Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch – Chương 1 – Tác giả: TS. Lâm Vinh

Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch - Chương 1 - Tác giả: TS. Lâm Vinh

Ky an Nguyen Huu Lich Tien si Lam Vinh 2 min - Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch - Chương 1 - Tác giả: TS. Lâm Vinh

 

 

 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 09
CHÚ THÍCH 10
CHƯƠNG I: Quê hương & Con người 11
Dưới chân rặng núi Phước Tường 13
Ngôi sao sáng của một vùng bán sơn địa 14
Những dòng họ cùng chí hướng kết giao thân hữu 15
Từ câu chuyện cây chè Phú Thượng 18
CHƯƠNG II: Sử kể 21
Giữa hai luồng sử: Sử kể và Sử viết 23
Sử kể là gì? Địa vị hợp pháp của Sử kể 24
Ai đã kể và ai trực tiếp nghe kể 25
Tin dữ 26
Mang hài cốt về quê 28
Xiềng mộ 28
Một trong ba ngôi mộ bị xiềng 30
Ngày hội phá xiềng 31
CHƯƠNG III: Sử viết 35
Các tài liệu Sử viết 36
Từ những trang Sử viết 37
Sử viết – Phần 1 38
Lang Trung lên Trường Sơn 38
Đồng Khánh và con đường làm vua tay sai 41
“Ngự huynh” Đồng Khánh cư xử với “Ngự đệ” Hàm Nghi 43
Sử viết – Phần 2 46
Đại Nam thực lục và nhân vật Nguyễn Hữu Lịch 46
Ai đã viết, viết thế nào 48
Án mất kho: chính trị hay hình sự? Và quan khâm – đổng lý
có liên quan gì? 50
KẾT LUẬN 51
Phụ lục 1: Cuộc hành hương tìm dấu người xưa 53
Phụ lục 2: Tư liệu về cuộc đời Nguyễn Hữu Lịch 59
Tư liệu về cuộc đời Nguyễn Hữu Lịch (Bảng đối chiếu lịch sử)
Sơ đồ hai mươi năm (1868 – 1887) cuộc đời ông Nguyễn Hữu Lịch
Ba năm cuối đời ngắn ngủi – thời của ba vua
61
62
63
THƯ MỤC 64
LỜI CẢM ƠN 69

 

 

 

Cam on min - Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch - Chương 1 - Tác giả: TS. Lâm Vinh

 

 

LỜI NÓI ĐẦU

Việc xảy ra trong cuộc đời một nhân vật như một vụ kỳ án. Đó là mấy thập kỷ đầy biến động, đau thương, của đất nước ta, vào cuối thế kỷ 19: mất nước, dân ta làm nô lệ cho thực dân Pháp.

Nguyễn Hữu Lịch sinh ra, lớn lên ở một vùng bán sơn địa Bắc Hòa Vang, Đà Nẵng, học giỏi, đậu cử nhân thời Tự Đức, làm quan Lang Trung Bộ Binh trong triều, làm Khâm phái Đổng Lý Thanh Hóa, và bị bức tử, xóa tên, cấm dựng bia mộ. Con cháu lén mang hài cốt về quê chôn cất, bị phát hiện, và xiềng mộ. Ba chục năm sau, Cách mạng làm lễ phá xiềng, giải oan và tôn vinh người đã khuất – một tấm gương yêu nước.

Cuối năm 2011, được sự hỗ trợ của Hội khoa học lịch sử thành phố Đà Nẵng, chúng tôi làm đơn gửi thường trực thành ủy và đồng chí Bí thư Nguyễn Bá Thanh xin phép mở đề tài nghiên cứu về vụ án Nguyễn Hữu Lịch. Hội khoa học lịch sử Đà Nẵng giao cho tôi đảm nhận chủ yếu công việc nghiên cứu.

Đây là một đề tài nghiên cứu vô cùng khó khăn, vì lịch sử đã lùi xa hàng trăm năm, tài liệu rất hiếm hoi, địa bàn lại rất rộng, đành phải tìm phương hướng nghiên cứu thích hợp.

Những năm gần đây, giới sử học nước ngoài đã xem Sử kể (Oral History) không chỉ là một phương pháp mà là một ngành khoa học lịch sử tương đương bên cạnh Sử viết (Writing History). Trường hợp Lang Trung Nguyễn Hữu Lịch rất cần khai thác nguồn Sử kể để đối chiếu với Sử viết.

Với Sử viết, người ta rất coi trọng lập trường đạo đức và sự công bằng của người viết sử. Trường hợp Lang Trung Nguyễn Hữu Lịch, với cuộc đời lận đận và cái chết bi thảm của ông, cần xem những vị sử quan nào đã viết về ông trong Đại Nam Thực Lục, vì sao họ đã viết như vậy.

Cuốn sách nhỏ này cố gắng ghi lại những gì đã được nghe kể và đồng thời phân tích những gì sử quan đã viết, để quý vị và bà con xem xét và tiếp tục nghiên cứu thêm. Mong sao hậu thế chúng ta giải oan và tôn vinh được tấm gương yêu nước cao cả của Lang Trung Nguyễn Hữu Lịch, người con ưu tú của Đất Quảng Thành Đà.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2019

                                                                                Người biên soạn

9

CHÚ THÍCH

Những năm 60 của thế kỷ trước, ông Lâm Quang Thự đi thư viện Khoa học xã hội Hà Nội tìm tư liệu để biên soạn những cuốn sách về địa phương đất Quảng. Khi mở bộ Đại Nam Thực lục bằng chữ Hán và sau đó, bản tiếng Việt, ông vô cùng kinh ngạc khi đọc thấy ông cố của mình, cụ Nguyễn Hữu Lịch “tự tử” khi đi thanh tra vụ mất kho ở Thanh Hoá: hoàn toàn trái ngược sự thực vì ông Lịch bị bức tử vì tội “phản nghịch” chống Pháp và triều đình tay sai, một điều mà bà con ở quê đều biết. Trước tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 vẫn còn một nấm mộ của ông Lịch bị xiềng ở

chân núi Phước Tường…

Ông Thự đành xếp lại ý định đưa ông Lịch vào cuốn sách về những nhân vật yêu nước của đất Quảng mà ông đang biên soạn. Ông thông báo vụ việc với gia đình. Ông đã căn dặn những người anh em của hai tộc Nguyễn, tộc Lâm cần lưu

ý làm rõ việc này để bác bỏ sự giả dối của sử viết và minh oan cho vong hồn ông cố Lịch.

Sau khi ông Thự qua đời năm 1990, người kế tục việc này là ông Lâm Quang Thạnh, em trai ông Thự.

Nhờ sự hỗ trợ tích cực của Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng, cuốn sách Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch đã được biên soạn và xuất bản (1).

 


1. Ông Lâm Quang Thự (1905-1990), Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang năm 1945, đại biểu Quốc hội ba khoá I, II và III. Sau khi về hưu, ông đã biên soạn và xuất bản các cuốn sách: Quảng Nam – Địa lý, Lịch sử, Nhân vật (1974), Đất Quảng trong thư ca (1976), Danh nhân đất Quảng (1987 – viết chung).

10

CHƯƠNG  I

Quê hương & Con người

Dưới chân rặng núi Phước Tường

Cội nguồn của tộc Nguyễn Hữu là đất Hải Dương – vị tiên thế là Thượng tướng phu quốc tư đồ chỉ huy sứ Nguyễn Hữu Dõng, cuối thế kỷ 15 phò vua Lê Thánh Tông vào Nam mở cõi lập đạo Thừa Tuyên, định cư ở làng Thanh Quýt (nay thuộc xã Điện Thắng – Điện BànQuảng Nam), được sắc phong tiền hiền.

Cuối thế kỷ 18 (1779), ông Nguyễn Hữu Sao, đời thứ 8 tộc Nguyễn Hữu, lên vùng bán sơn địa Tây Bắc Hòa Vang khai khẩn lập xóm làng ven rặng núi Phước Tường: đó là làng Khê Lâm, tổng Phước Tường Thượng, nay là thôn Hòa Khê xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang.

Ông Nguyễn Hữu Sao được sắc phong Tiền hiền làng Khê Lâm, là đời thứ nhất tộc Nguyễn Hữu Khê Lâm và Nguyễn Hữu Lịch thuộc đời thứ ba, cháu nội của ông Nguyễn Hữu Sao, tộc Nguyễn Hữu Khê Lâm.

Nguyễn Hữu Lịch đã sinh ra và lớn lên dưới chân rặng núi Phước Tường; ra đi tìm thầy học chữ, đỗ cử nhân vinh qui bái tổ tại đất quê nhà; ra làm quan triều đình, khâm phái xứ Thanh, bị vua bức tử và mang án trọng tội, về chôn trong rừng Hố Quốc, và mộ bị xiềng, dưới chân rặng núi này suốt 40 năm và cách mạng về làm lễ phá xiềng tại đây.

Nên chăng núi Phước Tường đáng được mang tên là Hữu Lịch Sơn? (1)

 


1.Người biên soạn sách này đồng tình với một số bà con đề nghị xây một nhà bia tưởng niệm Nguyễn Hữu Lịch tại Hố Quốc – chân núi Phước Tường.

13

Ngôi sao sáng của một vùng bán sơn địa

Do địa hình trắc trở, Khê Lâm là vùng đất ít học, không có thầy dạy chữ, Nguyễn Hữu Lịch trở về quê gốc Thanh Quýt tìm thầy dạy. Một số người chế nhạo: “Dân núi học hành gì!”. Lịch bèn xin cha đi tìm nơi khác: huyện Đại

Lộc. Nhưng đa số các thầy đồ đều nghèo, không thể nuôi học trò. Lịch tìm đến một thầy có đất vườn khá giả, xin được làm gia nô để hàng ngày thầy cho theo học lúc nhàn rỗi. Với ý chí quyết tâm học thành tài, năm 24 tuổi Lịch trở về quê xin lý trưởng làng Khê Lâm làm thủ tục lên trường huyện, trường tỉnh khảo thí để ghi tên “lai kinh ứng thí”. Nhưng lần khảo thí đầu tiên không đạt, ông ngậm ngùi trở về cố công học tiếp.

May thay đến năm Mậu Thân 1868 (27 tuổi) ông được gọi ra kinh đô để dự thi hương. Lều chõng vượt đèo Hải Vân đi thi và ông liền đỗ Cử nhân khóa Mậu Thân năm Từ Đức thứ 21.

Vinh quy bái tổ, trở về làng ông được bà con, dân làng đón rước linh đình. Ông nhận nhiệm sở ở Bộ Binh dưới quyền Thượng thư Tôn Thất Thuyết, dần thăng chức lên Lang Trung. Sắc phong được thờ ở đình làng Khê Lâm cùng với sắc phong Tiền hiền của ông nội Nguyễn Hữu Sao.

– Từ đó dân làng gọi là Quan Lang. Mỗi lần ở kinh về thăm quê mọi người đều quý mến cảm phục tình cảm và đức độ đối với ông bà cha mẹ và bà con lối xóm.
Lần đầu về quê đi kiệu ngang qua làng Khánh Sơn quê mẹ, ông đã xuống kiệu đi bộ. Dân làng vác chiếu rải đường đón tiếp, ông không bước lên chiếu mà ôn tồn nói: “Các cụ các bác đừng làm thế. Tôi là cháu ngoại làng ta, con cháu trong nhà cả mà!”. Dân làng nghe thế cảm động không còn cách biệt lễ nghi.

– Các cố đạo người Pháp ở nhà thờ chánh xứ Phú Thượng tìm cơ hội tiếp xúc ông đều né tránh. Ngày dân làng đón rước Cử nhân tân khoa, cố đạo Phú Thượng cũng sang chúc mừng. Ông đã tiếp đón rất lịch sự xã giao nhưng không sang đáp lễ, có lần ông về thăm quê, Cố Chiên (hay Cố Thiên, tên Pháp có lẽ là Etienne) đi ngựa từ Chánh Xứ đến nhà thờ họ ngang qua Khê Lâm, biết cụ có nhà, đến vườn nhà cụ đã xuống ngựa dắt bộ qua khỏi mới lên ngựa đi tiếp.

Cả tổng Phước Tường, ông là người thứ hai đỗ cử nhân. Tộc Lâm Quang Cẩm Toại, tộc Trương Châu Lâu, tuy các tộc này có nhiều Tú tài nhưng không có Cử nhân. Cử nhân Nguyễn Hữu Lịch trở thành ngôi sao sáng của vùng bán sơn địa Tây Bắc Hòa Vang.

… Và trong các dòng họ nổi tiếng nói trên, cũng không có ai làm chức quan tại triều đình và khâm phái tận xứ Thanh như Nguyễn Hữu Lịch

 

14

NHỮNG DÒNG HỌ CÙNG CHÍ HƯỚNG KẾT GIAO THÂN HỮU

Có một đường dây kết nối các dòng họ, trước hết vì họ cùng chung chí hướng, sau đó là mối tình thân hữu bè bạn, tình thông gia.

Chí hướng của họ là Yêu nước và Duy tân.

Ông Nguyễn Hữu Lịch có cuộc đời 47 tuổi, nằm trọn trong nửa sau thế kỷ 19. Đó là thời kỳ thực dân Pháp bắt đầu xâm lược và chiếm toàn bộ nước ta. Các cuộc dấy binh khởi nghĩa, các phong trào Cần Vương, Nghĩa hội là những hành động yêu nước, bảo vệ chủ quyền đất nước. Các hoạt động khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh là hành động Duy tân, là công cuộc đổi mới đất nước. Các dòng họ có cùng truyền thống Nho Học và yêu nước ở Hòa Vang và Điện Bàn đã tìm đến nhau trong hoạt động Yêu nước và Duy tân đó. Tộc Nguyễn, tộc Lâm, tộc Trương, tộc Phạm…

Sự kết nối các dòng họ đã tiếp sức cho Nguyễn Hữu Lịch sống và hoạt động, đối phó với bọn cướp nước và bán nước, và đã phải nhận lấy cái chết bi thảm.

Vậy trước khi tìm hiểu những tài liệu cụ thể có liên quan đến vụ kỳ án, ta nên tìm hiểu đường dây kết nối tình thân hữu của bốn dòng họ nói trên.

Phạm Phú Thứ,
Lâm Hữu Chánh,
và Nguyễn Hữu Lịch.

Ông Lâm Quang Thự trong cuốn Hồi ký “Sáu mươi năm trên đường cách mạng” đã viết: “Ông cố tôi tên là Lâm Hữu Chánh (1818 – 1870) đỗ 7 khoa tú tài, làm tri huyện Kim Thành (tỉnh Hải Dương) được một năm thì từ quan về nhà thọ tang mẹ. Năm 1858, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, ông chiêu mộ nghĩa quân tiếp ứng với Nguyễn Tri Phương bảo vệ Đà Nẵng. Khi quân Pháp đánh vào ba tỉnh miền Đông Nam Bộ (1860), ông tình nguyện theo ông Đỗ Thúc Tỉnh vào Nam giết giặc. Sau một thời gian vì lâm bệnh, ông phải trở về (1)”.

Năm 1864, ông Phạm Phú Thứ – Thượng thư Bộ Lại, dâng sớ lên vua Tự Đức tiến cử ông Lâm Hữu Chánh “là người thấy sự nghĩa thì làm ngay, khá kham những chức phòng bị các phủ huyện tối yếu”. Ông được thọ Hàn Lâm viện cung phụng (2).

Ông Nguyễn Hữu Lịch đã gả con gái đầu là bà Nguyễn Thị Ân (3) cho con trai ông Lâm Hữu Chánh là tú tài Lâm Hữu Mẫn.

 


1.Lâm Quang Thự: Hồi ký “Sáu mươi năm trên đường cách mạng”; NXB Đà Nẵng, 2020.
2. Phạm Phú Thứ và Nguyễn Trường Tộ là 2 nhân vật, 2 “vĩ nhân” (theo Nguyễn Văn Xuân), mở đầu công cuộc Duy Tân.
3.Bà Nguyễn Thị Ân sinh năm 1861 mất năm 1943 thọ 83 tuổi.

15

Lâm Hữu Mẫn – Trương Trọng Hữu và Nguyễn Hữu Lịch

Cũng trong sách trên, Lâm Quang Thự đã viết: “Ông nội tôi tên là Lâm Hữu Mẫn (1858 – 1906) đỗ hai khoa Tú tài. Năm 1885, ông theo Nghĩa hội chống Pháp và được Nguyễn Duy Hiệu cử làm Ban biện tỉnh vụ.

“Ông ngoại tôi là Trương Trọng Hữu (1860 – 1947) ở làng Châu Lâu (Điện Bàn), đỗ Tú tài năm 18 tuổi, có tham gia Nghĩa hội sau về nhà mở trường dạy học”(1).

Lâm Hữu Mẫn và Trương Trọng Hữu là thông gia: con trai ông Lâm Hữu Mẫn là Lâm Quang Tự lấy con gái ông Trương Trọng Hữu là bà Trương Thị Minh(2). Cả hai ông đều tham gia Nghĩa Hội chống Pháp và cùng hưởng ứng phong trào Duy Tân. Lâm Hữu Mẫn cùng người em Lâm Nhi mở trường dạy chữ quốc ngữ tại làng Cẩm Toại, về sau giao cho con trai Lâm Quang Tự để lên vùng núi Đồng Nghệ khẩn hoang theo phong trào Duy Tân, Lâm Quang Tự đổi tên trường Cẩm Toại thành trường Tổng An Phước. Đây trở thành một trong 40 trường của phong trào Duy Tân ở Quảng Nam(3).

Trương Trọng Hữu là chí sĩ của phong trào Duy Tân. Ông làm nhiều văn thơ quốc ngữ về khoa học và lịch sử để dạy trong các trường và để phổ biến trong người dân. Ông tham gia kháng chiến bị giặc Pháp bắt tra khảo và giết chết: ông là liệt sĩ chống Pháp năm 1947.

Năm ông Lâm Hữu Mẫn qua đời (1906) ông Trương Trọng Hữu đã viết bài văn bia bằng chữ Hán, trong đó có nhắc đến người cha vợ ông Mẫn là ông Nguyễn Hữu Lịch – là Lang Trung Bộ Binh triều Tự Đức và làm Khâm Sai tỉnh Thanh Hóa khắc trên tấm bia đá hiện còn đặt trước nhà thờ tộc Lâm Cẩm Toại.

Không chỉ tộc Phạm có thông gia với tộc Trương (ông Trương Trọng Hữu lấy bà Phạm Thị Ngoạn con gái Thượng thư Phạm Phú Thứ), tộc Phạm cũng có thông gia với tộc Lâm: ông Nghè Lâm Quang Tự, hiệu trưởng trường nghĩa thục An Phước, đã cưới bà Phạm Xuân Soa, cháu nội Thượng thư Phạm Phú Thứ. Bà Soa là vợ thứ 3 của ông Nghè Lâm, từ sau khi bà thứ 2 qua đời.

(Đọc thêm bài Tham luận của ông Vũ Thế Khôi tại Hội thảo Kỷ niệm 100 năm Trường Nghĩa Thục An Phước (1908 – 2008) có liên quan đến vấn đề này)

 



(1) Sách trên trang 14,

(2) Bà Trương Thị Minh sinh năm 1886 mất năm 1968 thọ 82 tuổi,
(3) Đại tướng Võ Nguyễn Giáp có ghi tặng trường danh hiệu “Đây là một trường Nghĩa Thục nổi tiếng”

16

Cu Tu Nam Truong Trong Huu - Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch - Chương 1 - Tác giả: TS. Lâm VinhCụ Tú Năm Trương Trọng Hữu (1860 – 1947)

Là con rể Thượng Thư Phạm Phú Thứ; thông gia của ông bà Lâm Hữu Mẫn – Nguyễn Thị Ân; tác giả văn bia trên đá tưởng niệm Lâm Hữu Mẫn hiện đặt tại nhà thờ Tộc Lâm, có ghi: “Lâm Hữu Mẫn là con rể Lang Trung Bộ Binh Nguyễn Hữu Lịch”. Ông là Liệt sĩ chống Pháp, hy sinh năm 1947.

Từ câu chuyện cây chè Phú Thượng

Một công cụ của phong trào Duy Tân để “khai dân trí” là sử dụng chữ quốc ngữ. Ông Tú Năm Trương Trọng Hữu làng Châu Lâu dùng chữ quốc ngữ để viết nhiều thơ vè phổ biến kiến thức địa lý lịch sử địa phương và đất nước. Trong một bài vè về tỉnh Quảng Nam, ông kể những sản phẩm nổi tiếng của Đất Quảng, trong đó có chè Phú Thượng (Phú Thượng là một trong 10 thôn của xã Hòa Sơn).

Nghìn năm xây dựng cơ đồ Vật trong thổ sản
tỉnh mô dám bì Nông sơn than đá thiếu chi
Bảo An đường tốt, Trà My quế nhiều Bạc,
vàng ở tại Bông Nhiêu Phò Nam,
Phú Phượng biết bao nhiêu chè…

Chè Phú Thượng là 3 đặc sản của vùng Bắc Hòa Vang. “Nước mắm Nam Ô, cá rô Bảy Nghè, chè Phú Thượng”.

Không chỉ có những vườn chè, Phú Thượng còn có một kiến trúc tôn giáo nổi tiếng của cả vùng Bắc Hòa Vang, là nhà thờ Phú Thượng.

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên là năm 1887, ông Nguyễn Hữu Lịch bị triều đình bức tử tại Thanh Hóa, cũng là năm tại quê ông, người Pháp khánh thành nhà thờ giáo xứ Phú Thượng.

Những năm trước 1887 tại Thanh Hóa, Nguyễn Hữu Lịch đã hưởng ứng phong trào Cần Vương, hoạt động chống Pháp và triều đình tay sai thì cũng thời gian đó tại quê, ông hưởng ứng phong trào Cần Vương, Nghĩa hội Quảng Nam, đã tổ chức 8 đợt tấn công vào nhà thờ Phú Thượng để bao vây và bắt tên linh mục phản động Maida (Maillard) – một linh mục tàn bạo, ngay cả nhiều bà con giáo dân cũng căm ghét. Maida đã cho xây dựng quanh Phú Thượng 12 đài quan sát để canh gác, chế ngự cả một vùng, lập một đội “Chiến lâm” gần 100 người và trực tiếp chỉ huy. Maida còn được Tư lệnh quân Pháp tại Đà Nẵng là Tusa (Touchard) trang bị thêm hàng trăm súng lớn nhỏ để bảo vệ căn cứ “Phú Thượng”(1).

Tại xã Hòa Sơn có hàng nghìn hộ dân theo đạo Thiên Chúa, đại đa số bà con có tinh thần yêu nước, chỉ một số rất ít bị lôi kéo bởi linh mục phản động, làm tay sai cho bọn xâm lược.

Kể câu chuyện về cây chè Phú Thượng, đồng thời kể câu chuyện về phong trào nhân dân và Nghĩa hội ở Phú Thượng tham gia chống Pháp, cũng nhằm nói về quê hương tươi đẹp và anh hùng đã một thời cổ võ thêm ý chí của nhà yêu nước Nguyễn Hữu Lịch.

 


1. Lịch sử đấu tranh cách mạng xã Hoà Sơn, NXB Đà Nẵng, 2012

18

 

Nha tho Phu Thuong - Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch - Chương 1 - Tác giả: TS. Lâm VinhNhà thờ Phú Thượng
Khánh thành năm 1887

Ba Nguyen Thi An - Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch - Chương 1 - Tác giả: TS. Lâm VinhBà Nguyễn Thị Ân
(1861 – 1943)

Là con gái đầu ông Nguyễn Hữu Lịch, vợ ông Lâm Hữu Mẫn (1858-1906)

 

 

——————-

Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch – Chương 2 – Tác giả: TS. Lâm Vinh

Kỳ án Nguyễn Hữu Lịch – Chương 3 (Phần I) – Tác giả: TS. Lâm Vinh

 

 

 

 

 

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây