Trẻ em Việt Nam

Việt Nam, UNICEF bảo vệ quyền trẻ em, tập trung vào những người nghèo nhất và thiệt thòi nhất.

Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn cho 26 triệu trẻ em trong thời gian khá ngắn. Thành tựu kinh tế và phát triển con người nhanh chóng chỉ trong hơn hai thập kỷ cũng được phản ánh trong các chỉ số phúc lợi của trẻ em. Hầu hết trẻ em được đi học tiểu học và trung học cơ sở, được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ và có thể sống thọ hơn cha mẹ mình.

Việt Nam, quốc gia đầu tiên ở châu Á và trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em năm 1990, tiếp tục thể hiện khả năng lãnh đạo rõ ràng và luôn hướng tới đảm bảo mọi trẻ em đều khỏe mạnh, an toàn, được giáo dục và trao quyền để phát triển tối đa tiềm năng của mình.

Ngày nay, nhiều trẻ em ở Việt Nam được hưởng cuộc sống chất lượng mà thế hệ đi trước không bao giờ có thể hình dung ra. Tuy nhiên, vẫn còn trẻ em và người chưa thành niên bị bỏ lại phía sau bởi tác động của sự phát triển kinh tế xã hội năng động này và tiếp tục sống trong điều kiện thiếu thốn và bị loại ra ngoài.

nhieu tre em o Viet Nam duoc huong cuoc song chat luong ma the he di truoc khong bao gio co the hinh dung ra min - Trẻ em Việt Nam

Những chênh lệch ngày càng tăng này bị ảnh hưởng bởi sắc tộc, giới tính, quê quán và khuyết tật. Nghĩa là một phần năm trẻ em (khoảng 5,5 triệu) bị thiếu thốn ít nhất trong 2 lĩnh vực: giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nơi ở, nước và vệ sinh môi trường, hoặc hòa nhập xã hội. Tính dễ ​​bị tổn thương do khi hậu tác động đến hơn 74% dân số, đặc biệt là những người nghèo thiếu khả năng chống lại những cú sốc, trong khi tốc độ đô thị hóa càng làm trầm trọng thêm tính dễ bị tổn thương của các gia đình đi cư, là những gia đình ít tiếp cận được với dịch vụ xã hội.

Có khoảng 5,5 triệu trẻ em bị thiếu thốn ít nhất trong 2 lĩnh vực: giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nơi ở, nước và vệ sinh môi trường, hoặc hòa nhập xã hội.

Như vậy có nghĩa là nhiều trẻ em vẫn không có được sự khởi đầu tốt nhất và không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, với 100 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày do nguyên nhân có thể ngăn ngừa được – con số này ở các vùng dân tộc miền núi phía Bắc cao gấp 3,5 lần. Mặc dù người dân tộc thiểu số chiếm 15% tổng dân số, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của nhóm dân tộc này cao gấp 3,5 lần so với người Kinh. Sự thiếu hụt về sức khỏe và dinh dưỡng cũng khiến 1,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị còi cọc, để lại tổn thương não và thể chất vĩnh viễn. Nước và vệ sinh không an toàn vẫn là nguyên nhân đáng kể gây các bệnh truyền nhiễm, với ba triệu trẻ em bị thiếu nước sạch.

Sự thiếu hụt về sức khỏe và dinh dưỡng cũng khiến 1,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị còi cọc, để lại tổn thương não và thể chất vĩnh viễn.

Trong tong so 13 trieu tre khuyet tat cu 10 em thi chi co 1 em duoc hoc len trung hoc min - Trẻ em Việt Nam

Trong tổng số 1,3 triệu trẻ khuyết tật, cứ 10 em thì chỉ có 1 em được học lên trung học, còn rất nhiều việc cần thực hiện để đảm bảo tất cả trẻ em đang chịu sự bất bình đẳng dai dẳng giữa thành thị và nông thôn, giới tính và dân tộc tiếp cận được với giáo dục.

Trong tổng số 1,3 triệu trẻ khuyết tật, cứ 10 em thì chỉ có 1 em được học lên trung học 

Loại trừ khỏi xã ​​hội và không thể tiếp cận với dịch vụ và hỗ trợ khi cần thiết nhất chính là nguyên nhân cản trở em dễ bị tổn thương và thiệt thòi được sống an toàn không bị tổn hại và có sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Ngày nay, hơn 2/3 trẻ em từ 1 đến 14 tuổi vẫn chịu hình thức kỷ luật bạo lực và hơn 170.000 trẻ em không có sự chăm sóc của cha mẹ, nhiều em sống bần cùng hoặc bị bỏ rơi.

Ngày nay, hơn 2/3 trẻ em từ 1 đến 14 tuổi vẫn chịu hình thức kỷ luật bạo lực và hơn 170.000 trẻ em không có sự chăm sóc của cha mẹ, nhiều em sống bần cùng hoặc bị bỏ rơi

Nhận thức được những thách thức này, Chính phủ Việt Nam hợp tác với UNICEF cam kết xây dựng các chính sách và luật nhằm đáp ứng nhu cầu và giải quyết bất bình đẳng ở trẻ em tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn quyền trẻ em để đảm bảo mọi trẻ em phát triển tối đa tiềm năng của mình và hưởng lợi từ sự thịnh vượng của đất nước.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây