Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch – Chương 2 – Tác giả: TS. Lâm Vinh

Ky an Nguyen Huu Lich Tien si Lam Vinh 2 min - Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch - Chương 2 - Tác giả: TS. Lâm Vinh

CHƯƠNG  II

Sử kể

Giữa hai luồng sử: Sử kể và Sử viết

Nhà sử học Phan Văn Lan cho rằng, con đường của khoa học lịch sử luôn luôn là một con đường ray có hai tuyến song song: chính sử và sử dân gian, trong đó có cả các huyền thoại(1).

Từ năm 1887 của thế kỷ 19, năm ông Lịch qua đời, đến những năm 60 giữa thế kỷ 20 là hơn 70 năm, câu chuyện về Nguyễn Hữu Lịch chỉ tồn tại trong luồng Sử kể, con cháu và người dân kể đi kể lại về cái chết oan khuất đầy bí ẩn của ông.

Cũng trong những năm tháng đó, vẫn tồn tại một luồng Sử viết trong kho quốc sử của triều đình về cái chết đó, nhưng ở quê không ai được đọc, và cũng không ai đọc được.

Mãi tới những năm 60, trong khi đi thư viện tìm tài liệu viết lịch sử địa phương, ông Lâm Quang Thự đã vô cùng ngạc nhiên khi mở Đại nam thực lục và đọc được trang sử viết về cái chết của ông Nguyễn Hữu Lịch, “ông tự tử” vì bị “tham hặc” và “thỉnh thác”. Đó cũng là những năm Đại Nam thực lục được dịch từ Hán văn và xuất bản công khai(2).

Vì sự tồn tại hai luồng Sử kể và Sử viết hoàn toàn khác biệt nên cuốn sách này cần giành hai phần để tường trình và phân tích hai luồng sử khác biệt đó.

 

 


(1).VTV1, 23.6.2013, mục “Danh nhân đất Việt”

(2.)Vào năm 1962, Viện Sử học bắt đầu cho công bố bản dịch bộ Đại Nam thực lục, tập 1, phố Tiền biên, do

Nhà xuất bản Sử học xuất bản. sau đó đến năm 1978 (16 năm sau) thì phần chính biên gồm 37 tập được hoàn thành… (Theo Wikipedia).

23

Sử kể là gì? Địa vị hợp pháp của Sử kể

“Sử kể là lịch sử được ghi nhận bằng âm thanh lời nói, về những hồi ức đặc thù và thực tiễn đời sống đã trải qua của con người”

Oral history có thể được hiểu là tác phẩm lịch sử hình thành qua sự tổng hợp và xử lý các lời kể lại của con người trong cuộc hoặc người chứng kiến sự kiện. Khoảng những năm 1980, ngành học này du nhập vào Trung Quốc, thuật ngữ “Oral history” được dịch là Khẩu đầu lịch sử, Khẩu thuật sử học, Khẩu thuật lịch sử, Khẩu bí sử học, Khẩu bí sử liệu…Các cách gọi này mang nghĩa đại thể là lịch sử truyền miệng hoặc sử liệu truyền miệng.

Theo Hiệp hội Sử kể Mỹ “Oral History Association” thì vào năm 1948, giáo sư sử học Allan Nevins thuộc Đại học Columbia khởi động chương trình ghi chép lại hồi ức của những nhân vật trọng yếu có ảnh hưởng trong đời sống xã hội Mỹ, với mục đích lưu trữ và xem các mẫu hồi ức này như là loại tư liệu văn hiến đương đại nhằm phục vụ các ng-hiên cứu nhiều mặt và lâu dài về sau. A. Nevins được xem là người sáng lập ngành học này, tuy lấy năm 1948 làm khởi điểm nhưng từ năm 1938, trong Cầu nối lịch sử (Gateway to history), ông đã phác thảo và kêu gọi khai triển mô hình sử kể. Mô hình này là thành lập một tổ chức thu thập các mẫu truyện truyền thống và ghi chép lại lời kể của những nhân vật đang sống về những sự kiện mà họ tham gia 60 năm về hoạt động xã hội, chính trị, kinh tế và văn hóa… Theo nhà sử học danh tiếng người Anh Paul Thompson thì trên thực tế, sử kể như là một dạng thức lịch sử đã có từ lâu đời, nhưng đến thời điểm này nó được biết đến một cách mới mẻ như một ngành học hiện đại với đầy đủ cơ sở lý luận.

Sau Mỹ, các nước Anh, Canada, Úc, New Zealand, Singapore, Ý, Đức, lần lượt hình thành các hội nghiên cứu chuyên ngành sử kể, mở các phòng nghiên cứu xuất bản tạp chí, giao lưu trao đổi kinh nghiệm và thông tin.

Năm 1979, Hội nghị Sử kể quốc tế lần thứ nhất mở tại Colchester (Anh), tuyên bố thành lập Hiệp hội sử kể quốc tế (International Associ-ation of Oral History)

Phạm Hoàng Quân, Tuổi trẻ cuối tuần 23.6.1913

24

Ai đã kể và ai trực tiếp nghe kể

“Oral history” có thể được hiểu là tác phẩm lịch sử hình thành qua sự tổng hợp và xử lý các lời kể lại của người trong cuộc hoặc người chứng kiến sự kiện” (Trần Hoàng Quân).

Về vụ kỳ án với cái chết của Lang Trung Nguyễn Hữu Lịch, người trực tiếp chứng kiến sự kiện này là ông Nguyễn Chính Diễn.

Ông Diễn là người làng được ông Lịch mang theo làm hầu cận trong thời gian ông Lịch làm quan trong triều và đi công cán ở Thanh Hóa.

Ông Diễn đã chứng kiến ông Lịch từ trần trong một vụ án bức tử, do triều đình thời vua Đồng Khánh trị vì(1).

Theo lời kể lại của người hầu cận – ông Nguyễn Chính Diễn: Một hôm quan quân mang đến một sắc chỉ của vua trao cho ông Lịch, trong đó ghi tội phản nghịch và các hình thức trừng phạt: phải tự đâm chết, tên bị xóa, không được dựng bia mộ.

Người ta thấy ông Lịch về phòng đóng cửa, và hôm sau phá cửa vào thấy ông trong tư thế ngồi với lưỡi gươm xuyên ngực máu chảy lênh láng…

Thời điểm đó, 1887 Đồng Khánh đang trị vì, lệnh bức tử này là chỉ lệnh của Đồng Khánh.

Một năm sau 1888, Đồng Khánh băng hà.

Trước hết là bức tử (tự đâm chết), thứ hai là xóa tên (không được dùng tên từng mang chức vụ “Lang Trung”, “Khâm sai”, “Đổng Lý”) và thứ ba là mộ không được dựng bia.

Ông Diễn đã âm thầm chôn cất và đánh dấu ngôi mộ rồi về quê để thông báo tin dữ.

Về đến Khê Lâm, hai người được ông Diễn thông báo đầu tiên là bà Nguyễn Thị Ân, con gái đầu của ông Lịch(2), và con trai là ông Nguyễn Hữu Sính (ông Sính đi Thanh Hóa nhận mộ cha, nhưng chưa dám bốc mộ vì còn thời trị vì của Đồng Khánh).

 

 


1.Vụ bức tử này là có thật, nhưng từ đó, những người cùng thời hoặc về sau, gọi tên của vụ án là bị “tam ban triều điển”. Nhưng ông Lịch không có chức vụ để được vua ban bản án “tam ban”, cho nên chúng ta không khẳng định theo lời đồn, chỉ cần xác định đây là một vụ bức tử để trị tội phản nghịch. Nếu ông Lịch không có hành động chống Pháp và triều đình tay sai thì không bị tội này. Vụ bức tử bí mật vì triều đình tay sai sợ động tới lòng dân đang nổi dậy khắp nơi (NBS).

 2.Bà Nguyễn Thị Ân (1861 – 1943) có chồng là Tú tài Lâm Hữu Mẫn (1858 – 1906)

 

25

Nguyễn Chính Diễn, Nguyễn Hữu Sính, Nguyễn Thị Ân là ba người đầu tiên được chứng kiến và nghe kể trực tiếp từ người chứng kiến.

Người thứ tư là con trai ông Nguyễn Chính Diễn, ông Nguyễn Vinh, từng nghe cha kể chuyện cụ Lịch trong những năm tháng ông còn sống ở quê, và ông đã tham dự buổi đội quân cách mạng kéo về làm lễ phá xiềng mộ cụ Lịch năm 1945.

Ông Nguyễn Vinh qua đời ngày 24/8/2013, thọ 107 tuổi. Ông là một nhân chứng quan trọng liên tục nối tiếp câu chuyện về cụ Lịch suốt từ cuối thế kỷ 19 đến thế kỷ 20(1).

Tin dữ

Ông Nguyễn Chính Diễn đắp mộ quan Lang xong, vội vàng về quê báo tin dữ. Từ Khê Lâm đến Cẩm Toại, hai gia đình tộc Nguyễn và tộc Lâm vô cùng sửng sốt. Bà Ân con gái đầu, ngày đêm khóc thương cha. Một không khí tang tóc bao trùm các gia đình.

Con rể quan Lang, tú tài Lâm Hữu Mẫn khi bình tĩnh lại đã nói về cách hành xử của triều đình chưa từng có tiền lệ.

Ông lấy ngay trường hợp bản thân ra so sánh. Ông trực tiếp tham gia Nghĩa hội Cần Vương tỉnh Quảng Nam từ đầu đến cuối làm Bang tá tỉnh vụ nghĩa hội dưới cờ ông Hường Nguyễn Duy Hiệu ở thành cổ Quảng Nam tại trấn Thanh Triêm cho đến lúc dời vào tân tỉnh ở Quế Sơn rồi thất bại ở An Lâm. Cuối cùng chỉ một mình ông Hường Nguyễn Duy Hiệu lĩnh án tử hình là cao nhất dành cho người đứng đầu. Trong nghĩa hội còn có một người bị kết án nữa là Tiến sĩ Phạm Như Xương tác giả Hịch văn thân Quảng Nam bị xoá tên trên bia Tiến sĩ ở Văn Miếu. Cụ Nguyễn Hữu Lịch chỉ gián tiếp giúp đỡ phong trào Cần Vương thôi, sao lại bị cả hai án của hai người cộng lại? Cụ đang là triều thần được khâm phái ra Thanh Nghệ Tĩnh sao nhà vua không triệu về kinh xét xử theo luật pháp mà dùng quyền đứng trên luật pháp xử “tam ban trào điển”? Án xoá tên chỉ dùng cho người có tên trên bia Tiến sĩ ở Văn Miếu sao lại đem dùng cho bia mộ cụ?

Vì những tồn nghi ấy, các ông đã quyết định bốc mộ cụ về quê. Phải chờ hết thời Đồng Khánh, phải vì cảnh giác với hành xử của nhà vua.

Chuyện kể về cụ Lịch từ năm vị này đã ghi vào lòng con cháu các thế hệ sau, nguồn sử liệu này vẫn được truyền đạt cho đến tận ngày nay, trải qua hai thế kỷ.

 


1.Ngày 24/8/2013 đại diện Hội KHLS Đà Nẵng gồm các ông Bùi Xuân, Quốc Thiện và Lâm Vinh đã đến nhà thắp nhang tưởng niệm trước bàn thờ cụ Nguyễn Vinh.

26

Song song với lời kể, là những vật chứng:

  • Nấm mồ vô chủ không có bia suốt 18 năm (1887 – 1905) tại chân thành Thanh Hóa.
  • Năm 1905 con trai Nguyễn Hữu Sính và cháu nội Nguyễn Hữu Dụng từ quê ra bốc mộ mang về quê lén chôn trong rừng Hố Quốc, chân núi Phước Tường.
  • Chính quyền tay sai phản động địa phương kéo tới xiềng mộ bằng xiềng sắt, bắt người nhà đến xem và hăm dọa “mất xiềng là mất mạng”.
  • Nấm mộ bị xiềng suốt 40 năm (1905 – 1945).

Bản án được thực thi đi đôi với lời kể: xóa tên, cấm dựng bia, và xiềng mộ. Từ sau cái chết vì bức tử, ông không còn tên Nguyễn Hữu Lịch (Nguyễn Lịch)

và không biết từ lúc nào ông mang cái tên Nguyễn Thông (Hòa Vang huyện chí).

Nấm mồ vô chủ ở trong thành Thanh Hóa suốt 17 năm, đó là một vật chứng. Người nhà sợ không dám bốc mộ thời Đồng Khánh, và sau đó năm 1905 đã bốc mộ về chôn lén trong rừng Hố Quốc và mộ bị xiềng. Đó là thời Thành Thái. Nhưng quyết không phải việc xiềng mộ là lệnh của vua Thành thái, vì Thành Thái là một vị vua yêu nước, chống Pháp. Vậy thế lực nào đã xiềng mộ và canh giữ mộ ông Lịch suốt 40 năm. Điều này không khó trả lời. Đó là chính quyền tay sai của thực dân Pháp. Nhất là ở Đà Nẵng, thế lực của quân Pháp rất mạnh. Như ta đã biết, bọn phản động ở làng quê Khê Lâm đã trực tiếp xin súng đạn của quân Pháp ở Đà Nẵng. Và nấm mồ ở trong rừng Hố Quốc không thể không nằm trong sự kiểm soát của bọn này.

27

Mang hài cốt về quê

Khi ông Nguyễn Hữu Sính, con trai quan Lang, lặn lội từ quê ra nhận mộ, đứng trước nấm mồ hoang không mộ chí, không khói hương, nằm cô đơn lạnh lẽo trong khuôn viên thành nội Thanh Hoá vắng lặng không bóng người, lòng ông vô cùng đau xót. Thương xót cha cuối đời chịu nhiều oan trái, chết nằm một mình cách xa con cháu, nhưng ông đành gạt lệ ra về bàn với chị gái và anh rể. Cuối cùng vì cảnh giác với nhà vua đành nấn ná không dám đưa mộ cụ về quê. Mãi đến năm 1905 phải chờ cho hết đời Đồng Khánh, nghe ngóng tình hình lắng xuống, ông Nguyễn Hữu Sính mới dẫn con trai là Nguyễn Hữu Dụng bí mật ra bốc mộ. Suốt đêm hì hục đào bới lấy hài cốt rồi đắp lại mộ giả y nguyên như cũ. Sáng sớm tin mơ đã lên đường về ngay, tránh không dám đáp tàu xe vì sợ bị lộ, hai cha con thay nhau mang hài cốt, dựa vào nhau đi bộ tránh nơi tụ hội đông người, ngày đi đêm nghỉ cuối cùng đã an toàn về đến nơi, đặt cụ ở Hố Quốc, giữa hai dãy núi dưới chân rặng Phước Tường. Mộ cũng đắp đất đơn sơ giữa khu rừng vắng, thoảng hoặc có người đi cắt tranh đốn củi ngang qua đều cho là nấm mồ hoang vô chủ. Con cháu đi viếng mộ chỉ từng người một, thắp

 

Xiềng mộ

Một năm cứ thế trôi qua, tưởng đã yên lành, nào ngờ bỗng nhiên một hôm quan quân kéo đến mang theo một dây xiềng sắt, cả lý trưởng chánh tổng vào nhà bảo đưa ra mộ Quan Khâm. Ông Nguyễn Hữu Dụng nguây nguẩy từ

chối: “Ông nội đi làm quan chết, triều đình không báo biết mộ ở đâu”. Lời qua tiếng lại hồi lâu chúng đứng lên hùng hổ kéo ông Dụng theo đi thẳng một mạch ra Hố Quốc như có ma đưa lối quỷ dẫn đường vậy. Ông Dụng ngơ ngác điểm mặt từng người không rõ ai trong bọn họ là người chỉ điểm. Nhất định phải có kẻ chỉ điểm nhưng đoán không ra. Mặc cho ông Dụng luôn mồm lớn tiếng “không phải mộ nhà tôi!”, họ dùng xiềng sắt xiềng ngay mộ, giao lý trưởng quản lý. Cuối cùng ra về còn hăm doạ: “Mất xiềng mạng không còn!”.

Ông Dụng về nhà cùng bàn với gia đình xem ai là người chỉ điểm và vì sao ngôi mộ bị lộ, không phải bị lộ trong quá trình bốc mộ năm trước, mà chỉ lộ gần đây chắc là do lần nào đó con cháu đi viếng mộ sơ suất để có người bắt gặp. Mà người đó ắt không phải xa lạ, chỉ là người trong vùng. Phải hết sức bảo vệ hài cốt, bảo vệ ngôi mộ của cụ, công khai chối không phải mộ nhà mình và phải bí mật giữ nguyên xiềng sắt vì mất xiềng không biết tai họa nào sẽ lại xảy ra. Lý trưởng cũng sợ mất xiềng, năm sau đã tự mình đến đốc thúc gia đình đi dọn mộ giữ xiềng. Ông Nguyễn Hữu Dụng lại lớn tiếng không phải mộ nhà mình nhất định không đi. Lý trưởng phải đấu dịu cử một tuần đinh cùng đi. Ông Dụng vẫn khăng khăng không phải mộ nhà mình động thổ sợ bị thổ thần và người dưới mộ bắt tội, nhất định không đi. Cuối cùng lý trưởng phải cấp bó hương cho tuần đinh mang theo cúng vái cẩn thận trước khi dọn mộ. Người tò mò trong làng có năm đi theo đều thấy tuần đinh phải lớn tiếng cầu khấn trước, ông Nguyễn Hữu Dụng chỉ khấn thầm vái lạy sau rồi mới dọn mộ. Cứ thế 40 năm trôi qua, con cháu trên đời đau xót chịu tiếng bất hiếu. Cụ nằm dưới mộ mang nặng dây xiềng oan trái chờ Cách Mạng về, không như thời Minh Mạng xiềng mộ Lê Văn Duyệt, về sau vua Tự Đức đã sửa sai.

Năm 1958 gia đình đã dời mộ cụ từ Hố Quốc về nghĩa trang tại làng Khê Lâm.

 

29

Một trong ba ngôi mộ bị xiềng

Dưới thời Nguyễn, có bao nhiêu ngôi mộ bị xiềng? Đây chỉ kể 3: Lê Văn Duyệt, Nguyễn Hữu Lịch, Hồ Học.

“Minh Mạng cố kìm cơn giận của mình lại, dụ:

– Lê Văn Duyệt tội nhiều đếm không xuể, càng nói càng đau lòng, bổ quan tài mà chém xác thì cũng không quá đáng. Nhưng nghĩ rằng nó chết đã lâu, còn cái xương khô trong mả cũng chẳng cần gia hình. Nay sai tổng đốc Gia Định đến chỗ mả Duyệt cào bằng đánh 100 trượng, dựng bia đá, khắc to 8 chữ “Quyền Yên Lê Văn Duyệt” phục phép xử” (nơi đây hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội)

Bắt đầu từ năm ấy, trên cái mả bị cào bằng của Lê Văn Duyệt có một sợi xiềng sắt và một bia đá có 8 chữ khắc to kia(1).

Vua Minh Mạng vốn thù ghét vì tính khí bất phục của Lê Văn Duyệt. Ngay cả cha vợ của Minh Mạng phạm tội, Duyệt cũng chặt đầu(2).

Đó là nấm mồ bị xiềng ở thành Gia Định (Sài Gòn thời Minh Mạng)

Nhưng ít ai biết tại một huyện – huyện Hòa Vang của tỉnh Quảng Nam (nay thuộc Đà Nẵng) đã có hai ngôi mộ bị xiềng. Đó là mộ của hai nhân vật yêu nước chống Pháp và triều đình tay sai: Hồ Học và Nguyễn Hữu Lịch. Hồ Học tham gia nghĩa Hội Quảng Nam và Nguyễn Hữu Lịch, theo tương truyền, tham gia phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa, cũng vào những năm 1885 – 1886, thời dưới triều vua tay sai Đồng Khánh. Mộ của Hồ Học chôn ở làng Vân Dương, xã Hòa Liên. Mộ của Nguyễn Hữu Lịch chôn ở rừng Hố Quốc, làng Khê Lâm, xã Hòa Sơn.

Lê Văn Duyệt được minh oan và vua Tự Đức cho tháo xiềng, nhưng Nguyễn Hữu Lịch và Hồ Học thì không.

Phải chờ đến 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền huyện Hòa Vang mới tổ chức lễ phá xiềng để giải oan và tôn vinh hai nhà yêu nước(3) (4).

 


(1) (2) Lê Văn Duyệt – Từ nấm mồ oan khuất đến lăng Ông
(Truyện Danh nhân của Hoàng Lại Giang, NXB văn hóa – Thông tin).

Chú thích: Lê Văn Duyệt (1763 – 1832) là danh tướng, công thần nhà Nguyễn, có nhiều công phò tá Nguyễn Ánh – Gia Long, được phong Khâm Sai chưởng Tả quân dịch bình Tây tướng quân, tước Quận Công. Những năm cuối đời, ông làm Tổng Trấn Thành gia Định, có rất nhiều công lao.

(Mãi đến tháng 8 năm 2020, thành phó Hồ Chí Minh mới có một con đường ngắn mang tên Lê Văn Duyệt; Con đường mang tên Lê Văn Duyệt tại Sài Gòn trước năm 1975 là con đường Cách Mạng Tháng 8 hiện nay).
(3) “Bí ẩn hai ngôi mộ bị xiềng ở Đà Nẵng”, Bảo Thy, báo An ninh văn hóa 26.6.2013.
(4) Tác giả Trần Đình Ba viết cuốn “Việt án, lần theo trang sử cũ”, ghi lại các vụ án suốt cả thời phong kiến
ở Việt Nam nhưng không kể vụ nào “Tam ban triều điển” (trừ vụ Lệ Chi Viên) và không kể các vụ xiềng mộ (kể cả Lê Văn Duyệt) và xóa tên, cấm dựng bia (NXB Tổng hợp TP.HCM, 2018).

30

Ngày hội phá xiềng

Đó là một ngày đáng ghi nhớ của nhân dân xã Khê Lâm và tổng Phước Tường thượng.

Ủy ban nhân dân huyện Hoà Vang cử một đoàn cán bộ và một đội tự vệ đi về Khê Lâm, vào rừng Hố Quốc để tổ chức cuộc phá xiềng mộ quan Khâm Nguyễn Hữu Lịch. Đồng bào trong xã và các xã lân cận, trong đó có bà con thuộc các tôn giáo, đã kéo về dự. Các anh em tự vệ làm công việc phát quang cây cối, dọn sạch quanh nấm mồ, cả một khu vực phấp phới bay những lá cờ đỏ sao vàng. Một số bà con và các cán bộ huyện, xã từng tham dự buổi lễ này, tới nay vẫn còn sống, kể chuyện lại (1).

Ông Châu Quang Thuyên, Ủy viên văn xã đại diện chính quyền huyện Hòa Vang, đọc bản tuyên bố khai mạc buổi lễ phá xiềng mộ quan Lang, lên án tội ác bọn thực dân và phong kiến tay sai. Một sợi dây xiềng rỉ bị lôi đi, ngôi mộ được đắp lại và khói hương bay nghi ngút như tưởng nhớ vong hồn người anh hùng liệt sỹ đã quá cố.

Ngày 04 tháng 9 năm 2010, tại Hoà Sơn đã tổ chức kỷ niệm 65 năm ngày hội phá xiềng mộ Lang Trung Nguyễn Hữu Lịch, có đại diện các cơ quan thành phố và huyện Hoà Vang về dự(2 .

 

 


(1) (2) Những vị dự ngày hội phá xiềng năm 1945 và năm 2010 vẫn còn sống và đã dự Lễ Kỷ niệm 65 năm phá xiềng tại Hoà Sơn, là ông Phan Văn Điện, nguyên Chủ nhiệm Việt Minh, kiêm chỉ huy trưởng tự vệ chiếm đô Tổng Thái Hoà, ông Lâm Quang Thạnh, Lâm Quang Minh…

31

1 3 min 800x515 - Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch - Chương 2 - Tác giả: TS. Lâm Vinh

1 4 min 800x511 - Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch - Chương 2 - Tác giả: TS. Lâm VinhLễ kỷ niệm 63 năm ngày phá xiềng mộ Lang Trung Nguyễn Hữu Lịch (1945 -2010). Tổ chức tại Khê Lâm ngày 04-09-2010.

1 6 min - Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch - Chương 2 - Tác giả: TS. Lâm VinhNhà nghiên cứu Bùi Văn Tiếng.

1 7 min - Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch - Chương 2 - Tác giả: TS. Lâm VinhNhà thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu lịch sử Bùi Xuân

 

——————-

Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch – Chương 1 – Tác giả: TS. Lâm Vinh

Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch – Chương 3 (Phần I) – Tác giả: TS. Lâm Vinh

 

 

 

 

 

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây