Giới thiệu khái quát thị xã Kỳ Anh

Giới thiệu khái quát thị xã Kỳ Anh

Giới thiệu khái quát thị xã Kỳ Anh

Thị xã Kỳ Anh là một thị xã thuộc phía Đông Nam tỉnh Hà Tĩnh.

Thị xã Kỳ Anh có vị trí: phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Kỳ Anh, phía Nam giáp huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Hiện nay Thị xã Kỳ Anh có diện tích hơn 28.000ha và dân số là hơn 85.500.

Thị xã Kỳ Anh có cửa Khẩumũi Ròn (230 m), ngoài khơi có Sơn Dương (đảo), hòn Chim.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Thị xã Kỳ Anh nằm ở phía đông nam tỉnh Hà Tĩnh và giáp huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình).

Thị xã Kỳ Anh có  đặc điểm địa hình và điều kiện tự nhiên đa dang, phức tạp. Vùng biển của thị xã có cụm cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương, giữ vai trò quan trọng về an ninh – quốc phòng và giao thông hàng hải của khu vực và quốc tế.

Tính đến thời điểm tháng 01/2015, thị xã Kỳ Anh có tổng diện tích 28.025,03 ha đất tự nhiên và 85.508 nhân khẩu.

LỊCH SỬ

   Thời nhà Hậu Lê, Kỳ Anh là miền đất phía nam của huyện Kỳ Hoa (gồm huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh hiện nay) thuộc phủ Hà Hoa, xứ Nghệ An..
   Năm 1836 , vua Minh Mạng nhà Nguyễn chia huyện Kỳ Hoa lập thành hai huyện: Cẩm Xuyên và Kỳ Anh thuộc Tỉnh Hà Tỉnh.
   Ngày 10 tháng 4 năm 2015, theo Nghị quyết số 903/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, toàn bộ diện tích tự nhiên à dân số của thị trấn Kỳ Anh và 11 xã: Kỳ Hà, Kỳ Ninh, Kỳ Lợi, Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Nam, Kỳ Hưng, Kỳ Hoa của huyện Kỳ Anh được tách ra để thành lập thị xã Kỳ Anh.

VĂN HÓA

  • Di tích và danh thắng:

Di tích cấp quốc gia: 02:

– Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu

– Đền thờ Lê Quảng Ý, Lê Quảng Chí

Di tích cấp tỉnh: 06

– Danh thắng Hoành Sơn Quan

– Đền thờ Liễu Hạnh công chúa

– Đền Eo Bạch

– Chùa Vĩnh Thuận

– Nhà thờ Phạm Tiêm

– Nhà thờ Nguyễn Văn Khoa

  • Lễ hội truyền thống 

Lễ Hội Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu.

CƠ SỞ HẠ TẦNG

Thị xã Kỳ Anh có Khu kinh tế Vũng Áng là Khu kinh tế trọng điểm của Quốc gia với các ngành công nghiệp nặng lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á như luyện cán thép, nhiệt điện, lọc hóa dầu…

Khu kinh tế Vũng Áng có tốc độ phát triển nhanh, thu hút hàng trăm nhà đầu tư, nhà thầu và hàng chục vạn cán bộ, chuyên gia, công nhân từ 25 quốc tịch khác nhau và nhiều tỉnh thành trong cả nước đến cư trú, làm việc.

Hệ thống giao thông của thị xã: có quốc lộ 1A chạy qua thị xã và quốc lộ 12 nối cảng Vũng Áng với cửa khẩu Cha Lo. Hệ thống đường nội thị đáp ứng được yêu cầu đi lại và vận tải hàng hóa.

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Kỳ Anh nằm phía đông nam tỉnh, vào quãng 17,54 -18,18 độ vĩ bắc, 106,01- 106,30 độ kinh đông, nằm chếch hướng tây bắc – đông nam trên bản đồ. Bắc và tây bắc giáp huyện Cẩm Xuyên, phía nam và tây nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía đông bắc và đông giáp biển. Nói về Kỳ Anh người ta liền nghĩ đến dãy Hoành Sơn, thật ra thì toàn huyện là một “Hoành Sơn”. Đây là mảnh cuối một chi của dãy Trường Sơn Bắc mọc lấn ra biển, đặt trên nền đá gốc như tảng móng vững chãi, tồn tại từ đầu đại cổ sinh của vận động uốn nếp Hécxini, qua chu kỳ tạo núi Inđôxini đầu đại trung sinh về sau vẫn ổn định.

 Năm Minh Mạng thứ 17 (1836) nhà vua ra sắc dụ chia huyện Kỳ Hoa thành 2 huyện: Kỳ Hoa và Hoa Xuyên, đến năm 1841, vua Thiệu Trị đổi tên huyện Kỳ Hoa thành huyện Kỳ Anh. Đây là một sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng, một bước ngoặt trong tiến trình lịch sử của huyện, chứng tỏ vùng đất này đã phát triển và trở thành một đơn vị hành chính độc lập có vị thế quan trọng trong tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung. Sự ra đời của huyện Kỳ Anh đã mở ra một thời kỳ mới, một chặng đường đầy gian lao thử thách song cũng hết sức vẻ vang, hào hùng của các thế hệ nhân dân Kỳ Anh nhằm khẳng định vị thế, tầm vóc của huyện với những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực.

Cùng với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biết bao thế hệ người Kỳ Anh đã cần cù, sáng tạo trong lao động, vượt qua khó khăn, gian khổ, đấu tranh không mệt mỏi với thiên nhiên biến vùng đất hoang thành ruộng đồng tươi tốt, xóm làng trù phú. Và chính trong quá trình lao động sản xuất ấy, những nét văn hoá đặc sắc đã dần hình thành và không ngừng được bồi đắp, đóng góp vào kho tàng văn hoá dân tộc những phong tục, tập quán tốt đẹp. Kỳ Anh còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể đặc sắc, phong phú đó là: những câu hát ví, hát giặm ân tình của cô Nhẫn làng Đan Du, những làn điệu hát trò, hát chèo mượt mà, đằm thắm, những câu ca trù tài hoa, uyên bác của những Ả đào làng Hưng Nhân, những điệu sắc bùa trong các dịp lễ Tết và cả một hệ thống các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, đền Phương Giai, khu mộ hai anh em Lê Quảng Chí – Lê Quảng Ý, Hoành Sơn quan, thắng cảnh Đèo Ngang… cùng rất nhiều chùa, đình, miếu với hàng chục lễ hội truyền thống. Đặc biệt hơn cả là vùng đất này đã sản sinh ra những danh nhân trong các thời kỳ lịch sử dân tộc trên các lĩnh vực; ghi tạc vào lịch sử, văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung, lịch sử, văn hoá tỉnh Hà Tĩnh nói riêng một huyện Kỳ Anh đầy bản sắc, không thể trộn lẫn và để đến bây giờ, mỗi người dân Kỳ Anh đều có thể tự hào được sinh ra ở một vùng quê có bề dày truyền thồng văn hoá, lịch sử.

Không chỉ là vùng đất có bề dày truyền thống văn hoá mà Kỳ Anh còn là một vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Từ xa xưa, truyền thống yêu nước, yêu quê hương và ý thức cố kết cộng đồng, làng xã của những con người sinh ra trên mảnh đất này đã được hun đúc qua các cuộc đấu tranh lâu dài và quyết liệt. Theo dòng lịch sử truyền thống ấy, ý thức ấy được bồi đắp, trở thành lòng yêu nước, thương nòi, là cơ sở quan trọng để thực hiện đoàn kết dân tộc và huy động sức mạnh toàn dân trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong những năm thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhiều thế hệ người Kỳ Anh đã đứng lên đấu tranh chống lại sự cai trị hà khắc, tàn bạo. Tiếp thu ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc, ngày 4/6/1930, tại đền Phương Giai (xã Kỳ Bắc), Hội nghị thành lập Đảng bộ huyện Kỳ Anh được tiến hành. Từ khi Đảng bộ được thành lập, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân phát triển mạnh mẽ và trở thành cao trào chống chính quyền thực dân – phong kiến. Thực hiện Lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 18/8/1945, nhân dân Kỳ Anh đã đứng lên đấu tranh xoá bỏ chế độ cũ, thiết lập chính quyền cách mạng trong toàn huyện. Sau Cách mạng tháng Tám, trước những khó khăn chồng chất, với ý chí và bản lĩnh của mình Đảng bộ và nhân dân Kỳ Anh đã vượt lên, chiến thắng giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm và giành nhiều thắng lợi quan trọng khác. Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ huyện Kỳ Anh đã vận dụng sáng tạo đường lối kháng chiến của Đảng vào thực tiễn địa phương, tập hợp các lực lượng thành một mặt trận thống nhất, phát động toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, xây dựng lực lượng vũ trang ngày một lớn mạnh và đã giành được những thắng lợi to lớn. Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, kháng chiến chống đế quốc Mỹ ở miền Nam, Kỳ Anh là một trong những địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng. Quân và dân huyện nhà đã phải đương đầu với những thử thách ác liệt, chịu đựng những tổn thất, hy sinh to lớn chưa từng thấy trong lịch sử. Thế nhưng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Kỳ Anh đã nêu cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên mạnh mẽ với tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Cùng với hậu phương, lớp lớp con em Kỳ Anh lên đường bảo vệ Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế, ở đâu cũng chiến đấu dũng cảm và lập công xuất sắc. Thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ phải trả giá bằng sự hi sinh, mất mát nhưng rất vẻ vang và đáng tự hào. Đội du kích Hải Khẩu, Đội dân quân gái Kỳ Phương, Dân quân du kích xã Kỳ Tân, Trạm cảnh sát bảo vệ giao thông Kỳ Anh, Đồn công an vũ trang 112 và Anh hùng Đặng Đình Ghí, Trương Xuân Hoà, Phan Công Nam, Nguyễn Công Trường, Vương Đình Nhỏ, Nguyễn Văn Lộc… là những đại diện cho ý chí và trí tuệ của nhân dân Kỳ Anh anh dũng trong kháng chiến bảo vệ quê hương, đất nước. Ghi nhận những đóng góp to lớn của quân và dân huyện nhà, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho 22 tập thể, 5 cá nhân, 58 “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” và 1 đơn vị được tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”.

 Trong công cuộc đổi mới đất nước và quê hương, Kỳ Anh đã giành được những thành tựu quan trọng, tạo động lực thúc đẩy cho sự phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Khu kinh tế Vũng Áng, một trọng điểm phát triển kinh tế năng động của cả nước, của tỉnh được Trung ương, tỉnh quan tâm đầu tư đã và đang triển khai nhiều công trình, dự án lớn sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đẩy nhanh tiến trình đô thị hoá; tình hình chính trị ổn định, nhân dân đồng thuận, đội ngũ cán bộ đoàn kết, thống nhất, đã tích luỹ được những kinh nghiệm trong tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành là điều kiện thuận lợi, tạo thời cơ và động lực mới cho sự phát triển.

Với thành quả vật chất và tinh thần đã đạt được, với thế mạnh của rừng, của biển, với một nhân dân biết hoc hỏi, cần cù sáng tạo, Kỳ Anh sẽ vượt qua mọi trở lực để đi tới tương lai. Lịch sử và hiện tại đã đảm bảo việc đó. Kỳ Anh không chỉ là một cái tên đẹp.

II. SỰ PHÂN CHIA ĐỊA GIỚI VÀ TÊN GỌI QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ

Vùng đất Kỳ Anh ngày nay, từ khi lập quốc, đã là mảnh cực nam của bộ Cửu Đức, một trong 15 bộ của nước cổ Văn Lang. Đời Tần, đây là đất Tượng quận. Thời Bắc thuộc, đời Triệu (179-111TCN) là đất Cửu Chân, đời Hán (111 TCN – 226) thuộc huyện Hàm Hoan, quận Cửu Chân, từ đời Ngô, Tiền Ngụy đến Tần, Tống, Tề (226 – 502), thuộc quận Cửu Đức, đời Lương (502- 542) đổi Cửu Đức thành Đức Châu, thì thuộc Đức Châu; nhà Tiền Lý dựng nước Vạn Xuân tự chủ (542- 603) vùng đất này thuộc Đức Châu. Năm 598, nhà Tuỳ chưa đặt được ách đô hộ, vẫn đổi Đức Châu thành Hoan Châu, sau khi diệt nước Vạn Xuân (603), lại đổi Hoan Châu thành quận Nhật Nam. Nhà Đường đổi Nhật Nam thành Nam Đức (618), đổi Nam Đức thành Đức Châu (628), lại đổi Đức Châu thành Hoan Châu (672) rồi cắt phần nam Hoan Châu lập châu ki mi Phúc Lộc (679)… Vùng Kỳ Anh lần lượt thuộc Đức Châu, Hoan Châu, Nhật Nam, Nam Đức, rồi lại Đức Châu, Hoan Châu, Phúc Lộc (1) . Sau đó, có thể còn có thay đổi, nhưng chưa có tài liệu ghi chép đáng tin cậy.

Từ khi dựng nước (năm 192) người Lâm Ấp (sau đổi là Hoàn Vương rồi Chiêm Thành – Chămpa) thường đem quân ra cướp của, bắt người ở vùng bắc Hoành Sơn. Năm 803, quân Hoàn Vương tràn sang đánh đuổi quân đô hộ nhà Đường, chiếm hai châu Hoan, Ái (Nghệ Tĩnh, Thanh Hoá). Đến năm 808, tướng nhà Đường là Trương Chu sang cai trị Giao Châu, mới đẩy quân Hoàn Vương lùi sâu vào vùng Nam – Ngãi bây giờ. Một thế kỷ sau, khoảng 907 – 910, người Chiêm Thành lại lấn sang, chiếm vùng đất từ Hoành Sơn đến Nam Giới (Thạch Hà) đặt quan cai trị ngót 70 năm, cho đến năm 981, vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn), đưa quân đánh đuổi người Chiêm, thu vùng này về Đại Việt và thành lập châu Thạch Hàùng đất Kỳ Anh ngày nay, từ khi lập quốc, đã là mảnh cực nam của bộ Cửu Đức, một trong 15 bộ của nước cổ Văn Lang. Đời Tần, đây là đất Tượng quận. Thời Bắc thuộc, đời Triệu (179-111TCN) là đất Cửu Chân, đời Hán (111 TCN – 226) thuộc huyện Hàm Hoan, quận Cửu Chân, từ đời Ngô, Tiền Ngụy đến Tần, Tống, Tề (226 – 502), thuộc quận Cửu Đức, đời Lương (502- 542) đổi Cửu Đức thành Đức Châu, thì thuộc Đức Châu; nhà Tiền Lý dựng nước Vạn Xuân tự chủ (542- 603) vùng đất này thuộc Đức Châu. Năm 598, nhà Tuỳ chưa đặt được ách đô hộ, vẫn đổi Đức Châu thành Hoan Châu, sau khi diệt nước Vạn Xuân (603), lại đổi Hoan Châu thành quận Nhật Nam. Nhà Đường đổi Nhật Nam thành Nam Đức (618), đổi Nam Đức thành Đức Châu (628), lại đổi Đức Châu thành Hoan Châu (672) rồi cắt phần nam Hoan Châu lập châu ki mi Phúc Lộc (679)… Vùng Kỳ Anh lần lượt thuộc Đức Châu, Hoan Châu, Nhật Nam, Nam Đức, rồi lại Đức Châu, Hoan Châu, Phúc Lộc (1) . Sau đó, có thể còn có thay đổi, nhưng chưa có tài liệu ghi chép đáng tin cậy.

Năm 1010, nhà Lý chia đất nước làm 24 lộ, phần cực nam lộ Hoan Châu, năm 1025 lập trại Định Phiên ở nam Châu Hoan, năm 1036 đổi Châu Hoan làm Châu Nghệ An, rồi năm 1101 lại đổi làm phủ Nghệ An. Đời Trần, năm 1231 đổi Nghệ An làm châu rồi làm trấn, nhưng dưới trấn là 3 lộ Nghệ An Bắc, Nghệ An Trung, Nghệ An Nam. Đất Kỳ Anh lần lượt thuộc châu Thạch Hà, châu Nghệ An, phủ Nghệ An (đời Lý), châu Nghệ An, lộ Nghệ An thuộc trấn Nghệ An đời Trần.

Đời Trần, đất Kỳ Anh là huyện Hà Hoa (2) . Thời thuộc Minh (1407- 1427) huyện Hà Hoa và huyện Kỳ La (sau là đất Cẩm Xuyên) đều thuộc châu Nam Tĩnh. Đời Lê (có sách chép đời Lê Thánh Tông) hợp hai huyện Hà Hoa và Kỳ La thành huyện Kỳ Hoa. Đời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 17 (1836), cắt 4 tổng phía bắc Kỳ Hoa (Lạc Xuyên, Vân Tán, Thổ Ngoạ, Mỹ Duệ) lập huyện Hoa Xuyên. Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), kiêng tên húy, đổi Hoa Xuyên thành Cẩm Xuyên và Kỳ Hoa thành Kỳ Anh. Tên huyện Kỳ Anh có từ đó. Đời Minh Mệnh (từ 1831), huyện Kỳ Hoa (sau là Kỳ Anh) vẫn do phủ Hà Hoa (từ 1841 là Hà Thanh) kiêm lý. Năm 1853, vua Tự Đức bỏ tỉnh, lập đạo Hà Tĩnh, Kỳ Anh đặt Tri huyện, do đạo thống hạt, đến năm 1875, lập lại tỉnh, lại đặt tri phủ kiêm lý huyện Kỳ Anh. Năm Duy Tân thứ 9 (1915), đổi Thạch Hà làm phủ, Kỳ Anh lại do phủ Thạch Hà thống hạt cho đến Cách mạng tháng Tám 1945 (3) .

Sau cách mạng, Kỳ Anh vẫn là một đơn vị huyện, không có sự thay đổi địa giới. Theo cuốn “ Các trấn, tổng, xã danh bị lấm ” (Bản dịch của Viện nghiên cứu Hán Nôm NXBKHXH – H.1981 lấy tên “ Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX ”) thì đầu đời Nguyễn, đất huyện Kỳ Anh bây giờ còn nằm trong huyện Kỳ Hoa thuộc phủ Hà Hoa, trấn Nghệ An. Huyện Kỳ Hoa (là đất hai huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh ngày nay) có 6 tổng, 173 xã, thôn, trang, phường, trại, giáp, tích, vạn. Riêng vùng đất Kỳ Anh có hai tổng Cấp Dẫn (30 xã, thôn, vạn) và Đậu Chữ (57 xã, thôn, trang, trại, phường, tích, sách) tổng cộng 87 đơn vị tổ chức cư dân và hành chính (4) .

Sách “ Kỳ Anh phong thổ ký ” của Lê Đức Trinh cho biết đời Duy Tân về trước, Kỳ Anh có 4 tổng (Cấp Dẫn, Đậu Chữ, Hà Trung, Hoằng Lễ). Năm Duy Tân thứ 5 (1911) tách 6 thôn của tổng Hà Trung và 3 thôn của Tổng Cấp Dẫn lập thêm tổng Vọng Liệu. Như vậy, lúc đó có 5 tổng gồm 96 thôn, trang (Hà Trung 20 thôn, Cấp Dẫn 21 thôn, Đậu Chữ 21 thôn, Hoằng Lễ 25 thôn, Vọng Liệu 9 thôn tổng cộng 96 thôn. Số xã thôn từ đây đến Cách mạng tháng Tám tương đối ổn định. (5)

Sau cách mạng, cuối năm 1945, bỏ tổng, Kỳ Anh hợp nhất 96 làng nhỏ thành 20 xã lớn. Khoảng 1950 -1952, thực hiện chủ trương “tăng cường xã”, lại nhập 10 xã thành 5 xã lớn hơn, toàn huyện chỉ còn lại 15 xã. Năm 1954, sau khi giảm tô, lại chia một số xã quá lớn thành xã vừa, toàn huyện có 26 xã. Năm 1961, cắt làng Ngưu Sơn (Minh Đức) từ xã Kỳ Phương, thành lập xã mới Kỳ Nam. Năm 1963, lập thêm xã mới Kỳ Hương gồm dân 3 xã Thạch Châu, Thạch Bằng, Thạch Trị huyện Thạch Hà dời vào. Tháng 5- 1977, nhập 2 xã Kỳ Lâm, Kỳ Sơn thành xã Vọng Sơn (sau lại tách làm 2 xã). Lúc này toàn huyện có 28 xã. Năm 1986, thành lập thêm các xã Kỳ Đồng, Kỳ Hợp, Kỳ Liên và thị trấn Kỳ Anh,  đến đầu năm 2015 huyện Kỳ Anh có 32 xã và một Thị trấn huyện lỵ (6)

Ngày 10/4/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hànhNghị Quyết số 903/NQ-UBTVQH13 về việc điều chỉnh địa giới huyện Kỳ Anh để thành lập thị xã Kỳ Anh và 06 phường thuộc thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Kỳ Anh có 28.025,03 ha diện tích tự nhiên, 85.508 nhân khẩu và 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 06 phường Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Phương, Kỳ Thịnh, Kỳ Trinh và Sông Trí và 06 xã Kỳ Hà, Kỳ Hoa, Kỳ Hưng, Kỳ Lợi, Kỳ Nam, Kỳ Ninh.clip image001 - Giới thiệu khái quát thị xã Kỳ Anh

(1) Một tài liệu chép : Thời thuộc Hán đất Kỳ Anh thuộc huyện Tỵ Ảnh quận Nhật Nam. Nhà Tùy đặt quân Tỵ Ảnh thì Kỳ Anh thuộc huyện Ty Ảnh của quận này. Nhà Đường đặt Trí Châu gồm Hương Khê, Thạch Hà, Cẩm Xuyên , Kỳ Anh. Sau lại nhập Trí Châu vào huyện Việt Thường

(2) Sách “Đại Nam nhất thống chí” do Cao Xuân Dục, Lưu Đức Xứng, Trần Xán biên soạn – 1909 – Bản dịch của Đặng Chu Kình – Sài Gòn 1965 – chép “Năm Long Khánh thứ 3 đời Trần (1375) đào kênh đến của bể Hà Hoa, nên đặt huyện Hà Hoa từ đây” (?)

(3) Về tên gọi địa giới qua các đời, tham khảo các sách “Kỳ Anh phong thổ ký” (Lê Đức Trinh), Lịch sử Nghệ Tĩnh (T.1), Hà Tĩnh- Thành Sen, Nghệ Tĩnh trong lòng Tổ quốc Việt Nam – Đại Nam nhất thống trí (T.2)

(4) Từ đời Lê về trước, không thể tra cứu được, nhưng tài liệu này có thể gần đúng với cả cuối đời Lê. Tổ chức hành chính lúc này là xã, thôn, trang, phường, vạn, trại… những đơn vị có số đinh, điền, có con dấu riêng, có xã trưởng, lý trưởng, phường trưởng… đứng đầu xã; có khi là 1 làng, có khi dưới xã có nhiều thôn; Thôn: có khi triện riêng, có khi không có triện mà chỉ là đơn vị dân cư dưới xã; Vạn: làng chài ven sông, biển; Phường, tích: làng nghề thủ công hay buôn bán; Sách: làng dân tộc thiểu số ; Vạn, trang, phường, tích, sách, thường cũng là đơn vị hành chính (có triện tức con dấu riêng).

(5) Một tài liệu của Pháp năm 1925 ghi là 98 làng, một tài liệu của công sứ Pháp viết năm 1942 ghi là 97 làng.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây