Phát triển kinh tế biển bền vững ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Phát triển kinh tế biển bền vững ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Phát triển kinh tế biển bền vững ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra

TS. Quách Thị Hà, TS. Nguyễn Thị Thanh, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

Hiện nay, kinh tế biển có đóng góp to lớn và trở thành động lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng quá mức tài nguyên biển đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường sinh thái biển.

Để thực hiện khai thác hiệu quả, lâu dài kinh tế biển gắn với bảo tồn tài nguyên biển ở Việt Nam, thời gian tới, cần đề ra những giải pháp đồng bộ để phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững.

Quan điểm phát triển kinh tế biển ở Việt Nam

Quan điểm phát triển kinh tế biển Việt Nam được xác định cụ thể tại Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có một số nội dung cơ bản sau:

“Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn…”. Quan điểm này xác định mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển; đồng thời, khẳng định vai trò đóng góp quan trọng của kinh tế biển đến sự phát triển giàu mạnh của quốc gia.

“Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển”. Quan điểm này xác định cơ sở nền tảng để phát triển kinh tế biển là bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác có kế hoạch trên cơ sở bảo vệ và giữ gìn tài nguyên biển.

“Giữ gìn giá trị, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hoá biển đi đôi với xây dựng xã hội gắn kết, thân thiện với biển”. Quan điểm này xác định phát triển bền vững kinh tế biển phải gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của cộng đồng dân cư ven biển, chủ thể trực tiếp tham gia phát triển kinh tế biển bền vững.

Phát triển kinh tế biển ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đầu năm 2020 cho thấy, kinh tế biển đã có những kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Cụ thể như sau:

Du lịch và dịch vụ biển

Du lịch biển đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, chiếm khoảng 70% tổng thu từ du lịch của cả nước. Tốc độ tăng trưởng về thu nhập từ du lịch trong vòng 15 năm gần đây giữ mức tăng trưởng hơn 24%/ năm. Lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực ven biển có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước và hiện nay chiếm gần 70%-80% tổng lưu lượng khách trên cả nước. Khách du lịch nội địa chiếm hơn 50% tổng lượng khách đi lại trên toàn quốc.

Du lịch biển đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác. Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 147/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, đánh dấu bước tiến mới trong phát triển du lịch Việt Nam nói chung và phát triển du lịch biển nói riêng.

Kinh tế hàng hải

Năm 2019, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển ở Việt Nam đạt 654,6 triệu tấn (không bao gồm sản lượng hàng hóa quá cảnh không bốc dỡ), tăng 14% so với năm 2018; khối lượng hàng container đạt 19,35 triệu TEU, tăng 6%. Hành khách thông qua cảng đạt 7,5 triệu hành khách, tăng 22%. Tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam thực hiện ước đạt 154,6 triệu tấn, tăng 8% so với năm 2018. Đây là những con số ấn tượng của ngành Hàng hải sau giai đoạn 2014-2015 “tăng trưởng âm”. Trong 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19 nhưng tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển của nước ta vẫn đạt hơn 340 triệu tấn, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm 2019.

Cùng với khai thác tốt tiềm năng kinh tế tại các cảng biển, hệ thống cảng biển được đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, nhiều cảng biển có khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn, phù hợp với xu hướng của thế giới, nhờ đó hàng hóa xuất nhập khẩu có thể đi thẳng tới các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, giảm được chi phí vận tải. Hiện nay, cả nước có 8 trung tâm logistics và 21 ICD (cảng cạn) đang hoạt động và đạt kết quả tích cực.

Khai thác, chế biến hải sản

Ngoài tận dụng cơ hội từ du lịch và dịch vụ biển, các địa phương đã chú trọng đầu tư và phát triển khá toàn diện vào khai thác và chế biến hải sản. Nhờ đó, giá trị sản lượng khai thác hải sản liên tục tăng lên, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của ngành Thủy sản đạt 8,6 tỷ USD trong năm 2019, đóng góp chủ yếu trong đó là khai thác và chế biến hải sản biển.

Tổng sản lượng thủy sản đạt 8,15 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 3,77 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 4,38 triệu tấn. Năm 2019, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh năm 2010) đạt 6,25% so với năm 2018, tổng sản lượng đạt khoảng 8,15 triệu tấn, tăng 4,9%, trong đó sản lượng khai thác đạt 3,77 triệu tấn, tăng 4,5%, nuôi trồng đạt 4,38 triệu tấn, tăng 5,2%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 8,6 tỷ USD. Kết quả này đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước, cải thiện sinh kế, ổn định đời sống của người dân các tỉnh ven biển…

Bên cạnh những đóng góp tích cực của kinh tế biển đối với phát triển kinh tế nước ta trong thời gian qua, việc phát triển loại hình kinh tế này đang đối diện với những khó khăn, thách thức sau:

Một là, nhận thức về vai trò, vị trí của biển và kinh tế biển của các cấp, các ngành, các địa phương ven biển và người dân chưa đầy đủ, quy mô kinh tế còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng; cơ cấu các ngành nghề trong các lĩnh vực kinh tế biển chưa hợp lý, chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện để vươn ra vùng biển quốc tế.

Hai là, kết cấu hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo chưa. Các cảng biển, các khu kinh tế, sân bay ven biển còn nhỏ bé, chưa hình thành một hệ thống kinh tế biển liên hoàn…

Ba là, các phương tiện, thiết bị nghiên cứu khoa học biển và hệ thống các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế biển chưa được đầu tư tương xứng với nhu cầu thực tế; các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo biển, thiên tai biển, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn… ở ven biển còn nhỏ, trang thiết bị thô sơ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Bốn là, tình hình khai thác tài nguyên biển chưa đạt hiệu quả cao và thiếu bền vững, do ý thức chấp hành của ngư dân còn yếu kém dẫn tới việc khai thác tự phát, không tuân thủ quy hoạch biển đảo còn diễn ra khá phổ biến.

Năm là, hệ sinh thái môi trường biển bị ô nhiễm và biến đổi theo chiều hướng xấu. Qua thực tế tại các vùng phát triển kinh tế biển cho thấy, ngày càng có nhiều chất thải chưa qua xử lý từ các lưu vực sông đổ ra biển; một số khu vực ven bờ bị ô nhiễm, hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện với cường độ ngày càng nhiều hơn trên quy mô rộng.

Để phát triển kinh tế biển bền vững ở Việt Nam

Đề giải quyết những khó khăn, thách thức trên và phát triển bền vững kinh tế biển ở Việt Nam, nhóm tác giả cho rằng, thời gian tới cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây