ông Tờn là người đầu tiên đến khai khẩn vùng đất này trước đây vốn hoang vu đầy rừng tràm, bàng, năng, lác và là nơi trú ngụ của các loài dã thú, chim cá, rắn, rùa. Ông Tờn là người cao lớn, khỏe mạnh và giỏi võ nghệ, Ông cất nhà trên gò đất cao và tiến hành phát hoang vỡ ruộng. Theo thời gian số đất ông khai khẩn ngày càng nhiều, con cháu ông ngày càng đông, khi ông mất đi mọi người đều thương tiếc và lấy tên ông đặt cho Xóm ông đã khai phá, gò ông ở được gọi là Gò Ông Tờn. Vào năm 1949, sau khi phải bỏ Đồn Mộc Hóa bọn địch đã về đây xây dựng trên Gò Ông Tờn nằm sát biên giới Việt – Miên một Đồn kiên cố và gọi là Đồn Ông Tờn. Tháng 12/1953 Tiểu đoàn 309 đã đánh Đồn, buộc địch phải rút về cầu Sư Đạo trên đất Soàiriêng ta giải phóng hoàn toàn huyện Mộc Hóa.

II. ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỐ – ĐƯỜNG ĐI ĐẾN DI TÍCH:

1/ Địa điểm phân bố:

Đồn Ông Tờn tọa lạc tại ấp Ông Tờn- Làng Bình Hiệp- Quận Mộc Hóa- Tỉnh Tân An. Nay thuộc ấp Ông Nhan Tây- xã Bình Hiệp- huyện Mộc Hóa- Tỉnh Long An. Ngược về quá khứ vùng đất này thuộc về Vương Quốc Phù Nam, đến thế kỷ thứ VI khi Phù Nam sụp đổ, vùng này thuộc về Vương Quốc Chân Lạp. Bắt đầu thế kỷ XII người Việt đã mở cuộc Nam tiến vĩ đại vào Nam đến năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam lập Phủ Gia Định, xác định chủ quyền đầu tiên của người Việt trên vùng đất mới thì vùng Đồng Tháp Mười trong đó có phần đất di tích ngày nay vẫn còn thuộc Phủ Tầm Bôn của Chân Lạp. Đến năm 1753 vùng đất này mới thuộc về lãnh thổ Việt Nam với sự kiện Nguyễn Cư Trinh tiếp thu hai Phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp của đất Chân Lạp. Đến năm 1779 khi Nguyễn Ánh định lại địa đô thành lập Dinh Trường Đồn Lỵ Sở ở Giồng Trấn Định thì di tích thuộc về Trấn này. Lúc này vùng đất này vẫn còn hoang vu địa thế trũng thấp như một cái đầm lớn mà các thư tịch cổ gọi là Đầm Mảng Trạch thuộc Trấn Định Tường. Đến  thế kỷ thứ XIX, thôn Bình Hiệp thuộc về Tổng Kiến Hòa, huyện Kiến Đăng, Phủ Kiến An, Trấn Định Tường. Từ năm 1838 Thôn này thuộc Tổng Mộc Hóa, huyện Quang Hóa Tỉnh Tây Ninh Phủ Gia Định. Theo nghị định ngày 5/6/1867 của Thống Đốc Nam Kỳ, làng Bình Hiệp thuộc về Tổng Mộc Hóa, khu tham biện Quang Hóa. Ngày 7/6/1871 Thống Đốc Nam Kỳ Đupre ra nghị định điều chỉnh các khu tham biện từ 24 xuống 10 thì Tổng Mộc Hóa thuộc về tỉnh Định Tường. Năm 1914 khi chính quyền thuộc địa thành lập Tổng lớn Mộc Hóa thì Bình Hiệp là một trong 21 làng thuộc Tổng này, năm 1916 Quận Mộc Hóa được thành lập thuộc Tỉnh Tân An thì làng Bình Hiệp thuộc Tổng Thạnh Hòa Hạ- Quận Mộc Hóa. Năm 1951 Ủy Ban Kháng Chiến Nam Bộ ra quyết định thành lập tỉnh Đồng Tháp thì làng Bình Hiệp thuộc về Tỉnh này, đến 1953 làng này thuộc Tỉnh Tân Mỹ Gò. Sau Hiệp Định Giơnevơ 7/1954 ngụy quyền lập lại Tỉnh Tân An, làng Bình Hiệp lại thuộc Quận Mộc Hóa tỉnh Tân An ngày 17/2/1956 Ngô Đình Diệm tách Mộc Hóa ra khỏi Tân An, lập một tỉnh mới lấy tên là tỉnh Mộc Hóa. Đến ngày 22/10/1956 Ngô Đình Diệm lại ban hành sắc lệnh 143/NV đổi tỉnh Mộc Hóa thành Kiến Tường thì làng Bình Hiệp thuộc Tổng Thanh Hòa Hạ – Quận Châu Thành một trong bốn Quận của Tỉnh Kiến Tường. Năm 1963 Bình Hiệp lại thuộc về Tổng Mộc Hóa thượng, quận Châu Thành đến 1975, ngày 3/3/1976 theo quyết định của Hội Đồng Chính Phủ, Tỉnh Long An được thành lập trên cơ sở Tỉnh Long An cũ, 2 huyện Đức Hòa Đức Huệ của Tỉnh Hậu Nghĩa và Tỉnh Kiến Tường. Lúc này Bình Hiệp là một xã thuộc huyện Mộc Hóa của tỉnh Long An mới lập. Sau này huyện Mộc Hóa lần lượt tách ra để thành lập các huyện Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, nhưng xã Bình Hiệp vẫn thuộc Mộc Hóa cho đến ngày nay.

2/ Đường đi đến di tích:

Từ Thị Xã Tân An theo lộ 49 tức Tỉnh lộ 831 về phía Đồng Tháp Mười 68km đến Thị Trấn Mộc Hóa, tiếp tục đi đến ngã tư Bình Hiệp rẽ theo lộ 28 – 1700m thì đến di tích.

III. SỰ KIỆN VÀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ:

Cách mạng tháng 8/1945 thành công, nhân dân Việt Nam chấm dứt cuộc đời nô lệ hơn 80 mươi năm dưới ấp thống trị của thực dân Pháp. Nhưng nhân dân Nam Bộ mới hưởng không khí độc lập chưa đầy một tháng thì ngày 23/9/1945 Thực dân Pháp đã theo chân quân Anh trở lại tái xâm lược Việt Nam , sau khi chiếm được Sài Gòn, thực dân Pháp ráo riết thực hiện chiến lược “Tốc chiến tốc thắng”, đến 1946 chúng đã chiếm đóng hầu hết các tỉnh Nam Bộ. Trước tình hình ấy cuối tháng 9/1945 Xứ Ủy Nam Kỳ chủ trương phát động nhân dân kháng chiến toàn diện và triệt để, vận động nhân dân lấy Nông Thôn bao vây thành thị, lập chiến khu, tiến hành chiến tranh du kích tạo điều kiện kháng chiến lâu dài chống chiến lược “tốc chiến, tốc thắng” của địch, Vùng Đồng Tháp Mười bao la được các đồng chí lãnh đạo quyết định chọn làm căn cứ cho cuộc kháng chiến trường kỳ. Các cơ quan lãnh đạo cao cấp như Xứ Ủy Nam Kỳ, Ủy Ban Kháng Chiến Nam Bộ, Tư Lệnh Khu 8 về đóng ở ấp Bắc Chan xã Tuyên Thạnh cách huyện lỵ Mộc Hóa 4km đường chim bay vào năm 1946. Đến năm 1947 từ chiến Khu ở Bắc Chan Xứ Ủy dời về Kinh Ba Tháp, Ủy Ban Kháng Chiến dời về Hậu Thạnh, Bộ Tư Lệnh Khu 8 về Tân Ninh và Nhơn Hòa Lập….. lãnh đạo cuộc kháng chiến.

Tháng 7/1946 địch đánh chiếm Mộc Hóa rồi xây dựng Đồn ở bờ sông và đóng một hệ thống đồn bót xung quanh như Trà Cú, Vàm Láng, Lộ Rò, Vàm Bắc Chan… hình thành thế bao vây án giữ Đồng Tháp Mười về phía Đông Nam tạo thành một hành lang biên giới giữa Việt Nam – Campuchia, đồng thời ngăn chặn hành lang chiến lược của ta nối liền mạch máu kháng chiến giữa Miền Đông và Miền Tây Nam Bộ. Đầu năm 1948 nhằm mục đích mở rộng vùng căn cứ khai thông hành lang chiến lược tiếp tế lương thực, vũ khí, liên lạc giữa Miền Đông, Miền Tây Nam Bộ, luyện tập cho đội chủ lực đánh vận động chiến , tiêu hao sinh lực địch, động viên tinh thần kháng chiến của quân dân ta, Bộ Tư Lệnh Khu 8 quyết định đánh Đồn Mộc Hóa bằng chiến thuật “Công đồn đả viện” tham gia trận đánh gồm các đại đội 1075 có tăng cường của Trung đoàn 120, phụ trách đánh đồn Tiểu đoàn 307 có tăng cường đại đội 1072 của Trung đoàn 120 đánh viện trên lộ Rồ, một phân đội thủy lôi của Trung đoàn 120 và một trung đội của Tiểu đoàn 307 phụ trách việc chặn tàu trên sông Vàm Cỏ Tây. Ban chỉ huy thống nhất đóng ở Tuyên Thạnh gồm đồng chí Nguyễn Chánh tham mưu, trưởng Khu 8 làm chỉ huy trưởng, Lê Quốc Sản Trung đoàn trưởng trung đoàn 120, Đ/c Đỗ Huy Rừa đoàn trưởng Tiểu đoàn 307 làm chỉ huy phó. Ngày 16/8/1948 Mặt trận đánh Đồn Mộc Hóa nổ súng tấn công bao vây Đồn Mộc Hóa. Ngày 17/8 tên LouisBertrand đem quân truy kích ta bị đại đội 931 chận đánh ở Bến Ông Tờn, sau 15 phút chiến đấu, ta hoàn toàn làm chủ trận đánh, giết tại trận 23 tên bắt sống 6 tên, trong đó có tên Trung úy Đồn trưởng LouisBertrand. Ngày 18/8/1948 một tiểu đoàn địch từ Campuchia theo lộ Rồ tiến về Mộc Hóa thì bị ta chặn đánh. Ta đã thiệt hại nặng một tiểu đoàn địch, giết và làm bị thương hàng trăm tên, thu hơn 100 súng trong đó có 3 cối 60 ly, một số đại liên và trung liên. Tuy không diệt Đồn Mộc Hóa nhưng sau đó du kích các xã Tuyên Thạnh, Tuyên Bình, Bình Hiệp, Tân Lập được trang bị tốt hơn đã thường xuyên uy hiếp Đồn Mộc Hóa. Phần lớn nhân dân bị gom xung quanh đồn  lần lượt tìm cách trở về vùng giải phóng. Trước thắng lợi của chiến trường chung, Đồn Mộc Hóa bị sức ép mạnh mẽ nên đã phải rút lui chạy về đóng một Đồn tại ấp Ông Tờn Xã Bình Hiệp sát Biên Giới Việt Nam – Campuchia vào giữa năm 1949. Đặc biệt Trận Mộc Hóa là chiến công đầu tiên của Tiểu đoàn 307 anh hùng và là nơi khai sinh của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam với bộ phim Trận Mộc Hóa. Năm 1951 ban chỉ huy trung đoàn chủ lực tỉnh Đồng Tháp sử dụng Tiểu đoàn 307 bằng chiến thuật kỳ tập đánh Đồn Ông Tờn bị lộ bí mật không chiếm lĩnh được vị trí xuất phát tiến công nên Tiểu đoàn 307 đã không nổ súng. Năm 1953 nhằm mục đích giải phóng toàn huyện Mộc Hóa, củng cố khu căn cứ Đồng Tháp Mười, liên kết hai chiến trường Việt Nam – Campuchia tạo thế liên hoàn cho hai phân liên khu Miền Đông – Miền Tây, Ban chỉ huy Tỉnh đội Tân Mỹ Gò (1) sử dụng Tiểu đoàn 307 có tăng cường một phân đội hỏa lực và đặc công của tỉnh dùng chiến thuật kỳ tập diệt Đồn Ông Tờn.

(1) Tỉnh Tân Mỹ Gò do 3 tỉnh Tân An, Mỹ Tho, Gò Công nhập vào năm 1953.

VÀI NÉT VỀ TIỂU ĐOÀN 309:

Vào khoảng 1947 – 1948  phong trào chiến tranh nhân dân lên cao khắp đồng bằng Nam Bộ, mỗi vùng thành lập một chi đội mang số thứ tự từ 1 trở lên, về sau các chi đội đổi tên thành Trung đoàn.

– Tỉnh Tân An có chi đội 14 sau đổi là Trung đoàn 120

– Tỉnh Mỹ Tho có chi đội 17 sau là Trung đoàn 105

– Tỉnh SaĐec có chi đội 18 sau là Trung đoàn 115

– Gò Công có Tiểu đoàn 305.

Bộ Tư Lệnh Khu 8 cũng được thành lập do Đ/c Trần Văn Trà làm tư lệnh, Nguyễn Văn vịnh làm chính ủy, Nguyễn Chánh làm tham mưu trưởng.

Đầu năm 1949 Bộ Tư Lệnh Khu 8 thành lập Liên trung đoàn 120 – 105, với Ban chỉ huy gồm, Lê Quốc Sản Trung đoàn trưởng, Phan Vân chính ủy, Nguyễn Văn Sĩ trung đoàn phó kiêm tham mưu trưởng. Tiểu đoàn 309 được thành lập ngày 23/9/1949 tại bờ kinh Hàm Vồ xã Hậu Mỹ huyện Cái Bè là đơn vị cổ động của Liên Trung đoàn 120 – 105: Để thành lập Tiểu đoàn 309, Bộ tư Lệnh Khu 8 chỉ thị các Tỉnh đưa lên các lực lượng sau:

– Trung đoàn 105 góp 1 đại đội

– Trung đoàn 120 góp 1 đại đội

– Tiểu đoàn 305 góp 1 đại đội.

Các đơn vị được tập trung và phân làm 3 đại đội 1 – 2 – 3 về sau đại đội I thành 309, Đại đội II thành 940, Đại đội III thành 941 và Tiểu đoàn bộ 942.

Ban chỉ huy Tiểu đoàn gồm Tiểu đoàn trưởng Lê Văn Xai; Tiểu đoàn phó Đoàn Văn Tám; Chính trị viên Hoàng Mai Phiến.

Được lệnh của ban chỉ huy Tỉnh đội Tân Mỹ Gò, đại đội 939 của Tiểu đoàn 309 kết hợp với đại đội 1031 và đại đội Pháo 945 cùng với đại đội đặc công đánh Đồn Ông Tờn. Ban chỉ huy đại đội 939 gồm Phan Thông: Đại đội trưởng; Tăng Chánh và Anh Châu đại đội phó; Nguyễn Công Quí: Chính trị viên.

Đồn Ông Tờn được cấu trúc khá kiên cố, tường dày từ 80 – 100cm, lỗ châu mai sát mặt đất, hỏa lực đan chéo có khu vực cố thủ với 3 lớp kẽm gai bùng nhùng và hệ tống chiến hào, giao thông hào. Đồn có một khẩu pháo 90 ly, một đại liên, 3 trung liên. Lực lượng chiếm đóng gồm một đại đội binh người Khmer và 9 tên người Pháp và số người Việt làm phiên dịch, xung quanh Đồn bọn địch nuôi chó và ngỗng để đề phòng ta đánh kỳ tập. Bộ đội của ta cố gắng tiếp cận, chuẩn bị công sự và một trận địa hỏa lực chuẩn bị sẵn sàng chi viện nếu bộ đội đặc công bị lộ.

Tổ đặc công gồm 16 đồng chí do Nguyễn Văn Tịch làm đội trưởng vào cắt rào mở cửa. Sau đó đồng chí Tịch, Chẹt, Hiệp và Ràng là những đặc công giỏi vào trước.

Đến giờ nổ súng đồng chí Nguyễn Văn Tịch, tiếp cận đồn giặc, đặt bộc phá vào lổ châu mai. Nhưng một tên địch trong lôcốt đã phát hiện và đẩy ra ngoài. Trước tình thế đó, Đ/C Tịch không ngại hy sinh, lấy thân mình ép chặt trái bộc phá vào lỗ châu mai rồi châm điện. Bộc phá nổ làm sập lớp tường ngoài cửa lôcốt và văng Đ/C Tịch ra xa đến 4 – 5m. Bộ phận cứu thương của Mặt trận đã kịp thời đến cứu chữa và đưa Đ/C Tịch về nơi an toàn. Phía bên trong lô cốt còn một lớp tường dày của dãy nhà binh nên bộc phá không mở cửa được, địch bên trong bắn trả dữ dội. Các tổ chức công của ta kiên trì lao lên bám sát các lỗ châu mai, tung lựu đạn vào đồn diệt một số lớn tên địch. Các phân đội bộ binh cũng lợi dụng kết quả đặc công giành được qua nhiều đợt tấn công ác liệt đã chiếm được lô cốt đầu cầu. Từng bộ phận nhỏ lọt vào trung tâm phòng ngự của địch, dùng thủ đoạn bắn gần, sử dụng lựu đạn, tiêu diệt chiếm từng khu vực nhỏ, các hỏa lực bắn thẳng của ta cũng bắn mãnh liệt vào các ổ đề kháng. Sau một giờ chiến đấu ta tiêu diệt được phần lớn Đồn Ông Tờn với hai lô cốt nằm sát lộ, bọn còn lại ở lôcốt thứ 3 ngoan cố chống cự, lợi dụng các hầm ngầm kiên cố chống trả mãnh liệt kể cả việc hạ nòng pháo 100 ly bắn thẳn vào đội hình của ta. Bộ đội ta thương vong nhiều đồng chí, ban chỉ huy ra lệnh không được phá hủy khẩu pháp, phải cố gắng đánh vào thu lấy khẩu pháo làm chiến lợi phẩm.

Đồn Ông Tờn bị cháy rụi gần hết, nhưng vài tên địch cố thủ ở hầm ngầm đến gần sáng làm bộ đội ta không tiến vào được đành phải rút lui. Sau trận đánh đại đội 939 hy sinh 5 đồng chí trong đó có đồng chí trung đội B bị thương 50 đồng chí. Tuy không chiếm được Đồn Ông Tờn nhưng ta đã phá hủy phần lớn đồn này. Sáng hôm sau địch từ Soài riêng xuống tiếp viện, đến 10 ngày sau thì bọn chúng rút bỏ Đồn Ông Tờn về cầu Sư Đạo thuộc huyện Rồ đất Campuchia đóng một Đồn mới. Sau khi địch rút khỏi Đồn Ông Tờn huyện Mộc Hóa (ngày nay) không còn căn cứ điểm nào của địch, trên phần đất Đồng Tháp Mười của Long An địch chỉ còn đóng ở Long Khốt. Đồng chí Nguyễn Văn Tịch người con anh hừng của xã Vĩnh Ngãi, huyện Thủ Thừa là chiến sĩ đầu tiên của tỉnh Mỹ Tho (Tân Mỹ Gò) được tuyên dương anh hùng. Sau khi tập kết trở về Nam chống Mỹ đồng chí Tịch đã hy sinh anh dũng khi làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn campuchia trong trận đánh sân bay Pôchentông ở Thành Phố Phnompênh.

Chiến thắng Đồn Ông Tờn cuối năm 1953 cùng những chiến thắng khác đã góp phần làm cho cục diện chiến trường Đồng Tháp Mười và trên cả nước ngày càng có lợi cho ta. Địch càng lún sâu vào thế thua không thể tránh khỏi, dẫn đến việc chúng phải ký hiệp định Giơnevơ vào tháng 7/1954.

IV. LOẠI DI TÍCH:

Di tích lịch sử “Đồn Ông Tờn” là địa diểm lưu niệm một chiến công của Tiểu đoàn 309 anh dũng trong giai đoạn 9 năm kháng chiến chống quân xâm lược Pháp.

V. KHẢO TẢ DI TÍCH:

“Đồn Ông Tờn” nằm trên một gò đất cao thuộc vùng đất giòng gò nằm sát biên giới Việt Nam – Campuchia về bên trái lộ Rồ dẫn sang đất Campuchia cách huyện lỵ Mộc Hóa 8km về phía Tây Nam. Ngày trước xung quanh Đồn cây cối thưa thớt, thỉnh thoảng mới có một khu nhà dân, vào thời điểm xảy ra trận đánh không còn ngôi nhà nào xung quanh khu vực Đồn. Để chi phối một vùng rộng lớn phía Nam Soài Tiệp và phía Bắc Mộc Hóa bọn địch xây dựng Đồn Ông Tờn hết sức kiên cố. Khuôn viên Đồn mỗi chiều chừng 150m có 3 lớp rào kẽm gai, Đồn đươc xây dựng bằng bêtông cốt thép có hình tam giác, tường dày từ 80 -100cm. Từ góc này sang góc kia đều có đặt hỏa lực mạnh, khi bị tấn công các ụ súng này bắn ra từ lổ châu mai tạo thành một lưới lửa dày đặt trước tiền duyên. Xung quanh Đồn có hệ thống giao thông hào có cắm chông, dọc theo hàng rào kẽm gai có gài lựu đạn và chông mìn chông bộ binh. Để làm thế ỷ dốc liên hoàn có một số lôcốt xung quanh yểm trợ cho Đồn Ông Tờn. Lộ Rồ ngày nay là lộ 26, lộ được xây dựng năm 1936 chạy ngang trước mặt Đồn. Ngày nay Đồn Ông Tờn không còn lại dấu vết vật chất gì ngoài nền gạch của lôcốt sắt lộ thuộc ngôi nhà của Ông Út Thời tức Ông Đặng Văn Thời, ngôi nhà ông Thời bây giờ xây ngang trên nền cũ của Đồn chính, phần đất thuộc khu vực Đồn ngày xưa bây giờ là ruộng trống. Theo lời ông Đặng Văn thời thì ngày ông trở về ngôi nhà cũ vẫn còn nhiều gạch đá phế tích của Đồn xưa, trước kia thỉnh thoảng ông vẫn cho bà con đào lấy gạch đá ấy để xây dựng các công trình dân dụng.

Nói chung bây giờ không còn gì thuộc Đồn lũy xưa mà hai bên bờ lộ Rồ chỉ còn thấy nhà dân san sát. Sau này khi đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp có về đóng ở ấp Ông Tờn 1 Đồn, cách Đồn cũ chừng 300m về hướng Nam hiện là nơi đóng của Đồn Biên Phòng 877. Đồn này được xây bằng đá xanh rất kiên cố, hiện nay vẫn còn khá nguyên vẹn.

VI. CÁC HIỆN VẬT TRONG DI TÍCH:

Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ ngày xảy ra trận đánh Đồn Ông Tờn vào tháng 12/1953, bao nhiêu sự kiện, biết bao sự thay đổi đã diễn ra nơi di tích, những hiện vật có liên quan cũng đã không còn nữa theo thời gian.

VII. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA DI TÍCH:

Di tích lịch sử: “Đồn Ông Tờn” là địa điểm ghi dấu một sự kiện lịch sử, một chiến công của Tiểu đoàn 309 anh hùng trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.

Di tích đã chứng minh cho lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc của quân và dân Đồng Tháp Mười anh dũng. Dù cho bọn giặc dùng nhiều thủ đoạn xảo quyệt, xây dựng nhiều Đồn bót kiên cố, hòng thực hiện việc chiếm đóng lâu dài đất nước ta, nhưng quân và dân ta vẫn quyết tâm đánh chúng cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.

Nói đến di tích Đồn Ông Tờn ta nhớ ngay đến chién công anh dũng của những chiến sĩ đặc công và hành động hy sinh dũng cảm của anh hùng Nguyễn Văn Tịch, người con yêu dấu của làng Vĩnh Ngãi huyện Thủ Thừa Tỉnh Tân An, tấm gương sáng của anh mãi mãi được ghi vào sử sách cùng với hành động của những anh hùng khác tên tổ quốc Việt Nam: Bế Văn Đàn, La Văn Cầu, Tô Vĩnh Diện, Trừ Văn Thố…

Với trận đánh Đồn Ông Tờn tiêu hủy phần lớn Đồn giặc buộc chúng phải rút chạy ngay sau đó ta đã giải phóng hoàn toàn huyện Mộc Hóa mới và trên vùng Đồng Tháp Mười bao thuộc Tỉnh Tân An bọn địch chỉ còn có một Đồn trơ trội ở Long Khốt.

Di tích lịch sử: “Đồn Ông Tờn” là bằng chứng thắng lợi của quân và dân trong 9 năm kháng chiến, khẳng định sự thất bại không thể nào tránh khỏi của thực dân Pháp trong mưu đồ đô hộ lâu dài đất nước ta.

Đồn Ông Tờn xây dựng trên ấp Ông Tờn trấn ngự một vùng biên cương của tổ quốc là một địa danh lịch sử, nơi gợi lại một quá trình khai phá gian khổ của đồng bào ta, mà điển hình ở vùng này là Ông Tờn, cái tên đã được ghi vào sử sách. Mảnh đất này vào năm 1948 còn là mồ chôn của hàng trăm xác địch trong trận Mộc Hóa lừng danh của Trung đoàn 120 và Tiểu đoàn 307 anh hùng.

Chiến thắng Đồn Ông Tờn đã tạo đà cho quân dân Đồng Tháp Mười vùng dậy quét sạch quân thù góp phần buộc giặc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến.

Năm tháng trôi qua, những sự kiện sôi động ngày nào đã vào quá khứ, tiếng súng chiến tranh đã yên lặng từ lâu nhưng di tích lịch sử Đồn Ông Tờn vẫn còn đó, vẫn nhắc nhở cho chúng ta rằng, để có nền độc lập hòa bình hôm nay biết bao xương máu của các thế hệ cha anh đã đổ, tô thắm thêm truyền thống anh hùng của nhân dân Đồng Tháp Mười nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung, từ đó ta càng thêm quí yêu nền độc lập tự do mà chúng ta đang được hưởng.

Với những ý nghĩa to lớn, trên di tích lịch sử: “Đồn Ông Tờn” xứng đáng được bảo vệ tôn tạo và phát huy tác dụng trong công tác giáo dục truyền thống ở địa phương.

VIII. TÌNH TRẠNG BẢO QUẢN CỦA DI TÍCH:

Di tích tọa lạc trên mảnh đất sát biên giới, xưa nay không hề lúc nào yên, thời gian sự kiện xảy ra hơn 40 năm, hiện nay di tích cũng không còn dấu vết vật chất gì đáng kể. Nói chung từ trước đến nay di tích chưa được quan tâm bảo quản chu đáo.

IX. CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT HUY TÁC DỤNG CỦA DI TÍCH:

Không một quốc gia, một dân tộc nào có thể phát triển một cách nhanh chống và vững chắc mà không biết kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống. Thông qua các di tích lịch sử, thế hệ sau sẽ học hỏi thế hệ trước những bài học quí báo đồng thời tránh được những vết xe đổ mà tiền nhân để lại. Tổ quốc ta đang trong thời kỳ mở cửa, tiếp nhận những tiến bộ của thế giới, việc tìm về với cội nguồn dân tộc, giữ gìn những bản sắc truyền thống là một việc làm hết sức cần thiết. Hơn nữa dòng thời gian vô tình sẽ phủ lên tất cả một lớp bụi mờ nếu chúng ta không nhanh chống khơi dậy những truyền thống hào hùng của cha ông qua việc bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa. Với những ý kiến trên chúng tôi đề nghị các phương án để bảo tồn và phát huy tác dụng của di tích Đồn Ông Tờn như sau:

– Xây dựng một bia kỷ niệm chiến thắng Đồn Ông Tờn vào tháng 12/1953 với qui mô xứng đáng tầm vóc của sự kiện. Địa điểm xây dựng bia là mảnh đất trồng sát lộ 28 bên phải nhà ông Đặng Văn Thời về phía biên giới Việt Nam – Campuchia. Mảnh đất này cũng nằm trong khuôn viên của Đồn cũ.

– Xung quanh khu vực bia nên có phương án qui hoạch, tôn tạo trồng cây kiểng tránh cho bia khỏi trơ trọi và vẫn giữ được vẻ tôn nghiêm của di tích.

Hàng năm vào những ngày lễ lớn, những ngày kỷ niệm chiến thắng cần tổ chức những cuộc mítting nói chuyện truyền thống nhằm ôn lại và giáo dục cho nhân dân những chiến tích oai hùng của ông cha.

Bia chiến thắng Đồn Ông Tờn nằm trên mảnh đất biên cương của tổ quốc càng khẳng định thêm quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trên từng tấc đất Việt Nam.

Cần có kế hoạch tôn tạo làm vệ sinh thường xuyên để bảo đảm sự tôn nghiêm của di tích.

Sưu tầm tư liệu, dữ kiện, phối hợp với nhà chuyên môn phục chế lại Đồn Ông Tờn khi xưa để làm công cụ giáo dục trực quan cho đồng bào về sự kiện đánh đồn tháng 12/ 1953.

X. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ BẢO VỆ DI TÍCH:

Sau khi hoàn tất hồ sơ chúng tôi sẽ đính kèm bản đồ cùng biên bản khoanh vùng bảo vệ di tích với sự xác nhận của các cấp có thẩm quyền.

XI. TƯ LIỆU BỔ SUNG THAM KHẢO:

– Gia định thành thông chí – Trinh Hoài Đức.

– Tư liệu của Ban Khảo cổ học Long An – 1990.

– Lịch sử Đồng Tháp Mười – Võ Trần Nhã.

– Kiến Tường – Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)

– Giai thoại Đồng Tháp Mười – Nguyễn Hữu Hiếu.

– Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười – Nguyễn Hiến Lê.

– Tiểu đoàn 309 – Bộ chỉ huy Quân sự Tiền Giang.

– Địa chỉ Long An – XB 1985.

– Địa phương chí Tỉnh Kiến Tường – XB 1963

– Bài phát biểu nhân kỷ niệm 45 năm kháng chiến Mộc Hóa và lần thứ 40 chiến thắng Đồn Ông Tờn của Thiếu Tướng Lê Quốc Sản.

– Tài liệu của Phòng VHTT Mộc Hóa.

– Tài liệu của Bảo Tàng Long An.

– Lời kể của ông Đặng Văn Thời và các bô lão ở ấp Ông Tờn – Xã Bình Hiệp.

******************************************************************************

DI TÍCH LỊCH SỬ: “KHU VỰC GÒ BẮC CHIÊNG” ĐỊA ĐIỂM GHI DẤU CHIẾN THẮNG TRẬN MỘC HÓA NĂM 1948 CỦA QUÂN ĐỘI TA THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

(Thị trấn Mộc Hóa- huyện Mộc hóa- Tỉnh long An)

I. TÊN GỌI DI TÍCH:

Gò Bắc Chiêng là tên gọi một cái gò nằm bên bờ sông Bắc Chiêng (1) (Đoạn sông Vàm Cỏ Tây chảy qua sông Mộc Hóa), đây là một khu vực khá cao ráo, khang trang nổi lên giữa vùng đất lầy lội, hoang hóa của Đồng Tháp Mười. Tại đây có thể được xem là một trung tâm đầu mối giao lưu kinh tế -chính trị – quân sự rất quan trọng từ các nơi đến Đồng Tháp Mười và ngược lại. Thị trấn Mộc Hóa sầm uất sung túc  ngày nay được thiết lập ngay chính Gò Bắc Chiêng.

Tại khu vực này, từ ngày 16/8 đến 18/8 Trung đoàn 120 phối hợp với Tiểu đoàn 307 cùng bộ đội và du kích địa phương bằng cách đánh ” Công đồn đả viện” đánh bức hàng bức rút Đồn Mộc Hóa và đánh thiệt hại nặng hơn 1 Tiểu đoàn địch đến tiếp viện. Chiến công lừng lẫy này đã đi vào lịch sử hào hùng của Long An thời chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và “Trận Mộc Hóa” cũng được Tổ điện ảnh Khu 8 lúc đó quay thành cuốn phim chiến đấu đầu tiên triển khai nền Điện ảnh cách mạng nước nhà.

II. ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỐ – ĐƯỜNG ĐI ĐẾN DI TÍCH:

1/ Địa điểm phân bố:

” Khu vực Gò Bắc Chiêng” hiện nay thuộc thị trấn Mộc Hóa – huyện Mộc Hóa – Tỉnh Long An.

(1) Sông Bắc Chiêng: còn gọi là sông Bát Chiên, nằm ở thượng lưu sông Hưng Hòa làm giới hạn tột cùng của trấn Định Tường. Sông ấy nước ngọt mà đục, đường nước quanh co, cỏ cây rậm rạp có nhiều súc sách của Cao Miên, đất đai bùn lầy, đến lúc mưa nước đầy tràn ngập, trên lục địa cũng đi thuyền được cho nên người mua bán thường lén chở hàng hóa do sông Bát Chiên qua sông Phiếm Da đến sứ Cầu Nam rồi tới Nam Vang để trốn thuế.

(Gia Định Thành Thông Chí – tập thượng – trang 65 Mục Sơn xuyên chí: chép về núi sông – NXB Sài Gòn 1972).

Ngược dòng lịch sử: Nam Bộ xa xưa thuộc Vương Quốc Phù Nam. Thế kỷ thứ VI, người Chân Lạp đánh đuổi Phù Nam. Đất Phù Nam rộng Chân Lạp chỉ chiếm một số vùng trong toàn bộ lãnh thổ hoang vắng.

Cả một thời kỳ dài gần mười thế kỷ, kể từ lúc Vương Quốc Phù Nam bị diệt vong đất Nam Bộ chỉ được khai phá ở một số vùng nhỏ rải rác. Từ thế kỷ thứ XV, con người khai phá vùng đất này, ngoài một số bộ tộc cố cựu như: Mạ, Châu Ro, Stiêng và một số nhóm Khmer… còn lại chủ yếu là người Việt.

Đến đầu thế kỷ XVII, người Việt đến định cư và khai phá vùng đất Nam Bộ theo dọc lưu vực hai con sông Vàm Cỏ  rất đông. Khi Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào Nam làm kinh lược sứ (1698): Nghiên cứu xây dựng hệ thống hành chính và bổ nhiệm quan lại ở đây, thì Nam Bộ trở thành lãnh thổ Việt Nam từ đó. Nguyễn Hữu Cảnh mới lấy đất Nông Nại (thuộc Thủy Chân Lạp) lập Phủ Gia Định.

Năm 1802, Gia Long lên ngôi, đổi Phủ Gia Định thành Thị Trấn Gia Định. Năm 1808 Trấn Gia Định được Gia Long đổi làm Thành Gia Định. Thành Gia Định gồm 05 Trấn mới lập là: Phiên An, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên, Biên Hòa. Thị Trấn Mộc Hóa ngày nay, lúc ấy nằm lọt trong phần đất thuộc Trấn Định Tường.

Từ năm 1838 vùng đất này thuộc Phủ Tây Ninh (gồm huyện Tân Ninh và Quang Hóa) với 07 Tổng 56 thôn. Trong các tên Tổng ghi trong Đại Nam Nhất Thống Chí chưa có tên Tổng Mộc Hóa. Mãi đến năm 1867, tên “Tổng Mộc Hóa” mới thấy xuất hiện trên Công báo Nam Kỳ (B.O.C) cùng với năm tên Tổng mới khác thuộc khu vực Tham biện (Inspection). Quang Hóa (2).

Ngày 7/6/1871, sau khi thống Đốc Nam kỳ Đuyprê (Dupré) ra nghị định điều chỉnh 25 khu tham biện ở 06 tỉnh :Sài Gòn, Mỹ Tho, Biên Hòa, Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên, xuống còn 18 đơn vị, Thị trấn Mộc Hóa thuộc về Tỉnh Định Tường.

Đến năm 1916, Quận ,Mộc Hóa được thành lập trực thuộc Tỉnh Long An, bao gồm diện tích 04 huyện Tân Thạnh, Vĩnh Hưng ,Thạnh Hóa và Mộc Hóa….ngày nay.

Từ sau Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 cho đến những năm đầu của cuộc kháng chiến, Mộc Hóa vẫn là một huyện của Tỉnh Tân An.

Năm 1951 Ủy Ban Kháng Chiến hành Chính Nam Bộ ra quyết định cắt ba xã phía Tây của huyện Thủ Thừa (Long Ngãi Thuận- Tân Đông Bắc- Tân Hòa Đông) nhập vào với huyện Mộc Hóa và một số xã của tỉnh SaĐec, lập thành Tỉnh mới với tên gọi Đồng Tháp. Tỉnh này tồn tại trong 16 tháng thì giải thể. Mộc Hóa lại tách ra, trở thành một huyện của tỉnh Tân Mỹ Gò (3).

Sau Hiệp Định Giơnever (tháng 7/1954), Ngụy quyền Sài Gòn phục hồi lại tỉnh Tân An, Mộc Hóa trở thành một quận của Tân An

clip image002 - Giới thiệu khái quát thị xã Kiến Tường

(2) Khu tham biện này gồm 6 tổng: Ninh Hạ, Mỹ Ninh, Giai Hóa, Quang Hóa, Cầu An Hạ, Mộc Hóa.

(3) Tỉnh Tân Mỹ Gò (còn gọi là tỉnh Mỹ Tho mới) do 3 tỉnh Mỹ Tho, Tân An, Gò Công hợp nhất lại.

Nhằm tạo một cái chốt cắm sâu giữa bưng biền kháng chiến cũ là Đồng Tháp Mười, ngày 17/2/1956 Chính quyền Ngô Đình Diệm lại tách Quận Mộc Hóa ra khỏi Tỉnh Tân An, lập tỉnh mới với tên gọi là tỉnh Mộc Hóa (sắc lệnh số 21/NV/PTT). Sau tám tháng có tên tỉnh Mộc Hóa, ngày 22/10/1956 Diệm lại ban hành sắc lệnh 143/NV/PTT đổi tên Mộc Hóa thành tỉnh Kiến Tường. Lúc này cái tên Mộc Hóa chỉ dùng để chỉ Thị Trấn nơi Gò bắc Chiêng với tư cách là Tỉnh lỵ Tỉnh Kiến Tường.

Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng: ngày 3/3/1976 theo quyết định của Hội Đồng Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tỉnh Long An mới được thành lập bao gồm tỉnh Long An cũ (4) kết hợp một phần đất của tỉnh Hậu Nghĩa và Tỉnh Kiến Tường.

Kiến Tường lúc này được đổi tên thành huyện Mộc Hóa nằm ở phía Bắc vùng Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Long An, phía Nam giáp huyện Tân Thạnh, phía Tây giáp huyện Vĩnh Hưng, phía Đông giáp huyện Thạnh Hóa. Toàn huyện có 12 xã và một thị trấn (5).

Di tích hiện tọa lạc tại Thị Trấn Mộc Hóa , cách biên giới Việt Nam – Campuchia khoảng 7km và cách Thành Phố Tân An (Long An) hơn 68km về phía Tây Bắc.

2/ Đường đi đến di tích:

Du khách có thể đi đến di tích bằng phương tiện đường bộ là thuận tiện nhất.

Từ TP Tân An (Long An) theo đường QL62 (tỉnh lộ 831 hay còn gọi là tỉnh lộ 49) khoảng 68km đến Thị Trấn Mộc Hóa, gặp ngã tư Biên Phòng quẹo phải thẳng theo đường 30/4 khoảng 1Km là về đến di tích.

(4) Long An cũ: Long An cũ gồm các quận: Bình Phước, Tân Trụ, Gò Đen, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa.

(5) 12 xã: Bình Hiệp, Bình Tân, Thạnh Trị, bình Hòa Tây, Bình Hòa Đông, Bình Phong Thạnh, Bình Thạnh, Tân Lập,Tân Thành, Tuyên Thạnh, Thạnh Hưng, Bình Hòa Trung, một Thị trấn: Thị Trấn Mộc Hóa.

III. SỰ KIỆN – NHÂN VẬT LỊCH SỬ:

A- Vài nét về lịch sử vùng Đồng Tháp Mười và vai trò của nó trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:

 Ngược thời gian trở về quá khứ qua lời kể của các bô lão tại địa phương hay qua những trang sử viết, chúng ta có thể phần nào hình dung về vùng Đồng Tháp Mười: Từ những ngày đầu ông cha đi mở đất cho đến thế kỷ XVII vẫn còn là một vùng đầm lầy, rừng rậm hoang vu thưa thớt bóng người. Nhưng từ đầu thế kỷ XVII trở đi toàn cảnh vùng này bắt đầu có những biến đổi lớn.

Nhiều nông dân nghèo ở Miền Trung đã rời bỏ quê hương, lưu tán đến vùng Đồng Nai – Gia Định  với hy vọng tạo dựng một cuộc sống mới , ở một vùng đất mới nghe nói là dễ sống và ở đó chế độ phong kiến hà khắc chưa với tới. Đến nữa thế kỷ XVII, lưu dân đến Tân An từng bước phát triển việc khai phá lên phía Tây Bắc ( bao gồm phần đất phía Bắc QL1 đến Đồng Tháp Mười). Đến giữa thế kỷ XVIII, dân số vùng này đã khá đông lên tới vạn người và ruộng nương khai phá cũng được mở rộng, tuy vậy đến cuối thế kỷ XVIII, vùng thượng lưu sông Vàm Cỏ Đông “ruộng mới khai khẩn, còn  nhiều vùng rừng rú”, vùng thượng lưu sông Vàm Cỏ Tây thì đường nước quanh co, cỏ cây rậm rạp, đất đai bùn lầy đến lúc mưa lụt nước đầy tràn ngập…. trên đất liền đi thuyền cũng được (6). Mặc dù còn nhiều khó khăn và hạn chế , thành quả lao động của những lớp người khai phá và xây dựng trong hai thế kỷ XVII – XVIII là to lớn và đáng khâm phục. Họ đã biến vùng đất hoang vu , sình lầy, đầy rừng rậm, cỏ lác… thành một khu vực dân cư trù phú phát triển nhiều mặt như nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao lưu hàng hóa, làm cầu nối giữa đồng bằng sông Cửu Long tỏa đi khắp nơi. Trong quá trình chinh phục thiên nhiên để tạo dựng cuộc sống, những đức tính truyền thống vốn có như: cần cù, chịu khó, kiên cường, bất khuất… của những lớp người này đã càng ngày càng được bồi đắp thêm, đồng thời làm nảy nở những đức tính tốt đẹp trong quan hệ của những người cùng cảnh ngộ nghèo khó, phiêu bạt, lao động cực nhọc để kiếm sống như chuộng tình nghĩa ,sống thủy chung sẵn sàng chia bùi sẻ ngọt trọng nghĩa,  khinh tài…. Thiên nhiên của vùng đất bao la vừa hào phóng vừa khắc nghiệt với lúa trời, bông súng, tôm, cá, cùng những sinh vật hoang dã… đã góp phần tạo cho họ một nếp sống hào hiệp phóng khoáng ưa thích tự do….

Nhưng ở thời bây giờ, những người dân phiêu tán ấy dù lên rừng, xuống biển hay dấn mình vào những vùng hoang vu sình lầy để kiếm sống, trước sau họ cũng không thoát khỏi bàn tay của chế độ Phong kiến thống trị sớm muộn sẽ vươn tới. Vào những năm cuối thế kỷ XVII (1698) với việc Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu vào kinh dinh đất Đồng Nai, chính quyền Phong kiến họ Nguyễn đã bắt đầu “chuẩn bị thuế Dinh điền và lập bộ tịch thực dinh điền” nhằm thu thuế, tô, vơ vét sản phẩm lao động của người lưu dân khai phá.

(6) trích theo “Kiến Tường lịch sử kháng chiến cách mạng cứu nước” NXB quân đội nhân dân trang 22 năm 1933

 Chính quyền Phong Kiến còn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho một số địa chủ giàu có ở Miền Trung, tận dụng mọi tiềm lực vốn có của họ như: tiền bạc, phương tiện, tôi tớ…. đẩy mạnh việc khai khẩn đất đai, dùng mọi thủ đoạn biện pháp… chiếm đoạt dần từng mảnh ruộng đất của những nông dân, lưu tán gặp khó khăn. Những nông dân bị mất ruộng buộc phải trở thành tá điền hoặc thành người chuyên cày thuê cuốc mướn… mất ruộng họ mất luôn cả quyền tự do ít nhiều đã có trước đây. Cuộc sống của họ vốn đã vất vả nay lại càng khổ cực hơn.

Khi thực dân Pháp chiếm được Nam Bộ, dân ta lại lâm vào cảnh “một cổ – hai tròng”, cuộc sống những người nông dân Đồng Tháp Mười lại thêm phần điêu đứng . Bọn điền chủ Pháp, Điền chủ Việt Nam không chỉ chiếm ruộng đất, mà còn tìm cách chiếm luôn cả địa bàn và các khu rừng, thậm chí cả luôn đến chim trời, cá nước, con rùa, con rắn, con ong đều là những gia sản riêng của bọn chúng, bị bóc lột bị tước đoạt mọi thứ, cuộc sống của những người nông dân vùng đồng lầy nước nổi này bị đẩy đến cùng cực. Không sắm nỗi cái mùng họ phải ngủ nóp ngủ đất. Không mua nỗi thước vải họ phải mặc quần bàng áo bố (7). Sống trên vựa lúa, vựa cá mà họ phải đi đốn củi đốt than, bắt từng con chim con rắn… đem đổi gạo từ phía Cao Lãnh, Mỹ Tho, Tân An về để sống.

Có áp bức bóc lột, thì có đấu tranh, giống như những thân cây tràm mọc thẳng giữa Tháp Mười lộng gió quanh năm, người dân ở đây cương trực coi khinh cường quyền, bất chấp bạo lực, đương nhiên không chịu cuối đầu khuất phục bất công và họ đã đứng lên đấu tranh.

Ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp tiến đánh Niền Nam Việt Nam, trong những năm 1862- 1963-1864 nghĩa quân Trương Định đã kịp thời đánh địch ở Tân An,Gò Công. Đầu năm 1864 khi Trương Định chết, một số đơn vị nghĩa quân có Thiên Hộ Dương (còn gọi là Võ Duy Dương) Đốc Binh Kiều (Nguyễn Tấn Kiều) lãnh đạo, rút về Đồng Tháp Mười lập chiến khu kháng Pháp. Nhiều nông dân ở đây đã hết mình hưởng ứng các phong trào trên. Những địa danh Đồn Tả ( đường từ Gò Bắc Chiêng đi lại), Đồn Hữu ( đường từ Cần Lố sang), Đồn Tiền (đường từ Cái Nứa đi lên)… đó chính là những cứ điểm phòng thủ.

Tổng hành dinh Gò Tháp. Riêng con đường từ Gò Bắc Chiêng nối với sông Vàm Cỏ Tây cũng là một cửa ngỏ giao thông có tầm cỡ chiến lược của nghĩa quân. Nối liền trung tâm căn cứ kháng chiến với phần Đông Bắc Đồng Tháp Mười bao la một vùng hậu cần quan trọng của cuộc kháng chiến, đồng thời nó còn là đầu nối liên lạc với Tây Ninh và nhiều nơi khác ở Miền Đông Nam Bộ. Nơi đỉnh Gò Bắc Chiêng khi xưa Võ Duy Dương đã xây dựng đồn Tuyên Oai thuộc loại vững mạnh, có chừng 120 nghĩa quân đống giữ được trang bị 15 súng bắn đá (năm 1945 khi đào khẩn hoang vùng này, một số người dân tại đây đã phát hiện một số khẩu súng loại này) (8).Thị Trấn Mộc Hóa ngày nay được xây dựng ngay chính Gò Bắc Chiêng

(7) quần bàng: quần đang bằng cộng bàng, áo bố : bằng bao bố bằng sợi đai.

(8) Võ Duy Dương với cuộc kháng chiến Đồng Tháp Mười- NXB Tổng hợp Đồng Tháp 1992- trang 170- Nguyễn Hữu Hiếu chủ biên

Cũng như các phong trào kháng Pháp của nhân dân ta thời bấy giờ, cuộc kháng chiến của người dân Đồng Tháp Mười, trong đó có Mộc Hóa cuối cùng đã thất bại. Nhưng phong trào kháng chiến lần lược bị dập tắt nhưng ý chí đấu tranh bất khuất của người dân thì không hề bị mai một. Năm 1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng người dân Mộc Hóa lại đứng lên theo Đảng bước vào cuộc chiến đấu mới, một cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do hết sức gay go quyết liệt, đầy hy sinh gian khổ… để có được những ngày tháng hạnh phúc cuối năm 1945. Cách Mạng Tháng Tám thành công cùng với đồng bào cả nước, người dân Mộc Hóa thật sự được đổi đời, vui sống trong không khí tưng bừng của những ngày đầu nước nhà được độc lập tự do. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì thực dân Pháp đã đem quân trở lại xâm lược nước ta,bắt đầu đánh chiếm Nam Bộ, huyện ủy Mộc Hóa được thành lập đặt dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Tân An – Chợ Lớn, đã lãnh đạo nhân dân địa phương vào cuộc kháng chiến trường kỳ lâu dài gian khổ nhưng cũng rất anh dũng hào hùng.

Khi thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm Nam Bộ thì riêng Mộc Hóa trừ một số nơi bị địch chiếm, còn lại hầu hết vẫn là đất thuộc vùng tự do. Mộc Hóa một mặt ra sức xây dựng bảo vệ vùng giải phóng, đóng vai trò hậu phương căn cứ, mặt khác phát triển chiến tranh nhân dân. Đồng bào Mộc Hóa cùng bộ đội chủ lực tiến công địch ở vùng tạm chiếm, đồng thời sẵn sàng đánh trả địch tiến công càn quét ra vùng tự do, bảo vệ hậu phương của ta. Qua quá trình kháng chiến vùng đất Đồng Tháp Mười nói chung và Mộc Hóa nói riêng có thể được xem như là đường hành lang chiến lược nối liền Miền Đông với Miền Tây. (từ Tây Ninh xuống Long An – Mộc Hóa – Kiến Phong (9) – An Giang… xuống Miền Tây. Sang phía Đông. Từ Đồng Tháp Mười có thể đi về các tỉnh Mỹ Tho – Gò Công – Bến Tre – Trà Vinh). Đi qua Campuchia thì từ Mộc Hóa theo đường Kompom-rau và Prasaut nối liền với lộ số 1  chỉ dài 25km. Do có vị trí chiến lược hết sức quan trọng như vậy, nên ngay từ thời kỳ đầu kháng chiến, Đồng mười được chọn làm căn cứ Xứ Ủy Nam Kỳ của khu 8, của Sài Gòn Gia Định…. cùng với Xứ Ủy, còn có các cơ quan dân, chính, Đảng, các công binh Xưởng của Khu và Tỉnh, trường học, trường huấn luyện cán bộ. Đây cũng là nơi ra đời của các đơn vị chủ lực đầu tiên của Nam Bộ như Tiểu đoàn 307; Tiểu đoàn 404; Chi đội 14 (sau đổi thành Trung đoàn 120; Trung đoàn Đồng Tháp…). Ở vùng đất này những cơ quan bí mật của Đảng, chính quyền, lực lượng du kích , vũ trang vẫn tồn tại trong sự chở che, đùm bọc của nhân dân. Chính sự có mặt của các cơ quan đầu não kháng chiến với đông đảo cán bộ, bộ đội…. cùng ăn ở sống với dân, đã góp phần thay đổi đời sống vật chất  và tinh thần của xã hội vùng đất hẻo lánh này. Một quan hệ xã hội mới, một nếp sống văn hóa mới trong vùng do chính quyền cách mạng quản lý được hình thành. Nói sao hết sự vui mừng của những người nông dân Mộc Hóa nói riêng và nông dân vùng Đồng Tháp Mười nói chung, khi họ thật sự làm chủ ruộng đất. Nhà nhà, mọi người đều hăng hái sản xuất và xây dựng cuộc sống mới. Những việc đổi đời ở Mộc Hóa thực sự đã trở thành gương sáng cho nhiều nơi trong vùng Đồng Tháp Mười và có tiếng vang xa.

(9) Sa-Đec- Cao Lãnh

Để xây dựng và bảo vệ căn cứ kháng chiến Đồng Tháp Mười, người dân Mộc Hóa bằng công sức và xương máu đã có những đóng góp lớn lao… Các loại cây gỗ quí, những chiếc xuồng ghe lớn …. Bà con cũng không tiếc mà đem đến, cùng với hàng ngàn hàng vạn ngày công đổ ra để xây bè đắp cản ở các con kênh lớn như: cản kênh Dương Văn Dương- cản kênh 12- Cản Cả Tôm ngăn sông Vàm Cỏ Tây… Nhằm chặn không cho tàu chiến địch nhảy vào căn cứ. Những nơi được xác định, địch có thể tiến qua được thì bà con đào kênh, đào mươn, để làm cho chúng cơ động khó khăn. Nhờ có công sức của người dân: Xã, Ấp chiến đấu được xây dựng ở nhiều nơi. Hàng ngàn hầm tránh bom Pháp được đào khắp xóm làng, trong nhà, ngoài vườn, trường học, chợ búa cạnh đường đi…. Chẳng những đủ cho nhân dân ẩn nấp mà còn đủ cho bộ đội hoặc những người qua lại có chỗ phòng tránh an toàn an toàn. Bà con còn trồng cây gây rừng tại địa hình thuận tiện cho cơ quan và bộ đội ăn, ở, làm việc và chiến đấu. Mặc dù đời sống còn eo hẹp, bà con nơi đây còn vận động nhau góp tiền góp gạo để nuôi cán bộ, bộ đội, du kích hết năm này đến năm khác. Đi đôi với phục vụ chiến đấu, người dân Mộc Hóa còn  tham gia đánh địch với nhiều hình thức như đánh mìn, lựu đạn, chông, đạp lôi…. Kể sao cho hết tình nghĩa đậm đà của quân dân Đồng Tháp Mười thời kỳ ấy.

Để phối hợp với bộ đội chủ lực phòng thủ căn cứ, các xã trong huyện Mộc Hóa đều có đội du kích vững mạnh. Riêng huyện đã thiết lập được một hệ thống canh gác, báo động liên hoan, chặc chẽ và liên tục  trên dọc sông Vàm Cỏ Tây, bảo đảm khi tàu địch vừa rời bến ngay Tân An thì sau đó không lâu  tin tức này đã được truyền về đến Mộc Hóa để bộ đội và nhân dân chuẩn bị đối phó. Nhờ vậy mà nhiều lần giặc tràn vào căn cứ ta luôn ở vào thế chủ động sẵn sàng đánh trả lại chúng, bảo vệ được chiến khu và bảo vệ được tính mạng tài sản của nhân dân.

Thực dân Pháp vô cùng lo ngại trước tầm quan trọng và sức lớn mạnh không ngừng của chiến khu Đồng Tháp Mười, chúng liên tục tổ chức nhiều cuộc càn quét qui mô vào đây mong tìm diệt những cơ quan đầu não kháng chiến của ta. Điển hình như cuộc hành quân Vêga, tiến hành từ ngày 14/2 đến ngày 18/2/1948 do tên Đại tá Đờ Sê-Ri-Nhê chỉ huy một lực lượng là 11 tiểu đoàn bộ binh và dù có pháo – thiết giáp- thủy quân- không quân phối hợp chi viện. Sau bốn ngày bao vây, tiến công, lùng sục…. cuộc hành quân qui mô lớn nhất của Pháp ở Nam Bộ, kể từ khi bắt đầu chiến tranh đã thất bại. Cũng như cuộc hành quân Vêga, nhiều cuộc tiến công càn quét lớn nhỏ khác nhaucủa địch dánh vào ĐồngTháp Mười  diễn ra những năm sau đó, tuy có gây cho ta một số tổn thất, nhưng nói chung đều không đạt được ý đồ  là tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và đánh qụi chủ lực ta. Có thể khẳng định rằng : Sự đứng vững và phát triển của chiến khu Đồng Tháp Mười là một trong những kỳ tích của kháng chiến Nam Bộ, mà trước hết là của quân dân Đồng Tháp Mười, trong đó có sự đóng góp rất lớn lao về sức người sức của….. của quân dân Mộc Hóa.

Trên chiến trường Đồng Tháp Mười chín năm kháng chiến chống Pháp (1945- 1954) đã diễn ra nhiều trận đánh lớn nhỏ khác nhau, ghi dấu chiến công của quân đội ta, mãi mãi đi vào lịch sử chống ngoại xâm của Nam Bộ và cả nước: Năm 1946, một đại đội của Trường Quân Chính Khu 8 đánh địch ở ngã tư Kênh 12 diệt một trung đội, thu được cả trung liên (FM). Năm 1948 Trung đoàn 120 phối hợp Tiểu đoàn 307 cùng bộ đội địa phương Mộc Hóa và du kích xã Bình Hiệp bằng cách đánh “công đồn đả viện” đã diệt Đồn Mộc Hóa và đánh thiệt hại nặng hơn 1 Tiểu đoàn địch đến cứu viện. Chiến công lừng lẫy này đã được các chiến sĩ, nghệ sĩ điện ảnh quay thành cuốn phim chiếu đầu tiên của nền điện ảnh cách mạng. Năm 1951 Đồn Mộc Hóa lần thứ hai bị Tiểu đoàn 309 tấn công tiêu diệt, từ đó địch không dám đem quân về đây chốt đóng nữa… những chiến thắng hào hùng ấy mãi là niềm tự hào chung của quân đội ta: Một quân đội được tôi luyện và trưởng thành trong kháng chiến . Đặc biệt đến ngày nay người dân Đồng Tháp Mười vẫn còn kể cho nhau nghe về “trận Mộc Hóa năm 1948” thắng lợi vang dội thời kháng chiến chống Pháp xâm lược . Một trận thắng gắn liền với tên tuổi những anh bộ đội Cụ Hồ thuộc Tiểu đoàn 307 và Trung đoàn 120- Một trận thắng đã đi vào lịch sử và đi vào thơ ca- nhạc họa… giống như hàng trăm câu chuyện truyền thuyết nói về vùng đất nơi đây.

B- Trận Mộc Hóa năm 1948:

Là một vùng đồng trũng, Mộc Hóa không có dốc cao vực thẩm, núi rừng hiểm trở trùng điệp như nhiều nơi, nhưng nổi lên giữa cánh đồng bát ngát là những cụm tràm gió, tràm cừ xum xuê, những vạt sậy cỏ mờm…. um tùm kéo dài tưởng chừng như vô tận. Chốn này có thể làm những điểm trú quân, giấu quân rất tốt địch rất khó phát hiện được. Cùng với địa hình kênh rạch chằn chịt là trở ngại lớn cho việc cơ động của quân Pháp. Ngược lại, riêng về phía ta có thể cố gắn khắc phục địa hình trên và dựa vào đó để chiến đấu.

Vùng đất này mỗi năm chỉ có hai mùa: mùa nước thì ngập sâu, thường kéo dài tới 3 tháng cuối năm. Nước tràn mênh mong, tất cả sự di chuyển chỉ đi bằng ghe xuồng, nhìn xa sẽ thấy những đồn bót của địch chơ vơ như hòn đảo giữa biển nước mênh mong. Những địa danh: “Đồng chó ngáp” thuộc xã Bình Thành Thôn, “Trấp trời ơi”, xã Tân Hoàng…. Là những nơi khi giáp trận, địch không tài nào bén mảng đến được. Mùa khô chốn này thì đồng khô, cỏ cháy. Do vậy, đứng về mặt chiến lược Mộc Hóa khác hẳn những căn cứ khác. Việc giữa Đồng Tháp Mười mênh mong tồn tại một căn cứ địa kháng chiến nổi tiếng liên tục chín năm trời kháng Pháp quả là kỳ công lớn của Khu 8 thời bây giờ và Mộc Hóa vinh dự là vùng đất trở thành một căn cứ kháng chiến quan trọng của Nam Bộ lúc đó.

Bộ Tư Lệnh Khu 8 được thành lập vào năm 1945, nhưng sang đến đầu năm 1946 mới kiện toàn hoạt động thực sự. Qua điều nghiên địa hình, lãnh đạo Khu 8 đã quyết định chọn ấp Bắc Chan, thuộc xã Tuyên Thạnh (nằm ở hữu ngạn sông Vàm Cỏ Tây), cách huyện Mộc Hóa hơn 4km đường chim bay, làm nơi đóng trụ sở. Tại đây Bộ Tư Lệnh Khu 8 đã tiến hành xây dựng và huấn luyện bộ đội một cách có hệ thống, xây dựng công binh Xưởng sản xuất vũ khí, lập tổ quân Y… chuẩn bị vào cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược.

Đầu tháng 7/1946, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành đánh chiếm Mộc Hóa và Đồng Tháp Mười theo nhiều hướng: Vàm Cỏ Tây- Phú Mỹ- Kênh 12 và từ Kompong-Rau (Campuchia). Chúng cho xây đồn Mộc Hóa ở gần bờ sông. Lúc đầu tại đây quân số địch chốt đóng ở cấp Tiểu đoàn (lính Pháp) về sau rút bớt còn một Đại đội (lính Miên). Ngoài việc xây đồn Mộc Hóa làm trung tâm, địch còn cho đóng quân  và xây dựng hệ thống đồn bót tại Trà Cú – Vàm Xáng- Lộ Rau – Vàm Bắc Chan…. Binh lực địch ở mỗi nơi chốt đóng từ một trung đội trở lên.

Với chiến lược chiến tranh du kích, bộ đội địa phương và du kích Mộc Hóa đã liên tục diệt và làm tiêu hao nhiều sinh lực địch, khiến chúng rất lo sợ và bắt đầu co cụm cố thủ trong các đồn bót lớn. Sang năm 1947 cả một vùng đất rộng của huyện chỉ còn hai Đồn địch ở Mộc Hóa và Long Khốt khá kiên cố, binh lực vũ khí  cũng khá mạnh : có pháo 105 ly. Đại liên 12 ly, súng cối 81 ly…. Bót Long Khốt do ở xa (sát biên giới Việt Nam – Campuchia) nên trọng tâm hoạt động của ta là nhằm vào Đồn Mộc Hóa. Bộ đội Mộc Hóa luân phiên có hai Tiểu đội thường xuyên canh diệt địch ở Rạch Cá Rô- Bà Kén, chờ địch ra khỏi Đồn là nổ súng. Thời gian này, theo chủ trương của Huyện Ủy các bộ đội địa phương đã đến từng nhà vận động nhân dân Thị Trấn Mộc Hóa đi tản cư xa khỏi đây nhằm mục đích cho ta dễ đánh Đồn và dễ cô lập địch với nhân dân. Nhiều gia đình đã khắc phục khó khăn trong việc di chuyển, tìm vào những chỗ ở mới như Bình Hòa, Tân Lập, Tuyên Thạnh… và cho con em đi theo kháng chiến.

Phong trào chiến tranh nhân dân cuối năm 1946-1947 bắt đầu phát triển khá mạnh ở Đồng Bằng Nam Bộ. Có tỉnh lúc đầu chỉ có một, hai đại đội thì nay phát triển lên thành bốn năm đại đội …. Dẫn đến thành lập các chi đội sau đổi thành Trung đoàn . Như ở Tân An chỉ có chi đội 14  sau đổi thành Trung đoàn 120; Mỹ Tho có chi đội 17 sau đổi là Trung đoàn 105. Đất SaĐec phía Đồng Tháp Mười có chi đội 18 sau là Trung đoàn 115, Bến Tre có Chi đội 19 sau thành Trung đoàn 99…. Bộ Tư lệnh Khu 8 được thành lập do đồng chí Trần Văn Trà làm Khu bộ trưởng và đồng chí Nguyễn Văn Vinh làm chính ủy, chỉ huy các Trung Đoàn nói trên. Để có khả năng tiêu diệt địch ở cấp đại đội và Tiểu đoàn của địch, đòi hỏi lực lượng vũ trang của ta phải tập trung cao hơn, cở Tiểu Đoàn…. Nhưng vào thời điểm lúc đó, bộ đội cách mạng ở các tỉnh còn ít, dân quân chưa đủ mạnh, nếu tập trung lực lượng thành Tiểu đoàn địa phương ở các tỉnh thì nhiều địa bàn khác sẽ bị bỏ trống. Vì vậy để có một lực lượng tập trung mạnh có thể liên tục đi chiến đấu trong khắp chiến trường Khu 8 , bằng cách phối hợp với hoạt động độc lập của các đại đội, Trung đoàn… Bộ Tư Lệnh Khu 8 quyết định thành lập Tiểu đoàn Trực thuộc bộ chỉ huy Khu với tên gọi: tiểu đoàn Liên Quân Lưu Động (10).Đến ngày 22/12/1948, Nghị quyết Hội Nghị quân sự Khu 8 mới xác định lại nhiệm vụ và tính chất của Tiểu đoàn Liên Quân Lưu Động, bây giờ đổi lại là bộ đội chủ lực (11).

Ngày 5/7/1948, Bộ Tư lệnh Khu 8 tiến hành thành lập Tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của Khu. Địa điểm tập trung quân  là hai bên bờ kênh Xáng – Nguyễn Văn Tiếp, từ Thiên Hộ Dương lên Đốc Binh Kiều, một vùng căn cứ kháng chiến của Đồng Tháp Mười  có dân cư đông đúc. Đây cũng là lần đầu tiên nhân dân trong vùng vô cùng phấn khởi nhìn thấy bộ đội cách mạng người đông và súng nhiều hơn bao giờ hết.

(10) – Liên Quân: là thành phần Tiểu đoàn gồm lực lượng của các Trung đoàn (vũ khí, người)

       – Lưu Động: Tiểu đoàn sẽ có nhiệm vụ tác chiến cơ động trên khắp địa bàn khu 8.

(11) – Bộ đội chủ lực: “là bộ đội được chọn lọc từ thành phần tập trung cán bộ và vũ khí, được huấn luyện đầy đủ về kỷ thuật và chiến thuật tác chiến”

( Tiểu đoàn 307- NXB Văn nghệ- trang 10). 

Sau khi khẩn trương tiến hành công tác tổ chức do đồng chí Nguyễn Chánh tham mưu- Trưởng Khu 8 phụ trách, Tiểu đoàn hình thành 3 Đại đội: 931- 932- 933 và Tiểu đoàn bộ có Ban tác chiến , Ban chính trị, Ban Quản Trị (Hậu Cần). Sau này mới tổ chức thêm đại đội trợ chiến, đại đội trinh sát đặc công và đại đội bổ sung (Huấn luyện tân binh). Tiểu đoàn trưởng lúc đó là đồng chí Đỗ Huy Rừa, Tiểu đoàn phó là đồng chí Nguyễn Văn Sĩ, Chính Trị viên là đồng chí Hồng Long. Sự ra đời của Tiểu đoàn 307 Tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của Khu 8, thể hiện chủ trương đúng đắn của Bộ Tư Lệnh Khu 8, đánh dấu bước trường thành của lực lượng vũ trang trong khu, khẳng định sự lớn mạnh dần của quân đội ta và cũng từ đó mở đầu những trận đánh tiêu diệt lực lượng địch ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Để tạo một trận đánh tiêu diệt địch, mở đầu thành tích cho tiểu đoàn 307 sau khi rút quân. Bộ Tư Lệnh quyết định tổ chức đánh trận Mộc Hóa. Vào tháng 6/1948 bộ đội chủ lực tỉnh (12) về Mộc Hóa và tiến hành chuẩn bị chiến trường 2 tháng, sau đó đề ra kế hoạch đánh đồn Mộc Hóa và kết hợp đánh quân tiếp viện từ huyện Rau (Campuchia) sang. Cũng cần nhắc lại là vào 11/1947, Trung đoàn 120 (13) sau khi mới thành lập và được huấn luyện 2 tháng đã xin ý kiến cấp trên cho đánh đồn Mộc Hóa. Đánh thử trận đầu không có kết quả và không thành công vì chưa tính đến phương án việc địch sẽ tiến đánh chi viện cho đồn Mộc Hóa khi Đồn bị quân ta tấn công. Do vậy lần này vấn đề suy nghĩ đánh trận Mộc Hóa lần II được Bộ Tư Lệnh Khu 8 đưa ra bàn bạc, thảo luận rất kỹ từ hai phía “Công đồn, Đả viện”.

Vào thời điểm diễn ra trận đánh, huyện Mộc Hóa là một trong 3 huyện thuộc tỉnh Tân An. Nằm trải dài trên phạm vi trung tâm căn cứ Đồng Tháp Mười. Phía Bắc huyện giáp Tỉnh Svâyriêng (Campuchia), phía Nam giáp Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang), phía Đông giáp tỉnh Chợ Lớn (nay là tỉnh Long An) và phía Tây giáp tỉnh SaĐec (nay là Tỉnh Đồng Tháp). Trong huyện Mộc Hóa lúc ấy địch chỉ có đóng một cái đồn tại trung tâm huyện lỵ, hình thành một điểm chốt cài sâu trong căn cứ Đồng Tháp Mười, án giữ vùng Biên giới Việt Nam- Campuchia, uy hiếp căn cứ kháng chiến Đồng Tháp Mười từ phía Bắc, cản trở giao lưu giữa khu 8 với khu 7 và khu 9.

Đồn Mộc Hóa nằm trên đỉnh Gò Bắc Chiêng, giữa thị trấn bên bờ sông Vàm Cỏ Tây, có cầu tàu thuận lợi cho tổ chức phòng thủ và quan sát được xa. Đồn cấu trúc theo hình chữ nhật bao bọc bằng tường đất dày, cao 2m có lỗ châu mai với 3 lớp hàng rào kẽm gai, 4 góc có 4 lôcốt. Giữa đồn có ổ trung tâm đề kháng, trên cao có chồi canh gác cao 6m.

(12) Lịch sử Đồng Tháp Mười – trang 35 (sách đã dẫn)

(13) Trung đoàn 120: là trung đoàn thuộc khu 8, thành lập năm 1947 được phân công phụ trách tỉnh Tân An, các chiến sĩ của trung đoàn xuất phát từ chi đội 14 (là lớp thanh niên đầu tiên, con em của tỉnh Tân An- Chợ Lớn lúc trước tham gia kháng chiến). 

Lực lượng địch đồn trú ở đây vào thời điểm này có khoảng 70 tên (phần đông là lính Partisans (14), Trung úy đồn trưởng là người Pháp tên LouisBertrand. Vũ khí của địch lúc đó gồm một cối 81, hai cối 60, hai đại liên, bốn trung liên, còn lại là tiểu liên, súng trường… hoạt động chủ yếu của địch là tuần tra xung quanh đồn , bảo đảm cho việc trú quân, kiểm soát sự đi lại của nhân dân trên sông Vàm Cỏ Tây, tổ chức mạng lưới gián điệp…. hàng tháng một lần địch từ Thị Xã Tân An ( nay là TP Tân An) dùng tàu sắt theo sông Vàm Cỏ Tây tiếp tế cho Mộc Hóa, khi bị tấn công Đồn Mộc Hóa có thể được pháo binh từ lộ I (Svâyriêng) theo lộ Rau đến bắc Cầu Sư Đạo bắn chi viện, địch sẽ nhanh chống đưa lực lượng đến tiếp viện, hoặc địch sẽ dùng tàu theo sông Vàm Cỏ Tây (từ Thị Xã Tân An lên Mộc Hóa) xuống.

Về phía ta: vào thời điểm mùa khô năm 1948, do yêu cầu của chiến trường và khả năng cho phép, Ban chỉ huy Trung đoàn 120 đề nghị Bộ Tư Lệnh Khu 8 chấp thuận cho Trung đoàn 120 phối hợp với Tiểu đoàn chủ lực 307 đánh một trận “Công Đồn, Đả Viện” vào Đồn Mộc Hóa. Trong đó:

– Trung đoàn 120 chịu trách nhiệm công đồn.

– Tiểu đoàn 307 sẽ đánh viện, chủ yếu nhằm tiêu diệt lực lượng viện binh đi bằng đường bộ từ lộ Rau đi xuống. Mặc khác phải tích cực ngăn chặn đánh tàu địch từ Tân An theo sông Vàm Cỏ Tây đi lên.

Nếu thực hiện được nhiệm vụ trên ta sẽ giải phóng hoàn toàn huyện Mộc Hóa, hoàn chỉnh khu căn cứ Đồng Tháp Mười, liên kết hai chiến trường Việt Nam – Campuchia, mở rộng sự giao lưu giữa khu 7 với khu 8 và khu 9 …. Thắng trận này sẽ là điểm xuất phát xây dựng truyền thống cho Tiểu đoàn 307: Một đơn vị của Khu 8 mới được thành lập và sẽ động viên tinh thần hăng hái giết giặc lập công của nhân dân Tỉnh Tân An nói riêng và Khu 8 nói chung.

Qua điều nghiên địa hình và so sánh thực lực hai bên giữa ta và địch. Bộ Tư Lệnh Khu 8 đồng ý cho Trung đoàn 120 (gồm 2 đại đội: C 1075 – C 1080) và Tiều đoàn 307 đánh trận này, kết hợp với lực lượng bộ đội và du kích địa phương (khoảng 1 trung đội) cùng 1 trung đội công binh của khu 8 và hơn 500 dân công tham gia, Ban chỉ huy trận đánh sắp tới được thành lập gồm các đồng chí :

– Đồng chí Nguyễn Chánh (Tham mưu trưởng Khu 8) : Chỉ huy trưởng.

– Đồng chí Lê Quốc Sản (Trung Đoàn trưởng – Trung đoàn 120).

– Đồng chí Đỗ Huy Rừa (Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 307).

Ban chỉ huy trận đánh đã thường xuyên đi khảo sát địa hình, họp bàn việc đánh trận và thống nhất đề ra phương án tác chiến gồm 3 mặt trận như sau:

1- Mặt trận tấn công đồn Mộc Hóa: sử dụng đại đội bộ binh 1075 thuộc Trung đoàn 120, có tăng cường 1 trung đội của đại đội 1080 sẽ dùng hỏa lực kết hợp với sinh lực tấn công tiêu hao-tiêu diệt nhiều sinh lực địch, buộc địch đi viện. Khi lực lượng đi viện bị diệt, sẽ tạo sức ép mạnh tạo điều kiện cho quân ta bức rút bức hàng Đồn địch ở đây.

(14) Lính Partisans: lính đánh thuê của pháp.

2- Mặt trận đánh viện trên lộ Rau do Tiểu đoàn 307 (thiếu 1 trung đội thuộc đại đội 933), được tăng cường đại đội 1075 của Trung đoàn 120. mặt trận này do đồng chí Đỗ Huy Rừa chỉ huy sẽ bố trí lực lượng đánh địch như sau:

– Đại đội 931 chiếm lĩnh khu vực Bến Ông Tờn (Xã Bình Hiệp): có nhiệm vụ nổ súng ghìm đội hình địch, nhanh chống xung phong tấn công theo trục lộ Rau từ phía Nam lên phía Bắc. Đại đội 933 (thiếu một trung độ) chiếm lĩnh khu vực ấp Tầm Đuông (Xã Bình Hiệp) có nhiệm vụ phối hợp với mặt trận chính diện đánh địch từ sườn phải , xung phong ra lộ Rau chia cắt đội hình địch và tiêu diệt từng bộ phận sinh lực của bọn chúng.

– Đại đội 932 và đại đội 1075 chiếm lĩnh khu vực Chùa Giồng Quéo (Xã Bình Hiệp): có nhiệm vụ phối hợp với mặt trận chính diện đánh địch từ sườn trái, xung phong ra lộ Rau chia cắt đội hình địch, tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch. Riêng đại đội 1075 còn có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị bạn xung phong ra lộ Rau, cắt ra một bộ phận khẩn trương tấn công chiếm lĩnh cầu Sáu Huê, thực hiện nhiệm vụ khóa đuôi.

Ban chỉ huy trận đánh còn nhận định: khi địch đi hành quân sẽ tổ chức sục sạo ven lộ rau, do đó các đơn vị đánh địch từ hai bên sườn phải bố trí ém quân cách lộ từ 300- 400m. Mặc khác địch có thể quan sát từ xa , ta phải khéo léo mai phục bí mật (đào hố sâu dùng cho 2 người, đất phải đem rải rác từ xa). Việc ngụy trang phải hết sức chu đáo, yếu tố bất ngờ dũng mãnh xung phong, nhất là nhiệm vụ khóa đuôi là rất quan trọng và quyết định thắng lợi của trận đánh.

3- Mặt trận đánh tàu địch trên sông Vàm Cỏ Tây do 1 Trung đội của Tiểu đoàn 307 phối hợp với phân đội thủy lôi của Trung đoàn 120 và du kích xã, bố trí ở khu vực nhà Cả Hoạch (Xã Phong Phú) do đồng chí tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 307 chỉ huy.

Chỉ huy Sở của trận đánh đóng tại Ngã Ba Bình Tây (thuộc phần đất nhà bà Chín Tỵ- Nguyễn Thị Tỵ- Xã Tuyên Thạnh) gồm các đồng chí: Nguyễn Chánh- Lê Quốc Sản- Đỗ Huy Rừa.

Trạm quân Y được bố trí tại ngọn nhỏ (bây giờ là ngọn Bình Tây) thuộc xã Tuyên Thạnh do lực lượng quân Y trung đoàn 120 đảm trách (ngay phần đất nhà Ông Võ Nhựt Xuất- ấp Bắc Chan II- Tuyên Thạnh). Hướng dẫn bộ đội vào vị trí chiến đấu và làm công tác hậu cần do lực lượng du kích địa phương đảm trách, ông Võ Tấn Mạnh (Hai Trãi) xã đội trưởng Tuyên Thạnh chỉ huy lực lượng này, ông Võ Văn Đền (Tám Đền) chính trị viên xã đội và ông Võ Văn Cẩn (xã đội phó) phụ trách chung. Khi chiếm lĩnh trên địa bàn tấn công, các chiến sĩ phải có lương thực, nước uống đựng trong ống tre dùng cả ngày đêm. Đội hậu cần sẽ mang cơm và nước uống từ Vàm Cá Đôi (Tuyên Thạnh) ra tận trận địa tiếp tế cho các đơn vị chiến đấu.

Sau khi mọi phương án tác chiến được ban chỉ huy trận đánh vạch ra và được Bộ Tư lệnh Khu 8 thông qua, các chiến sĩ Trung đoàn 120 và tiểu đoàn 307 cùng bộ đội và du kích địa phương nhanh chống nhận lệnh. Lệnh chiến đấu được triển khai xuống từng đơn vị, từng chiến sĩ. Trận Mộc Hóa diễn ra đúng như ta dự đoán như sau:

1/ Ở mặt trận công đồn đêm 16/8/1948:

Khi được lệnh tiếp cận Đồn Mộc Hóa, Đại đội 1075, vượt qua khu nhà dân để đến gần Đồn thì đột nhiên chó sủa rộ lên, nghe động địch từ trong Đồn quan sát và bắn vào

đội hình quân ta khi các chiến sĩ vượt qua bãi đất trống. Đến 22 giờ đơn vị mới chiếm lĩnh xong trận địa, 22 giờ 30 kết hợp xung lực, hỏa lực, quân ta đồng loạt tiến công Đồn Mộc Hóa địch trong Đồn bắn trả quyết liệt. Sau hai đợt tấn công không thành công ta cho lui đội hình ra , lợi dụng địa hình tổ chức công sự tạo thế vây ép, buộc địch sáng hôm sau phải bung ra đánh vạt bộ phận vây ép, tạo điều kiện cho ta diệt từng toán nhỏ quân địch . Đúng như ý đồ chiến đấu của ta : Sáng ngày 17/8/1948 một toán lính bung ra khỏi Đồn  tìm dấu vết quân ta  bị quân ta bắn bị thương hai tên, chúng hoảng hốt rút chạy vào Đồn. Đến 10 giờ một trung đội của địch lần tiến ra hướng bờ sông lại bị quân ta nổ súng diệt hai tên. Đến 11 giờ trên không một chiếc Đa-ko-ta đến, bay lượn và thả dù tiếp tế cho địch trong Đồn Mộc Hóa, trinh sát ta phát hiện địch ra bờ sông lấy ghe xuồng của dân. Ban chỉ huy trận đánh phán đoán địch có ý đồ chuyển thương binh về phía sau theo mương lộ Kompong- Rau.

2/ Ở mặt trận đánh địch trên lộ Rau:

Đại đội 931 làm nhiệm vụ chặn đầu bố trí ở Đồn Ông Tờn (Xã Bình Hiệp) được Ban chỉ huy và trinh sát thông báo về vấn đề địch lấy ghe xuồng chở thương binh theo mương lộ Rau, liền ém quân vào vị trí chiến đấu. Khi địch đổ bộ vào bến Ông Tờn, đội hình chiến đấu của ta đã được xoay lại (ý đồ đầu tiên của đại đội 931 khi ém quân tại đây là đón đánh địch từ Biên giới xuống, khi chúng hành quân tiếp viện cho Đồn Mộc Hóa, bây giờ phải quay ngược lại, chuẩn bị đánh địch từ Mộc Hóa lên) sau 15 phút chiến đấu, ta hoàn toàn làm chủ trận đánh. Giết tại trận 23 tên bắt sống 6 tên (trong đó có trung úy Đồn trưởng LouisBertrand).

Đến chiều ngày 17/8/1948 Ban chỉ huy Mặt Trận này nhận định: Ngoài việc thả hai dù tiếp tế, bọn địch chốt đống ở các khu vực xung quanh chưa có phản ứng, chứng tỏ địch cố giữ Đồn Mộc Hóa và muốn thế phải có viện binh đến giải vây. Ban chỉ huy Mặt Trận lập tức chỉ thị:

– Cho đại đội 1075 lợi dụng tinh thần hoang mang của địch trong Đồn đang bị tiêu hao trên nữa quân số và Đồn trưởng LouisBertrand bị bắt, ta phải vây ép mạnh và diệt mọi lực lượng địch tung ra, uy hiếp bức rút bức hàng.

– Cho Mặt Trận đánh địch trên lộ Rau sẵn sàng địch đi tiếp viện.

– Cho Mặt Trận đánh viện trên sông Vàm Cỏ Tây sẵn sàng đánh tàu địch.

– Ngày 18/8/1948 một tiểu đoàn của địch được chở bằng cơ giới từ ngã ba Prasaut theo lộ Rau xuống Biên Giới Việt Nam – Campuchia. Đến Bắc Cầu Sư Đạo 1km chúng cho triển khai đội hình, có bộ phận hỏa lực chiếm lĩnh Cầu Sư Đạo. Đến 15 giờ sau khi vượt Cầu Sư Đạo và cầu Sáu Huê theo lộ Rau, địch bắt đầu tiến về huyện Mộc Hóa. Khi hành quân chúng rất thận trọng cho trinh sát sục sạo theo lộ Rau và đại bộ phận của chúng đều đi với đội hình phân tán. Khi đội hình địch lọt vào trận địa mai phục của ta: Đại đội 931 nổ súng diệt gọn bộ phận đi đầu, ghìm chân chúng lại, tất cả các cánh quân của chúng ta được lệnh chặn đầu hai sườn phải và trái, đồng loạt nổ súng dũng mãnh xung phong, nhanh chống xông lên lộ Rau chia cắt đội hình của địch. Bị đánh bất ngờ đội hình của địch hoảng loạn, nên mọi ý đồ chiến đấu của địch đều không thực hiện được. Chúng chống trả yếu ớt, được hỏa lực của chúng tại Cầu Sư Đạo yểm trợ địch nhanh chống rút chạy về bên kia biên giới.

Sau 15 phút chiến đấu ta rượt đuổi theo địch gần 2km đến tận Cầu Sáu Huê: diệt rất nhiều tên địch thu rất nhiều vũ khí đạn dược. Quân ta hoàn toàn làm chủ chiến trường. Đến 16 giờ cùng ngày Ban chỉ huy trận đánh ra lệnh rút quân về vị trí qui định (Kênh Dương Văn Dương).

3/ Mặt Trận đánh tàu trên sông Vàm Cỏ Tây không nổ súng vì tàu địch không đưa quân lên tiếp viện theo hướng này.

Kết quả: Trong trận Mộc Hóa hào hùng này các chiến sĩ Trung đoàn 120 và Tiểu d0oàn 307 phối hợp bộ đội cùng du kích địa phương đã làm nên nhiều kỳ tích lớn:

– Với quân địch tại Đồn Mộc Hóa: Mặc dù không triệt hạ được Đồn, quân ta cũng đã tiêu diệt 25 tên địch, bắn bị thương hai tên, bắt sống 6 tên (trong đó có trung úy Đồn trưởng LouisBertrand).

– Với quân tiếp viện ta đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn của địch giết và làm bị thương hàng trăm tên thu hơn 100 súng các loại (trong đó có 3 cối 60 ly một số đại liên và trung liên), trận đánh thắng lợi nghiêng về phía lực lượng ta. Theo lời kể của các chú các bác người ở địa phương (là du kích Tân Lập tham gia trận đánh, làm bộ phận hướng dẫn và hậu cần) kể lại: xác địch chết la liệt, ngổn ngang máu xương văng tứ tung… Xong trận đánh các chiến sĩ và du kích đi gom thây địch lại chôn tập thể thành hai hầm lớn (nay thuộc phần đất nhà bác Chín Viên (ấp Ông Nhan Tây xã Bình Hiệp). Khu vực ấp Ông Tờn mảnh đất sát biên giới Việt Nam – Campuchia là mồ chôn hàng trăm xác thù trở thành địa danh lịch sử.

Tuy không diệt được Đồn Mộc Hóa nhưng nhờ thắng lợi này ta thu được nhiều vũ khí của địch, trang bị vũ khí cho lực lượng du kích các xã Tuyên Thạnh- Tân Lập- Bình Hiệp… được tốt hơn. Nhờ thu một số súng mới du kích xã Tuyên Thạnh có đến 31 khẩu đã liên tục bao vây uy hiếp thường xuyên Đồn Mộc Hóa. Phần lớn nhân dân bị gom xung quanh Đồn, lần lượt tìm cách trở về vùng giải phóng. Cùng với những thắng lợi chung của chiến trường Miền Nam nói chung và chiến trường Đồng Tháp Mười nói riêng vào những năm 1948 – 1949 cộng với bản thân Đồn Mộc Hóa thường bị uy hiếp liên tục, địch đóng tại đây rất hoảng sợ trước sức chiến đấu bền bỉ của quân ta, đã tự rút chạy bỏ Đồn Mộc Hóa giữa năm 1949 về đóng một đồn ở ấp Ông Tờn Xã Bình Hiệp sát biên giới Việt Nam – Campuchia. Đồn Mộc Hóa bỏ ngỡ là thuận lợi lớn cho việc mở rộng căn cứ cách mạng của Khu 8 và mở rộng địa bàn đánh địch của ta qua biên giới Campuchia.

Chiến thắng này đã đi vào lịch sử, được cả nước biết đến, ngợi khen và cỗ vũ…. Đặc biệt trong lúc quân ta đang chiến đấu tại Mộc Hóa, một tổ điện ảnh của Khu 8 đi theo sát đơn vị đã quay đươc nhiều hình ảnh sinh động của trận đánh và dựng thành phim tư liệu với tên gọi “Trận Mộc Hóa”, về sau được chiếu phục vụ rộng rãi khắp nơi. Tổ điện ảnh Khu 8 lúc ấy sống và làm việc tại nhà Bác Võ Thị Ngâu (Bảy Ngâu) ấp Bắc Chan II  Xã Tuyên Thạnh được người dân địa phương thích gọi là những anh nhà báo.

Đó là cuốn phim ghi lại chiến công của bộ đội Khu 8 do nhà quay phim Mai Lộc thực hiện vào mùa thu lịch sử của năm 48. Bố trí quay phim trận “Công Đồn, Đả viện” này còn có các đồng chí Khương Mễ và Vũ Sơn ở hai cánh quân khác nữa, nhưng chỉ có cánh quân của đồng chí Mai Lộc may mắn gặp địch nên anh đã ghi lại toàn bộ cảnh quân Pháp , quân Miên bị diệt và đầu hàng, cảnh bắt sống Đồn trưởng LouiBertrand. Để làm được cuốn phim này, Tổ điện ảnh của Bộ Tư Lệnh khu 8 đã phải tốn rất nhiều công sức, vượt qua bao nhiêu khó khăn, thiếu thốn: Từ việc bố trí người vào Sài Gòn mua máy, phim nhựa, hóa chất… đến việc tổ chức quay dựng, in tráng…. Để tráng được cuốn phim, phải thiết kế riêng một “chiếc ghe buồng tối” khi cần có thể di động tránh địch, phải đưa nước đá từ Mỹ Tho (vùng địch chiếm) Đồng Tháp Mười để ướp lạnh chậu thuốc tráng phim ở nhiệt độ 180C (vì không có phòng lạnh) phải phơi phim trong mùng để tránh muỗi vì Đồng Tháp Mười là xứ “muỗi kêu như sáo thổi” phải đưa “ghe buồng tối” ra tận sông Tiền để có nước ngọt, tránh nước phèn Đồng Tháp Mười làm hư hỏng phim…

Đêm 24/12/1948, cuốn phim “Trận Mộc Hóa” ra mắt khán giả tại Câu Lạc Bộ Quân Nhân Khu 8 nằm bên bờ kênh Dương Văn Dương để chào mừng cuộc hội nghị của ủy Ban  Kháng Chiến hành chánh Nam Bộ (có các nhân sĩ trí thức từ Sài Gòn ra dự). Buổi chiếu phim đã để lại một ấn tượng khó phai mờ trong lòng nhiều người, đặc biệt là đối với những anh em làm công tác văn nghệ: Không một áp phích quảng cáo, thế nhưng giữa bưng biền mênh mông, người xem vẫn đông nghẹt, ghe xuồng các nơi đỗ về đầy kín cả một đoạn kinh. Người xem chen lấn xô đẩy nhau đến mức bộ đội phải lập một hàng rào bảo vệ quanh chỗ đặt máy chiếu. Trận đánh Mộc Hóa lên phim là một cố gắng rất lớn của tổ điện ảnh Khu 8. Thành công của bộ phim được lan đi nhanh chóng, kích thích Khu 7- Khu 9 và một số tỉnh Cực Nam Trung Bộ cử người đến học tập kinh nghiệm, kỹ thuật để về làm phim ở địa phương mình.

Ngày nay chiếc máy quay bộ phim “Trận Mộc Hóa” được đặt trong phòng truyền thống cách mạng Nam bộ tại Bảo Tàng cách mạng ở Thủ Đô Hà Nội, và mảnh đất Mộc Hóa được xem như là mảnh đất đầu tiên ở Miền Nam khai sinh nền điện ảnh cách mạng của cả nước. Qua bộ phim, đồng bào cả nước càng thêm cảm phục và tự hào về những người lính Khu 8 anh hùng: đã chiến đấu và chiến thắng địch trong một địa hình và hoàn cảnh gian nan  của Đồng Tháp Mười. Tên đất – Tên người – Tên những chiến sĩ thuộc Trung đoàn 120, tiểu đoàn 307 và nhiều người con anh hùng của Mộc Hóa đã đi vào lịch sử, mãi mãi là niềm tự hào của quân đội ta từ những năm đầu kháng Pháp cho đến hôm nay và cả mai sau…

IV. LỌAI DI TÍCH:

Di tích: “Khu vực Gò Bắc Chiêng” là loại di tích lịch sử ghi dấu chiến công chống xâm lược của quân đội ta thời kỳ chín năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và bọn tay sai. Nó gắn liền với sự kiện trận chiến thắng oanh liệt: ta tiến đánh bức hàng – bức rút Đồn Mộc Hóa và tiêu diệt hơn một tiểu đoàn địch tiếp viện vào 3 ngày 16- 17 và 18 tháng 8 năm 1948 tại huyện Mộc Hóa.

V. KHẢO TẢ DI TÍCH:

Tận Mộc Hóa diễn ra vào 3 ngày 16-17-18/8/1948, tại khu vực Gò Bắc Chiêng, làm thành hai mặt trận chính.

  1. Trận Công Đồn:

    Do Trung đoàn 120 bố trí tấn công.

    Đồn Mộc Hóa lúc ấy đóng tại Gó Bắc Chiêng (nay thuộc trung tâm Thị Trấn Mộc Hóa), xung quanh có nhà dân nhưng rất thưa thớt.

     

    B- Trận Đả Viện:

    Quân ta bố trí chặn đánh địch từ khu vực ấp Ông Tờn (nay là ấp Ông Nhan Tây), xã Bình Hiệp rãi dài vào gần Mộc Hóa, mặt trận này do Tiểu đoàn 307 đảm trách. Vào thời điểm diễn ra trận đánh khu vực này còn hoang hóa, đất mênh mong không có nhà dân, cỏ hoang lên cao đến đầu người. Từ Mộc Hóa xuống đến Biên Giới Việt Nam – Campuchia chỉ có hai đường chính:

    – Một hướng đi theo dọc sông Vàm Cỏ Tây.

    – Một hướng đi theo lộ Rau, đây là con lộ huyết mạch ăn thông sang huyện Rau (Campuchia) lúc trước người Pháp có cho đổ đá để dễ di chuyển. Lộ này thời Pháp có người còn gọi là lộ Đông Dương (bây giờ là lộ 28 nối dài đến Mộc Hóa). Bên kia biên giới là Thơmây thuộc đất Campuchia giáp với xã bình Hiệp thuộc đất Việt Nam. Từ Campuchia và từ hướng Tây Ninh một tiểu đoàn địch hành quân theo lộ Rau, vượt cầu Sư Đạo và cầu Sáu Huê để sang chi viện cho địch ở Đồn Mộc Hóa đang bị ta bao vây. Cầu Sư Đạo dài trên 20m ngang 4m làm bằng cây cách biên giới Việt Nam – Campuchia 2km; Cầu Sáu Huê dài hơn 10m rộng 4m cách biên giới Việt Nam – Campuchia gần 1km nằm trên đất bạn Campuchia hiện nay vẫn còn.

    Từ vị trí tập kết ngay bờ kinh Dương Văn Dương, bộ đội ta hành quân theo Rạch Bắc Chan sang Tuyên Thạnh tiến ra sông Vàm Cỏ Tây, được lực lượng hậu cần đưa qua sông và hành quân đến vị trí tập kết rải dài theo xã Bình Hiệp (tử ngã tư Bình Hiệp ngày nay đến khu vực Biên Giới). Quân ta ém dọc theo hai cánh: Bên trái và bên phải lộ Rau, cách lộ 300 – 400m. Ngay sát lộ Ban chỉ huy trận đánh cho đào các hố công sự ngụy trang để đánh địch. Trận đánh diễn ra ác liệt nhất là từ cầu Sáu Huê kéo dài vào khu vực ấp Ông Tờn. Theo lời kể của đồng bào địa phương địch chết rất nhiều trước nhà Bác Đặng Văn Thời (Út Thời) và chết chất đống chồng lên nhau trước nhà Bác Chín Viễn, đến nổi xong trận đánh ngay trước phần đất này các chiến sĩ đào luôn hai hố sâu chôn tập thể thây địch chết. Riêng cầu Sáu Huê, là nơi ta kết thúc trận đánh sau khi rượt đuổi địch về bên kia biên giới (qua khỏi cầu Sư Đạo).

    Ngày nay tại những khu vực này cảnh quan đã thay đổi nhiều, nhà dân mọc lên san sát, sung túc, riêng lộ Rau bên phần đất Việt Nam được gọi là lộ Bình Hiệp cũng còn ăn thông từ biên giới Campuchia sang Việt Nam nó thông luôn ra đường tỉnh 831 (còn gọi là Tỉnh lộ 49), để về Thị Xã Tân An (nay là TP Tân An) và đi khắp nơi. Một cuộc sống mới đang mỗi ngày mỗi đổi thay ngay chính trên mảnh đất này. Đồn Mộc Hóa không còn, nhưng ngay trong nhà lồng chợ Mộc Hóa vẫn còn vết tích phần nền cột cờ, thì theo lời kể của dân địa phương chính tại đây thực dân Pháp cho xây cất Đồn. Thị trấn Mộc Hóa sầm uất sung túc ngày nay được xem như là một trung tâm thông thương tỏa đi khắp nơi trong vùng Đồng Tháp Mười. Mảnh đất Mộc Hóa đã đi vào lịch sử và tên tuổi những (bộ đội cụ Hồ” chiến thắng trận này mãi là niềm khâm phục và tự hào của người Việt Nam chúng ta.

    Năm 1993: để kỷ niệm 45 năm chiến thắng trận này và cũng nhằm vào việc giáo dục truyền thống yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm cho lớp trẻ hôm nay – mai sau… Huyện ủy UBND huyện đã cho xây dựng ngay trung tâm Thị Trấn Mộc Hóa một tấm bia chiến thắng. Mặt bia trát đá mài, móng và tường đổ bêtông cốt thép. Xung quanh chân tường bó nền óp đá chẻ, nền bia xung quanh ốp bằng đá cẩm thạch với tổng diện tích xây dựng 36m2 (6m x 6m) (Đính kèm hồ sơ thiết kế Bia chiến thắng Mộc Hóa).

    Bên trong mặt bia:

    Hướng ra trung tâm Thị Trấn Mộc Hóa, mặt bia khắc dòng chữ “Bia Chiến Thắng Trận Mộc Hóa” (có ảnh chụp cảnh quân ta bắt sống tên Đồn trưởng Đồn Mộc Hóa trung úy LouisBertrand ).

    17/8/1948

    – Hướng  ra bờ sông Vàm Cỏ Tây mặt bia khắc dòng chữ:

    BIA CHIẾN THẮNG TRẬN MỘC HÓA

    ” Đồn Mộc Hóa đóng trên đỉnh Gò Bắc Chiêng- nay thuộc thị trấn Mộc Hóa, tỉnh Long An. Là một điểm chốt của thực dân Pháp án giữ vùng Biên Giới Việt Nam – Campuchia uy hiếp căn cứ Đồng Tháp Mười từ phía Bắc cản trở sự liên lạc giữa hai phân liên khu Miền Đông và Miền Tây.

    Được lệnh của bộ chỉ huy khu 8, đêm 16 và ngày 17/8/1948 đại đội 1075 thuộc Trung đoàn 120 cùng đại đội 931 thuộc tiểu đoàn 309 công đồn Mộc Hóa, đánh địch bung ra càn quét, diệt làm bị thương 27 tên, bắt sống 6 tên, có tên trung úy đồn trưởng LouisBertrand. Qua ngày 18 một tiểu đoàn quân Pháp từ Kompong-Rau đi tiếp viện, đến tại khu vực phía Nam cầu Sư Đạo, ấp Ông Tờn, xã Bình Hiệp. Bị Tiểu đoàn 307 đánh diệt và làm bị thương hàng trăm tên ta thu trên 100 súng các loại.

    Chiến thắng trận Mộc Hóa là một điển hình cho lối đánh công đồn đả viện, là chiến công đầu tiên của Tiểu đoàn 307 anh hùng và cũng là một điểm son trong lịch sử chống thực dân Pháp của quân và dân Đồng Tháp Mười anh dũng”.

    Công trình xây dựng bia chiến thắng tại huyện ngoài việc giáo dục truyền thống còn là một địa điểm tôn tạo cảnh quan đẹp cho trung tâm thị trấn Mộc Hóa.

    Cùng với việc Long An đầu tư xây dựng đưởng tỉnh 831 xuyên Đồng Tháp Mười trong những năm gần đây, tương lai Mộc Hóa sẽ còn có những thay đổi lớn lao về kinh tế- văn hóa đưa cuộc sống người dân nơi đây mỗi ngày mỗi được nâng cao hơn, đáp ứng ước mơ bao thế hệ cha anh ra đi đánh giặc ngày trước. Mong mõi được sống và lao động trong một đất nước độc lập tự do hạnh phúc.

    VI. CÁC HIỆN VẬT TRONG DI TÍCH:

    Hơn 45 năm đã trôi qua kể từ khi Trung đoàn 120 phối hợp Tiểu đoàn 307 cùng bộ đội du kích địa phương đánh trận Mộc Hóa năm 1948 thắng lợi vang dội cho đến nay sự kiện chiến thắng vẫn còn lưu lại trong ký ức của những người dân địa phương và các tướng lãnh quân sự cao cấp hay những người lính năm xưa bằng các câu chuyện kể, bằng những trang sử viết…. Đặc biệt vào năm 1990 tại huyện Mộc Hóa có tổ chức cuộc họp mặt “về thăm chiến trường xưa” của các chiến sĩ Trung đoàn 120 và Tiểu đoàn 307 ngày ấy. Những người lính trẻ tham chiến Trận mộc Hóa năm nào bây giờ có người còn, người mất, có người tóc đã pha sương, nhưng nét hồn nhiên yêu đời vẫn còn khi ta lằng nghe họ kể về trận đánh năm xưa. Đây là nguồn sử liệu sống rất quí, rất cần để thế hệ này viết sử, viết truyền thống  cho thế hệ sau ghi nhớ.

    Và cũng thật may mắn cho lớp hậu sinh chúng ta được nghe, được xem và thấy rõ trận đánh Mộc Hóa thật trên màn ảnh nhỏ, những thước phim tư liệu gốc, do Tổ điện ảnh Khu 8 quay ngay vào chính trận đánh lịch sử này. Tại Bảo Tàng Long An còn lưu giữ một số ảnh chụp và bộ phim “Trận Mộc Hóa” sưu tầm từ Quân Khu 7 và Hội Cựu chiến binh Tỉnh. Còn nói chung theo thời gian trôi qua những hiện vật liên quan đến sự kiện như chiến lợi phẩm, quân trang, quân dụng… đã bị thất lạc. Chúng ta cần có kế hoạch sưu tầm bổ sung trưng bày nhằm vào công tác giáo dục truyền thống tại địa phương.

    VII. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA DI TÍCH:

    Di tích “Khu vực Gò Bắc Chiêng” gắn liền với sự kiện bộ đội Khu 8 đánh đồn và diệt hơn một tiểu đoàn địch đến tiếp viện từ ngày 16 đến ngày 18/ 8/1948 tại Mộc Hóa, là một di tích có giá trị lịch sử ghi dấu chiến công chống xâm lược của quân đội ta thời kỳ chín năm trường chống thực dân Pháp và chiến thắng Mộc Hóa là niềm tự hào của Đảng bộ và quân dân Mộc Hóa, nó chứng minh sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Bộ Tư lệnh Khu 8: một trận đánh thắng lợi của ta và thực sự là nỗi kinh hoàng của thực dân Pháp những năm đầu chúng quay trở lại xâm lược nước ta.

    Chiến thắng này là thắng lợi chung về đường lối và phương châm du kích về trình độ tác chiến , chỉ huy chiến thuật đánh địch bằng lối đánh mới kết hợp giữa công đồn và đả viện, được quân đội ta xem là bài học kinh nghiệm lớn sau này và áp dụng tốt trong chiến tranh chống Mỹ tại vùng Đồng Tháp Mười.

    Trận Mộc Hóa còn là chiến thắng của Tiểu đoàn 307 lần đầu tiên xuất quân và lập công đầu, Tiểu đoàn 307 ra đời thể hiện chủ trương đúng đắn của Bộ Tư Lệnh Khu 8 trong việc thành lập bộ đội chủ lực của khu phối hợp với các địa phương đánh địch. Từ trận thắng này phối hợp với các chiến thắng khác của toàn Miền vào những năm 1948-1949, tinh thần địch tại các đồn bót này ngày càng thêm sa sút. Riêng địch tại Đồn Mộc Hóa: vào năm 1949 tự rút bỏ đồn, ta khai thông được đường hành lang chiến lược từ Miền Đông sang Miền Tây, giữ vững căn cứ địa kháng chiến.

    Chiến thắng trận Mộc Hóa cũng là mốc đầu tiên khai sinh nền điện ảnh cách mạng nước nhà: lần đầu tiên một bộ phim về đề tài chiến đấu được lên phim, rất trung thực với người thật- việc thật. Chiến thắng này mãi mãi là niềm khâm phục của bao thế hệ sau về những người lính Khu 8 đánh địch trong những hoàn cảnh rất khó khăn, gian lao và khổ cực của chiến trường Đồng Tháp Mười thuở ấy.

    Di tích lịch sử “Khu vực Gò Bắc Chiêng” còn là bằng chứng sống cho những đóng góp âm thầm của đồng bào địa phương từng nuôi giấu , đùm bọc chở che cho phong trào cách mạng, cho căn cứ địa kháng chiến của quân đội ta tại đây. Năm tháng đã đi qua những mất mát hy sinh của người dân Mộc Hóa nói chung và Long An nói riêng không còn nữa… nhưng di tích lịch sử còn đó như vẫn nhắc nhở đến các thế hệ mai sau rằng: để có những ngày hòa bình ấm no hạnh phúc hôm nay, ông cha ta với truyền thống yêu nước chống ngoại xâm đã đứng lên đánh giặc. Mảnh đất này đã thấm bao máu xương, mồ hôi và nước mắt của bao lớp người đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu lâu dài, gian lao, bền bỉ….

    Với những giá trị lịch sử to lớn trên, di tích “Khu Vực Gò Bắc Chiêng”, xứng đáng được nhà nước quan tâm bảo vệ, tôn tạo và phát huy công việc giáo dục truyền thống cách mạng tại địa phương.

    VIII. TÌNH TRẠNG BẢO QUẢN DI TÍCH:

    Trải qua hơn 45 năm theo thời gian cho đến nay tại khu vực xảy ra trận đánh Mộc Hóa năm 1948 cảnh quan đã thay đổi nhiều và những vết tích của trận đánh hầu như không còn. Hiện nay tại huyện có xây một tấm bia kỷ niệm chiến thắng này , nhưng chưa có phương án bảo vệ và phát huy tác dụng di tích trong đời sống văn hóa tinh thần ở địa phương. Nếu tình trạng trên kéo dài thêm một thời gian nữa, thì di tích sẽ ít còn được ai biết và tìm hiểu đến.

    IX. CÁC PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG DI TÍCH:

    Chiến thắng Mộc Hóa năm 1948 Trung đoàn 120 và Tiểu đoàn 307 phối hợp bộ đội du kích địa phương đánh uy hiếp nhằm bức hàng bức rút Đồn Mộc Hóa và diệt hơn một tiểu đoàn địch đến tiếp viện, làm một trận đánh lớn có sự điều nghiên địa hình hết sức chu đáo và công phu của quân đội ta thời chín năm kháng chiến giữa chiến khu Đồng Tháp Mười. Nó còn được lưu truyền trong nhân dân địa phương mãi đến ngày nay. Năm 1993 huyện Mộc Hóa đã cho xây dựng bia chiến thắng kỷ niệm trận đánh này: Đây là một việc làm rất đúng đắn thể hiện tấm lòng – tình nghĩa của thế hệ sau luôn tưởng nhớ và không quên những chiến công mà ông cha ta đã đổ máu xương để giành lại độc lập tự do cho đất nước.

    Vị trí đặt bia rất tốt vì:

    – Nằm trong khu vực diễn ra sự kiện lịch sử của Trận Mộc Hóa.

    – Địa hình thoáng: Tiếp cận trực tiếp với các tuyến giao thông thuận lợi cho mọi người đến tham quan di tích.

    Để góp phần vào việc phát huy tác dụng của di tích, chúng tôi có một số đề nghị như sau:

    – Khoanh vùng bảo vệ khu đất xây bia chiến thắng .

    – Phần công trình xây dựng bia chiến thắng: nội dung văn bia hay, toát lên được giá trị lịch sử của di tích, nhưng cần được nghiên cứu lại những vấn đề sau:

    + Tên của Trung Úy Đồn Trưởng là LouisBertrand chứ không phải là LouisBertrans (nghiên cứu theo tài liệu báo cáo của đồng chí Lê Quốc Sản).

    + Đại đội 931 thuộc Tiểu đoàn 309 (trong văn bia): Đứng về phía chuyên môn qua nghiên cứu và tham khảo ý kiến các tướng lãnh quân sự cùng Hội Cựu Chiến Binh Tỉnh, chúng tôi được biết vào thời điểm này đại đội 931 thuộc Tiểu đoàn 307, còn Tiểu đoàn 309 gồm 3 đại đội 939 – 940 – 941 và Tiểu đoàn bộ 942 (Tiểu đoàn 309 được thành lập vào ngày 23/9/1949 tại bờ kinh Hàm Vồ thuộc Cái Bè – Tiền Giang sau khi chiến thắng Mộc Hóa).

    – Tại công trình bia chiến thắng địa phương nên có phương án đầu tư xây dựng những công trình phụ như: Đặt hoa kiểng, trồng cây lấy bóng mát… nhằm tôn tạo nơi đây trở thành một khu vực có cảnh quan đẹp, phục vụ giáo dục giải trí lành mạnh của nhân dân địa phương. Trong tương lai, đây sẽ là một địa điểm lý tưởng để tổ chức những buổi nói chuyện truyền thống, gắn liền với nội dung giá trị lịch sử của di tích và các chiến công anh dũng của huyện Mộc Hóa.

    Xây dựng, tôn tạo công trình tưởng niệm đúng với qui mô và tầm cỡ của chiến thắng Mộc Hóa năm 1948, là một việc làm “đền ơn đáp nghĩa”, một hành động “uống nước nhớ nguồn”, của thế hệ này đối với người đi trước đã hy sinh xương máu, quyết tâm chiến đấu cho sự tồn tại và phồn vinh của đất nước Việt Nam.

    X. CƠ SỞ PHÁP LÝ BẢO VỆ DI TÍCH:

    Sau khi có quyết định bảo vệ di tích của UBND Tỉnh Long An, chúng tôi đính kèm biên bản và bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích cùng với sự xác nhận của các cấp có thẩm quyền trong bản lý lịch này.

    XI. NGUỒN TƯ LIỆU BỔ SUNG THAM KHẢO:

  1. Sách:

    1/ Địa chí Long An – 1989 – Thạch Phương – Lưu Quang Tuyến chủ biên.

    2/ Địa phương chí Tỉnh Kiến Tường – XB 1963.

    3/ Gia Định Thành Thông Chí – NXB Sài Gòn 1972.

    4/ Giai Thoại về Đồng Tháp Mười – NXB Đồng Tháp

    5/ Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười – Nguyễn Hiến Lê.

    6/ Lịch sử Đồng Tháp Mười – NXB TP HCM 1992.

    7/ Trên nền Tháp – Bảo Định Giang.

    8/ Kiến Tường lịch sử kháng chiến chống mỹ cứu nước 1954 – 1975. NXB QĐND Hà Nội 1989.

    B- Tài liệu đánh máy:

    1/ Báo cáo Trận Mộc Hóa năm 1948 do đồng chí Lê Quốc Sản đọc tại buổi mit-tinh kỷ niệm 45 năm chiến thắng Mộc Hóa.

    2/ Tài liệu tổng kết chiến tranh về Mộc Hóa suốt hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp – chống Mỹ do đồng chí Lê Trung Nguyên Đại tá huyện trưởng Mộc Hóa cung cấp.

    C- Lời kể của nhân dân địa phương:

    1/ Đặng Trung Tâm (Năm Tâm) – Chủ tịch UBND huyện Mộc Hóa về hưu – Thị Trấn Mộc Hóa.

    2/ Phạm Văn Nghiêm và Đặng Văn Thời: Ấp Ông Nhan Tây xã Bình Hiệp – huyện Mộc Hóa – tỉnh Long An.

    3/ Võ Tấn Mạnh (Hai Trãi): Thị Trấn Mộc Hóa.

******************************************************************************

Di tích lịch sử “Vùng Bắc Chan” căn cứ của Khu 8 trong thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp – Địa điểm tiến hành Đại Hội tỉnh Đảng Bộ đầu tiên tỉnh Mỹ Tho tháng 1 năm 1953 (Ấp Bắc Chan II – Xã Tuyên Thạnh – Huyện Mộc Hóa – Tỉnh Long An)

I. TÊN GỌI DI TÍCH:

Bắc Chan trong quá khứ là địa danh của một vùng đất tràm mọc thành rừng, sông rạch chằn chịt. Ngày nay là tên của một ấp thuộc xã Tuyên Thạnh nằm ở hữu ngạn sông Vàm Cỏ Tây cách thị trấn Mộc Hóa 4km. Về tên gọi của vùng này theo các bậc lão thành ở địa phương thì Bắc Chan là từ đọc trại ra của từ “Trpach” của người Khơme đó cũng là một cách giải thích tuy nhiên các tài liệu, sách vỡ chưa thấy có một lý giải khoa học nào.

Tháng 3 năm 1946 khi Khu 8 được thành lập trở lại đã chọn vùng Bắc Chan là căn cứ đầu tiên để củng cố và xây dựng lực lượng lâu dài. Cũng chính nơi đây tháng 1/1953 đã diễn ra đại hội tỉnh Đảng bộ đầu tiên tỉnh Mỹ Tho.

Ngày nay lịch sử đã sang trang nhưng bao sự kiện trọng đại ấy trong buổi đầu kháng Pháp trên chiến khu Đồng Tháp Mười vẫn mãi gắn liền với vùng Bắc Chan lịch sử.

II. ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỐ –  ĐƯỜNG ĐI ĐẾN DI TÍCH:

1/ Địa điểm phân bố:

Di tích vùng Bắc Chan tọa lạc ở ấp Bắc Chan II, Xã Tuyên Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, nằm về hướng Tây Bắc thị xã Tân An – Long An.

Ngược dòng lịch sử mới thấy rằng địa điểm phân bố của di tích vùng Bắc Chan trên vùng đất mang tên Mộc Hóa ngày nay đã trãi qua nhiều biến đổi về địa giới và đơn vị hành chính. Đất Nam Bộ xưa thuộc Thủy Chân Lạp, từ thế kỷ XVI đã có lưu dân người Việt vào đây sinh sống. Kể từ lúc Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu đi kinh lược Cao Miên năm 1698 lấy đất Đông Phố lập Phủ Gia Định xác lập đơn vị hành chính đầu tiên trên đất Nam Bộ ngày nay cho đến thế kỷ XVIII vùng đất bao la mang tên Mộc Hóa ngày nay vẫn chưa có tên gọi rõ rệt Trịnh Hoài Đức một Đại Thần nhà Nguyễn tác giả bộ Gia Định Thành Thông Chí cũng chỉ gọi những cánh đồng năng, bàng, những rừng tràm bạc ngàn này là vùng “Trpach” tức là cái đầm to rộng. Theo qui hoạch đời Gia Long nó thuộc Tổng Kiến Phong huyện Kiến Đăng trấn Định Tường tỉnh Gia Định.

Đến năm 1836 tức sau khi dẹp cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi, Minh Mạng chia Nam Kỳ làm 6 tỉnh và đổi Phiên An thành tỉnh Gia Định thì bấy giờ vùng đất này mới thuộc hai huyện Tân Ninh và Quang Hóa. Di tích lúc bấy giờ thời điểm đó thuộc huyện Quang Hóa tỉnh Tây Ninh, Tỉnh Gia Định.

Mãi đến năm 1867 khi Pháp lập chế độ tham biện (ngày 5/6/1867) tên Tổng Mộc Hóa mới thấy xuất hiện trên Công báo Nam Kỳ là một trong 6 Tổng thuộc khu tham biện Quang Hóa. Ngày 7/6/1871 Thống đốc Nam Kỳ Duypré (Dupré) ra nghị định điều chỉnh các khu tham biện từ 24 xuống còn 18 đơn vị. Khu Tham Biện Tân An nhận thêm  phần đất Trảng Bàng và Tổng Mộc Hóa. Di tích bây giờ thuộc Tổng Mộc Hóa khu Tham Biện Tân An đặt dưới sự kiểm soát của Hạt Mỹ Tho.

Năm 1899 Chế độ Tham Biện được thay bằng chế độ Tỉnh trưởng Khu Tham Biện Tân An trở thành Tỉnh Tân An ngày 1/1/1900. Đến năm 1914 chính quyền thuộc địa lập Tổng lớn Mộc Hóa gồm 21 làng di tích lúc này thuộc làng Tuyên Thạnh Tổng Mộc Hóa – tỉnh Tân An. Năm 1916 Quận Mộc Hóa được thành lập (phần đất gồm cả Mộc Hóa, Tân Thạnh, Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa ngày nay) di tích lúc ấy thuộc Tổng Mộc Hóa thượng quận Mộc Hóa (một trong 4 quận) Tỉnh Tân An.

+ Giai đoạn 1945 – 1954:

Phía ta: 8- 1945 Tuyên Thạnh là 1/17 xã thuộc huyện Mộc Hóa, năm 1951 ủy Ban Kháng Chiến Hành Chánh Nam Bộ ra quyết định lập tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở xác nhập 3 xã Thủ Thừa, 7 xã tỉnh Sa-Đéc và Mộc Hóa, di tích nằm trong địa giới hành chính này được 16 tháng thì giải thể. Sau đó tách ra và Mộc Hóa trở thành một huyện của tỉnh Mỹ Tho.

+ Giai đoạn 1954 – 1975:

Ngày 17/2/1956 Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh 21/NV lập tỉnh Mộc Hóa, đến 22/10/1956 Diệm lại ban hành sắc lệnh 143/NV đổi tỉnh Mộc Hóa thành tỉnh Kiến Tường, tỉnh lỵ đóng ở Gò Bắc Chiêng (thị trấn Mộc Hóa ngày nay) di tích lúc này thuộc xã Tuyên Thạnh là Quận lỵ Quận Châu thành Tỉnh Kiến Tường, về phía ta địa giới này tương ứng với vùng II.

Sau ngày Miền Nam giải phóng ngày 3/3/1976 theo quyết định của Hội Đồng chính Phủ Tỉnh Long An mới được thành lập gồm: Long An cũ nhập với Đức Hòa, Đức Huệ của tỉnh Hậu Nghĩa và tỉnh Kiến Tường. Kiến Tường trở thành một huyện của Tỉnh Long An với tên Mộc Hóa.

Ngày nay di tích vùng Bắc Chan thuộc xã Tuyên Thạnh huyện Mộc Hóa – Tỉnh Long An. Mộc Hóa ngày nay là Mộc Hóa mới gồm 8 xã, những phần đất còn lại là của huyện Vĩnh Hưng Tân Thạnh và Thạnh Hóa.

2/ Đường đi đến di tích:

Đến thăm lại căn cứ xưa của Khu 8 thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp trên chiến khu Đồng Tháp Mười, vùng Bắc Chan, ta đi bằng hai đường thủy bộ đều thuận tiện.

Từ Thị Xã Tân An theo tỉnh lộ 831 đi 68km đến Thị Trấn Mộc Hóa, tiếp tục theo đường này đến cầu Mộc Hóa rẽ trái đi 4km đến ngã ba Tuyên Thạnh, rẽ trái đi 2km là đến di tích.

Theo sông Vàm Cỏ Tây đến địa phận xã Tuyên Thạnh phía hữu ngạn gặp Vàm Bắc Chan rẽ vào theo rạch Bắc Chan đi khoảng 2km là đến di tích.

II. SỰ KIỆN VÀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ:

Năm 1945 cách mạng tháng 8 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời chấm dứt hơn gần 100 năm ách nô lệ của thực dân Pháp. Thế nhưng nền độc lập chỉ vỏn vẹn một tháng chính quyền non trẻ của ta lại phải đương đầu với một thử thách mới trong lịch sử chống ngoại xâm. Thực dân pháp tái xâm lược nước ta lần thứ hai mà khởi điểm là 0 giờ ngày 23/9/1945 quân đội thực dân trong quân phục Hoàng Gia Anh đã nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, thực hiện kế hoạch trở lại Đông Dương do Tướng Lơ-CLéc và Bộ Tham mưu Viễn chính Pháp vạch ra từ ngày 24/8/1945.

Ngay ngày 23/9/1945 Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ họp Hội nghị ở đường cây Mai (Chợ Lớn) quyết định: Một mặt điện báo quyết tâm lên Trung Ương Đảng và Chính Phủ, mặt khác lập tức phát động cuộc kháng chiến chống xâm lược. Quân dân Sài Gòn- Chợ Lớn- Gia Định triển khai ngay cuộc chiến đấu ngăn chặn và bao vây địch trong Thành Phố, mở đầu cho cuộc kháng chiến thần thánh trên đất Nam Bộ.

Các sự kiện diễn ra dồn dập trong những ngày cuối tháng 9 năm 1945 nhanh chống lang tỏa ra các Tỉnh Nam Bộ tác động sâu sắc đến đời sống chính trị xã hội vốn đang rất sôi động từ sau Cách mạng tháng 8, trong đó có vùng Đồng Tháp Mười thuộc các Tỉnh Chợ Lớn, Tân An, Mỹ Tho, Sa Đéc.

Ngày 23/10/1945 sau thời gian co cúm ở Sài Gòn Chợ Lớn, có thêm viện binh Lơ-Cléc bắt đầu thực hiện bước 3 trong kế hoạch đánh chiếm Nam Bộ đầu tiên là các Tỉnh ven Sài Gòn. Đồng Tháp Mười đứng trước nguy cơ bị chiếm đóng, đến ngày 24/10/1945 thì Tân An và Mỹ Tho tỉnh lỵ của hai Tỉnh quan trọng gắn với Đồng Tháp Mười đã rơi vào tay quân Pháp.

Trước tình hình cuộc chiến tranh đang lan rộng với nhịp độ khẩn tốc để kịp thời đối phó, ngày 25/10/1945 Hội nghị cán bộ Đảng Nam Bộ đã được triệu tập ở Hậu Mỹ cái Bè Mỹ Tho bàn bạc nhiều nội dung quan trọng nhằm đẩy mạnh công cuộc kháng chiến.

Sau hội nghị Xứ, ngày 30/10/1945 tại SaĐéc Phạm Hữu Lầu, Trần Thị Nhượng, Nguyễn Hữu Xuyến, Nguyễn Kiều họp Hội nghị quyết định:

– Xây dựng căn cứ kháng chiến và cơ sở Hậu Cần ở Đồng Tháp Mười.

– Sắp xếp lại địa bàn, mở trại huấn luyện lập bộ phận chuyên lo vũ khí.

Trước sức tấn công ào ạt của quân đội Pháp trong tình thế tương quan lực lượng không ngang sức các cơ quan đầu não kháng chiến ở Nam Bộ trong khi chờ đợi chỉ thị của Trung Ương Đảng và Chính Phủ đã ra những quyết định linh hoạt trên tình hình địa phương nhằm kìm hãm bớt sức tấn công của Pháp và cũng cố xây dựng lại lực lượng kháng chiến lâu dài. Cho đến cuối tháng 11/1945 thực dân Pháp đã mở thông được các đường số 20 Sài Gòn – Đà Lạt, đường số 13 Sài Gòn – Lộc Ninh, đường số 1 và 22 Sài Gòn – Tây Ninh, đường số 16A (nay là QL I) Sài Gòn – Mỹ Tho trước tình hình khó khăn phức tạp mới này ngày 25/11/1945 Trung Ương Đảng ra chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” chỉ thị nêu rõ ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Trung Ương quyết định chia nước ta làm 9 chiến khu, trong đó Nam Bộ có 3 chiến khu: Khu 7, Khu 8 và Khu 9.

Nhận được chỉ thị của Trung Ương (do Đ/C Đàm Minh Viễn mang vào  cuối tháng 11/1945) (ngày 10/12/1945 bên bờ hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông thuộc xã Bình Hòa Nam Xứ Ủy Nam Bộ triệu tập hội nghị cán bộ mở rộng, dự hội nghị có các đồng chí Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Hoàng Quốc Việt cùng nhiều xứ ủy viên, cán bộ quân sự. Hội nghị quyết định giải thể Ủy Ban kháng chiến Hành Chánh Nam Bộ, thành lập Ủy Ban kháng chiến Nam Bộ do Cao Hồng Lĩnh làm Chủ Tịch hội nghị chia Nam bộ làm ba khu quân sự hành chính gọi là Khu 7, khu 8, khu 9, chỉ định khu bộ trưởng và chủ nhiệm chính trị bộ từng khu, đề ra các biện pháp củng cố lực lượng vũ trang xây dựng các chi đội về quốc đoàn và lấy Tân Uyên là căn cứ địa cho khu 7 Đồng Tháp Mười cho Khu 8 và U Minh cho Khu 9.

Khu 8 được thành lập gồm: Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, SaĐéc, Vĩnh Long, Trà Vinh,Bến Tre. Khu bộ Trưởng là Đào Văn Trường, Lê Văn Sĩ làm chủ nhiệm chính trị Bộ, Trương Văn Giàu làm khu bộ phó. Sang đầu năm 1946  Pháp tiếp tục đưa quân đánh các tỉnh còn lại ở Miền Tây Nam Bộ. Ngày 23/1/1946 Pháp dùng một lực lượng lớn đánh chiếm Thị Xã SaĐéc, Tỉnh cuối cùng của Đồng Tháp Mười đã rơi vào tay Pháp.

Trước tình thế địch đang mạnh, khu bộ Khu 8 (trên thực tế sau khi được chỉ định thành lập trong hội nghị Xứ Ủy ngày 10/12/1945 ở Bình Hòa Nam khu bộ Khu 8 chưa hoạt động được ngày nào) do những điều kiện chủ quan và khách quan coi như tan rã, rút về Bạc Liêu hợp cùng Khu 9 bám trụ đánh du kích, một số rút ra Nam Trung Bộ chờ thời cơ tiếp tục chiến đấu. Địa bàn Đồng Tháp Mười chỉ còn lại một số lực lượng vũ trang không đáng kể khoảng 100 súng trường, súng lửa và hai trung liên, mỗi súng không quá 10 viên đạn.

Trước tình hình các lực lượng vũ trang ở Miền Tây và Nam trung Bộ bị phân tán, tháng 3/1946 theo gợi ý của Đ/C Lê Duẩn, Đ/C Trần Văn Trà (lúc ấy là ủy viên chính trị của Giải Phóng quân liên quận HócMôn- Bà Điểm – Đức Hòa) từ Khu 7 cùng một số cán bộ về Đồng Tháp Mười củng cố lại Khu 8 đang gặp rất nhiều khó khăn trước sức tiến công của thực dân Pháp. Cùng đi với ông có hai trung đội được trang bị mạnh của giải phóng quân liên quận. Sau khi đi các tỉnh Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn nắm tình hình, Trần Văn Trà triệu tập một số hội nghị ở Bến Kè (Thị Trấn Thạnh Hóa ngày nay) có Nguyễn Văn Vịnh, Lê Trí Giảng, Lê Văn Tưởng, Nguyễn Văn Siêu dự. Hội nghị quyết định:

– Xây dựng Đồng Tháp Mười thành căn cứ của khu và giao cho Nguyễn Văn Trí phụ trách việc xây dựng.

– Thống nhất lực lượng các tỉnh lại để xây dựng khu 8 do Trần Văn Trà làm khu bộ trưởng.

Cơ quan khu bộ do Trung Ương chính thức chỉ định gồm có:

1/ Trần Văn Trà – Khu bộ Trưởng

2/ Nguyễn Văn Vịnh – Chính ủy

3/ Trương Văn Giàu – Khu bộ phó

4/ Nguyễn Văn Quạng – Khu bộ phó liêm tham mưu trưởng

5/ Nguyễn Văn Trí – Phó chính ủy

Lực lượng của Khu 8 được thành lập đầu tiên xây dựng chi đội 14 từ hai trung đội do đồng chí Trần Văn Trà dẫn về cùng lực lượng của Nguyễn Văn Vịnh, Lê Trí Giảng ở Mỹ Tho, Nguyễn Văn Siêu (Trung quận Chợ Lớn) và Lê Văn Tưởng (Thủ Thừa – Tân An).

Khu 8 từ sau khi chính thức được thành lập trở lại, việc tiến hành tìm một địa điểm để lập căn cứ của khu nhằm củng cố và xây dựng lực lượng kháng chiến lâu dài đã trở nên vô cùng quan trọng và cấp bách. Được sự giúp đỡ tích cực nhiều mặt của ông Nguyễn Văn Lại là chủ tịch huyện Mộc Hóa, Nguyễn Văn Trí tiến hành nghiên cứu địa hình, lập sơ đồ đã chọn vùng Bắc Chan – Tuyên Thạnh làm căn cứ. Tuyên Thạnh là một xã của vùng căn cứ nằm ở hữu ngạn sông Vàm Cỏ Tây, cách thị trấn Mộc Hóa 4km về hướng Tây Bắc. Xã lúc ấy có khoảng 5000 dân sống bằng nghề nông. Nơi đây có thôn xóm vườn cây rậm rạp nhiều kênh rạch như: Rạch Cá Rô, Cá Cát, Cả Sậy, Rạch Gò Ớt, nhất là Rạch Bắc Chan chạy dài từ Vàm Cỏ Tây đến Cống Biện Minh (Hậu Thạnh) nối liền Kênh Dương Văn Dương trở thành một tuyến giao thông cực kỳ quan trọng và an toàn trong thế tiến thoái khi Bắc Chan là đầu não của Khu 8. Sau tháng 8/1945 cũng tại Bắc Chan – Tuyên Thạnh bộ đội và các lực lượng khác tập trung về đây rất đông để Khu 8 bố trí. Nói chung Tuyên Thạnh rất thuận lợi về địa lý và nhân tâm là nơi lý tưởng để Khu 8 lập căn cứ.

Trong thời gian đầu cực kỳ gian khổ, để tạo ra một tiềm năng nhằm trụ vững và kháng chiến lâu dài trên chiến khu Đồng Tháp Mười, khu bộ Khu 8 bằng mọi nổ lực đã xây dựng trên vùng Tuyên Thạnh này những cơ sở vật chất cần thiết cho vùng căn cứ, đó là các Bệnh Viện, Công Binh Xưởng, Cơ quan Khu bộ…

Việc đầu tiên khu bộ nghĩ đến là lập bệnh viện. Trong giai đoạn này bệnh viện được dựng lên bằng tràm, lợp bằng đưng, lác trên mảnh đất hoang của ông Võ Hữu Chí (nay là đất của ông Võ Tấn Mạnh ở ấp Bắc Chan II). Lúc ấy do yêu cầu đòi hỏi phải có Y, Bác Sĩ, Đ/C Trần Văn Trà và Đ/C Nguyễn Văn Vịnh đến tỉnh ủy Tân An chịu trách nhiệm trước ông Nguyễn Văn Trọng bảo lãnh Y Sĩ Võ Tấn Ca là người của Pháp về làm bệnh viện trưởng, đoái công chuột tội. Bệnh viện đầu tiên của Khu 8 đã ra đời như thế và phục vụ khá tốt cho chiến trường khu 8. Ở Bắc Chan thời kỳ này khu bộ trưởng Trần Văn Trà ở và đóng văn phòng tại nhà ông Lâm Văn Giám (nay là nhà ông Lâm Văn Hiệp Ngọn Bình Tây- Bắc Chan II) dãy nhà làm việc và bộ phận đánh máy phát hành công văn ở nhà ông Nguyễn Văn Tịnh (hiện nay là nhà ông Tô Văn Giáp ở Ngọn Bình Tây- Bắc Chan II). Để phục vụ cho công tác hành chính khu bộ cũng thành lập ở Bắc Chan một Xưởng giấy chế biến từ nguyên liệu tại chỗ là đưng lát bàng tràm…. Xưởng giấy nằm trên mảnh đất nay là Khu vực nhà bà Võ Thị Dọn và ông Nguyễn Văn Tắc (Bắc Chan II – Tuyên Thạnh). Ở đây không những xây dựng cơ sở vật chất phục vụ kháng chiến mà còn là nơi tập trung lực lượng huấn luyện. Thời kỳ này nơi tập trung huấn luyện và đóng quân ở nhà ông Lâm Văn Ngô (nay là nhà bà Lâm Thị Lan Ngọn Bình Tây – Bắc Chan II). Các lực lượng do khu bộ trưởng Trần Văn Trà và các lực lượng khác ở Mỹ Tho – Tân An sau khi được huấn luyện về chiến thuật ở đây đã ra quân lần đầu chiến thắng trận kênh 12 nổi tiếng diệt gọn một lực lượng lớn quân Pháp tiến xuống từ ngã tư Lơ-grăng (Lagorange).

Từ sau chiến thắng này Bắc Chan – Tuyên Thạnh trở thành nơi đào tạo và phân phối lực lượng, mỗi tỉnh nhận một trung đội tự bố trí lực lượng hoạt động và phát triển. Khu 8 từ sau khi được thành lập các lực lượng vũ trang phát triển không ngừng, vũ khí trở thành một đòi hỏi cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết. Khu Ủy Khu 8 nhanh chống bổ nhiệm đồng chí Lê Minh Quang  làm Giám Đốc Công Binh Xưởng số 1. (Công binh Xưởng số 2 của Khu 8 sau này được thành lập ở Bến Tre do ông Võ Tấn Nhất phụ trách). Công Binh Xưởng số 1 đặt tại căn cứ cây Vông – Đồng Tháp. Lực lượng được tập hợp từ công nhân quân giới ở Tân An – Mỹ Tho. Binh Công Xưởng số 1 Khu 8 lúc này được kiện toàn gồm:

– Bộ phận lò đúc, bao bì đạn

– Bộ phận “Rờ sạc”.

– Bộ phận tiện, nguội, rèn, gò, hàn.

Riêng ở chiến khu Bắc Chan có hai bộ phận: đó là bộ phận “Rờ -sạc” tức bộ phận chuyên tái chế, làm lại đạn, sửa súng và bộ phận tiện, nguội, rèn, gò, hàn…

Xưởng “Rờ-sạc” ở bắc Chan được xây dựng bằng tràm, dựng bằng đưng lá bần. khi có biến có thể hạ xuống và các thiết bị có thể ngụy trang mang theo phương châm “Tiểu qui mô có động linh hoạt,dể khi chuyển khi cần thiết phù hợp với hoàn cảnh đất nước đang phải tiến hành cuộc chiến tranh chống lại quân đội xâm lược nhà nghề.

Xưởng “Rờ -sạc” vào thời điểm ấy nằm trên mảnh đất rộng khoảng 50m dài 70m của ông Trần Văn Viễn (nay là đất của bà Trần Thị Nhường -ấp bắc Chan II cạnh rạch Ngã Tư).

Bộ phận đốt than, tiện, nguội, lò rèn, nằm ở nhà ông Lâm Văn Mười (Bắc Chan II)

Trong buổi đầu kháng chiến còn nhiều khó khăn về nguyên liệu thiết bị kỹ thuật. Xưởng “Rờ- sạc” ở Bắc Chan là nơi cung cấp vũ khí chủ yếu cho lực lượng vũ trang khu 8 hoạt động trên chiến trường Tân An, Mỹ Tho, Mộc Hóa… Hơn thế nữa, chúng ta có thể nói rằng Bắc Chan là nơi đã góp phần vào sự nghiệp khai sinh ngành Quân Giới Khu 8 trong lịch sử hình thành ngành Quân Giới Nam Bộ 9 năm kháng chiến.

Giữa tháng 7/1946 lợi dụng trời mưa to nước lớn, thực dân Pháp sử dụng một lực lượng lớn tiến chiếm Mộc Hóa. Cơ quan khu bộ khu 8 rút về kênh Dương Văn Dương an toàn.

Như vậy kể từ lúc Đ/C Trần Văn Trà nhận chỉ thị của Đ/C Lê Duẩn (bí thư Xứ Ủy cho đến đầu tháng 7/1946 Bắc Chan đã trở thành căn cứ đầu tiên, là chiếc nốp cách mạng bước đầu ổn định thế và lực của Khu 8 trụ vững trên Đồng Tháp Mười. Nó đánh dấu một bước ngoặc lịch sử trong sự hình thành chiến khu Đồng Tháp Mười, một chiến khu vang danh trên thế giới đã trở thành biểu tượng của cuộc kháng chiến chống Pháp và là niềm tự hào của dân tộc bất diệt.

Trong quá trình hình thành căn cứ Bắc Chan chúng ta không thể không cảm phục trước tinh thần khắc phục khó khăn, tự lực cánh sinh trí sáng tạo tuyệt vời của Khu 8 và nhân dân Tuyên Thạnh, cũng như sự lựa chọn sáng suốt của khu Ủy trong việc chọn Bắc Chan làm chiến Khu.

Căn cứ bắc Chan được hình thành đã trở thành một mắc xích trọng yếu trong sự liên hoàn với các căn cứ khác trên chiến khu Đồng Tháp Mười, một hành lang kháng chiến nối liền Miền Đông và Miền Tây.

Việc xây dựng Bắc Chan thành căn cứ cách mạng để củng cố và xây dựng lực lượng ban đầu, thể hiện khu bộ khu 8 từ rất sớm đã có một tầm nhìn chiến lược trên quan điểm về phát triển chiến tranh giải phóng dân tộc. Đó là sự kế thừa những kinh nghiệm lịch sử quí báu về căn cứ địa chống Pháp của Thiên Hộ Dương – Đốc Binh Kiều trên đất Đồng Tháp Mười trong những năm 1864 – 1866. Sự đúng đắn mang tính chiến lược này góp phần quyết định cho khu 8 trụ vững lâu dài trên chiến khu Đồng Tháp Mười mà những đứa con tinh thần là chi đội 99 – 105 – 111 – 115 – 120 và các Tiểu đoàn độc lập 307 – 308 – 309 – 358 …. Đã gieo cho thực dân Pháp bao nỗi kinh hoàng trong lịch sử chống xâm lược.

Cuối năm 1946 địch rút khỏi Đồn Cái Rưng rồi Bắc Chan chỉ còn Đồn Mộc Hóa. Đồn Mộc Hóa trở nên cô độc bị du kích địa phương bao vây liên tục. Đầu năm 1948 bằng trận chiến thắng Mộc Hóa ta bứt rút bứt hàng làm địch tiêu hao nặng. Giữa năm 1949 Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Tân An được tiến hành tại Bắc Chan địa điểm tại nhà ông Võ Văn Hộ (nay là nhà Võ Thị Ngâu – ấp Bắc Chan II) để bầu lại Ban Chấp Hành do Huỳnh Châu Sỡ (tức đồng chí Năm Bê) làm Bí Thư, Đ/C Trần Văn Phước là phó Bí Thư, đồng thời Đại hội cũng đề ra nhiệm vụ mới trong đó trọng điểm là phát triển chiến tranh du kích mở rộng vùng giải phóng. Trên tinh thần Đại hội chiến tranh du kích phát triển mạnh đã liên tục bao vây địch, đến cuối năm 1949 địch phải rút khỏi Đồn Mộc Hóa, Xã Tuyên Thạnh hoàn toàn giải phóng. Khu 8 tiếp tục triển khai sản xuất vũ khí, lò than mới được đặt ở Gò Ớt trên đất ông Lê Văn Hía, trong giai đoạn 1951 Hộ sinh viên Huỳnh Thúc Kháng cũng về đóng ở ấp Sò Đô tại đám tràm của Ông Nguyễn Văn Triệu.

Sang năm 1949 – 1950 tính chất chiến trường có nhiều thay đổi, ta từ thế phòng ngự “gấp rút hoàn thiện nhiệm vụ chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công” (1). Ở Miền Bắc ta thắng lớn trong chiến dịch Biên Giới, ở Đồng Tháp Mười chiến thắng ở chiến dịch Cầu Kè, Cao Lãnh làm cho thực dân pháp càng điên cuồng, hiếu chiến, chúng tập trung càn quét đánh mạnh vào các chiến khu nhất là vùng Đồng Tháp Mười nhằm chiếm lại những vùng ta đã giải phóng.

Tháng 5/1951 để đối phó phù hợp với tình trạng chiến trường bị chia cắt, Xứ Ủy Nam Bộ quyết định phân chia lại chiến trường, sắp xếp lại lực lượng, kiện toàn tổ chức trên toàn Nam Bộ, các khu 7 – 8 – 9 được giải thể, Nam Bộ phân thành hai phân liên khu: Phân liên khu Miền Đông và phân liên khu Miền Tây (lấy sông Tiền Giang làm ranh giới địa lý). Tỉnh căn cứ Đồng Tháp Mười giải thể các tỉnh cũ Tân An, Gò Công, Mỹ Tho hợp lại thành tỉnh Mỹ Tho mới (thường gọi là Tân Mỹ Gò) thuộc phân liên khu Miền Đông. Tỉnh Mỹ Tho do ông Phạm Hữu Lầu làm bí thư tỉnh ủy, Ngô Ngọc Sáng làm chủ tịch Ủy Ban Kháng chiến hành chính, Nguyễn Văn Chim, Nguyễn Văn Công tỉnh đội trưởng.

(1) Văn kiện Hội nghị toàn quốc lần thứ 3 của Đảng 1950.

Tỉnh Mỹ Tho mới ra đời đã kịp thời góp phần sắp xếp lại chiến trường, kiện toàn tổ chức, củng cố một bước căn bản về chỉ huy tổ chức chiến trường và thích ứng với hoàn cảnh, khắc phục được tình trạng bị động do địch phong tỏa chia cắt địa bàn.

Đến tháng 1/1953 Đại hội tỉnh Đảng bộ đầu tiên tỉnh Mỹ Tho đã được tiến hành tại Bắc Chan xã Tuyên Thạnh. Hội nghị được tiến hành trên một khu vực rộng lớn nằm trong rừng tràm của vùng Bắc Chan trên mảnh đất ông Trần Văn Tròn  (nay là khuôn viên nhà ông Trần Hữu Phước cạnh con rạch Bắc Chan ấp Bắc Chan II xã Tuyên Thạnh). Lúc ấy cơn lục cuối năm 1952 vẫn còn ảnh hưởng cho nên Đại hội tiến hành trên ngôi nhà sàn tự nhiên, cột là những gốc tràm, xung quanh được lợp bằng đưng, lát, nóc được che bằng tấm bạt lớn. Trên dưới 200 Đại biểu các tổ chức Đảng, cơ quan, quân dân đơn vị vũ trang về dự đông đủ. Tại đây Đại hội tiến hành trong 3 ngày sau đó vì lý do An Ninh Đại hội di chuyển về Cá nga – xã Vĩnh Lợi tiếp tục 3 ngày nữa mới kết thúc.

Đại hội đã nhận định tình hình của tỉnh Mỹ Tho hiện nay không còn vùng căn cứ rộng, phần lớn là vùng du kích và bị tạm chiếm. Trên cơ sở đó đại hội đã đề ra nhiệm vụ đối với vùng tạm chiếm là đấu tranh bảo vệ người và của, liên tục không cho địch thực hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, người Việt đánh người Việt”. Đối với vùng du kích là xây dựng cơ sở bí mật, các lực lượng vũ trang phải tuyệt đối bí mật. Đại hội đã sôi nổi thảo luận phương châm hoạt động 3 vùng của Trung Ương. Sau đó tỉnh ủy phổ biến chính sách địch ngụy vận, Hòa Hảo vận xuống các cơ sở. Sau một tuần lễ tiến hành đại hội đã bầu ra 21 Tỉnh ủy viên. Ban thường vụ gồm:

1/ Bí thư kiêm phó chủ tịch: Nguyễn Văn Mùi – bí danh Nguyễn Thống (tức ông Nguyễn Minh Đường).

2/ Phó bí thư Nguyễn Văn Chấn – Phụ trách dân vận.

3/ Phó bí thư Nguyễn Văn Chim – Phụ trách tổ chức.

4/ Thường vụ Tỉnh Ủy Nguyễn Văn Côn – phụ trách công an.

5/ Thường vụ Tỉnh Ủy Nguyễn Văn Công – phụ trách tỉnh đội.

6/ Thường vụ tỉnh Ủy Nguyễn Văn Minh – chính trị viên Tỉnh đội.

7/ Nguyễn Hồng Nam – Trưởng ban tuyên huấn.

Đây là ban thường vụ tỉnh ủy tỉnh Mỹ Tho mới được bầu ra trong lần đại hội đầu tiên của tỉnh Đảng bộ. Đại hội Tỉnh Ủy đầu tiên tỉnh Mỹ Tho ở Bắc Chan – Tuyên Thạnh đã củng cố thêm một bước về mặt tổ chức, đồng thời cũng quán triệt hơn về đường lối từ chỉ thị 5 điểm của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Nam Bộ và phân liên Khu ủy Miền Đông gởi xuống năm 1953. trong đó quan trọng nhất là tăng cường công tác địch hậu, dân vận phát triển chiến tranh du kích và chỉnh quân, chỉnh Đảng, chỉnh cán bộ để Tỉnh đến tổ chức.

Đại hội tỉnh ủy Mỹ Tho ở Bắc Chan đã chấm dứt thời kỳ bất ổn định đầy khó khăn 1951 – 1952 trên địa bản Đồng Tháp Mười do chính sách “Bình Định” của Pháp.

Đại hội tỉnh ủy Mỹ Tho ở Bắc Chan là một bước ngoặc quan trọng và tạo ra những chuyển biến đầy thuận lợi, cùng cả nước trong chiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp trên đất Đồng Tháp Mười.

Chín năm trường kỳ kháng Pháp, Bắc Chan chịu đựng bao gian khổ hy sinh, sâu đậm mà hào hứng chứa đựng nơi đây bao sự kiện lịch sử trọng đại nhất là thời kỳ đầu tay không tấc sắt. Chúng ta có quyền tự hào mà nói rằng: Bắc Chan – Mộc Hóa là chiếc nôi cách mạng.

IV.LOẠI DI TÍCH:

Thuộc loại di tích lịch sử.

“Vùng Bắc Chan” là di tích lịch sử ghi dấu những sự kiện trọng đại trong lịch sử đấu tranh cách mạng và giải phóng dân tộc của quân, dân Mộc Hóa nói riêng và nhân dân ta nói chung.

Nơi đây, lưu niệm một địa danh lịch sử “Vùng Bắc Chan”. Căn cứ địa của Khu 8 trong thời kỳ đầu 9 năm kháng Pháp, đại điểm tiến hành đại hội tỉnh Đảng bộ đầu tiên Tỉnh Tân Mỹ Gò tháng 1/1953.

V. KHẢO TẢ DI TÍCH:

Đất Đồng Tháp Mười, xen kẻ với vùng gò là những vùng trũng thấp, ngập nước. Vùng Bắc Chan ở vào địa hình trũng thấp trong một tổng thể mênh mông đó. Bắc Chan thuộc xã Tuyên Thạnh nằm bên hữu ngạn sông Vàm Cỏ Tây sát thị trấn Mộc Hóa cách 4km về hướng Tây Bắc. Ở Bắc Chan có tràm mọc thành rừng, đường giao thông chủ yếu là đường thủy. Quan trọng nhất là Rạch Bắc Chan chảy từ Vàm Cỏ Tây đến tận Hậu Thạnh (Tân Thạnh) và nối kênh Dương Văn Dương (một căn cứ cách mạng thời chống Pháp) bởi các con rạch nhỏ. Từ Rạch Bắc Chan có hai hệ thống đường thủy nữa là Kênh Ốp cắt ngang Rạch Bắc Chan trở thành một ngã tư (Rạch Ngã Tư) và Rạch Bình Tây (ngọn nhỏ). Tẻ từ Rạch Bắc Chan (ngả ba ngọn nhỏ) tạo ra một hệ thống kênh rạch chằn chịt len lỏi trong rừng tràm trở thành tuyến giao thông của đường cơ động, an toàn trong thế tiến thoái của một chiến khu cách mạng (Sau này tháng 7/1946 khi Mộc Hóa bị tấn công cơ quan khu bộ khu 8 đã theo Rạch Cái Rưng về Kênh Dương Văn Dương an toàn. Những cơ quan quan trọng như Công Binh Xưởng khu 8 được xây dựng bên cạnh những tuyến giao thông này để dễ dàng vận chuyển và khi cần sẽ phi tang bằng cách nhận chìm xuống sông.

Với vị trí trên Bắc Chan là nơi lý tưởng để xây dựng cơ sở ban đầu cho việc thành lập một chiến khu Cách Mạng, mà khu bộ khu 8 đã sáng suốt chọn lựa: đó là vị trí địa lí chiến lược và tiềm lực kinh tế do nhân dân đóng góp.

Với những điều kiện trên trong những ngày đầu năm 1946 khu 8 đã đặt trụ sở văn phòng làm việc ở nhà ông Nguyễn Văn Tịnh (hiện nay là nhà ông Lâm Văn Giám Ngọn Bình Tây – Bắc Chan II). Đó là căn cứ nhà ba căn có một chái bên phải, nhà được xây dựng bằng cây tràm, lợp bằng đưng lác bàng.

Hệ thống bệnh viện gồm 3 dãy cũng bằng tràm, đưng lác, đặt ở đất ông Võ Hữu Chí (nay là nhà ông Võ Tấn Mạnh Ngọn Bình Tây – Bắc Chan II) Các cơ sở khác nhà làm việc, đánh máy, xưởng giấy, trại huấn luyện, đóng quân cũng xây dựng bằng tràm, đưng, lác, bàng…

Công binh xưởng khu 8 được đặt trong những láng trại dã chiến bằng tràm, đưng,bàng, trên mảnh đất dài khoảng 70m rộng 50m của ông Trần Văn Viễn người địa phương, nay là đất bà Trần Thị Nhường sát con Rạch Bình tây, tràm mọc um tùm.

Tóm lại khu 8 trong những ngày đầu đã nổ lực khắc phục mọi khó khăn xây dựng chiến khu Bắc Chan bằng tiềm năng tại chỗ trên cơ sở đặc thù địa phương.

Đến tháng 1/1953 Đại đội tỉnh Đảng bộ đầu tiên tỉnh Mỹ Tho diễn ra ở Bắc Chan, ta cũng dựa vào đặc thù địa phương mà xây dựng cơ sở tiến hành Đại hội. Năm 1952 Bắc Chan vừa xảy ra lũ lụt. Việc tiến hành Đại hội khó khăn ta đã xây dựng một hội trường trên những gốc tràm được chặt ngang tạo thành một nhà sàn lớn, nhiều cột. Tại hội trường phía trên được lợp bằng bàng và một tấm bạc lớn. Tại hội trường chứa khoảng 200 đại biểu này có xây một kháng đài, tất cả đều bằng cây tràm. Địa điểm đó ngày nay nằm lọt vào phần đất của ông Trần Hữu Phước, dài khoảng 30m, rộng trên dưới 20m. Thời điểm đó là đất ông Trần Văn Tròn sát con Rạch Bắc Chan.

Ngày nay vùng Bắc Chan đã khác xưa, dân cư đông hơn, thiên nhiên được khai phá, trường học mọc lên. Thật là công bằng, Bắc Chan xưa chịu đựng bao gian khổ hy sinh một lòng theo cách mạng thì ngày nay Bắc Chan trờ thành một vùng đất sung túc với hai nguồn lợi chính là lúa và tràm, con đường Bắc Chan đi Thạnh Hưng được nâng cấp khang trang hơn.

Tóm lại di tích vùng Bắc Chan về địa ghi dấu bao sự kiện lịch sử vẫn còn đó, nhưng cảnh quan, môi trường theo thời gian đã hoàn toàn thay đổi.

VI. CÁC HIỆN VẬT TRONG DI TÍCH:

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, sau bao sự kiện diễn ra ở Bắc Chan, những hiện vật có liên quan như những khẩu súng, những viên đạn làm ra từ tổ “Rờ-sạc” của khu 8, những dụng cụ y tế trong chiến khu… đến nay hầu như không còn nữa.

Tuy nhiên đây cũng là những thông tin bước đầu, còn phải xác minh. Chúng tôi đề nghị với địa phương có kế hoạch sưu tầm tất cả những hiện vật có liên quan đến sự kiện có thể còn tồn tại để trưng bày nhà truyền thống nhằm phát huy tác dụng di tích.

VII. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA DI TÍCH:

Di tích lịch sử “vùng Bắc Chan” là nơi ghi dấu những sự kiện trọng đại của quân dân Khu 8 nói chung, của Mộc Hóa – Tân An nói riêng trên chiến khu Đồng Tháp Mười trong lịch sử 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

 Đây là điểm son trong trang sử vẻ vang của quân, dân Đồng Tháp Mười, là hiện thân sinh động chứng minh cho sự sáng suốt tài tình của Xứ Ủy Nam Bộ và Khu 8 đã vận dụng một cách linh hoạt đặc thù địa phương khi chọn nơi đây làm căn cứ cách mạng là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh lịch sử sôi động lúc bấy giờ. Tạo ra một sự đối trọng trước những chiến chiến tranh mới của thực dân Pháp trong những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến.

Di tích lịch sử “vùng Bắc Chan” là bằng chứng cho tinh thần quật khởi, lòng yêu nước nồng nàn của quân, dân Đồng Tháp Mười. Bằng trái tim và khói óc của mình đã khắc phục mọi gian khổ trong buổi đầu “tay không tấc sắt” xây dựng Bắc Chan thành căn cứ Cách Mạng của Khu 8 góp phần lớn lao vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Di tích lịch sử “vùng Bắc Chan” là chứng tích của một mắc xích trọng yếu và liên hoàn cùng những căn cứ khác để tạo nên chiến khu Đồng Tháp Mười: Một chiến khu vang danh trên thế giới đã trở thành biểu tượng anh hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp trên đất Nam Bộ.

Di tích lịch sử “vùng Bắc Chan” là chiếc nôi cách mạng, nơi đã sản sinh ra những lực lượng võ trang đầu tiên của Khu 8 cũng như góp phần vào sự hình thành Ngành quân Giới Nam Bộ, tạo tiền đề cho công cuộc kháng chiến Chống Mỹ sau này.

Di tích lịch sử “vùng Bắc Chan” gợi nhớ cho chúng ta một quá khứ gian khổ hy sinh nhưng đầy liệt oanh của quân dân Khu 8 trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp trên Đồng Tháp Mười.

Di tích là niềm tự hào dân tộc bất diệt của quân dân Mộc Hóa – long An nói riêng của quân dân ta nói chung trong lịch sử đấu tranh chống xâm lược.

Ngày nay lịch sử đã sang trang, mảnh đất này với bao truyền thống hào hùng của cha anh trong kháng chiến sẽ là những giá trị tốt đẹp để thế hệ trẻ bảo lưu và phát huy hơn nữa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương.

VIII. TRẠNG THÁI BẢO QUẢN:

Di tích “vùng Bắc Chan” với sự kiện là căn cứ Khu 8 năm 1946 và là nơi diễn ra Đại hội tỉnh Đảng bộ đầu tiên tỉnh Tân Mỹ Gòn tháng 1/1951 cho đến nay đã qua mấy mươi năm, tác động của thiên nhiên, bàn tay con người và chiến tranh, nên vết tích xưa đã hoàn toàn thay đổi. Địa điểm ghi dấu bao sự kiện vẫn còn đó, nhưng bấy lâu nay chỉ dừng lại ở mức độ tài liệu chữ viết, chưa có hướng giải quyết nào để phát huy tác dụng.

IX. PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY TÁC DỤNG:

Để góp phần làm sống lại những sự kiện trên vùng Bắc Chan lịch sử này, đồng thời phát huy tác dụng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Truyền thống cách mạng ở địa phương, chúng tôi đề nghị các phương án sau:

– Trước mắt là quy hoạch xây dựng công trình bia triuền thống lưu niệm Khu căn cứ Bắc Chan đúng với tầm cở của sự kiện. (Về địa điểm chúng tôi đề nghị đặt tại cạnh phần đất nhà bà Võ Thị Ngâu (7 Ngâu).Gần trường PTCS Bắc Chan II – sát lộ Bắc Chan).

– Về lâu dài để du khách và nhân dân địa phương hình dung đượpc di tích cần nghiên cứu tìm dữ kiện phục hiện khu căn cứ thu nhỏ trên sa bàn, đồng thời sưu tầm tài liệu hiện vật có liên quan đến di tích trưng bày trong nhà truyền thống huyện, để giáo dục truyền thống cách mạng ở địa phương.

X. CƠ SỞ PHÁP LÝ BẢO VỆ DI TÍCH:

Sau khi có quyết định của UBND tỉnh chúng tôi sẽ đính kèm biên bản, bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích với sự xác nhận của các cấp thẩm quyền trong hồ sơ di tích.

XI. TÀI LIỆU BỔ SUNG THAM KHẢO:

1/ Gia định thành thông chí – Trịnh Hoài Đức – NXB Sài Gòn 1979.

2/ Địa phương chí tỉnh Tân An.

3/ Địa phương chí tỉnh Kiến Tường – Tài liệu lưu trữ tỉnh KT – XB 1963.

4/ Địa chí văn hóa Long An – NXBLA – KHXH 1989.

5/ Lịch sử Đồng Tháp Mười – NXB TP.HCM 1992.

6/ Miền Đông Nam Bộ kháng chiến 1945 – 1975 – NXBQĐND HN – 1991.

7/ Lịch sử quân giới Nam Bộ 1945 – 1954 – NXBQĐND HN 1991.

8/ Tư liệu: Báo cáo tình hình Nam Bộ 1945 – 1949 số 16/phòng Nam Bộ K4. Bộ Quốc Phòng.

9/ Bản tọa đàm của Phòng KHLS và Đ/C Trần Văn Trà về Long An trong thời kỳ chống Pháp.

10/Phát biểu của thượng tướng Trần Văn Trà tại cuộc tọa đàm chuẩn bị cho công trình viết sử huyện Mộc Hóa 16/7/1968.

11/ Ghi từ lời kể của:

– Ông Nguyễn Minh Đường (Bí thư tỉnh ủy Tân Mỹ Gò – 1951).

– Ông Võ Tấn Mạnh, ông Nguyễn Văn Đền.

*****************************************************************************

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA “NÚI ĐẤT” MỘT THẮNG CẢNH Ở ĐỒNG THÁP MƯỜI

(  Thị Trấn Mộc Hóa – tỉnh Long An)

I.TÊN GỌI DI TÍCH

Núi đất: Địa danh được cấu tạo theo địa thế tự nhiên ghép với tên núi.

Đây là một khu đất khá cao ráo nằm trên gò Bắc Chiêng (Trung Tâm Thị Trấn Mộc Hóa ngày nay), được xem là một trong những cảnh quan thiên nhiên đẹp của vùng Đồng Tháp Mười nói riêng và Long An nói chung.

Vào những năm 1957 đến 1960, cùng với việc chấn chỉnh địa lý hành chính và xây dựng tỉnh lỵ Kiến Tường trên đất Mộc Hóa, chính quyền Ngô Đình Diệm đã bắt tù chính trị đào đất xung quanh khu vực này đắp thành những ngọn Giả Sơn (Núi Giả). Trên các đỉnh núi thờ phượng Đức Mẹ Maria- Chúa Jesu- Thánh Phê-ro của đạo Công Giáo. Do vậy ngày trước nơi đây còn có tên gọi là Núi Đức Mẹ. Riêng đồng bào địa phương vẫn quen nói về khu vực này là Núi Đất một thắng cảnh của Mộc Hóa và là địa điểm nghỉ ngơi, giải trí khá lý tưởng sau những giờ lao động mệt nhọc.

II. ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỐ – ĐƯỜNG ĐI ĐẾN DI TÍCH:

1/ Địa điểm phân bố:

Di tích Núi Đất hiện nay tọa lạc tại Thị Trấn Mộc Hóa- huyện Mộc Hóa tỉnh Long An.

Ngược dòng lịch sử: Nam Bộ xa xưa thuộc Vương Quốc Phù Nam. Thế kỷ thứ VI, người Chân Lạp đánh đuổi Phù Nam. Đất Phù Nam rộng Chân Lạp chỉ chiếm một số vùng trong toàn bộ lãnh thổ hoang vắng.

Cả một thời kỳ dài gần mười thế kỷ, kể từ lúc Vương Quốc Phù Nam bị diệt vong đất Nam Bộ chỉ được khai phá ở một số vùng nhỏ rải rác. Từ thế kỷ thứ XV, lưu dân đến khẩn hoang vùng đất này, ngoài một số bộ tộc cố cựu như: Mạ, Châu Ro, Stiêng và một số nhóm Khmer… còn lại chủ yếu là người Việt.

Đến đầu thế kỷ XVII, người Việt đến định cư và khai phá vùng đất Nam Bộ theo dọc lưu vực hai con sông Vàm Cỏ  rất đông. Khi Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào Nam làm kinh lược sứ (1698): Nghiên cứu xây dựng hệ thống hành chính và bổ nhiệm quan lại ở đây, thì Nam Bộ trở thành lãnh thổ Việt Nam từ đó. Nguyễn Hữu Cảnh mới lấy đất Nông Nại (thuộc Thủy Chân Lạp) lập Phủ Gia Định.

Năm 1802, Gia Long lên ngôi, đổi Phủ Gia Định thành Thị Trấn Gia Định. Năm 1808 Trấn Gia Định được Gia Long đổi làm Thành Gia Định. Thành Gia Định gồm 05 Trấn mới lập là: Phiên An, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên, Biên Hòa. Thị Trấn Mộc Hóa ngày nay, lúc ấy nằm lọt trong phần đất thuộc Trấn Định Tường.

Từ năm 1838 vùng đất này thuộc Phủ Tây Ninh (gồm huyện Tân Ninh và Quang Hóa) với 07 Tổng 56 thôn. Trong các tên Tổng ghi trong Đại Nam Nhất Thống Chí chưa có tên Tổng Mộc Hóa. Mãi đến năm 1867, tên “Tổng Mộc Hóa” mới thấy xuất hiện trên Công báo Nam Kỳ (B.O.C) cùng với năm tên Tổng khác thuộc khu Tham Biện (Inspection) Quang Hóa (1).

Ngày 7/6/1871, sau khi thống Đốc Nam kỳ Đuyprê (Dupré) ra nghị định điều chỉnh 25 khu tham biện ở 06 tỉnh (Sài Gòn, Mỹ Tho, Biên Hòa, Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên) xuống còn 18 đơn vị, Thị trấn Mộc Hóa thuộc về Tỉnh Định Tường.

Đến năm 1916, Quận ,Mộc Hóa được thành lập trực thuộc Tỉnh Long An, bao gồm diện tích 04 huyện (Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Vĩnh Hưng và Mộc Hóa) ngày nay.

Từ sau Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 cho đến những năm đầu của cuộc kháng chiến, Mộc Hóa vẫn là một huyện của Tỉnh Tân An

Năm 1951 Ủy Ban Kháng Chiến hành Chính Nam Bộ ra quyết định cắt ba xã phía Tây của huyện Thủ Thừa (Long Ngãi Thuận- Tân Đông Bắc- Tân Hòa Đông) nhập vào với huyện Mộc Hóa và một số xã của tỉnh SaĐec, lập thành Tỉnh mới với tên gọi Đồng Tháp. Tỉnh này tồn tại trong 16 tháng thì giải thể. Mộc Hóa lại tách ra, trở thành một huyện của tỉnh Tân Mỹ Gò (2)

Sau Hiệp định Giơnever (tháng 7/1954), Ngụy quyền Sài Gòn phục hồi lại tỉnh Tân An, Mộc Hóa trở thành một quận của Tân An

Nhằm tạo một cái chốt cắm sâu giữa bưng biền kháng chiến cũ là Đồng Tháp Mười: với âm mưu ngăn chặn hành lang chiến lược của Cách Mạng từ Miền Tây lên Miền Đông và từ biên giới Cambodge đi về vùng đồng bằng Bến Tre, Mỹ Tho … ngày 17/2/1956 Chính quyền Ngô Đình Diệm lại tách Quận Mộc Hóa ra khỏi Tỉnh

(1)khu Tham Biện Quang Hóa gồm 06 Tổng: Ninh Hạ, Mỹ Ninh, Giai Hóa, Quang Hóa, Cầu An Hạ và Mộc Hóa.

(2) Tỉnh Tân Mỹ Gò: gồm 3 tỉnh, Tân An, Mỹ Tho, Gò Công hợp lại.

Tân An ,lập tỉnh mới với tên gọi là tỉnh Mộc Hóa (sắc lệnh số 21/NV/PTT). Tên gọi này chỉ tồn tại tám tháng, thì ngày 22 tháng 10 năm 1956, Diệm lại ban hành sắc lệnh143/NV/PTT đổi tên tỉnh Mộc Hóa thành tỉnh Kiến Tường (theo Diệm giải thích: Kiến là xây dựng,Tường là điều hành, tức là “mang lại điều lành”). Nhưng thực ra, Kiến Tường là tên gọi một Phủ của tỉnh Định Tường (gồm hai huyện Kiến Phong và Kiến Đăng ở vào thế kỷ trước). Lúc này tên Mộc Hóa dùng để chỉ Thị Trấn nơi Gò Bắc Chiêng với tư cách là tỉnh lỵ tỉnh Kiến tường.

Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng: ngày 3/3/1976 theo quyết định của Hội Đồng Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam, tỉnh Long An nơi được thành lập bao gồm tỉnh Long An cũ (3) kết hợp một phần đất của tỉnh Hậu Nghĩa và Tỉnh Kiến Tường.

Kiến Tường bây giờ được đổi tên thành huyện Mộc Hóa. Trãi qua nhiều lần thay đổi sắp xếp địa giới hành chánh vùng Đồng Tháp Mười của Long An (4), huyện Mộc Hóa ngày nay nằm ở phía Bắc vùng Đồng Tháp Mười, phía Nam giáp huyện Tân Thạnh, phía Tây giáp Vĩnh Hưng, phía Đông giáp huyện Thạnh Hóa, toàn huyện có 12 xã thị và một Thị Trấn (5).

Di tích hiện nay nằm trong phần đất thuộc Thị Trấn Mộc Hóa, cách Biên Giới Việt Nam – Campuchia 7km và cách TP Tân An (Long An) hơn 68km về phía Tây Bắc.

2/ Đường đi đến Di Tích:

Du khách có thể đi đến di tích bằng phương tiện đường bộ là thuận tiện nhất.

Từ TP Tân An (Long An) theo đường QL62 (tỉnh lộ 831 hay còn gọi là tỉnh lộ 49) khoảng 68km đến Thị Trấn Mộc Hóa, gặp ngã tư Biên Phòng quẹo trái thẳng theo đường 30/4 khoảng 700m là về đến di tích.

III. SỰ KIỆN- NHÂN VẬT LỊCH SỬ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DI TÍCH

Đến Long An nếu được nghe những mẫu chuyện về đất và người dân Long An có lẽ du khách sẽ càng thêm thôi thúc muốn tìm hiểu và khám phá về vùng Đồng Tháp Mười nói chung và Mộc Hóa nói riêng.Ở Đồng Tháp Mười hàng năm cứ đến mùa mưa (khoảng tháng 6 âm lịch) là cả một vùng đất bao la bị dìm trong biển nước. Các con lung, bưng, trấp vẽ lên những đường nước ngoằn ngoèo như những mạch máu, cuối tháng 10 âm lịch nước như trút dần, cây cỏ mục úng làm nước thối đen…. Nắng như thiêu như đốt, mùi sình lầy cỏ ải xông lên nồng nặc. Người không quen sẽ bãi oải kiệt sức ngay. Thật là một cánh đồng hoang dã, rậm rạp nắng gắt mưa nhiều… Trong ký ức cụ già 70 – 80 tuổi sống tại đây còn nhớ những mẫu chuyện về ông bà mình là lớp người đầu tiên đi khẩn hoang chiến đấu với voi, hổ, heo

(3) Long An cũ gồm các quận: Bình Phước, Tân Trụ, Gò Đen, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa.

(4) Vùng Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Long An gồm các huyện: Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Mộc Hóa Vĩnh Hưng- 1 phần huyện Đức Huệ và phía bắc các huyện Thủ Thừa, Bến Lức.

(5) 12 xã: Bình Hiệp, Bình Tân, Thạnh Trị, bình Hòa Tây, Bình Hòa Đông, Bình Phong Thạnh, Bình Thạnh, Tân Lập,Tân Thành, Tuyên Thạnh, Thạnh Hưng, Bình Hòa Trung.

rừng, sấu muỗi mòng, đỉa, vắt, rắn độc, trăn khỉ…. Đồng Tháp Mười nơi thiên nhiên vừa ưu đãi, đồng thời lại cũng vô cùng khắc nghiệt. Đây đó trong Đồng Tháp Mười nổi lên những gò, giồng… là thềm phù sa cổ kéo dài hoặc là những cồn cát ven bờ hình thành do những dòng nước cuộn trước kia như Giồng Sa- Rai, Gìồng Giăng, Gò Cà Dâm… ở Đồng Tháp, Gò Thành Gò Bắc Chiêng, Gò Giồng Dung, Gò Trấp Ky… ở Long An; Gò Đế ở Tiền Giang.

Nói riêng về Gò Bắc Chiêng, ta hình dung một cái Gò đất nằm bên bờ Bắc Chiêng (6) (đoạn sông Vàm cỏ tây chảy qua Mộc Hóa) khu vực gò này khá cao ráo, khang trang nổi lên giữa vùng đất còn lầy lội hoang hóa của Đồng Tháp Mười. Tại đây có thể được xem là đầu mối giao lưu kinh tế chính trị quân sự rất quan trọng từ các nơi đến Đồng Tháp Mười, và ngược lại. Thị trấn Mộc Hóa sầm uất sung túc ngày nay được thiết lập chính tại gò Bắc Chiêng. Đây là một vùng đất từng chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử: từ những ngày đầu lưu dân tứ xứ đến đây khẩn hoang lập ấp, cho đến những năm tháng đấu tranh gìn giữ quê hương…

Ngay từ thời kỳ ông cha ta đứng lên kháng Pháp xâm lược, vùng đất này đã được chọn làm căn cứ kháng chiến – nơi đỉnh gò Bắc Chiêng khi xưa, Võ Duy Dương (còn gọi là Thiên Hộ Dương) cho xây dựng đồn Tuyên Oai thuộc loại vững mạnh có hơn 120 nghĩa quân chốt giữ, trang bị 15 súng bắn đá để đánh Pháp (năm 1945 khi vào khẩn hoang vùng đất này, một số người dân nơi đây đã phát hiện một số khẩu súng loại trên) (7). Từ những năm,1945 đến 1954 vùng đất này đã trở thành một chiến khu nổi tiếng của khu 8 trong Đồng Tháp Mười và Mộc Hóa vinh dự trở thành một căn cứ kháng chiến quan trọng của Nam Bộ lúc đó, mà thực dân Pháp và tay sai không tài nào kiểm soát nỗi.

Pháp đi Mỹ đến: Nhằm tạo một chốt cắm sâu giữa bưng biền kháng chiến của ta,với âm mưu ngăn chặn hành lang chiến lược của cách mạng Miền Nam từ Miền Tây lên Miền Đông, và từ biên giới phía Bắc Đồng Tháp Mười đi về Bến Tre, Mỹ Tho… ngày 17/2/1956 chính quyền Ngô Đình Diệm cho tách quận Mộc Hóa ra khỏi tỉnh Tân An, lập một tỉnh mới với tên gọi: tỉnh Mộc Hóa theo sắc lệnh số 21/NV/PTT tên gọi này chỉ tồn tại 8 tháng. Đến ngày 22/10/1956 Diệm lại cho ban hành sắc lệnh 143 NV/PTT đổi tên tỉnh Mộc Hóa thành tỉnh Kiến Tường và Mộc Hóa lúc này dùng để chỉ Thị Trấn nơi Gò Bắc Chiêng với tư cách là tỉnh lỵ Kiến Tường.

Địa danh Kiến Tường chỉ tồn tại từ năm 1956 đến năm 1975 và nó cũng mất đi đồng thời với sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn trước đại  thắng mùa xuân năm 1975 của cách mạng Việt Nam. Tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (gần 20 năm) nhưng địa danh Kiến Tường cũng đã đi vào lịch sử với những nét riêng điển hình của một vùng đất đầu sóng ngọn gió trên chiến trường Đồng Tháp Mười thuở trước.

(6) Sông Bắc Chiêng (còn gọi là sông Bát chiên) nằm ở thượng lưu sông Hưng Hòa, làm giới hạn tột cùng Trần Định Tường. Sông ấy nước ngọt mà đục, đường nước quanh co, cỏ cây rậm rạp có nhiều súc sách của Cao Miên. Đất đai bùn lầy mưa nước đầy tràn ngập, trên lục địa cũng đi thuyền được, cho nên người mua bán thường lên chở hàng hóa do sông Bá Thiên qua sông Phiến Da đến xứ cầu Nam rồi tới Nam Giang trốn thuế. (Gia Định thành Thông Chí – tập thượng quyển 1 và 2 trang 65 – Mục Sơn Xuyên Chí (chép về núi sông)-).

(7) Võ Duy Dương với cuộc kháng chiến Đồng Tháp Mười – NXB Tổng hợp Đồng Tháp 1992 – trang 170 (Tác giả: Nguyễn Hữu Hiếu chủ biên)

Đặt tên tỉnh mới là Kiến Từơng, chính quyền Ngô Đình Diệm giải thích: Kiến là xây dựng , Tường là điều hành.

Tức là bộ máy cai trị, với mong mõi người dân nơi đây sẽ được sống một cuộc sống mới, hưởng nhiều điều lành thái bình thịnh vượng… thực ra đây chính là chính sách mị dân của ngụy quyền Ngô Đình Diệm: Bởi vì sau khi an vị trên ghế Tổng Thống do Mỹ sắp đặt, Diệm rất muốn lấy lòng dân (nhất là dân trong vùng kháng chiến cũ), cách ly dân với cách mạng . Riêng phần đất Kiến Tường lúc đó với diện tích đo được 229.720 ha, đứng về gốc độ quân sự, chiếm vị trí chiến lược rất quan trọng trong các tỉnh Miền Tây Nam Bộ:

– Phía Bắc Kiến Tường giáp quốc gia Campuchia

– Phía Đông giáp tỉnh Long An

– Phía Nam giáp tỉnh Định Tường

– Phía Tây giáp tỉnh Kiến Phong.

Tuy là tỉnh nằm trong Đồng Tháp Mười khó cho sự phát triển kinh tế,  nhưng nề quốc phòng địch nhận định:

– Kiến Tường sẽ là một bình phong để bảo vệ miền đồng bằng phì nhiêu của các tỉnh Miền Tây Nam Bộ.

– Kiến Tường là cửa ngỏ giáp ranh Campuchia, cần phải được kiểm soát chặt chẽ: sông Vàm Cỏ Tây, con đường Kompong-Rau nối liền với quốc lộ I của Campuchia dài 25 km. Lằn ranh Biên giới Kiến Tường giáp Campuchia dài 115km.

Nhận định tầm quan trọng về ý nghĩa chiến lược của tỉnh kiến Tường như vậy, cho nên từ năm 1956 kể từ khi bắt đầu thành lập tỉnh cho đến cuối những năm 1960- 1961… chính quyền Ngô Đình Diệm tích cực đổ sức người, sức của xây dựng nơi đây với Trung tâm tỉnh lỵ là Mộc Hóa.

Sau khi nhận quyết định được bổ nhiệm làm tỉnh trưởng Kiến Tường (quyết định số 326/NV ngày 22/7/1957 do Ngô Đình Diệm ký), kể từ năm 1957 đến 1960 Trung Tá Đinh Văn Phát (8) ngoài việc chấn chỉnh ổn định địa lý hành chánh Tỉnh Kiến Tường với tư cách là tỉnh trưởng, Y còn cho xây dựng công trình núi đất tại Mộc Hóa.

Theo lời kể dân địa phương: Đinh Văn Phát người Quãng Nam theo đạo Công Giáo là tên tỉnh trưởng khét tiếng dữ dằn hung ác và rất tích cực chống cộng. dân Mộc Hóa lúc ấy thường dùng danh từ “Quỷ một mắt” hay “thằng độc nhãn” để chỉ Y. Từ năm 1957 khi chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu thi hành quốc sách “Dinh điền”, trong số 126 địa điểm “Dinh Điền” mà địch dự định lập ở Miền Nam thì riêng Kiến tường đã có gần chục cái như: Long Khốt, Tuyên Thạnh, Thạnh Trị, Thủy Đông, Nhơn Hòa Lập, Tuyên Nhơn… Địch liên tục mở các cuộc hành quân càn quét, gom dân lập khu trù mật, hàng ngàn quần chúng Đảng viên của Kiến Tường đã bị bắn chết hay bị tù đày dưới trào chỉ huy của Đinh Văn Phát. Phong trào đấu tranh của nhân dân nơi đây bị đàn áp khốc liệt. Nhà tù Kiến Tường bấy giờ lúc nào cũng trong tình trạng nhét tù quá tải. Trại giam lúc ấy bây giờ ngay địa điểm cũ kế sân vận động thị trấn Mộc Hóa, sức chứa khoảng 500- 600 tù nhân (đa số bắt giam tù chính trị và những gia đình có thân nhân có liên hệ với kháng chiến).

(8) Tên này là tỉnh trưởng Kiến Tường từ 19/6/1957 đến 14/9/1960.

Trong dự án quy hoạch tỉnh Kiến Tường, địch chủ yếu nhắm vào ý đồ là làm sao bảo vệ cho tốt Khu Trung Tâm Tỉnh lỵ Mộc Hóa :

– Phía Bắc án giữ đường biên gới Việt Nam – Campuchia

– Phía Đông Tỉnh lỵ chúng cho xây cất Thánh Đường, chùa Tường Vân xen lẫn nhà dân.

– Phía Tây địch cho xây dựng chùa Ni-Cô, Thất Cao Đài cũng xen lẫn nhà dân.

– Phía Nam là khu đất hoang dùng đắp núi đất và đào hồ chiến lược (dạng hào sâu- lũy cao).

Hệ thống đồn bót bao bọc dày đặt xung quanh Mộc Hóa. Sau này địch cho xây cặp bên phải núi nhỏ là sân bay dùng để liên lạc từ Mộc hóa về Sài Gòn do những cố vấn quân sự và lính P.18 Mỹ chốt đóng. Bên trái núi nhỏ là hệ thống trại nơi lực lượng lính Hậu Cần tỉnh Kiến Tường án giữ.

Vào những năm 1956 – 1957 khi bắt đầu thành lập tỉnh Kiến Tường, Mộc Hóa còn rất hoang vu cỏ hoang mọc lên khắp nơi không có lối đi, mọi việc di chuyển đi bằng xuồng ghe nhỏ dọc trên các rạch, mương kinh… xa xa chỉ thấy thấp thoáng vài ngôi nhà dân. Khi tiến hành xây cất tỉnh lỵ, chính quyền đã dùng xe ủi đất san bằng cả một khu vực rộng lớn, đem đất nơi cao đắp vào những nơi trũng. Khu danh thắng Núi Đất ngày nay lúc ấy do giao thông công chánh không quản lý kỹ việc đào lấy đất đắp nền xây chợ Kiến Tường nên khu vực này bị lồi lõm, nước đọng muỗi mòng nhiều. Cảnh chốn này nhìn xa xa rất buồn tẻ và dơ bẩn. Vì thế Đinh Văn Phát đã về Sài Gòn rước hoa viên Kiến Trúc về nghiên cứu thiết kế lại nơi đây sao cho phù hợp và có chút ít mỹ quan với quy hoạch Trung tâm tỉnh lỵ mới. Sau khi đề án thiết kế quy hoạch tổng thể khu núi đất do chính tỉnh trưởng Kiến Tường đem trình và được Ngô Đình Diệm thông qua, từ năm 1957 Đinh văn Phát bắt đầu cho thi công, tiến hành đào đắp và xây cất khu núi đất với chu vi hơn 01 ha đất. Nhân dân ngày nay còn truyền kể cho nhau nghe về việc tên Trung Tá tỉnh trưởng Đinh Văn Phát bị “đổi đi” làm ở tỉnh Kiến Tường cuối năm 1960. Số là Ngô Đìmh Diệm sau khi thông qua dự án công trình xây cất Núi Đất đã đồng ý duyệt chi một số tiền lớn thuê nhân công làm việc, nhưng ngoài bản tính tàn bạo, Tỉnh trưởng Kiến Tường lúc đó còn là một vị quan tham nhũng có tiếng. Y đã ém nhẹm trọn số ngân sách chi trên và sử dụng lực lượng tù chính trị đang bị biệt giam tại Trại Giam kiến Tường ra lao động khổ sai tại đây. Lượng tù nhân được điều đến lao động hằng ngày tại công trình hơn 200 người. Mỗi người đảm trách thuyên chuyển lượng đất đá : 01m3 trong một ngày. Cử 02 người vào một kíp khiêng đất đá. Chỉ huy lao động là lực lượng Bảo An tại Mộc Hóa và canh gác vòng ngoài để phòng tù nhân trốn thoát do lính Tỉnh Kiến Tường kiểm soát.

Lịch làm việc của anh em tù rất sát sao:

– Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút, sau đó nghỉ và tập trung về lại trại giam ăn cơm.

– Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút thì nghỉ.

Nếu như trong ngày lao động mà ai không đảm trách nổi 01m3 /ngày thì sẽ bị bọn Bảo An đánh đập rất dã man và còn bị bắt nhốt vào trại biệt giam. Có nhiều đồng chí ta yếu sức do bị bệnh hoạn trong tù không kham nỗi chỉ tiêu địch đề ra, đã bị tra tấn rất tàn nhẫn. Nhưng nói chung, dù ở trong tù hay đi ra ngoài lao động khổ sai , anh em tù vẫn đoàn kết thương yêu tương trợ cho nhau để công việc được hoàn tất.

Có được một lực lượng khá dồi dào mà ít tốn tiền của, Tỉnh Trưởng Kiến Tường đã ra lệnh giám sát chặt chẽ lịch làm việc của tù nhân tại đây. Ngoài việc đào đất dưới hố chuyển lên đắp núi, người ta còn cho chuyển chở đá Ong từ núi Sam (Châu đốc), từ Biên Hòa… về đắp xen lẫn với đất, để trái Núi đỉnh chắc vào nhau .Đất đắp núi càng lên cao hố đào càng rộng và sâu hơn. Miệng hố được tù nhân nạo vét sâu hơn 1m50 và dài ra giống hình chữ nhật. tại đây người ta thiết kế xây hồ nước thả sen . Thành hồ được đắp từng phiến đá nhỏ tráng xi mảnh, nhìn xa xa giống như những viên cuội, sỏi… bám ngang mặt nước. Công việc lao động được làm rất khẩn trương giữa cái nắng gắt và gió khô của Đồng Tháp Mười. Cực nhọc muỗi mòng… lẫn bị đánh đập dã man nên nhiều tù nhân ngã bệnh nặng. Công trình xây dựng núi đất đã thấm mồ hôi máu và nước mắt của bao anh em tù chính trị lúc đó.

Trãi qua gần 3 năm xây dựng ròng rã (từ 1957 – 1960) khoảng giữa năm 1960 khu Núi đất hoàn thành . Tháng 9 năm 1960 Đinh Văn Phát bị “thuyên chuyển”đi làm tỉnh trưởng Kiến Phong vì bị làn sóng phản đối, bất bình của dân chúng nơi đây chống chế độ cai trị hà khắc của Y và rất nhiều tai tiếng về vấn đề tham nhũng của tỉnh trưởng Kiến Tường đến tai Ngô Đình Diệm.

Ngày 10/6/1960 theo quyết định sớ 826, thiếu tá Lê Thành Nhựt được bổ nhiệm về đây làm tỉnh trưởng Kiến Tường thay thế Đinh Văn Phát. Ngày 14/9/1960 tỉnh trưởng mới đến nhậm chức. Lê Thành Nhựt cũng là người Công Giáo và cũng rất tích cực chống cộng. Cùng với việc bắt tay vào nghiên cứu và quản lý tỉnh Kiến Tường, Lê Thành Nhựt cũng quan tâm đến công trình xây cất Khu Núi Đất. Y cho đúc tượng Đức Mẹ (hình tượng Tây Phương) cao hơn 2m đặt ngay giữa đỉnh núi lớn , 2 tượng Thánh Phê-Rô và Chúa Jêsu đặt hai bên hai trái núi nhỏ ( bởi thế thời gian này Núi Đất được gọi là Núi Đức Mẹ). Giữa hồ sen cho xây dựng 01 ngôi nhà Thủy Tạ cao 2 tầng bằng gỗ rất đẹp chạm trổ lộng lẫy theo kiểu Kiến trúc cung đình Huế, mái cong, 4 góc tàu mái có chạm gỗ hình rồng, đỉnh nóc nhà Thủy tạ đặt 1 cây thánh giá biểu tượng đạo thiên chúa, nhìn kiến trúc này người ta tưởng như đang lạc vào một cung thất nhỏ của Vương quyền Phong Kiến xa xưa. Từ bờ đất liền vào núi cây cầu gỗ uốn cong được bắt ngang. Từng thanh gỗ dựng trên thành cầu cũng được đục đẽo, bào chuốt rất công phu xung quanh công trình người ta đem về trồng nhiều loại cây (có những loại cây dạng cổ thụ gốc đã lớn) chủ yếu lấy bóng mát.

Trên đỉnh các trái núi có Keo , Bồ đề, Điệp Vàng (còn gọi là Lim Bắc), sân,sồi,Giáo vàng….

Dọc bờ hồ là hàng dương trồng cách khoảng rất đều được nghiên cứu cắt tỉa tỉ mỉ.

Từ cổng vào được trồng và đặt nhiều chậu hoa kiểng nhỏ bông hoa đẹp đủ loại, đủ màu nở đủ 4 mùa, thậm chí có luôn cả hoa hồng vàng, hoa Layơn đỏ từ Đà Lạt đem về.

Bốn góc khuông viên nơi đây tre trúc được trồng khắp nơi…

Buổi trưa gió từ bờ hồ thổi tới sóng nước lăn tăn cây lá chạm vào nhau len nhẹ rì rào … đứng giữa Núi đất người ta tưởng như đang lạc vào một góc cao nguyên tgu nhỏ. Giữa cái nắng gió oi bức của Đồng Tháp Mười, thiên nhiên Núi đất giúp tâm hồn con người dịu lại: cảnh thơ mộng mát mẻ chim chóc gọi nhau bay về… Núi đất lúc bấy giờ được xem như là một địa điểm nghỉ mát lý tưởng của các quan chức Sài Gòn (kể cả Ngô Đình Diệm) mỗi khi về kinh lý Kiến Tường.

Những người lớn tuổi ở tại Mộc Hóa kể lại: năm 1960 khi về kiến Tường kinh lý Ngô Đình Diệm đã đến khánh thành khu núi đất và khánh thành những con đường được qui hoạch mới tại tỉnh lỵ Môc Hóa. Tỉnh trưởng kiến Tường đã mời cha xứ Thánh đường Mộc Hóa (lúc ấy là cha Francisco Hồ Thiên Trị) đến làm lễ cho Ngô Đình Diệm trước tượng Đức Mẹ  trên đỉnh núi lớn (hay còn gọi là đỉnh Giả Sơn).

Ngô Đình Diệm đã lưu lại và nghỉ tại nhà Thủy Tạ giữa hồ sen một đêm. Các tên quan chức của kiến Tường vào thời điểm đó coi chuyện trên là một vinh dự lớn của vùng đất này.

Tuy mang tiếng là khu thắng cảnh đẹp được xây cất để phục vụ giải trí thưởng ngoạn cho nhân dân lao động, nhưng rất ít người dân nào dám đến đây vui chơi vì: phần đất này thuộc khu quân sự lớn của tỉnh Kiến Tường lúc đó, lính gác dày đặc, người nào đến đây thường xuyên dễ bị ghép tội hay bị tình nghi là làm cộng sản đến dò thám….

Trãi qua bao thăng trầm lịch sử núi đất vẫn còn đó, mỗi ngày được bàn tay lao động của con người tạo dựng bồi đắp nó càng đẹp thêm ra. Qua từng ngày từng tháng từng năm, cây xanh đâm chồi nảy lộc. nhiều góc cây con ngày nào được trồng còn nhỏ bé, bây giờ tỏa bóng mát khắp xung quanh. Sau 30/4/1975 Miền Nam hoàn toàn giải phóng. Tỉnh Kiến Tường cũng sụp đổ theo chế độ ngụy quyền Sài Gòn. Mảnh đất Mộc hóa ngày nay thuộc về phần đất tỉnh Long An khu thắng cảnh núi đất được huyện ủy – UBND huyện quan tâm gìn giữ tu bổ và bảo vệ.

Về thăm Mộc Hóa đến trung tâm thị trấn của huyện thế nào người dân nơi đây cũng sẽ hỏi thăm là bạn đã đến núi đất chưa? Nếu chưa thì xin mời. Núi đất bây giờ được xem là một trong những cảnh quan thiên nhiên đẹp của vùng Đồng Tháp Mười,nói riêng và Long An nói chung . Đây là mảnh đất của lịch sử trong đó giá trị văn hóa do đôi bàn tay lao động của con người và thiên nhiên đã làm nên kỳ tích trên. Đến với di tích núi đất tại Mộc Hóa là đến với giá trị văn hóa đến với cái đẹp thiên nhiên hùng vĩ , tươi mát sảng khoái tâm hồn. Núi đất đã và đang chào đón khách du lịch khắp mọi miền đất nước về thăm.

IV. LOẠI DI TÍCH

Di tích lịch sử văn hóa : “Núi Đất” một thắng cảnh ở Đồng Tháp Mười là khu cảnh quan thiên nhiên đẹp được tạo dựng nên bằng đôi tay lao động của con người, nằm ngay giữa lòng trung tâm thị trấn Mộc Hóa huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An.

V. KHẢO TẢ DI TÍCH

Gần 40 năm đã trôi qua theo thời gian, kể từ khi tỉnh Kiến Tường được thành lập cho đến nay. Núi Đất cũng đi theo chừng ấy lịch sử. Nó vẫn tồn tại và là một trong những cảnh quan thiên nhiên đẹp giữa vùng Đồng Tháp Mười.

Sau ngày Mộc Hóa giải phóng về tiếp quản địa phương , ủy ban nhân dân đã quan tâm trùng tu và có một số sửa chữa tại khu núi đất, cầu gỗ uốn cong dẫn từ bờ đất liền vào núi, lẫn nhà Thủy tạ kiến trúc theo lối cung đình Huế đã bị hư mòn và bị sập vào năm 1966 (do lũ lớn tràn về làm ngập cả một vùng rộng lớn, kể cả khu vực này). Năm 1990 sau một đợt trùng tu chỉnh trang lại khu núi đất: Cầu đúc bê tông chắc chắn được xây thay cầu gỗ. Hai ngôi nhà Thủy Tạ được xây dựng lại (trong đó có một ngôi nhà thu nhỏ kiểu kiến trúc Việt Nam, một ngôi xây theo lối kiến trúc kiểu Lào xinh xắn nép mình bên góc trái hồ sen). Núi đất vẫn sừng sững đứng đó trước khung cảnh thiên nhiên hài hòa, lộng gió. Trên những đỉnh núi các tượng đức Mẹ – chúa Jêsu- Thánh Phê-Rô không còn ( năm 1978 đồng bào họ Đạo xứ Bắc Hòa, huyện Tân Thạnh xin rước các tượng về Giáo xứ thờ, theo họ vì ngày nay lượng khách đến núi đất ngày càng đông, giáo dân sợ hư hao và ô uế các tượng Đức Mẹ và Thánh chúa, chạm vào niềm tin thiêng liêng về đạo của họ).

Hiện nay diện tích sử dụng tại khu Núi đất là 14.700m2 (9):

– Phía Nam giáp trại nuôi rắn huyện Mộc Hóa

– Phía Tây giáp khu dân còn hoang hóa

– Phía Đông giáp đường Thiên Hộ Dương

– Phía Bắc giáp cuối đường 30/4 và trung tâm Y Tế huyện Mộc Hóa.

Nhìn tổng thể Núi Đất giống như một hòn Nam Bộ khổng lồ nổi lên giữa hồ nước lớn trong đó chứa ba tiểu đảo, hai nhà Thủy tạ và hệ thống cây xanh, hoa kiểng bao bọc xung quanh chia ra ba phần.

+ Phần I:

Khuôn viên nhìn từ bên ngoài vào  với cổng vô trang trí nổi, phía trong là hệ thống nhà làm việc, nhà tiếp khách, nhà hàng ăn uống…. có khu đặt hoa kiểng chuồng chim câu…

+ Phần II:

Phần chính của khu Núi Đất: Tổng thể khu vực giống như một hòn Nam Bộ lớn. bao bọc chung quanh là một hồ nước dài và rộng chiếm diện tích hơn 6.248m2. Thềm bờ hồ được cẩn đá xi măng.Xung quanh thềm được tạo những bậc tam cấp thành lối đi xuống ngay mép nước (cả khu vực hồ có hơn 15 bậc thềm tam cấp). Ven hồ người ta cho trồng dương liễu cùng một số cây xanh nhằm tạo cảnh quan và lấy bóng mát.

Để nối khuôn viên bên ngoài vào Núi Đất là một cây cầu đúc bêtông hai vài một nhịp dài 23,70m; ngang 2,10m bề cao 0,7 m. Lan can thành cầu hai bên cũng được đúc bêtông . Qua cầu sẽ đến khu tiểu đảo (gồm 3 tiểu đảo).

– Tiểu đảo I :

 Được xây giống hình bầu dục, đầu hơi nhọn về phía Tây Nam của hồ nước, trong đó đắp nổi hai hòn núi Lớn và Núi Nhỏ.

+ Núi Lớn: Được đắp bằng đất có lẫn đá và đá ong, từ chân lên đỉnh cao khoảng 8,5m là hai con đường quanh co để thuận tiện cho việc lên xuống núi. Mỗi bên lối đi được lót 30 bậc tam cấp bằng đá. Đỉnh núi được tráng xi măng bằng phẳng . Đây là điểm cao nhất khu vực này, đứng từu nơi đây nhìn xuống sẽ thấy rõ toàn bộ cảnh quan của khuôn viên Núi Đất . Xung quanh đỉnh được đắp đá rải rác, lỏm chỏm , cỏ mọc xen lẫn giữa các tảng đá… giống như ta đang đứng ngay một hòn núi thực thụ do thiên nhiên tạo dựng nên.

(9) Số liệu của: Công viên núi đất do ông Nguyễn Văn Liễu (hai Liễu cung cấp.

Công ty Công Nông Thương Nghiệp huyện Mộc Hóa do anh Trần Văn Trọng (nhân viên công ty) cung cấp.

+ Núi Nhỏ: Chân Núi được cẩn đá xi măng. Từ thân lên đỉnh cũng được đắp bằng đất cao 4,5m, có hai con đường mỗi bên đường xếp 18 bậc thuận tiện cho việc len xuống. Đỉnh núi bằng phẳng và cũng được tráng xi măng.

– Tiểu đảo II:

Nối từ tiểu đảo I sang tiểu đảo II là một chiếc cầu nhỏ đúc bêtông dài 5,80m; ngang 1,20m. Nổi lên trên tiểu đảo II là một hòn núi nhỏ mà cách bố trí đắp đất đá và đỉnh … cũng giống như Núi Nhỏ của tiểu đảo I. Từ chân núi lên đỉnh núi cao 4m.

– Tiểu đảo III:

Nhìn xa xa phía bên trái hồ sen , tiểu đảo III được tạo dáng giống như một hòn non bộ và một trái núi bé được đắp bằng đá . Cả khuôn viên này được che phủ bởi bóng mát hai góc Bồ Đề trồng chính ngay trên đó.

+ Phần III

Khu thiên nhiên chưa được khai thác hết, gồm hai ao nước tự nhiên và một trại rắn của huyện nằm ngay sau lưng Núi Đất .

Trên các tiểu đảo và từ chân lên những đỉnh núi , hệ thống cây xanh che phủ bóng mát được trồng rải rác xung quanh, có thể kể đến các loại cây dạng cổ thụ như: cây lim (còn gọi Phượng bông vàng hoặc là cây điệp vàng), cây sồi (góc to hai đến ba người ôm không xuể), sung, gáo vàng, cây sân, cây keo… hai ngôi nhà Thủy Tạ được trùng tu năm 1990 không còn nét chạm trổ điêu khắc lộng lẫy như ngày trước, nhưng vẫn chứa đựng nét đẹp riêng của nó (gọn nhỏ, xinh,xắn… nép mình bên các tiểu đảo), kiến trúc phối hợp hài hòa giữa tính dân tộc (cột gỗ mái lá) và hiện đại (nền sàn đúc bêtông). Giữa cái nắng nóng bức và hanh khô của Đồng Tháp Mười, ngồi trong ngôi nhà Thủy Tạ ta sẽ cảm nhận thú vị rất nhiều về cảnh quan nơi đây từ luồng gió mát hồ sen thổi tới.

Đó đây những giàn hoa giấy trắng, đỏ Điệp trổ bông vàng cùng với tre trúc, dương, liễu rũ Đà Lạt được trồng xen lẫn quanh hồ, chen lẫn vài chậu hoa kiểng như: Cần Thăng, Kim Quýt, Lan nước, cau kiểng, mai chấn thủy, trạng nguyên lá đỏ, dã quỳ, bồ đề, tre tàu (loại tre có sọc, màu vàng ánh), cây kè (lá xòe to, nhiều cánh nhỏ), trúc nhựt (trong thân cây có ống giống cây trúc) Trắc bá diệp (còn lá thuộc bài), Bách tán tùng (họ cây tùng nhưng đây là loại tùng tàng nhỏ), Nguyệt Giới (bông nhỏ li ti rất thơm), cây vàng bạc( hay còn gọi là kiểng Pháp hay kiểng màu), Hoa dừa, hồng mai ( hoa đỏ nhụy vàng giống như hoa mai nhưng khác lá)… được cắt xén, tỉa rất công phhu với nhiều lối ghép đa dạng đã tạo cho khu vực này khá phong phú về chủng loại cây trồng và nhiều màu sắc đẹp.

Từ đôi bàn tay lao động cần cù của con người, trong đó có mồ hôi và xương máu bao đồng chí, đồng bao ta, khu núi đất mỗi ngày xinh đẹp hơn. Chiến tranh đã đi qua một cuộc sống mới hòa bình chung lo xây dựng quê hương của người dân Mộc Hóa đang mỗi ngày mỗi đổi thay ngày chính trên mảnh đất này. Cảnh thiên nhiên hùng vĩ của núi đất ngày nay thật sự là một địa điểm nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân lao động. Cùng với bao di tích lịch sử … văn hóa  khác của tỉnh nhà. Núi Đất đã và đang là một trong những địa điểm lý tưởng hấp dẫn  các nhà đầu tư về đây khai thác tiềm năng du lịch vốn có của vùng đất này.

VI. CÁC HIỆN VẬT TRONG DI TÍCH

Khu di tích lịch sử văn hóa “Núi Đất” ngày nay đã có nhiều thay đổi khác xa với hiện trạng xây dựng ban đầu, do được trải qua nhiều lần trùng tu (nhất là sau ngày giải phóng).

Hiện nay nơi khu vực này ngoài hệ thống cây xanh che bóng mát và đủ loại hoa kiểng được trồng và xếp đặt xung quanh tạo cảnh quan thiên nhiên, còn có thể kể đến tổng thể Núi Đất giống như một hòn non bộ khổng lồ gồm 3 trái núi nằm đối xứng (theo những người thích chơi và nghiên cứu hoa kiểng thì đây là dạng Tam Sơn) nằm lọt giữa lòng hồ nước bao la trồng đầy sen trên cả diện tích khu đất rộng hơn 01 ha.

Đây là một công trình cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, được xây cất và tạo dựng từ đôi bàn tay lao động của con người. Những hiện vật và các giá trị văn hóa do con người sắp đặt, bày trí tại Núi Đất vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Đây là đối tượng quan trọng trong hoạt động bảo tồn gìn giữ di tích trong tỉnh Long An chúng ta.

VII. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ- NGHỆ THUẬT CỦA DI TÍCH:

Dù mục đích ban đầu xây dựng Núi Đất có những giới hạn lịch sử nhất định: Xây do yêu cầu chiến lược phòng thủ và bảo vệ khu trung tâm Đồng Tháp Mười trong những năm đầu chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành lập tỉnh lỵ Kiến Tường… Nhưng đứng ở một góc độ nào đó đi, di tích Núi Đất cũng chứa đựng nhiều giá trị lịch sử và nghệ thuật lớn:

– Đây là khu cảnh quan thiên nhiên do con người tự tạo ra đời cùng một lúc với việc qui hoạch Trung Tâm tỉnh lỵ Mộc Hóa.

– Nơi đây đã từng chứng kiến óc sáng tạo, trí thông minh và biết bao công sức lao động của con người tự cải tạo và khuất phục thiên nhiên để thiên nhiên phục vụ lại con người.

Là một trong những địa điểm tố cáo tội ác chính quyền Ngô Đình Diệm đối xử tàn tệ và bất công đối với tù chính trị tại Kiến Tường.

– Đến Núi Đất ngoài giá trị thắng cảnh trước hết là giá trị văn hóa do con người và thiên nhiên sắp đặt trên địa thế thuận lợi vùng đất cao của khu vực Gò Bắc Chiêng, nó còn chứa đựng trong đó nhiều giá trị khoa học- nghệ thuật do con người bày trí nên. Những hòn núi lớn, núi nhỏ, hồ sen, nhà Thủy Tạ , rừng cây …. Hợp thành một khung cảnh hình thù giống như một hòn non bộ khổng lồ làm náo nức mê mẩn lòng người tưởng như đang lạc vào giữa cái đẹp thiên nhiên thơ mộng một góc Cao Nguyên nào đó, ngay chính giữa Đồng Tháp Mười. Đây là sản phẩm của lịch sử được khẳng định trong một thời gian nhất định, chứa đựng nhiều nội dung lịch sử và luôn cả đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân địa phương.

Với những ý nghĩa to lớn trên, khu Núi Đất một cảnh quan thiên nhiên dồi dào tiềm năng du lịch, xứng đáng được nhà nước quan tâm bảo vệ gìn giữ tôn tạo và khai thác để phục vụ và nghiên cứu khoa học, phục vụ tham quan du lịch của đông đảo tầng lớp nhân dân.

VIII. TRẠNG THÁI BẢO QUẢN DI TÍCH:

Trải qua từng thời kỳ lịch sử, từng chế độ cai trị khác nhau tại vùng đất này, Núi Đất vẫn được các cấp Nhà Nước vào thời điểm đó quản lý. Ngày nay khu Núi Đất thuộc về sự quản lý của Ban Kinh Tế Đảng huyện Mộc Hóa.

Hàng năm ủy ban nhân dân huyện đều có dành một khoảng ngân sách chi dùng để bảo vệ và trùng tu khu núi đất . Hiện trạng tổng thể khu vực này được bảo quản rất chu đáo sạch đẹp . Tại Công Viên núi đất (tên gọi hiện nay của di tích), thường xuyên có một đội ngũ cán bộ làm việc và trực tiếp bảo vệ nơi đây.

Trong tương lai nếu được quan tâm và đầu tư đúng mức với tầm cở khu di tích, chắn chắn sẽ là một trong những địa điểm cảnh quan nổi tiếng, hấp dẫn du khách mọi miền đất nước nếu có dịp ghé hay về thăm Long An.

IX. CÁC PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ, SỬ DỤNG DI TÍCH:

Di tích ” Núi Đất” được xem là một trong những cảnh quan thiên nhiên đẹp của đất Mộc Hóa nói riêng và Long An nói chung. Tiềm năng khai thác di tích này rất lớn. nếu chúng ta không quan tâm gìn giữ bảo tồn những thành quả của lớp người đi trước đã tạo dựng thì theo thời gian Khu Núi Đất sẽ không phát huy hết tác dụng sử dụng của nó và ít được ai biết đến.

Đứng về phía chuyên môn chúng tôi có một số đề nghị của địa phương trong việc bảo vệ và phát huy tác dụng sử dụng của di tích:

1/ Trước mắt:

– Khoanh vùng bảo vệ khu núi đất dựa trên cơ sở bảo vệ theo diện tích hiện có .

– Bố tri lại hệ thống điện thắp sáng xung quanh (đèn màu, đèn nêong, đèn cao áp…).

– Làm lại hệ thống cống xả nước trong hồ ra, (vì hiện nay nước trong hồ rất đục. Nếu lâu ngày không khai thác e rằng động thực vật ở trong và ven hồ không có điều kiện sinh sản và phát triển tốt).

– Chọn những trọng điểm đầu tư sửa chửa nâng cấp tôn tạo để đưa vào khai thác có hiệu quả từng công trình một:

+ Sửa chửa mái lá hai nhà Thủy Tạ.

+ Nghiên cứu đắp lại đá ong ngay khu vực các hòn núi, để đưa về giống hiện trạng di tích góc ban đầu.

+ Củng cố hệ thống hàng rào bảo vệ khu di tích .

+ Xây cầu mới nối tiểu đảo II (Núi Nhỏ) ra tiểu đảo III (Giống một trái núi nhỏ và một hòn non bộ lớn được che phủ bởi bóng mát hai góc hồ để trồng chính ngay trên đó ).

2/ Về lâu dài:

– Nâng cấp lại những ngã đường từ trung tâm huyện dẫn đi vào di tích, để tạo điều kiện thuận lợi cho du lhách đến tham quan di tích.

– Trồng và quy hoạch thêm hệ thống cây xanh lấy bóng mát và đặt hoa kiểng, chim, thú… phát triển khu núi dất ra đến khu đất hoang sau trại rắn của huyện.

– Phối hợp tổ chức các dịch vụ , văn hóa du lịch:

+ Tổ chức các hoạt động văn hóa tại di tích: Những buổi tọa đàm nói chuyện truyên thống, những buổi dã ngoại ngoài trời, những đêm văn nghệ phục vụ khách…

+ Xây cất những Kiosque bán hàng và lưu niệm của địa phương, những khu vui chơi phục vụ giải trí …

– Khai thác môi trường du lịch giữa cảnh quan thiên nhiên đẹp núi đất:

+ Cho in ấn và phát hành những tập ảnh, Cataloque, quảng cáo trên hệ thống báo chí, truyền hình, Đài phát thanh….

+ Hướng dẫn tuyên truyền du lịch:

  • Phối hợp Sở Văn Hóa- Thông Tin tỉnh tổ chức biên soạn nội dung giới thiệu di tích.
  • Trao đổi cán bộ giới thiệu hướng dẫn tham quan di tích nơi đây.

    – Kêu gọi đầu tư, hợp tác khai thác Núi Đất:

    + Hợp tác trên cơ sở hợp đồng kinh tế giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh của ngành du lịch với các Viện, các tập thể khoa học, các văn nghệ sĩ ngành văn hóa. Hai bên sẽ phối hợp cộng đồng trách nhiệm tổ chức những dự án trình Ủy ban nhân dân huyện, tỉnh kêu gọi đầu tư nâng cấp sửa chửa lớn khu danh thắng Núi Đất.

    + Nguồn vốn để huy động đầu tư và phát triển Núi Đất:

    – Vốn nhà nước cấp.

    Vận động nhân dân đóng góp trùng tu di tích (trùng tu phải dựa trên yếu tố đảm bảo tính nguyên góc ban đầu của khu Núi Đất).

    – Hàng năm địa phương nên trích ngân sách cho đầu tư sửa chửa Khu Núi Đất. Sau này khi Núi Đất đã hội đủ yếu tố cần và đủ của một khu di tích lịch sử văn hóa dồi dào tiềm năng du lịch, lúc ấy địa phương sẽ thực hiện chế độ bán vé vào cổng, thu lệ phí (tham quan, quay phim, chụp ảnh…) để có phần nào ngân sách lâu dài dành cho hoạt động nơi đây.
    X. CƠ SỞ PHÁP LÝ BẢO VỆ DI TÍCH:
    Sau khi có quyết định bảo vệ di tích của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, chúng tôi sẽ đính kèm văn bản và bản đồ khoanh vùng bảo vệ, cùng với sự xác nhận của các cấp có thẩm quyền trong bản lý lịch di tích lịch sử văn hóa Núi Đất này.
    XI. NGUỒN TƯ LIỆU BỔ SUNG THAM KHẢO:
     

  • Sách:

    1/ Đại chí Long An: NXB Long An – NXBKHXH 1989, Thạch Phương, Lê Quang Tuyến, chủ biên.

    2/ Địa phương chí Tỉnh Kiến Tường – Tài liệu lưu trữ của tỉnh Kiến Tường cũ – XB 1963.

    3/ Gia Định thành thông chí- NXB Sài Gòn 1972 – quyển I – II – III (bản dịch tiếng Việt) Trịnh Hoài Đức.

    4/ Giai thoại về Đồng Tháp Mười – NXB Đồng Tháp 1988- Nguyễn Hữu Hiếu sưu tầm và chỉnh biên.

    5/ Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười – NXB Long An 1989 Nguyễn Hiến Lê.

     Tài liệu nghiên cứu:

     Những số liệu về Núi Đất trong bài viết này được tham khảo từ:

    – Công ty Nông Thương Nghiệp tại Mộc Hóa do anh Nguyễn văn Trọng (nhân viên Công ty cung cấp)

    – Công viên Núi Đất do ông Nguyễn Văn Liễu (Hai Liễu) cung cấp.

    – Công Ty Thương Mại huyện Mộc Hóa.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây