Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch – Chương 3 (Phần I) – Tác giả: TS. Lâm Vinh

Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch - Chương 3 (Phần I) - Tác giả: TS. Lâm Vinh

Ky an Nguyen Huu Lich Tien si Lam Vinh 2 min - Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch - Chương 3 (Phần I) - Tác giả: TS. Lâm Vinh

CHƯƠNG  III

Sử viết

Các tài liệu Sử viết

Những tài liệu sử viết về thời kỳ nửa sau thế kỷ 19 ở nước ta, có thể nói, là nhiều vô kể, nhưng chúng tôi chỉ chọn lựa phân tích một số tài liệu có liên quan trực tiếp đến cuộc đời và hoạt động của ông Nguyễn Hữu Lịch.

Các tài liệu cần được nghiên cứu như sau:

1. Bộ biên niên quốc sử Đại Nam Thư Lục
2. Bộ Châu bản Triều Nguyễn
3. Bộ sách thông sử mang tính quan phương “Lịch sử Việt Nam” (tập 1&2) của Nhà xuất bản Khoa học xã hội Việt Nam, 1985.
4. Bộ sách địa phương chí: “Hòa Vang huyện chí”
5. Văn bia (của ông Trương Trọng Hữu)
6. Hàng chục cuốn sách tạm gọi là sách sử chuyên đề về sự kiện và nhân vật trong triều đình nhà Nguyễn (xem thư mục).
7. Cuối cùng là tư liệu báo chí.

 

 

37

Từ những trang Sử viết

Lần theo những trang sử viết còn lưu lại, có thể hình dung được thân thế và hoạt động của ông Nguyễn Hữu Lịch vào những năm cuối đời.

  • Hòa vang Huyện chí(1) chép tên ông không phải là Nguyễn Lịch mà là Nguyễn Thông. Năm chép Huyện chí là niên hiệu Thành Thái, rằm tháng 9 Ất Tỵ. Vụ án bức tử, xóa tên, cấm dựng bia mộ xảy ra năm 1884, thời Đồng Khánh. Vậy Nguyễn Văn Lịch (tức Nguyễn Lịch) mang tên Nguyễn Thông dưới triều Thành Thái (2).

Mục “Nhân tài – Khoa bảng” (3) ghi:

“Nguyễn Thông người xã Khê Lâm, tổng Phước Tường Thượng, đỗ cử nhân khoa Mậu Thìn, năm Tự Đức thứ 21, làm quan đến chức Lang Trung Bộ Binh, được cử làm Khâm phái chánh thanh tra tỉnh Thanh Hóa.

  • Về quan chức, trong bộ Quốc triều hương khoa lục của Cao Xuân Dục cũng có ghi:

“Nguyễn Lịch người làng Khê Lâm huyện Hòa Lạc làm quan tới chức Lang Trung”

  • Đại Nam thực lục đệ ngũ kỷ
  • Châu bản
  • Văn bia
  • Các sách sử chuyên đề
  • Các báo

 

 

38

Sử viết – Phần 1

Lang Trung lên Trường Sơn

Sau khi Hàm Nghi ra đi, Đồng Khánh được bọn Pháp đưa lên ngôi, một mặt viết thư kêu gọi “ngự đệ” trở về, mặt khác y cho quan địa phương hàng ngày theo dõi bước đi của vua tôi Hàm Nghi – Tôn Thất Thuyết và báo cáo về kinh. Ông Nguyễn Hữu Lịch không đi cùng thượng thư hộ giá vua Hàm Nghi ra Tân Sở, bị lôi kéo vào đám quan quân lên núi tìm dấu vết của vua tôi Hàm Nghi – Tôn Thất Thuyết đồng thời tiếp tục vẽ bản đồ đường núi theo lệnh Tự

Đức 1802(1).

Sau đây là lời tấu của Tuần phủ Trị Bình được ghi trong Châu bản:

“Tuần Phủ Trị Bình họ Trương(2) phúc trình:

Nay nhận được tờ phúc rằng: Nhận được tờ từ của tỉnh tôi trình có một con đường núi ở Thượng du, từ Thừa Thiên Huế đến An Khê hành trình 8 ngày, sợ rằng Tôn Thất Thuyết cùng đường theo các con đường đó xuống phía Nam. Vậy xin lập tức kiểm tra bản đồ thượng du và tìm 3 – 4 người thông thạo đường núi thượng du nhanh chóng theo dịch trạm về kinh để hỏi đường. Tỉnh tôi đã cho Nha Sơn Phòng kiếm đem bản đồ vùng thượng du đưa về kinh. Còn con đường đó là do Lang Trung bộ binh Nguyễn Lịch nói rằng: Viên ấy đến Nam Miêu lấy bản đồ dọc đường nghe cố lão nói rằng vùng thượng du có một con đường từ Thừa Thiên đến An Khê hành trình 8 ngày, chưa biết là thông ra đâu hay là đường cụt. Tỉnh tôi muốn đề phòng Tôn Thất Thuyết lọt lưới cho nên có trình báo như vậy” (LV tô đậm).

Trang 127 – 128

Ngày 5 tháng 7 Hàm Nghi 1

Tờ/tập: 420/2  Loại: Phúc

Đọc tại Trung tâm lưu trữ quốc gia

(Hà Nội) ngày 26/03/2014 (LV).

 

——————

(1)Theo Đại Nam thực lục, tháng 1 năm Nhâm Ngọ 1882 niên hiệu Tự Đức thứ 35 Lang Trung Bộ Binh Nguyễn Hữu Lịch được giao đến các tỉnh từ Quảng Nam trở vào để vẽ địa đồ hình thế núi sông và đường sá, hẹn 6 tháng về. Nhưng khi về lại sai đi vẽ địa đồ từ Phủ

(2)Có thể là Trương Quang Đản (L.V.)

 

 

39

Như vậy, ta biết được ông Nguyễn Hữu Lịch còn ở kinh đô, nhưng vì “có công” nên được Đồng Khánh cử Khâm phái chánh Thanh Tra tỉnh Thanh Hóa đồng thời là Đổng lý Thanh Hóa cũng làm chức năng Thanh tra. Đó là những năm 1885 – 1886 sau sự biến đồn Mang Cá.

Với Đồng Khánh, Thanh Nghệ Tĩnh là đất y “không ưa” vì đất này phong trào Cần Vương rất mạnh và hầu như quan dân đểu tẩy chay ông vua tay sai

Còn với ông Nguyễn Hữu Lịch, thì đây là dịp hổ được thả về rừng. Ra đến nơi, ông tìm cách bắt tay vào việc. Bên ngoài vẫn giữ thế quan chức triều đình nhưng bên trong ông ngấm ngầm bắt liên lạc với các sĩ phu và quan chức yêu nước, tìm mọi cách hỗ trợ họ, mộ các đạo quân phấn nghĩa, lập các đồn sơn phòng…(1).

Nhưng thời gian chưa lâu, ông bị phát hiện và bị ngầm trừng trị một cách thảm khốc. Vụ án xử ngầm vì Đồng Khánh sợ động tới lòng người dân đang sôi sục chống Pháp và triều đình tay sai.

———————-

(1)Thời gian này có vụ mất kho rất lớn ở Thanh Hoá, hàng chục quan lính có liên quan bị xử trảm và phạt nặng. Ông Lịch bị gài vào vụ mất kho và đã tự tử khi đi thanh tra vụ này (!).

(2)Có khả năng kho tàng bị mất là do có sự khai thác ngầm tiếp tế cho nghĩa quân. Ông Nguyễn Hữu Lịch cùng bị trị tội do vụ mất kho này (xem phần sau về Đại Nam thực lục)

 

 

 

40

vua DongKhanh min - Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch - Chương 3 (Phần I) - Tác giả: TS. Lâm VinhVua Đồng Khánh (1864-1889).

Đồng Khánh và con đường làm vua tay sai(1)

“Chưa hề ở xứ nào thời nào có ông vua bị thần dân oán ghét như vua bù nhìn Đồng Khánh” (Charles Gosselin – L’Empire đ’Annam, Paris, 1904, tr.267) (Lê Thái Dũng, tr.203)

“Vua Đồng Khánh là ông vua thân Pháp lộ liễu nhất trong các ông vua triều Nguyễn” (Thanh Nhân, tr.183).

Đồng Khánh chỉ làm vua 3 năm, nhưng đã để lại một vết đen, trong khi Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân đã ghi dấu son sáng rực trong lịch sử triều đình Huế.

Viết về Đồng Khánh không chỉ vì đây là vua theo Pháp sát hại nhà yêu nước Nguyễn Hữu Lịch, mà còn để chép thêm vào bảng danh sách nhưng nhân vật đã từng làm tay sai cho kẻ thù của dân tộc.

Sau khi đánh bại cuộc tấn công của phe chủ chiến vào tòa khâm và đồn Mang cá ngày 5/7/1885, Pháp đưa Kiên Giang quận công lên làm vua.

Kiên Giang quận công tên thật là Ưng Đường, con nuôi thứ 2 của vua Tự Đức, lên ngôi lấy vương hiệu Đồng Khánh(2).

Ngày 19 tháng chín năm Ất Tỵ 1885 dưới quyền bảo trợ và quyết định của Giám quốc người Pháp, Ưng Đường phải thân hành sang bên tòa khâm sứ Pháp làm lễ thụ phong.

Lễ rước vua mới từ Phu Văn Lâu vào điện Càn Thành do Thống Soái De Courcy và Champo dẫn đầu. Dọc đường rước vua đi qua có lính Pháp bồng súng và lính nam vác gươm giáo đứng bảo vệ.

Lên ngôi, Đồng Khánh không quên ơn người đã tạo dựng cho mình, nên ban liền ba đạo dụ phong De Courcy tước “Bảo hộ quân vương”, phong Champo tước “Bảo hộ công” và tướng Warero tước “Dực quốc công”.

Y còn nhờ De Courcy chuyển tới Tổng Thống Pháp bức điện thư cám ơn nước Đại Pháp đã hết lòng vun trồng cho mình và cam đoan sẽ mãi mãi giữ trọn tình.

 

——————–

(1)Chuyện về vua Đồng Khánh dựa vào 8 cuốn sách của các tác giả (có ghi trong bảng thư mục): Quỳnh Cư, Trung Nghĩa, Thanh Nhân, Anh Sơn, Lê Thái Dũng, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Khắc Thuần.

(2)Khi còn nhỏ, y được vua Tự Đức nhận làm con nuôi, Tự Đức đã nhận xét: “Ưng Kỳ người yếu hay ốm, có tâm tật, chưa học xong mà kiêu ngạo, hay bới việc riêng của người khác, không phải là tư chất thuần lương.” (Đại Nam Thực Lục).

Khi còn là hoàng tử, y học Tứ thư Ngũ Kinh, thấy “tứ nguyệt, tam vương” thấy đời người sao quá ngang trái, y quay sang nghiền ngẫm kinh dịch và tin ở thần linh, ở thế giới bên kia. Có lần hoàng tử hỏi đồng cô điện Hòn Chén – thờ Đức Thiên Y.A.NA đời mình sẽ ra sao?

Nữ thần cho biết ngày y làm vua, và chỉ 3 năm là mất. Đúng như vậy, tháng 9 năm 1885 y lên làm vua và đến 28/1/1889 y mang bệnh chết.

 

 

 

41

giao hảo giữa hai nước. Từ đó, ngày nào vua cũng tiệc tùng với các quan chức cao cấp Pháp.

Hàm Nghi chính thực vua trung

Còn như Đồng Khánh là ông vua xằng (Ca dao)

“Vua xằng” là cái danh hiệu khinh thường mà dân gian đặt cho. Nhưng “Đồng Khánh” mới là cái tên nhục nhã y tự đặt cho mình: “Đồng Khánh” có nghĩa là “cùng chung niềm vui”, ý nói việc lên ngôi của y khiến cả Nam Triều và Pháp cùng vui.

Sau khi đăng quang, Đồng Khánh đã gửi bức thư sang Pháp cám ơn với lời lẽ xưng tụng quá đáng, nào là “nhờ có oai linh ân sủng bảo hộ của quý quốc khiến tệ quốc chúng tôi bảo tồn được tôn xã, sau cơn suy vong, ơn huệ ấy thực là to lớn”, nào là “sông núi cỏ cây nước Đại Nam lại có được ngày nay đều nhờ có công của quý quốc”, “những mong quý quốc che chở, giúp đỡ để cùng hưởng phúc hòa bình” (Đồng Khánh chính yếu).

Để tỏ lòng thành tuyệt đối với người Pháp, y còn bày ra các trò hình thức: may các loại cờ trong đó kết chung cờ Nam Triều và cờ Pháp, gọi là cờ bảo hộ. Đặt các loại bội tinh giống như của nước Pháp.

Đồng Khánh còn làm vấy một vết nhơ trong lịch sử triều Nguyễn khi y đồng ý cắt thêm đất cho Pháp mở rộng đồn Mang Cá ở phía đông Kinh thành, cắt Hải Phòng, Đà Nẵng làm nhượng địa cho Pháp.

Tình cảnh kinh đô Huế và triều đình khi Đồng Khánh lên ngôi:

Đồng Khánh lên ngôi khi triều đình rỗng không.

Trước ngày khai chiến, thượng thư Tôn Thất Thuyết đã cho mang một số lượng lớn vàng bạc châu báu trong kho nhà nước đưa ra Tân Sở. Một số của cải khác trong hoàng gia thì vua Hàm Nghi và quan quân mang theo dùng trên đường xuất bôn. Số còn lại thì bị quân Pháp vơ vét(1).

 

———————

(1)Ngày 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết đem quân đội của nhà vua đánh vào tòa Khâm sứ Pháp và đồn binh Pháp nhưng bị thất bại. Sau khi đánh bại những người yêu nước, Pháp vơ vét kho tàng châu báu trong hoàng cung, cướp của cải nhà dân và quan binh, đốt phố xá và dinh thự, tàn sát nhân dân Huế rất dã man. Chúng đưa Đồng Khánh lên làm vua bù nhìn.

Lịch sử Việt Nam, Tập II, NXB KHXH, trang 73

 

 

 

42

“Ngự huynh” Đồng Khánh cư xử với “Ngự đệ” Hàm Nghi

“Ngự đệ” ba năm nếm mật nằm gai

Châu bản

Tờ/tập: 419/2 Loại: Phúc

Xuất xứ: tuần phủ Trị Bình…

  • Trang 125: nay theo đội trưởng cờ Địch Nam tên là Sách khai trình. Bọn y được phái đến mang châm dẫn dụ, ngày 25 đến đó thấy bè đảng của Thuyết đưa xa giá nhà vua đến ở bản đó. Bọn y hỏi các Nam trưởng Tôn Thất Thuyết đến lúc nào, hiện ở chỗ nào, giao cho làm việc gì. Theo hào trưởng của bọn Nam ấy kê khai ngày 24 bè đảng của Thuyết đến đó trú ở nhà của Phù Khuyết, rồi sức cho đem số gạo nguyên trước kia các quan thuê mua được bao nhiêu giao cho Tôn Thất Thuyết chia cho binh lính nhận để ăn. Ngày 28 thì bọn y chuyển về bẩm xin xem xét”.
  • Trang 127: “Tuần phủ Trị Bình họ Trương(1) phúc trình: Nay nhận được tư văn của quý viện(2) nói rằng dò hỏi được trước đây Tôn Thất Thuyết phái người đưa các sách “Thực lục đệ tứ kỷ” giao cho tỉnh tôi cất giữ xin lập tức tìm kiếm như thế nào thì phúc trình. Vậy xét vào tháng 5 Tôn Thất Thuyết phái người đưa bốn hòm Thực lục thức giao cho tỉnh tôi cất ở hành cung. Sau đó phụng sự giá đến phủ lan lô viên ấy đã sức cho đem các hòm sách đem theo. Nay nghe nói các hòm ấy hiện để ở nha huyện Lệ Thủy tỉnh

Quảng Trị, xin phúc trình.

Ngày 9 tháng 7 năm Hàm Nghi

Tờ/tập 492. Loại: Phúc

Xuất xứ: Tuần phủ Trị Bình

(Đọc tại Trung Tâm lưu trữ quốc gia 1 ngày

26/3/2014. LV)

Như vậy, “ngự đệ” phải di chuyển trên dãy Trường Sơn ngoài quan quân phải nuôi ăn còn mang theo cả những bộ quốc sử Đại Nam Thực Lục!

… Và đêm khuya 26 tháng 9 năm 1886, hai tên phản bội là Nguyễn Đình Tình và Trương Quang Ngọc đưa quân Pháp vây bắt vua Hàm Nghi.

Đồng Khánh ban một chỉ dụ:

“Từ trên ngai vàng, biết được tin vui mừng ấy, (tin Hàm Nghi bị bắt) Trẫm đã run lên vì sung sướng” (nhưng “sung sướng” xong y xuống lệnh tước vương hiệu của ngự đệ).

——————-

(1)Trương Quang Đản

(2)Viện Cơ mật

 

 

43

… “Nhận xét rằng một nước không thể có hai vua, như một bầu trời không thể có hai vầng dương được, cho nên… Trẫm đưa Ngự đệ lên tước vị quận công… Còn hai chữ “Hàm Nghi” từ hôm nay trở đi cấm chỉ không được ai gọi đến…

… Mọi sự vi phạm đối với chỉ dụ này sẽ bị trừng trị nghiêm khắc.

Ngày 26 tháng 10 Đồng Khánh năm thứ ba”

Pháp đưa Hàm Nghi vào Sài Gòn, tạm giữ trong một trại binh, rồi đưa sang lưu đày 50 năm tại Algérie (từ năm 1889 đến 1944).

Tại Algérie Hàm Nghi làm quen với văn hóa Pháp, trở thành họa sĩ.

Năm 1944 Hàm Nghi qua đời thọ 73 tuổi.

Năm 1974 các con vua Hàm Nghi cải táng hài cốt Vua Hàm Nghi về đất Pháp.

Thế là:

“Ngự huynh” là một kẻ phản quốc

“Ngự đệ” trở thành một anh hùng và nghệ sĩ.

Sau khi lên ngôi, Đồng Khánh ngự giá bắc tuần để trấn an lòng người và hợp thức hóa cương vị của mình trước dân chúng nhưng các sĩ phu, quan lại lãnh đạm ra mặt, không chấp nhận tình cảnh một nước mà hai vua. Đến Quảng Bình, thấy tình hình như vậy, Đồng Khánh vội vã lấy lí do sức khỏe hồi kinh. Đồng Khánh tự thú nhận: “không đời nào tôi có thể tin rằng Hà Tĩnh, Quảng Bình trung thành với tôi, vì hai tỉnh ấy có nhiều sĩ phu quá”

Ngày 27 tháng chạp năm Mậu Tý (ngày 28 tháng 1 năm 1889) vua Đồng Khánh mất, ở ngôi được 3 năm, thọ 25 tuổi.

 

 

 

44

Vua Ham Nghi 1871 1944 min - Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch - Chương 3 (Phần I) - Tác giả: TS. Lâm VinhVua Hàm Nghi (1871-1944).

 

 

—————–

Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch – Chương 1 – Tác giả: TS. Lâm Vinh

Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch – Chương 2 – Tác giả: TS. Lâm Vinh

 

 

 

 

 

 

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây