Văn hóa dân gian Cơ Tu – Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe – Phần 5

Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5

Untitled 2 min 2 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5

PHẦN THỨ HAI 

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI CƠ TU

CHƯƠNG I

NÔNG NGHIỆP

Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe

1. Phương thức sản xuất trong hoạt động nông nghiệp cổ truyền 

Tư liệu sản xuất của người Cơ Tu gồm đất rẫy, các khu rừng khai thác lâm sản, các con khe, suối đánh bắt cá đặc trưng không thuộc về tư hữu, mà từ xa xưa tộc người Cơ Tu có thói quen xã hội, giữ tồn tại hình thức sở hữu tập thể do làng quản lý nên tư liệu sản xuất thuộc về làng là chung của cộng đồng.

1 min 34 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5

Cuốc quắm (vẽ theo hiện vật)

2 min 32 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5

Cuốc quắm Cơ Tu (Ảnh: VVH, 2019)

Phương thức sản xuất bao gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở người Cơ Tu vẫn còn thô sơ, chậm phát triển. Lực lượng lao động chủ yếu là lao dộng bằng chân tay, dùng sức người tác động vào tư liệu sản xuất để cho ra một khối sản lượng, đặc biệt là sản lượng lương thực lúa, sắn, bắp là chính yếu. Họ không cải tiến công cụ và cũng không dùng trâu, bò vào việc cày xới đất đai hay dùng sức kéo, giúp cho người nhà nông giảm bớt tác động trực tiếp sức lực của mình vào tư liệu sản xuất đã đổ ra trên nương rẫy. Trỉa lúa, người Cơ Tu xếp một hàng ngang, mỗi người tự cầm một cái chọc (cha nọt), cán bằng gỗ, to bằng cán rựa, dài khoảng một mét, đầu trỉa có gắn lưỡi bằng kim loại. Người trỉa lúa đeo một cái giỏ a chuy đựng hạt giống. Họ trỉa từ phần dưới rẫy dần lên trên cho đến hết diện tích rẫy. Họ tự chọc lỗ, tự tra hạt giống. Dùng đầu cây cha nọt có gắn miếng sắt (tự rèn, hình mác.[1]), chọc xuống đất, tra hạt giống vào,lấp đất lại. Đây là phương thức sản xuất theo kiểu nguyên thủy chột lỗ bỏ mầm theo cách cổ xưa của tộc người. Họ còn có dụng cụ trỉa lúa gọi là xà dinh, cán làm bằng gỗ, lưỡi nhọn làm bằng kim loại (sắt). So với nhiều dân tộc anh em dân tộc thiểu số khác vùng Trường Sơn – Tây Nguyên, nhân công trỉa lúa Cơ Tu tiết kiệm được 50% nhân lực. Họ xếp một hàng, mỗi người đeo bên hông một giỏ (a chuy) đựng hạt giống, tự cầm cây cha nọt, tự chọc lỗ, tự tra hạt giống xuống đất, đi từng bước lên cho đến hết. Khi trỉa hết rẫy, kết thúc, mọi người giơ cao cái cha nọt và giỏ đựng hạt giống lên trời và nói to: ‘ho… ho… ho, trỉa lúa đã xong lúa, bắp, sắn… phát triển tươi tốt bời bời… đừng ai ốm đau, chết chóc’.

3 min 24 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5

Chột lỗ bỏ mầm (Ảnh: VVH)

(Anh em dân tộc khác dùng đoạn cây dài 3 – 4 mét, đầu chọc không có lưỡi bằng sắt. Họ xếp hai lớp người, lớp trước chọc cây xuống đất cho có lỗ, lớp sau bước tới tra hạt giống xuống.)

Bên cạnh có các loại cuốc cán ngắn, lưỡi quéo, gọi là a ving (tự rèn lấy), người Kinh gọi cuốc quắm (a nuôr) để làm cỏ lúa. Thu hoạch lúa không dùng dụng cụ bằng liềm hái hay giằng/wằng như người Kinh Quảng Nam mà theo phương thức cổ truyền, họ tuốt lúa bằng tay và bỏ lúa vào gùi đeo phía sau lưng, hoặc bên hông.[2] Vấn đề thiết bị lao động hầu hết chưa có để hỗ trợ cho sản xuất và săn bắt. Tri thức dân gian (tri thức bản địa) về các mùa được vận dụng theo chu kỳ mặt trăng vào sản xuất, săn bắt và tùy thuộc vào sự phát triển tự nhiên của cây lúa và chu kỳ của vụ mùa mà có vụ đi săn bắn trên rừng hay đi đánh bắt cá dưới các khe, suối, sông ngòi nào đó chảy ngang qua làng. Sông A Vương, sông Kôn (Quảng Nam) hay sông Bắc, sông Nam, sông Cu Đê (Hòa Vang, Đà Nẵng) là nơi người Cơ Tu thường đánh bắt cá, tôm, ốc đá, … Xưa, người Cơ Tu không dùng phân, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, nhất là phân hữu cơ để bón cho cây trồng. Sau trỉa hạt lúa xuống đất rẫy, làm cỏ nhưng không có bỏ phân nên ở họ không có thành ngữ ghi lại kinh nghiệm như người Kinh là ‘Nhứt nước nhì phân tam cần tứ giống’. Phân được sử dụng tại chỗ do chất khoáng đốt rẫy từ đầu vụ thành tro phủ một lớp trên bề mặt đất rẫy, được trộn đều chỉ chừng đó cho một mùa nương rẫy.

Kinh nghiệm chọn đất của người Cơ Tu thường ưa thích khu đất có nhiều con ễnh ương sinh sống, bởi do môi trường đất ẩm nên loài vật này tập trung sinh sống. Trồng cây lúa và cây hoa màu vào đấy, chúng sẽ phát triển tốt hơn.

Để thiết lập mối quan hệ trong quá trình sản xuất của tộc người Cơ Tu, họ lao động trên nương rẫy theo cách tự túc, tự lực là chính. Hình thức vần công, đổi công (người Cơ Tu gọi bhrớ vơr ving, têng vơr ving, tắc vơr ving dáo) xuất hiện từ lâu trong phạm vi tộc họ, suôi gia, cọc chèo giữa những guia đình bà con, thân quen nhau, v.v…, nhằm giảm thiểu sức lực lao động ngày mùa và tăng nhanh thời gian thực hiện lịch thời vụ trên miếng đất rẫy của họ. Do đốt rừng làm rẫy, nên phương thức thâm canh không sử dụng mà chủ yếu theo hình thức luân canh. Theo đó, mỗi cá nhân trong cộng đồng và mỗi gia đình không có quỹ thời gian hỗ trợ nhau, giúp sức lao động để cùng nhau phát triển hơn thêm. Theo cách luân chuyển đất rẫy hằng năm nên, có thể vài ba năm sau, họ quay lại chọn miếng đất rẫy cũ đã được nghỉ ngơi trong một thời gian dài. Bấy giờ miếng đất rẫy có tích tụ độ phì nhiêu trở lại. Lao động sản xuất trên cơ sở quan hệ như thế là biểu hiện đặc trưng của tộc người không chỉ của người Cơ Tu mà các tộc người trên vùng Trường Sơn, Tây Nguyên đều thế. Rất lâu trong lịch sử phát triển của cộng đồng làng, mối quan hệ sản xuất tự cung, tự cấp giữ vai trò quyết định trải qua nhiều thế kỷ mà chưa thấy đổi mới quan hệ này. Đến sau 1975, người Cơ Tu vùng sâu, vùng xa vẫn còn duy trì quan hệ sản xuất như thế. Và từ đó, hẳn nhiên quan hệ này điều chỉnh các mối quan hệ khác theo cách truyền thống trong lao động.

Lao động sản xuất theo phương thức cổ truyền của người Cơ Tu do đó rẫy không thuộc về tư hữu, nghĩa là cá nhân không được sở hữu tư liệu sản xuất, chỉ việc giữ gìn tư liệu chung để sản xuất, không biến thành của riêng. Mặt khác do có  tập quán sinh sống khép kín trong mỗi làng nên tự cung tự cấp là chủ yếu. Sản lượng làm ra thu hoạch được bao nhiêu là của riêng gia đình nấy. Người Cơ Tu chưa hình thành sự giao lưu buôn bán, trao đổi tích lũy vốn, nên chợ búa chưa có. Chưa xuất hiện các mối quan hệ ngành nghề hỗ tương nhau trong lao động nương rẫy, nên chủ yếu và quyết định vẫn là tự túc, tự cấp trong lao động làm ra hạt lúa. Và để có đủ nhu cầu khác trong cuộc sống hằng ngày, người Cơ Tu cùng với các tộc người khác, trong đó có người Kinh miền xuôi, người Chăm hình thành nên phương thức trao đổi hàng hóa theo cách vật đổi vật tại các bến sông. Tại Quảng Nam nhiều nhất và thường xuyên tại làng Hội Khách, các bến Giằng, bến Hiên là điểm thường xuyên trao đổi hàng hóa miền xuôi, miền ngược. Người Cơ Tu có nhiều nghề thủ công truyền thống làm ra nhiều sản phẩm cho tiêu dùng ; đồng thời trao đổi các sản phẩm nhu yếu khác như dêt thổ cẩm, rèn đúc, đan đát, đồ gốm, nuôi ong, săn bắt, chế tác nhạc cụ,…

Người Cơ Tu cũng đã xuất hiện văn hóa trao đổi buôn bán hàng hóa từ lâu đời. Các sản phẩm tự làm ra hoặc sản phẩm trao đổi nhau trong làng hoặc ngoài làng, trong đó đáng kể nhất là trao đổi hàng muối và các vật dụng bằng kim loại, bằng dồ sứ với người miền xuôi (dân tộc Kinh) tại điểm giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi gần nơi cư trú của họ. Tuy nhiên trong giao lưu buôn bán miền xuôi, miền ngược, phòng gặp bất lợi về tình cảm và tính mạng, họ tăng cường mối quan hệ công bằng, khách quan đôi bên cùng có lợi trong giao thươtng rao đổi hàng hóa. Người Cơ Tu  cũng sớm nghĩ ra việc kết nghĩa (chơr ziêng) giữa làng này với làng kia, nhất là với thương lái ở miền xuôi.[3]

Nay, từng bước với sự giao thoa tiếp biến trong sản xuất nông nghiệp giữa các vùng miền, quan hệ sản xuất đã có thay đổi phù hợp với phát triển kinh tế. Sản phẩm nông nghiệp làm ra trở thành hàng hóa, giao lưu buôn bán trên thị trường. Chất lượng hàng hóa có yếu tố tri thức chi phối. Điều này là phù hợp trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới đem lại.

1.1. Trồng trọt

Người Cơ Tu trồng lúa trên đất núi, đồi gọi là rẫy, mặc dầu không phải họ không khai thác được vùng đất nà hay vùng đất nơi khe suối đổ ra để tạo thành những đám ruộng nước. Nhưng do tiếp cận với điều kiện địa hình đồi núi nên thường họ có tập quán làm lúa rẫy.

Trồng trọt là hoạt động kinh tế chủ yếu của người Cơ Tu cũng như các tộc người anh em khác miền tây đất Quảng.

Trước hết phải kể đến là công cụ lao động, đây là vấn đề rất then chốt trong sản xuất, bởi công cụ phù hợp, tinh xảo và thuận lợi thế nào thì năng suất lao động sẽ từng bước được nâng lên, đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Thế nhưng ở họ, công cụ tác động vào đất, mà lại đất rừng khá đơn giản. Ban đầu, họ chưa có các loại dụng cụ bằng sắt, vật liệu làm nên các loại công cụ lấy từ núi rừng mà có. Sau rồi có dụng cụ bằng sắt như cuốc quắm, cào cỏ, rìu, rựa, dao, liềm, cưa, đục, … bấy giờ sức lao động tác động vào tự nhiên có thuận lợi và hiệu quả hơn. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng công cụ như thế chưa đáp ứng nhu cầu cải tạo môi trường tự nhiên vùng núi. Họ có quá nhiều khó khăn trong sản xuất. Người Cơ Tu phát cây rừng bằng rìu, liềm, rựa và dao quắm, để khô rồi đốt lấy đất làm rẫy. Sau một đến hai trận mưa, dùng gậy chột lỗ, bỏ vài hạt lúa vào, dùng chân lấp đất lại. Đươi tác động trực tiếp của phương thức chột lỗ tự nhiên chọn lọc nhân tạo, trong đó đặc biệt là các yếu tố trong lao động, loài người đã tự hoàn thiện mình theo hướng tiến hóa như ngày nay. Công cụ lao động, theo đó cúng được thay đổi theo hướng cải tiến dần trên nhiều phương diện. Công cụ lao động của người Cơ Tu ty còn đơn giản nhưng đó là kết quả quá trìnênsáng tạo, cải tiến phục vụ nhu cầu lao động trên đất nương rẫy. Từ đó, đời sống vật chất và tinh thần của người Cơ Tu được nâng lên một bước, cải thiện đáng kể. Từ khi con người phát hiện và chế tác ra được các loại hình công cụ lao động bằng kim loại (đặc biệt là sắt), thông qua giao thương, trao đổi hàng hóa, người Cơ Tu cũng có cộng cụ sản xuất bằng kim loại. Nhiều lò rèn sản xuất ra nhiều loại công cụ lao động khác nhau. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của học dần thay đổi rất nhiều so với trước.

Để trỉa được lúa, đàn ông hay phụ nữ khom người cầm cây chột lỗ, vừa bỏ hạt lúa vào lỗ và dùng chân bước tới lấp đất lại. Trỉa hết diện tích rẫy là xong. Mấy ngày sau thì hạt lúa/ nếp nảy mầm.

Đến khi cỏ lên, làm cỏ bằng cái cào, có lưỡi sắt uốn cong, nhưng bén, người phụ nữ khom người xuống và cào cỏ. Họ không dùng phân tro như người miền xuôi. Do đất rẫy nên nước nhận từ những cơn mưa, người ta thường nói nhờ nước từ trời, thế nên cây lúa không cho năng suất cao. Lại thêm, không dùng thuốc bảo vệ thực vật nên sâu rầy cắn phá làm sản lượng hao hụt. Quanh năm không giáp hạt. Rẫy sử dụng theo phương thức đa canh, có chen canh với cây bắp, cây đậu xanh, đậu nành,… sau vài mùa nương rẫy, đất có vẻ bạc màu, họ tìm miếng rẫy khác trồng lúa, còn rẫy cũ trồng sắn hoặc các loại cây lương thực khác. Mỗi năm gieo một vụ lúa.

Xưa kia và cả đến ngày nay, người Cơ Tu vẫn có thói quen phát triển kinh tế chủ yếu là làm lúa rẫy,[4] trồng các loại cây lương thực khác như cây bắp, sắn và chăn nuôi heo, gà, vịt. Sản phẩm làm ra một phần dùng trong sinh hoạt gia đình, một phần khác dùng trao đổi với miền xuôi theo cách hoán đổi sản phẩm thiết yếu, như đường, muối, dao, liềm, rựa, vải vóc, thuốc men, … đổi bằng mật ong, thịt rừng, mây, sản phẩm đan đát, thổ cẩm, quế, nấm, măng khô,…

Trong sản xuất nông nghiệp, để đảm bảo một vụ mùa thắng lợi, giống như tộc người Cor, Ve, Xơ Đăng, … trong vùng và người Kinh, người Cơ Tu dựa vào chu kỳ mặt trăng, diễn biến của thời tiết để định ra lịch nhà nông, phù hợp với sự phát triển cây lúa và các loại hoa màu khác. Theo chu kỳ con trăng, chia một năm thành các tháng để tiến hành sản xuất nông nghiệp. Việc chia một năm thành các tháng cho nông nghiệp được cho là nông lịch không chỉ người Cor, Ve, Xơ Đăng, người Kinh mà còn là quy trình chung cho các tộc người miền tây Quảng Nam, Đà Nẵng. Họ quy định – trở thành thói quen trong nông nghiệp nhà nông – không ghi thành văn bản mà được ghi nhớ từ các cụ già – dùng sợi mây bấm từng tháng để nhớ mùa, tháng nào phát đốt, tháng nào dọn rẫy, tháng nào gieo hạt, làm cỏ và thu hoạch, tháng nào đi săn, đi lấy mật ong rừng. Đàn ông và đàn bà được phân công, nhưng đàn bà được gánh vác việc nhà nông nặng hơn đàn ông. Người Cơ Tu có tục ngữ: Khi mưa đi bẻ măng, khi nắng ngồi sững ở nhà để ghi nhớ thời vụ cần làm theo mùa.

Mùa Nam giới Nữ giới
 

 

Xuân

– Đi săn bắn

– Tháng Giêng phát rẫy, xin dàng cho đất nếu là đất mới.

– Tháng 3 tham gia phát rẫy.

– Tháng 2,3 bắt đầu nông vụ nhưng chưa khẩn trương.

– Tháng 3 phát rẫy

– Làm cỏ rẫy mùa trước, trồng bắp, gieo các loại rau, cải, đậu,…

 

 

 

Hạ

– Tháng 4,5 đốt rẫy, trỉa lúa (ngày 10 – 20, chọn ngày chẵn), xen đậu bắp với lúa.

– Đi săn mang, nai,… lấy mật ong.

– Tháng 5,6 làm cỏ lúa.

 

 

-Làm công việc như đàn ông

 

– Tháng 5,6 làm cỏ lúa.

 

 

 

Thu

– Tháng 6,7 xong mùa vụ lúa 3 trăng (3 tháng).

– Cuối tháng 7 thu hoạch lúa.

– Đan đát, chuẩn bị các loại bẫy săn bắt chim, thú.

– Bắt cá tại các suối mùa khô.

 

– Dệt vải.

 

– Đốn củi dự trữ cho mùa đông.

Đông – Săn bắt chim, thú rừng, trên núi cao – Thu hoạch lúa mùa đông – xuân.

Trong cuộc mưu sinh vì sự tồn vong và phát triển, người Cơ Tu ở Quảng Nam, Đà Nẵng có điểm chung là khai hoang rừng núi, đốt rẫy, cuốc xới và trỉa lúa, bắp các loại đậu làm nguồn lương thực chính. Đây là phương thức sản xuất nông nghiệp nương rẫy đặc trưng miền núi, từ đó dần hình thành nền văn hóa văn minh nông nghiệp khu vực Đông Nam Á, gắn với núi rừng, phù hợp với điều kiện sinh sống như các tộc người Tây Nguyên. Họ tạo ra phương thức chột lỗ bỏ hạt.

Qua khảo sát chu kỳ mùa rẫy tại các thôn Tà Lang, Giàn Bí, Phú Túc thuộc huyện Hòa Vang và thôn Ban Mai, xã Ba huyện Đông Giang, sản xuất nông nghiệp luôn gắn với chu kỳ đời người. Việc được chuẩn bị và tiến hành đầu tiên là chọn đất. Để chọn được đất, xưa cũng như nay đều phải xin dàng (xin Mẹ/ Nàng Rừng). Thời gian chọn từ tháng Mười Một đến tháng Giêng âm lịch. Như thế việc chọn đất được bắt đầu ngay sau khi vừa mới thu hoạch lúa trong năm. Đất được chọn phải là đất xốp, khu vực rừng già càng tốt. Người Cơ Tu ít chọn đất men theo sườn núi, sát bờ sông vì như thế mưa làm xói mòn cây lúa. Luân canh là hình thức chọn lựa phát triển cây lúa của tộc người Cơ Tu. Thường, người Cơ Tu chọn khu rẫy mà ở đó cây rừng đã được tái sinh qua một chu kỳ phát triển. Nghi lễ chọn đều thuộc vào tín ngưỡng dân gian và do dàng. Dàng không cho, họ không chọn.[5] Việc này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng và quá trình lao động chăm bón cho cây lúa. Mọi nghi lễ và thành quả sau chọn đều thuộc về dàng. Tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ quy trình xin chọn đất làm rẫy. Người xin đất làm rẫy phải chờ xem tối hôm sau nằm mơ thấy báo điềm lành hay dữ, nếu báo điềm lành thì dàng/thần đã ưng thuận; nếu đêm liền đó nằm mơ thấy điềm báo dữ thì xem như thần đất, thần rừng không ưng thuận. Họ phải tìm nơi khác. [6]

Tuy nhiên, điều kiện khách quan tác động do việc chọn khu vực rừng tái sinh có độ đất xốp nên đất tốt hơn. Lao động sản xuất theo lối luân canh có mặt tích cực là cho đất nghỉ ba, bốn năm, nhưng lại khó khăn vất vả trong những lần vào mùa chọn đất, luôn phải tiến hành theo lối du canh. Những khu đất rẫy của vụ mùa mới được chọn vì dàng đồng ý, đất ở đây thường là khu rừng già, đất đồi núi gọi là đất nương rẫy (ha rêê đhuôch), nơi có lá mục nhiều, đất tơi xốp, lớp thực vật chưa phải là lớp tái sinh nên đất dễ cày xới và có độ phì nhiêu hơn khu đất cũ. Mặc dầu phải tốn nhiều công sức cho việc đốn hạ cây rừng, nhưng điều cần phải thế vì đất mới cây lúa sinh trưởng tốt, cho năng suất cao hơn, vụ mùa bội thu để tồn tại. Điều kiện tự nhiên tác động không ít đến quy trình chọn đất làm rẫy của người Cơ Tu. Miếng rẫy phải có thời gian phơi nắng lâu trong ngày, mặt đất rẫy khom, trũng, tơi xốp, độ ẩm cao, không quá xa nguồn nước, không có các loại đất đá, các loại cây cỏ phát triển nhanh (người Cơ Tu kiêng kỵ); đồng thời một số yếu tố khác phải phủ hợp, như độ dốc, thuận lợi cho việc đi lại dễ dàng, v.v… Mặt khác chọn đất rẫy dọc theo hai bên bờ sông, suốim khe lạch, tại khu vực này đất tương đối bằng phẳng, ít chịu tác động của bão gió, lũ lụt gây sạt lở.

Cứ như thế, người Cơ Tu quay vòng ba, bốn năm lại đến lượt trở về khu đất cũ. Những năm không trồng lúa cứ để cho cây rừng tái sinh mọc tự nhiên và lần hồi khai thác. Trong phát triển cây lúa rẫy, mặc dầu không chọn triền núi làm nơi sản xuất lúa, bắp nhưng họ vẫn chọn những nơi có độ dốc thấp. Vì như thế, nước mưa ít phá hoại cây trồng.

4 min 16 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5

Phụ nữ chọc lỗ bỏ mầm (St)   

Tập quán người Cơ Tu cũng ít chọn khu đất có nhiều tổ mối và nằm dọc theo ven con sông, con suối, vì như thế nước mưa xói lở, cuốn trôi cây lúa. Chọn được đất, sang tháng ba là mùa làm nương phát rẫy (như các tộc người Tây Nguyên, tháng ba là mùa con ong đi lấy mật, mùa làm nương phát rẫy ươm ngô), hoặc sớm hơn khoảng nửa tháng Hai về sau. Vào mùa tháng Ba, trên các sườn núi, người Cơ Tu phát rẫy, từng cụm khói từ sườn núi lan tỏa về trời, để lại tro tàn là chất khoáng cần thiết, thích hợp cho cây lúa nảy nở về sau.[7] Đốt rẫy mà rẫy không cháy xem như đất xấu (hơrê cah roóh, chrncoh liêm) để thấy rằng việc chọn rẫy và chọn thời điểm đốt rẫy là quan trọng. Đốt rẫy đối với người Cơ Tu là chuyện bình thường trước mỗi mùa vụ, nhưng lại hàm chứa khả năng phán đoán và chọn lựa phương thức đốt sao cho trên bề mặt đất rẫy được phủ đều một lớp tro than mà không mất công trải dàn đều lớp tro lên bề mặt đất. Và trước khi gieo hạt lúa xuống đất rẫy, họ phải có công cuốc xới tơi xốp đất, trộn đều trước khi chột lỗ bỏ mầm.[8]

5 min 13 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5

Làm lễ xin dàng cho trỉa lúa (Ảnh: VVH)

Những ngày sau đốt rẫy, mưa có dịp làm tăng độ ẩm cho đất, liền đó mầm cây gặp điều kiện thích hợp, bắt đầu khai sinh, nhú mầm xanh. Thời điểm này, các loại thú rừng thường tìm đến ăn cỏ non, người Cơ Tu lại sửa soạn dụng cụ đi săn, đi bẫy. Đến tháng Tư, tháng Năm vụ mùa lúa bắt đầu. Công việc trỉa lúa tiến hành sau các cơn mưa dông dần chấm dứt. Tuy nhiên, kinh nghiệm của những người già làng luôn là điều cần thiết, họ nhìn trăng, nhìn mây và xem xét số ngày mưa dông trước đó, nước đổ xuống ít hay nhiều, đất đã đủ độ ẩm cần có để trỉa lúa hay chưa. Đến lượt già làng phát huy vai trò của họ trong phán quyết lịch thời vụ. Đây là thời điểm quan trọng có tính quyết định cho vụ mùa trong năm. Uy tín của già làng (tơcoh bhươl) được hình thành từ những vụ mùa như thế. Nghi lễ trỉa lúa được tiến hành nghiêm túc trên sườn đồi, có sự tham gia của nhiều người dân trong làng. Được dàng đồng ý giúp cho cây lúa tốt tươi, chọn sáu hạt lúa được già làng làm phép xin dàng và cử một người phụ nữ cao tuổi, có uy tín trong làng được trỉa vào đất làng. Sau nghi lễ tưởng đơn giản này, nhưng sau đó là cả một quy trình đầy hy vọng của làng, của mỗi gia đình, đã gắn chặt vào mỗi cá thể người làng, không thay đổi trong một thời gian dài.[9] Đối với người Cơ Tu, nghi lễ trỉa lúa là quan trọng. Dàng là đấng linh thiêng chứng giám mọi hoạt động của người dân trong làng, từ việc chọn đất đến gieo lúa đều có sự theo dõi của dàng. Do đó số phận mỗi cá thể gắn với cộng đồng và do cộng đồng quyết định. Giống như người Kinh với tư duy chủ toàn trong phát triển nông nghiệp, chức năng của lễ xuống đồng giống chức năng của lễ trỉa lúa của người Cơ Tu (nếu người Kinh Quảng Nam có cúng Thần Nông để mở đầu cho vụ mùa xuống đồng cấy lúa trên ruộng nước, thì người Cơ Tu cúng dàng để trỉa lúa trên đất rẫy). Cả một quy trình từ khi chọn đất đến phát quang, đốt rẫy, …đều được sự cho phép, thuận lòng của dàng gắn chặt vòng đời người Cơ Tu. Những lễ nghi ấy không thể không thực hiện, bởi thế giới đa thần trong cái nhìn vạn vật hữu linh. Bởi đó chính là truyền thống qua nhiều đời người được giữ gìn, bảo lưu gắn với bao mùa nương rẫy. Và vào thời điểm quan trọng này, người phụ nữ luôn là người có vai trò định đoạt số mệnh cây lúa trong sản xuất nông nghiệp Cơ Tu, không chỉ là vùng cao Quảng Nam mà vùng thấp như tộc người Cơ Tu xã Hòa Bắc, Hòa Phú, huyện Hòa Vang vẫn phải tiến hành gieo hạt giống đầu tiên xuống miếng đất rẫy, bắt đầu là một phụ nữ. Bởi theo quy ước bất thành văn (luật tục Cơ Tu) tin rằng a mế cà từng hà rò (người phụ nữ cao tuổi) luôn là người giữ hồn lúa cả trong phạm vi gia đình và cộng đồng đều thuận theo quan niệm thế. Và do đó, vai trò của họ được ưu tiên gieo hạt lúa đầu tiên xuống rẫy.

Cùng với cây lúa, cây bắp, cây sắn, sản phẩm do săn bắt/ bắn hoặc hái lượm được là nguồn lợi chính của mỗi người, họ có thể đem trao đổi lấy sản phẩm, nhu cầu khác từ miền xuôi lên. Từ đó mới có câu nói: Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên và không chỉ là cá chuồn mà còn các loại sản phẩm: mật ong, măng rừng, hạt ươi, tre, giang, sợi mây, quế, … gởi xuống để đổi lấy vải vóc, thuốc men, đường, muối, liềm, rựa, mùng màn, trâu…gởi lên. Như thế từ lâu đời, mối quan hệ giao lưu, tiếp biến, trao đổi sản phẩm công, nông nghiệp, ngư nghiệp của nhau trong khu vực đã hình thành từ lâu đời trong lịch sử hình thành, phát triển các tộc người, không chỉ miền núi mà cho cả miền đồng bằng, miền biển.

Trước năm 1975 chừng mươi năm và sau 1975 trở đi, người Cơ Tu đã định canh ổn định cuộc sống dài lâu. Hiện tượng dời làng đi tìm đất mới, thảng mới có, còn đại đa số các làng Cơ Tu đều ổn định sản xuất cả lúa rẫy và lúa nước. Họ tiếp biến phương thức lúa nước của người Kinh rất thành công. Những đám ruộng bậc thang ở Khu 7, Tây Giang, như xã A Xan, xã A Ting,… Tại huyện Đông Giang có ruộng nước tại các xã Sông Kôn, xã Ba,…

1.2. Chăn nuôi

Cùng với cây lúa, người Cơ Tu còn có nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó trâu, bò, heo, ngựa, dê, chó, gà, vịt, ong ruồi (cơ xót),…trong đó con vật được chú ý nuôi nhất là trâu, heo, gà và ong ruổi. Trong các loại gia cầm, gà là quan trọng, gà nuôi chiếm tỉ lệ cao trong mỗi hộ gia đình. Trâu không giúp ích cho nhà nông, nên con trâu không có lợi thế là đầu cơ nghiệp như người Kinh, mà nuôi trâu chỉ để cúng dàng/thần nên đặc biệt nuôi chăm sóc. Theo đó, không gian nuôi trâu được quy định một khu vực nào đó mà thôi. Người Cơ Tu nuôi trâu, bởi trâu là gia súc lớn nhất của họ. Trâu to nhiều thịt, dễ làm vật cưới vợ cho con cháu. [10] Sau này sinh con gái gả cho nhà cho trâu.

Trâu cũng là vật nuôi được các đáng dàng ưa thích, nhất là một trong các loài vật được người hiến dâng, cúng tế cho dàng, v.v…

6 min 13 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5

Trẻ em làng Bhờ Hôồng xã Sông Kôn bắt cá suối (Ảnh: VVH) 

Chăn nuôi theo phương thức của người Cơ Tu còn theo phương pháp cổ truyền. Nuôi thả tự nhiên trong vườn, trong nhà. Heo, gà, là loài gia súc gia cầm thường thấy nuôi phổ biến. Rừng núi bao la, nuôi các loài gia súc, người Cơ Tu có thói quen thả rông, trâu bò ăn cây cỏ tự nhiên [11] mà sống. Đây là nguồn thức ăn tại chỗ, phong phú. Có điều, chăn nuôi theo cách thả rông việc chăm sóc khi trâu, bò bị bệnh gặp khó khăn, mặt khác, các khu rẫy lúa, bắp, đậu các loại dễ bị trâu, bò đến phá hoại, hoặc cũng có thể trâu bò bị thú dữ, cọp beo tấn công, gây tổn thất.

Đây là tập tục chăn nuôi của người Cơ Tu vùng cao đất Quảng. Tuy nhiên để quan sát số lượng và chất lượng đàn trâu, bò của mình được sát thực, người Cơ Tu vẫn có chế độ cho gia súc của mình ăn vào thời điểm thích hợp trong ngày để kiểm soát bầy đàn, để quản lý chặt chẽ đàn gia súc.

Người Cơ Tu cũng thích nuôi gà, nhất là gà trống. Nuôi để cúng dàng, bởi không có gà cúng dàng là không thiêng, không có gà klhông thể nói lý – hát lý được. Do thế nhà nào cũng có nuôi gà. Xưa nuôi theo kiểu chăn thả tự nhiên, nay đan xen nuôi gà có chuồng trại.

Người Cơ Tu cũng thích nuôi ong ruồi (cơ rot) lấy mật. Bởi mật ong là sản phẩm chủ lực (mật ong, sáp ong) để trao đổi các mặt hàng thiết yếu mang lên từ đồng bằng. Ong ruồi dễ tìm bắt và nuôi cũng dễ. Người ta khoét ở gốc cây rỗng hình hộp chữ nhật rồi đóng lại, chừa lỗ nhỏ vừa cho ong chui vào làm tổ ở là được (Cây to có đến 60 đến 70 tổ ong vậy, cây vẫn sống và phát triển bình thường). Tầm tháng 5 đến tháng 7, người chủ ong đến mở nắp hộp hình chữ nhật lấy mật, sáp ong về. Sản phẩm này được mang xuống đồng bằng tại bến Hiên, bến Giằng, Hội Khách đổi các loại hàng thiết yếu.

 1.3. Săn bắt/ bắn

Hằng năm, sự biến đổi thời tiết không dao động, thay đổi thất thường, tạo điều kiện hoạt động kinh tế người Cơ Tu theo đúng lịch thời vụ sản xuất, trong đó có một phần quan trọng là việc tham gia cùng với cộng đồng theo nhóm săn bắt/bắn thú trên rừng. Cây lúa phát triển tốt tươi, vụ mùa thu hoạch đứng thời gian, vào tiết tháng 8 đến tháng 10 âm lịch, thanh niên trai tráng Cơ Tu sửa soạn dụng cụ chuẩn bị cho vụ lên rẫy, vào rừng săn bắn thú rừng. Đây là hoạt động  chu kỳ hằng năm của các thợ săn Cơ Tu trên rừng Trường Sơn. Nghề săn bắn/ bắt rất đa dạng và phong phú và tồn tại như là lẽ tất nhiên cho cuộc sống của người Cơ Tu từ lâu đời. Họ săn bắt hầu như gần hết lớp động vật ăn được trên cạn, dưới nước tồn tại trên địa bàn họ sinh sống. Từ động vật không không xương đến động vật có xương, đến động vật bậc cao như khỉ, vượn, vọc/ dọc.

Ban đầu, để phát động đợt chuẩn bị sửa lại bẫy thò, chông tre, bẫy sập, … các loại, Thủ lĩnh đội săn họp thanh niên trai tráng trong đội tại gươl, phổ biến lịch trình, công việc chuẩn bị cho mùa săn bắn trong rừng. Không một người đàn ông Cơ Tu nào mà không tham gia săn bắn, vì đây là hoạt động chủ lực tìm kiếm nguồn lương thực, trừ người cao tuổi, bệnh tật và người vướng vào các trường hợp cầm kỵ mới không tham gia săn bắn/bắt.

Săn bắt cũng là hoạt động kinh tế chính không thể thiếu của người Cơ Tu để tìm kiếm nguồn lương thực dồi dào từ rừng núi. Đi săn bắn của họ theo phương thức cổ truyền. Dụng cụ săn bắt cũng thô sơ, sử dụng vật liệu sẵn có trên rừng chế tác thành các loại vũ khí sát thương để săn bắt.

Về mặt tín ngưỡng, không chỉ trong săn bắt mà trong các lĩnh vực khác đều tin tưởng tuyệt đối vào dàng. Bởi họ cho rằng tất cả những gì có được, phát triển sinh sôi nảy nở,… là do thần linh giúp đỡ. Không có thần linh không có cái gì hết. Mọi việc có tích cực lao động miệt mài đến đâu mà không được lòng thần linh cũng không thu được gì. Trước hết do tín ngưỡng dân gian nên niềm tin từ dàng cho kết quả, đạt nhiều thắng lợi là việc đầu tiên người người Cơ Tu đi săn nghĩ đến. Thần linh (dàng) luôn phù hộ người tốt và kể cả với người có hành động sai trái (nếu thành thực biết xin lỗi, thể hiện bằng hình thức cầu cúng, thề hứa), nhưng đã hối cải cầu tiến. Thế nên, làm được sản phẩm, đi đâu, làm gì, săn bắt được con gì,v.v… người Cơ Tu phải có lễ phẩm cúng dàng tại gươl.  Trước khi xuất quân vào mùa săn bắn cũng phải báo với dàng và có lễ xin dàng cho phép. Và rồi sau đó, để được vào rừng phải có lễ cúng rừng tạ ơn dàng Krâng (thần rừng – Mẹ rừng), xin được dàng cho phép mới vào rừng.

Trong năm, có hai thời gian người Cơ Tu săn bắt chính: theo mùakhông theo mùa.

Săn bắt theo mùa tuy thời gian không lâu (từ tháng 9 đến tháng 10 âm lịch, là mùa hoa rừng nở, trái chín nhiều, nhiều bầy chim, thú kéo về ăn), nhưng cảnh săn bắt rất sôi nổi, rầm rộ. Cách săn bắt cũng rất đa dạng, phong phú, nhiều kiểu, nhiều cách săn, cách bắt. Mùa này cũng chính là mùa thu hoạch lúa mùa hằng năm (Cơ Tu gọi ơ no ha ọt).

Săn bắt theo mùa hay không theo mùa, tập thể thanh niên trong làng hay từng gia đình sản phẩm săn bắt được nếu là động vật nhỏ, như cáo, con cày,… đến các loài nhỏ hơn thuộc sở hữu gia đình sử dụng. Săn bắt được động vật to lớn, như mang, nai, trăn (lớn),… thuộc quyền sở hữu của làng sử dụng. Sản phẩm mang về làng, họ tổ chức khởi chiêng, trống, múa tâng tung dă dắ, hò hú, cúng, mổ thịt, nấu nướng suốt đêm tại nhà làng. Sáng hôm sau, họ khởi chiêng trống vài hồi tập trung dân làng đến. Bộ phận xé lá chuối chia phần theo số lượng khẩu trong làng (cả phần thai nhi trong bụng mẹ cũng được chia phần). Người ta bỏ thịt vào chỗ lá đó, rồi gọi chủ nhà đến nhận lấy phần của nhà mình.[12] Trong mùa săn bắt, gia đình nào không theo đúng quy định của làng, xem như mất uy tín đối với dân làng, họ chê trách năng lực tham gia cộng đồng của gia đình đó. Họ cho là không tốt đối với làng.

Sau khi nhận phần chia, săn sáng xong, họ tập trung tại sân gươl, tổ chức đánh chiêng, trống, nhảy múa hò hú một hồi để các vị có trách nhiệm treo đầu thú (sọ thú) lên gươl và treo bhơr huôl lên mái sau của gươl. Đợt đi săn đến đây kết thúc.
– Dụng cụ săn bắt/bắn

Có nhiều loại dụng cụ được người Cơ Tu chế tác nên, phù hợp với môi trường săn bắt và với từng đối tượng săn bắt/ bắn. Trong số đó có thể kể ra một số loại:

– Ná làm bằng gỗ, thân bằng gỗ có độ dẻo cao, dây ná làm bằng một loại sợi gai có trên rừng.
– Các loại bẫy được làm từ lồ ô, dây mây, đoạn gỗ: bẫy dây, bẫy thò, bẫy sập, bẫy hầm,…
– Các loại cung, nỏ (pơ nenh) cũng từ chất liệu khai thác ở rừng. Nỏ được làm bằng cây ô rô (cơ loong toong), sinh trưởng trên vùng núi đá vôi, có độ cứng, bền, đàn hồi cao. Có nhiều loại nỏ, tùy theo hình dạng, Cơ Tu phân ra các loại. Loại nỏ đẹp, bền đã sử dụng nhiều năm, đã săn bắt được nhiều chim, thú (Cơ Tu gọi zroonh). [13]
– Các loại tên (cha răh): tên được làm từ cây lồ ô (am a hung), cúng, dài khoảng 30 cm, một đầu được kẹp bằng miếng lá cọ hình tam giác cân để giữ thăng bằng và bay xa, xuyên sâu khi bắn vào mục tiêu. Một đầu là mũi tên, nhọn.

*Tên thường (cha răh) không vót nhọn quá, không bôi thuốc độc (chơ pơơr), tên này bắn các loài chim, thú nhỏ.
*Tên bha nơợc, loại này vót thật nhọn bén, có bôi thuốc độc. Cách đầu tên chừng 4 cm, người ta cứa sơ để khi bắn vào mục tiêu, phần này bị gãy dính vào thịt, ngấm thuốc độc, vật chết.

*Tên (tên hơ rơ liệu), nơi đầu tên có gắn miếng kim loại sắt hình cánh én, có tẩm lượng thuốc độc nhiều hơn, dùng để bắn thú lớn và đánh giặc trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.

*Tên vót nhọn hình tam giác cân, có bản đáy rộng khoảng 1 cm, hai bên có ngạnh (Cơ tu gọi là tên cơ xuông), không tẩm thuốc độc. Tên săn bắn vật cỡ trung bình (không lớn không nhỏ).

Các loại tên được đựng trong ống tên (chi óh) bằng tre nứa để bảo vệ và mang trên nười di săn cho tiện. Sau khi săn, mang về nhà cất đặt nơi kín đáo, khô ráo, tránh trường hợp thuốc độc loang ra gây độc hại cho người, gia súc, nhất là phụ nữ và trẻ em. [14]

*Dây nỏ (vịt), được làm bằng loại giang đặc ruột (hơ rơ tuôl, rất chắc, bền.

– Lao (chơr bhăr), thường được làm bằng một loại nưa da vàng (ra zol), cứng, sắc, độc, dài khoảng 3 mét. Một đầu được vát sắc nhọn để đâm, hoặc phóng vào con vật hay kẻ thù.

Duy nhất có các loại lao, (giáo) được chế tác bằng kim loại, có mũi nhọn, mỏng rất bén, cán gỗ dài có cây đến 3 mét, vừa dùng cho các chiến binh, đồng thời cũng dùng đi săn các loài thú lớn trên rừng núi cao, rất hiệu quả.

-Dụ (coih), có nhiều loại, mỗi loại có tên gọi riêng, phần lớn do người Cơ Tu tự rèn lấy. Một số loại dụ như: cóih, pa bhoong, cha chí, hơ la a tao, tơr cap, cơr lêêh, tơr col gôông, v.v…

– Dao phay (cha hôi), người Cơ Tu tự rèn lấy bằng sắt, cứng, phần dưới giống như kiếm, phầnt rên cắt sát đầu hơi nhọn. Chủ yếu dao phay dùng để tự vệ và chiến đấu.

– Kiếm (bhót), tự rèn lấy bằng các loại sắt thép, dài, nhọn, cong về phía lưng. Kiếm cũng dùng để tự vệ và chiến đấu khi cần.

– Cáo loại bẫy, đây là loại dụng cụ săn bắt cải thiện đời sống và chiến đấu tự vệ, góp phần bảo vệ quê hương đất nước. Bẫy rất đa dạng, phong phú cả về loại hình, kích cỡ, nơi đặt và cách đặt bẫy. Một số loại bẫy, như:

*Trên cạn: bẫy tơ ho , rap (a ruôh), đhiing, a gươu, a giăn, giéch, xiimp, văh, gưl, kip, đong, guôch, rọc, chi jang, pơr cenh, chơr tập, pơr neh, gr’lý, cha mar, pơr chôm, prung,…

*Dưới nước: lái, zươl, ơ bin, a ruung, a ram, zơ nậc, chơ đu, jăm, duôl, đọ, ơ beh, crâu, viêr, tông, crôông,…

*Trên cây, chủ yếu bắt bằng bẫy kẹp nhựa, trong đó nhựa là chính.

Để làm ra nhựa (giih) và bắt chim bằng nhựa của người Cơ Tu là rất đa dạng, phong phú và đặc trưng độc đáo đến mức chim không muốn bay về hướng đó cũng phải bay về, chim không muốn đậu cây đó, phải đậu, chim không muốn rớt xuống đất, phải rớt. Để làm được săn bắt như thế, cách mà người Cơ Tu thực hiện như sau:

Hằng năm vào mùa săn bắt chính của người Cơ Tu từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch.[15] Theo truyền thống đi săn bắt, để bắt được chim và nhiều chim trong một năm, trước tháng 8 âm lịch, người Cơ Tu đã chuẩn bị sắn mấy việc sau:

– Đi vào rừng tìm cây nhựa, hoặc liên hệ đổi sản phẩm nào đó với người đã phát hiện ra cây có nhựa, rồi đến nơi dùng cối, chày giã đập, lột vỏ cây nhựa, lấy nhựa luyện bỏ vào ống tre nứa mang về nhà cất.

– Chặt lấy cây giang đặc ruột (hơ rơ tuôl) chẻ nhỏ hàng trăm sợi, rồi vót các sợ nhỏ dần về phía ngọn. Quê nhựa có độ dài khoảng 50 cm (nếu bắt chim to, như chim tring, gơ rọc (đại bàng đất), diều hâu loại to,… thì vót que dài 1 mét, to bằng chiếc đũa.

– Chặt lấy ngọn cây lồ ô làm ống đựng que nhựa (glâu).

– Lên rừng, đến chỗ cây gia đình thường bắt chim hằng năm làm một lán trại để nghỉ, để chờ!. Dự trữ củi đốt (để trong thời gian bắt chim không phải chặt cây làm củi nữa. Chặt cây sẽ gây tiếng động, ồn, chim thú sợ). Sau đó thực hiện phương tiện trèo lên xuống cây cho chắc chắn, đảm bảo không xảy ra tai nạn. Đặt để, sửa lại cành nhánh, cây lá không như ý người đặt bẫy thể hiện. Chú ý một số cành nhánh vươn cao chung quanh.

Vào vụ từ tháng 8, trai thanh niên (trừ người già và trẻ con quá nhỏ), nhà nào nhà nấy hành quân lên rừng ngủ lại tại lán trại của mình để săn bắt chim, thú. Dùng nhựa bôi đều vào bó que nhựa, chừa lại khoảng 10 – 15 cm (để cầm, nắm) sử dụng nhiều lần. Sáng nào cũng vậy, người đánh bắt chim, thức dậy sớm, hơ ống nhựa (glâu) que nhựa nóng chảy sẽ dễ rút cắm vào cành cây. Họ vào rừng mang theo ống que nhựa và chim mồi (đẽo gọt bằng gỗ), leo lên cây cao, cột chặc chim mồi đứng trên cây cắm que nhựa vào thân cây. Xong, họ trở lại lán trại. Đợi! Khi trời sáng hẵng, người săn bắt chim dùng các ngón tay hoặc họ dùng nhạc cụ tự chế từ ống tre, nứa, bắt chước tiếng chim, thổi lên mời gọi (đặc biệt với loại chim nhồng). Từ xa, nghe tiếng chim hót (tiếng thổi), cả đàn chim bay theo chim đầu đàn về hướng họ đặt bẫy và nơi có tiếng chim hót do họ thổi vang xa. Đến nơi, nhìn thấy chim mồi, tưởng thật, chúng sà đậu vào các cành cây, rơi xuống hàng loạt do dính nhựa. Cứ thế, họ thực hiện nhiều lần trong ngày để bắt chim. Chừng trời sắp tối, họ trèo lên cây thu gom dụng cụ về lán trại chuẩn bị cho ngày hôm sau. Riêng chim nhồng là loài chim được nhiều người ưa chuộng nuôi làm kiểng cảnh, khi săn bắt được, họ khâu  da mắt lại, nuôi để về sau có thể mang xuống vùng giáp ranh trao đổi sản phẩm với người Kinh, người Chăm nhất là đổi lấy các sản phẩm muối, sắt, sành sứ.

Để săn bắt được loài chim to, như chim tring, gơ roọc,…họ dùng que nhựa (bhreh) to và dài hơn, lượng nhựa bôi trên que cũng nhiều hơn. Cây nơi đặt que đánh bắt phải to hơn, cao hơn. Chim mồi nếu khắc đẽo bằng gỗ thì tốt, còn không sử dụng da và lông chim thật đã phơi khô. Đan hình con chim, dùng da và lông đã khô trùm lên mô hình đan bằng tre để nhử chim muông.

Không chỉ săn bắt chim trên cây cao mà đôi khi người Cơ Tu đặt que nhựa nơi khe, suối, lạch, mỗi khi chim xuống uống nước, tắm cũng dính phải nhựa.[16]

Dụng cụ đi săn bắt/ bắn của người Cơ Tu phản ảnh mối tương quan giữa tập tính các đối tượng săn bắt với việc chế tác các loại dụng cụ sát thương; đồng thời có tính đến yếu tố địa hình khi sử dụng các loại bẫy và tùy các loài thú mà có các loại bẫy khác nhau. Các loại bẫy sập làm bằng tre mây, đặt nơi mặt đất, dùng các loại cây, gỗ, miếng ngăn tạo đường đi cho thú lọt vào phạm vi hoạt động của bẫy, bắt các loại thú: nhím chuột, thỏ, kỳ đà, …

Dụng cụ đánh bắt cá, ốc, lươn, chình, … của phụ nữ Cơ Tu đa dạng, có thể kể gồm: chài, lưới đơm, đó, câu, vợt, … Kỹ thuật có thể là giăng lưới, xúc bắt, đón đầu tại các khe nước chảy bằng đơm, đó hoặc đánh thuốc (bằng cây rừng) có độc tố để dễ bắt cá.

– Đối tượng săn bắt/ bắn

Tháng Tám giữa thời tiết mùa hè dài đến tháng Mười vào đông, trai tráng Cơ Tu vào rừng săn bắn các loài thú khác nhau, từ các loài lông vũ hai chân là các loài chim, gà rừng cho đến các loài động vật lông mao bốn chân đều đã trưởng thành, lớn mạnh vào xuân. Thế nên, đây là thời điểm các chàng trai Cơ Tu săn bắt được nhiều loài thú bốn chân to lớn như mang, nai, heo rừng, cả các loài cọp, beo hung dữ cũng là đối tượng săn bắn.

Vào dịp đầu hè, thanh niên trong đội săn của làng lại vào rừng. Đôi khi họ đi một vài người, từng nhóm nhỏ, nhưng nếu để săn bắn được các loại động vật bốn chân to cao phải phối hợp cả đội thì thành quả mỗi lần săn đạt được tốt hơn. Những miếng rẫy cỏ non xanh tươi sau những trận mưa dông đầu hạ thu hút các loài nai, mang đến tìm cỏ non tại các cánh rừng. Đồng thời cũng là thời điểm mật ong rừng đầy trong tổ, do ong tích tụ từ cả mùa xuân từ những cánh hoa rừng đua nhau khoe sắc. Và đây cũng chính là đối tượng người thợ săn lấy mật tìm đến.

Vào dịp cuối thu, đầu đông là lúc họ lên rừng sâu, núi xa tìm bắt đối tượng là các loài chim, thú trên các triền núi cao.

Những thanh niên lần đầu theo nhóm săn bắt/ bắn trong rừng sâu phải dựa vào các thợ săn có kinh nghiệm đi rừng và kỹ năng tìm kiếm, phát hiện con mồi. Đối tượng săn bắt/ bắn của họ thường nhắm vào hầu hết các loài thú ăn thịt được, từ loài lớn bốn chân đến loài nhỏ hai chân, các loài bò sát, gặm nhấm đều là đối tượng săn bắt của các thợ săn.

Về săn bắn thú rừng

Để săn bắt được các loài thú to trên rừng, người Cơ Tu biết rất nhiều cách thức săn bắt, trong đó đáng kể là thiết lập hàng rào quanh khu rừng bắt heo rừng và làm chuồng (cha mar) bắt khỉ.

-Thiết lập hàng rào (groong) bắt heo rừng. Heo rừng phát triển nhiều và có tập tính sinh sống theo đàn. Vào mùa săn bắt, ai đó (có thể một người làng) phát hiện thấy rất nhiều dấu chân heo rừng. Có thể một đàn heo. Người đó quan sát xem có dấu chân nào đi theo hướng vượt ra ngoài khu rừng ? Tin được thông báo về làng, chuẩn bị bao vây bắt đàn heo.

Biết tin, các vị già trong làng huy động tất thảy già trẻ, gái trai còn sức lao động của làng đến khu rừng, phát chặt cây rừng rào khu đó lại. Họ phân công đứng thành vòng chung quanh theo chu vi định rào, mỗi người tự phát cây rào khu vực nơi mình được phân công. Trẻ em, đàn bà, con gái được phân công đi quanh chu vi khu khu rừng heo đang trú ngụ. Vừa đi, vừa đánh động gây tiếng ồn làm cho đàn heo lo sợ không dám xông ra khỏi vòng vây chạy thoát. Họ làm thế đôi khi xuyên cả đêm. Cùng với thiết lập hàng rào (groong), phải gác những cây đà để có vị trí giữ tư thế nắm giáo đâm vào đàn heo khi nó tiến đến gần. Công việc rào dậu xong, họ cho phụ nữ vào đánh động đàn heo tận nơi ở của chúng. Nghe động, đàn heo chạy tán loạn về phía hàng rào. Ở đó thanh niên trai tráng đã chuẩn bị sẵn nên lao dụ đến đâm. Đàn heo ít thì không sao, nhưng nếu gặp phải đàn heo có số lượng cá thể nhiều, già làng ra lệnh cho thanh niên trai tráng dừng lại, bởi vì như thế e rằng dàng sẽ trừng phạt. Bấy giờ họ phá rào cho đàn heo chạy thoát ra ngoài.

-Thiết lập chuồng bắt khỉ, ngăn ngừa phá hại mùa màng. Khi phát hiện thấy quanh rẫy ai đó có nhiều khỉ thường vào rẫy ăn hoa màu, các già làng bèn họp dân làng lại tổ chức làm chuồng (cha mar) nuôi/ bắt khỉ. Chuồng được thiết lập cách rẫy chừng 100 mét. Chuồng hình chữ nhật, rộng chừng 9-10 mét, dài 35-40 mét, cao chừng 3 mét, có cửa rộng nhấc lên, hạ xuống được. Sau ssó đặt mồi trong chuồng, treo nhiều thức ăn để nhử khỉ vào chuồng. Họ quan sát và phán đoán xem khỉ nhiều cá thể hay ít bèn xem xét cách ăn, khu vực khỉ tha mồi ra để ăn,… Vài hôm thế. Đến lúc họ quyết định bắt đàn khỉ, treo thức ăn trong chuồng, treo nhiều vị trí để đàn khỉ có thể không tranh nhau mà vào ăn tự do, ít bị cản trở, cốt sao cho đsàn khỉ vào hết trong chuồng. Trong số đó có một bó thức ăn treo trong cùng, tại đây nối với một sợi dây kéo đến cửa chuồng tạo nên cái lãy (ơ luôch), đến khi khỉ kéo bó thức ăn này xuống, sợi dây nối kéo cánh cổng chuồng sập xuống để bắt khỉ. Khỉ bị nhốt trong chuồng, thanh niên trai tráng làng cứ thế dùng giáo, dụ thu hoạch đàn khỉ ăn hại hoa màu. Tuy nhiên giống như thu hoạch heo rừng, già làng luôn dặn rằng nếu khỉ chết nhiều nên mở cửa cho klhỉ chạy vào rừng, bởi e rằng khỉ chết nhiều dàng sẽ phạt, nên họ tránh sự trừng phạt của thần linh (dàng).

-Săn bắt cá dưới nước, người Cơ Tu săn bắt cá dưới nước rất nhiều cách, nhiều kiểu, bằng lưới, chài, a ruung, a ram, đọ duôl, jăm, zơ nợc, chi đu, tông, viêr, crâu, câu, ơbin, rặ,…, trong đó đáng kể nhất là cách bắt “crâu” (đầu độc bằng vỏ cây có độc tố). Cách bắt này thường ít thực hiện và chỉ thực hiện khi gia đình ai đó trong làng có tổ chức việc lớn, họ nhờ làng giúp, hoặc việc gì đó lớn, đông người là việc chung của cả làng, cần có nhiều thức ăn thức uống. Vỏ cây thường dùng là cây achulkết hợp với 1/3 cây a tọ (cây gây ngứa mạnh).

Sau khi nghe các già làng phổ biến, vài chục người khỏe mạnh trong làng đến khu rừng lột vỏ cây a chul cùng với cây a tọ cho vào gùi, gùi đến tập kết tại một điểm, đoạn đục trên thân cây rừng to rất nhiều lỗ trên thân cây làm cối, và dùng cành cây làm chày giã trộn trộn hai loại vỏ cây rừng vào nhau. Họ có được một hỗn hợp a chul a tọ. Tại một điểm nào đó trên thượng nguồn, họ đầu độc (crâu) trên một khúc sông nào đó. Thời gian họ crâu vào khoảng 5 giờ sáng hôm sau, sau khi đã phân công người xuống sông giăng lưới, ngăn cá không cho bơi về xuôi hoặc bơi quá xa khu vực crâu. Họ thả hỗn hợp a chul+a tọ xuống đoạn sông. Một lát sau, các say thuốc nổi lên, nhóm người  cầm dụng cụ vớt cá. Cứ thế họ thu hoạch cá sông. Đôi khi thu hoạch nhiều đến cả trăm ống.

Trong hoạt động săn bắt (cả trên rừng hay dưới nước), người Cơ Tu luôn thực hiện nguyên tắc giữa các làng Cơ Tu: không xâm phạm đến tài nguyên thiên nhiên của làng khác. Trong mọi hoạt động phục vụ nhu cầu tồn tại, người Cơ Tu chỉ thực hiện trong phạm vi làng mình, không tự tiện, tự ý (cơr li cơr luộc) xâm phạm tới phạm vi của làng khác với hai lý do: một là giữ gìn tinh thần đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau; hai là sai phạm sẽ không tránh khỏi sự trừng phạt của dàng/ thần linh. Trường hợp nếu có điều gì đó cần liên quan đến địa bàn của họ, phải xin phép làng nọ và phải được sự đồng ý của làng nọ mới được thực hiện. Chung quanh tập tục này, chuyện dân gian kể rằng: “Vào năm 1971, thôn Nal tpổ chức săn nai trong địa bàn làng mình, ông Bh’riu Chưng đâm được nai, nhưng nai chạy sang chết tại địa bàn của làng Zơ Mớ (nay là A Chia). Bấy giờ già làng Nal không nỡ nào khiêng nai về làng mình được mà gia lại cho các già làng làng Zơ Mớ, huy động dân làng khiêng nai về ăn. Không nỡ làng Zơ Mớ ăn không mà không có lời lẽ phản hồi. Một năm sau, các già làng Zơ Mớ họp dân làng mình lại, tổ chức đi bắt chim, cá, nấu rượu cần, rồi gom góp lúa gạo, tấm dồ tấm tút, gà, vịt, ngan, ngỗng,…lập một đoàn sang làng Nal để gởi lời cảm ơn đến dân làng Nal với tinh thần tốt đẹp của họ. (Trường hợp này người Cơ Tu gọi là pà xêệt). Dân hai làng họp nhau lại, soạn cổ bàn thịt dê, heo (có khả năng thì trâu, bò), các loại thịt thú rừng,…, vật biếu tặng, như chiêng, ché, bát, đĩa, cườm, vòng,…, để tặng lại nhau. Họ mừng vui tổ chức ăn uống, khởi chiêng trống lên nói lý, hát lý cả đêm thật vui vẻ.

Săn bắt là hoạt động kinh tế quan trọng xếp sau cây lúa của tộc người Cơ Tu. Phụ nữ không vào rừng sâu săn bắt được mà họ xuống khe suối, sông ngòi sử dụng các loại ngư lưới cụ bắt cá dọc theo bờ khe, bờ suối vào mùa nước khô cạn, hoặc trên một đoạn sông chảy dưới chân làng. Các loài cá da trắng đến các loài lưỡng cư như lươn, lạch, chình đều là đối tượng đánh bắt của phụ nữ Cơ Tu. Ốc đá, các loại giáp xác sinh sống trong môi trường nước ngọt đều là đối tượng chế biến lương thực của họ. Để đánh bắt được những loài cá bơi trong khe, trong suối, thảng họ dùng cây lá có chất độc thả theo dòng nước làm tê liệt khả năng bơi lội của cá trong thời gian ngắn để có thể thu hoạch được ở những khe suối khó có thể giăng lưới hay đánh bằng vợt xúc cá.[17]

Để săn bắn được trên núi sâu, rừng cao, người đàn ông Cơ Tu đi săn phải có sức khỏe, cường tráng mới có thể thực hiện nhiệm vụ săn bắt mang lương thực về cho cộng đồng được. Những thanh niên Cơ Tu cường tráng, nhanh nhẹn, hiểu biết đường rừng, có kỹ năng quan sát, phát hiện các loài thú thường là những thủ lĩnh của đội săn bắt.

7 min 8 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5 8 min 9 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5

Dụng cụ đánh bắt cá (Ảnh: VVH, 4/2019, tại thôn Pho, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang. 

9 min 4 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5
Một loại bẫy bắt chồn, chuột, sóc

Trước kia họ cũng là những chiến binh làng, sử dụng giáo mác, liềm rựa thành thạo và có nhiều thành tích khi săn thú trên rừng. Khiêng, xách, mang vác cần đến sức khỏe. Thành tích săn bắn của thanh niên trai tráng làng thường thể hiện tại gươl, nơi ta tìm thấy những chiếc sừng nai, mang, sao la treo tại gươl làng. Tại đây, những con thú săn được, ta thấy có các đầu của chúng được phơi khô treo hai bên chái của gươl, hoặc trên cây rmăng, thể hiện tài nghệ và thành tích chung của làng. Tất cả họ đều là những chiến binh và thợ săn rất giỏi đi rừng và am hiểu tập tính của các loài chim muông, hoang thú trên rừng. Hình thức săn bắn đa dạng được sử dụng từ bắn bằng cung nỏ, ná đến phóng lao, rượt đuổi, vây bắt, thả thuốc dính chân, …được sử dụng. Thành quả săn bắn nếu gặp thú to, họ khiêng về làng trong niềm vui của cả cộng đồng. Thú được chia đều cho mỗi hộ gia đình trong làng, nếu là thú nhỏ không đủ chia, họ chế biến rồi chia cho cả làng cùng hưởng. Mỗi nhà một ít, thể hiện tính cộng đồng trong quá trình phát triển tộc người. [18]

Để bắt được các con thú to trên rừng sâu, núi cao, họ dùng bẫy hầm, là loại bẫy phải có hầm đào sâu xuống đất để hỗ trợ, hầm có chiều cao tương thích với một số loài động vật như nai, mang, hoẵng, …và được ngụy trang kín đáo, thú không phát hiện; đồng thời cũng sử dụng bẫy thò. Bẫy thò là một giàn như cái nỏ trồng cứng xuống mặt đất, vừa tầm với con thú, khi thú vướng vào mũi tên sẽ bắn vào thú. Nơi mũi tên đã được nhúng các loại thuốc độc làm tê liệt con thú. Thú có nhiều loài: mang, nai, hoẵng, hổ, bò xám, trâu rừng, … cao thấp khác nhau nên đặt thò phải có nhiều kích cỡ, sao cho khi thú vướng vào, mũi tên có thể bắn trúng vào thú. Thuốc ngấm và thú tê liệt. Hầm chông đánh bắt thú rừng cũng hiệu quả không kém, người ta đào hầm rộng (tùy theo đàn thú di chuyển đông hay ít, to hay nhỏ) hay hẹp tùy vào địa hình và tùy vào con vật. Trên hầm ngụy trang bằng cây khô dễ gãy, lá cây tự nhiên, dưới hầm cắm chông, mũi chông bôi thuốc (nhựa cây ch’pơơr, lấy vào mùa xuân, trộn với loài dây t’ngon, dây tr’ngăng, củ môn rừng zr’lơc, nấu keo đặc), thú bị phục kích chạy theo quán tính và được các thợ săn lùa vào trận mai phục. Thú rớt xuống hầm chông.

Người đi săn trên rừng thường phải xin phép thần Rừng vì sợ thần bắt phạt, đồng thời sợ nhất là ma rừng. Ma rừng theo quan niệm người Cơ Tu là ma xấu, rất hung dữ. Chuyện già làng A Lăng Ríu, xã Tà Bhing, huyện Nam Giang kể trong một lần điền dã: Ngày xưa, lâu lắm rồi có một người đi săn dắt theo một con chó săn rất thính tai, nhanh mắt. Người thợ săn và chú chó tinh khôn đang bước từng bước trên rừng. Bỗng, con chó phát hiện ra một động vật bốn chân. Nó đánh hơi. Người thợ săn dừng lại nhìn quanh, phát hiện một con mang. Người thợ săn dừng lại ẩn mình rình theo bước chân con mang. Đúng vào vị trí có thể hạ gục được con mang, người thợ phóng một lao về phía mang. Con mang chết. Mang con mang về làng gọi bà con đến cùng chia sẻ, thưởng thức bữa thịt ngon. Dân làng tập trung tại sân gươl, xẻ thịt mang. Đang xẻ thịt, bỗng dưng mọi người nghe trong gió ngàn đâu đó có tiếng khóc vang lên thảm thiết gần nơi xẻ thịt con mang. Dân làng ngơ ngác nhìn nhau. Họ đã nghi vấn điều gì? Rồi họ bỏ thịt lại sân gươl, lần lượt lặng lẽ ra về.

Đêm hôm đó, về nhà ngủ, người thợ săn nằm mơ, thấy chiêm mộng báo, ứng rằng nghe tiếng ai đó kêu khóc thảm thiết chung quanh. Giật mình thức giấc, người thợ săn có cảm giác sợ sệt, ông nghĩ sáng nay ông đã vi phạm lời nguyền với ma rừng, bởi có thể con mang bị mũi lao của ông là con của ma rừng. Bây giờ ma rừng về làng đòi lại con mình! Từ đó về sau người thợ săn và dân làng không dám vào khu rừng săn bắn mà chưa có lễ cúng xin phép thần rừng và ma rừng.[19]

Bài ca người thợ săn:

Trong nhà gươl làng tôi có trăm đầu (sọ) nai
Trăm đuôi chồn, trăm lông công mà tự tôi đã treo lên
Vì tôi là người thợ săn khôn khéo nhất trong làng
Những con chim tìm đến theo tiếng gọi của tôi
Chim tr’iing ngốc nghếch và chim ác là nhẹ dạ
Tôi biết những cây mà chim trĩ ngủ
Đuôi chim trĩ đẹp hơn đuôi công. [20] 

Trước năm 1975, hình thức hoạt động kinh tế bằng phương thức săn bắn là hoạt động rất quan trọng, bởi giúp đem lại nguồn thịt cho cộng đồng và gia đình. Nhưng thời nay nguồn thú khan hiếm và với chủ trương không phá hoại cây rừng, giữ ổn định môi trường sinh thái, giữ gìn và bảo quản các động vật hoang dã quý hiếm, không riêng gì cho tộc người Cơ Tu vùng cao mà người vùng thấp cũng cần phải giữ rừng, ổn định môi trường sinh sống, đảm bảo chủ trương an sinh xã hội, nên việc đi săn theo nhóm, theo đoàn đông người đã không còn được tổ chức trên quy mô như trước đây. Nghề đi săn vẫn còn tồn tại, nhưng chỉ săn bắn những động vật nhỏ, nhiều bầy đàn như chồn, sóc, các loại chim và cá nước ngọt dưới khe, sông, suối. Theo đó, việc săn bắn có phần hạn chế, nhiều dụng cụ giáo, dụ, mác phổ biến một thời, nay đã không còn sử dụng. Nhiều loại giáo mác chỉ còn tồn tại trong ký ức những người già trong làng!

Người Cơ Tu ngày nay dùng nguồn thịt do chăn nuôi để thay thế nguồn thịt cung cấp từ động vật hoang dã, từ rừng. Nhưng các loại rau: dớn, măng tre, các loại nấm, cây thuốc, cây sâm vẫn được thu hái ở rừng để ăn và phục vụ nhu cầu đời sống.

   10 min 5 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5    Giáo pa bhooong (vẽ theo ký ức ông Huỳnh Văn Sanh) Chánh Văn phòng UBND h. Hiên (cũ)     

              14 min 3 150x150 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5

Gậy chột lỗ bỏ mầm (Vẽ theo hiện  vật)     

  12 min 4 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5                         Cây chột lỗ bỏ mầm dùng cho phụ nữ  (vừa chột, vừa bỏ hạt, vừa lấp đất)                              

13 min 3 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5

  Giáo cha chí (vẽ theo ký ức ông Bh’riu Pố, nhân dự trại áng tạo,  thôn Phú Túc, Hòa Vang (26/4/2019).  

14 min 3 300x188 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5
Dụng cụ bắt cá

  Cá suối cũng là nguồn thực phẩm cần thiết cho nhu cầu hằng ngày trong bữa cơm của người Cơ Tu. Cá được dùng làm thực phẩm nhưng đồng thời cá còn để dâng lên dàng, thần linh đến những nghi lễ của gia đình như cưới xin, ma chay, … Cá tham gia vào một trong những thành phần lễ phẩm dân làng trình xin dàng tạ lỗi của người Cơ Tu mỗi khi vi phạm luật tục của làng.

15 min 3 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5

Các thợ săn / chiến binh (Ảnh: Latouille, 1938)

Xu thế hội nhập sâu rộng trong và ngoài nước như hiện nay, vùng đồng bào người Cơ Tu sinh sống, nhiều nơi đã phá vỡ hoàn toàn mức độ khép kín của mình để hòa nhập vào chủ trương xây dựng nông thôn mới, đô thị hóa nông thôn với các tiêu chí mà cả miền thấp, miền cao đều thể hiện và tác động như nhau. Các thôn Tà Lang, Giàn Bí (xã Hòa Bắc), thôn Phú Túc (xã Hòa Phú) đều thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng đã hoàn toàn không còn cấu trúc làng như vốn có cách nay trên trăm năm hay ít hơn thế. Sự hòa nhập do đó làm cho miền xuôi, miền ngược có chỉ số phát triển phù hợp với giai đoạn phát triển chung của người dân. Vùng miền được phân công lao động phù hợp với trình độ và năng lực phát triển, trong đó dễ nhận ra là phương thức sản xuất vận dụng phù hợp với từng vùng. Sản phẩm nông nghiệp từng bước chuyển thành hàng hóa đa dạng, có yếu tố công nghệ can thiệp nên chất lượng sản phẩm giao lưu không phân biệt nông thôn và thành thị.

Khi kinh tế phát triển tất yếu dẫn đến sự biến dịch của văn hóa thông qua môi trường khoa học công nghệ, các loại hình giao tiếp khác. Đáng kể vẫn là thời kỳ cả nước đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì tất yếu những thành tựu đã ảnh hưởng nhiều mặt làm thay đổi đời sống xã hội của người Cơ Tu tại đây. Những cấu trúc văn hóa dân gian truyền thống từng bước từ biến dịch đến biến đổi vỡ ra để tái cấu trúc lại tạo nên những thành tố mới trong phong tục tập quán khu vực miền núi Quảng Nam, Đà Nẵng. Đây là sự biến đổi khách quan, bởi trong sự biến dịch nếu vẫn giữ trạng thái cố hữu, tất dẫn đến sự dùng dằng tụt lại phía sau và rồi theo quy luật khách quan sẽ dẫn đến sự biến đổi làm cho văn hóa xã hội chuyển sang trạng thái tiếp sau là không thể tránh khỏi.

– Kỹ năng săn bắt/bắn

Người Cơ Tu đi săn trên rừng sâu, núi cao ngoài tri thức bản địa về tập tính các loài động vật, mùa sinh sản, thời gian kiếm ăn của chúng, họ có được rèn luyện kỹ năng quan sát hiện trường khi con thú hay bầy thú vừa mới di qua. Đây là kỹ năng không thể không có ở người Cơ Tu. Kỹ năng dựa vào ba giác quan: khứu giác, thị giác và thính giác là chủ yếu. Một đời người Cơ Tu vào ra khu rừng để săn bắn thú vật làm thực phẩm hằng ngày tất phải có tác phong nhanh nhẹn và khéo léo, được trang bị một số kỹ năng tương thích với môi trường rừng núi. Bắt được các loại chim, công, trĩ, gà rừng hoặc các loại thú như mang, hoẵng, sơn dương, nai, sao la,…những thanh niên đi săn có kỹ năng ẩn mình trong lùm cỏ, bụi rậm, leo lên cành cây ngồi im quan sát, nhìn dấu vết còn để lại khi con thú đi qua và đồng thời học tập kỹ năng giả tiếng kêu, tiếng hót của một số loài chim, thú. Khi thú đến gần, họ giương cung, hoặc dùng lao ném con vật bằng những mũi tên và lao tẩm độc. Dấu vết có thể là phân của thú, xem mặt lá cây rừng nghiêng úp về phía nào để suy đoán hướng con thú di chuyển. Những kỹ năng quan sát đó được hình thành từ khi là cháng trai Cơ Tu lên mười, mười lăm tuổi, để đến khi trưởng thành, họ rất thành thạo trong săn bắt/bắn thú rừng. Chim chóc các loại có thói quen tìm về nơi eo núi để sinh hoạt bay nhảy, sinh đẻ và tìm mồi, theo đó, người Cơ Tu dặn nhau con chim tìm mồi nơi eo núi. Đó chính là kỹ năng quan sát để thích nghi môi trường săn bắt thú rừng và hái lượm sản phẩm từ rừng của họ. Hoạt động như thế là cả một hệ thống chức năng các thành tố dân gian cấu thành trong kỹ năng săn bắn mà mối quan hệ giữa chúng luôn là điều kiện làm nảy sinh các chức năng khác, tạo thành cấu trúc tổng hợp của tập tục săn bắn, hái lượm của tộc người Cơ Tu. Xem phân thú tươi hay khô để biết thú vừa mới qua đây hay đã đi được bao lâu, để biết thú di chuyển theo hướng nào. Xem phân chim, xem dấu chân thú, lắng nghe tiếng gọi đàn của thú,…để phán đoán thú rừng, chim muông đang ở cách xa bao nhiêu. Hoặc họ trèo lên cây ẩn mình chờ xem đàn thú đi qua để có thể mai phục đánh bắt hiệu quả.

Thực tiễn được tích lũy thành kinh nghiệm săn bắn, bởi mỗi loài thú có thói quen hay sở thích riêng. Nắm được đặc điểm này người thợ săn lần theo dấu vết thể hiện thói quen của đối tượng để săn lùng. Heo rừng thích ăn trái cây, đào ủi tìm kiếm các loại rễ cây, củ, … Con chồn nhất định thích trái cây chín có vị chua, nai, mang lại thích lá cỏ non. Theo đó người đi săn tìm đến “mai phục” để săn bắt. Như đã nói mỗi loài thú di chuyển có để lại dấu chân, hoặc đặc điểm riêng, điều này giúp cho các thợ săn lành nghề dễ nhận biết thú rừng hay chim chóc đang ở đâu. Heo rừng kiếm ăn thường dung miệng mũi đào bới đất lên, tạo nên trên mặt đất dấu hiệu đặc trưng của heo rừng, người đi săn nhận ra loài thú nào vừa mới qua đây. Chồn thường để lại chất thải trên đường đi kiếm ăn.

16 min 3 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5

Già làng Bh’riu Pố, thôn A Rất, xã Lăng đang thiết kế cách nhử chim (St)

Các loài động vật lông vũ như gà rừng, chim các loại đến mùa sinh sản, hoặc những ngày kiếm ăn bình thường gà rừng thường gáy, đôi khi gáy vào buổi sáng hoặc lúc trời sắp tối để gọi bầy, theo đó thợ săn nghe tiếng gáy là phát hiện ra nơi gà đang trú ngụ. Đặc điểm thường tập trung rình bắn là tại các con suối, dòng sông, khe nước,… ở đó là nơi sau khi thú rừng ăn no thường tìm đến uống nước trước khi tìm về chỗ ngủ. Người thợ săn theo đó đặt bẫy, ẩn nấp phóng lao, bắn tên hoặc rượt đuổi thú sập hầm,… để bắt.

Tuy nhiên vẫn còn phải quan tâm đến phần tín ngưỡng dân gian tác động quan trọng trong săn bắn của người Cơ Tu, đấy là có sự giúp đỡ của thần linh / dàng. Người Cơ Tu cho rằng, mọi thứ có trên đời này là do thần linh/ dàng sinh ra, nuôi dưỡng, bảo vệ. Người đi săn bắt có sử dụng các loại dụng cụ săn tài giỏi đến đâu, nhưng không do thần linh quyết định, xem như không đạt hiệu quả gì cả. Thậm chí người Cơ Tu còn tin rằng dàng thương ai cho người nấy được dễ dàng loài gì, con gì. Hoặc mách bảo cho nơi hái lá thuốc qua một lần chiêm mộng. Người được dàng mách bảo chỉ việc tự mình đến đó hái lá cây, hoặc bứt cành cây về bào chế thành thuốc nhử trong mọi trường hợp đi săn đều có hiệu quả cao, đặc biệt cây thuốc nào dàng cho sẽ bắt được con vật mà dàng quyết định cho người đó. Hiện tượng này Cơ Tu gọi là zơ nươua a xiu, zơ nươu a chim, zơ nươu a đhăh = thuốc cá, thuốc chim, thuốc thú.

Tuy nhiên, kỹ năng dùng thuốc bắt cá không phải lúc nào cũng hoàn toàn tác dụng, đôi khi phản tác dụng, gây hại cho người trong gia đình hoặc người khác nếu không khéo trong sử dụng chúng.

17 min - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5

Khiêng thú về làng (Ảnh: Le Pichon, 1938)

Săn bắn/ bắt được điều chỉnh bằng luật tục, bởi mỗi làng có khu rừng săn bắt riêng nên thợ săn làng này không săn bắt sang khu rừng làng khác.

Điều săn bắt/ bắn phù hợp với môi trường sinh sống miền núi rừng đã giúp họ tồn tại trên miền rừng bạt ngàn Trường Sơn hùng vỹ nắng mưa khắt nghiệt qua bao đời người. Người Cơ Tu tại miền Tây Quảng Nam hay tại vùng Tây Bắc huyện Hòa Vang như các thôn Tà Lang, Giàn Bí hay thôn Phú Túc cũng được thiết lập tri thức dân gian trong săn bắn trên cơ sở phục vụ nhu cầu để tồn tại và phát triển.

Sau năm 1945, khi hình thức dâng cúng lên dàng bằng máu, xem là hình thức lễ cao nhất, linh thiêng nhất từ nợ đầu dần bãi bỏ, sang những năm 1950, phần lớn các làng không dùng hình thức này nữa trong các lễ hội. Con trâu được nâng lên thành vật tế thần cao nhất. Tuy nhiên, thảng đâu đó tộc người Cơ Tu trên rừng Trường Sơn còn tổ chức lại tục nợ đầu dâng máu tế dàng như đã có trước những năm 1950. Sau 1975, bỏ hẳn. Bấy giờ con trâu chiếm ưu thế và nâng thành vật tế thần cao nhất trong các lễ cúng, tế dàng của người Cơ Tu. Bến Giằng, bến Hiên theo đó ngày càng đông dần lên khách xuôi – ngược đổi trao sản phẩm, trong đó người miền xuôi dắt trâu lên trao đổi sản phẩm núi rừng: mật ong, song, mây, quế (quế vùng Trà My rất có giá trị), các loại thịt rừng khô, các loại nấm, loại sâm, loại đậu, măng rừng,…                                                                    

Hoạt động săn bắn của người Cơ Tu chỉ diễn ra trong các tháng 3, 9 và tháng 10, 11 đây là thời gian các loài chim thú trên rừng ngưng sinh sản. Mùa đông đi nhử chim (chinchar achim), có thể đi ban đêm mới nhử được. Leo lên cây noon, cây cađăm (cây có trái chín chim thích ăn), cột những thanh cây chặt vào cành cây, bôi nhựa dính vào; không quên cột vào đấy một chim bằng gỗ (đhol), làm chim mồi để nhử chim trời. Để yên đấy và chờ đợi ngày mai đàn chim trời bay đến, sà xuống và thế nào cũng đậu vào cành cây đã trét nhựa. Phần lớn nhử theo cách này để bắt chim nhồng, hay chim khướu (loại chim làm kiểng) bán xuống miền xuôi.

18 min 220x300 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5
Giáo trơ col, nỏ, thanh kiếm và khiên. (Ảnh:St)

Thời gian săn bắn vào khi mùa lúa đã thu hoạch xong, thanh niên trai tráng lên rừng săn bắt thú, phụ nữ ở nhà vừa lo thu hoạch cho xong mùa vụ, vừa kiêm việc hái lượm lâm, thổ sản để chuẩn bị nguồn thực phẩm đón tết. Rừng rậm là nơi ẩn náu của gấu, lợn lòi, sơn dương, … giúp các chàng trai có quà dành cho nhà vợ và cho dân làng vui hưởng thành tựu chung. Các chàng trai Cơ Tu chuyên đi săn là những thợ săn bậc thầy, luôn khiêng về làng nhiều thú rừng, mang cả miền vui thắng lợi, cải thiện bữa ăn của người dân có thêm dinh dưỡng.

Họ thường tổ chức săn tập thể từng nhóm từ hai, ba người hay nhóm năm người. Trường hợp săn tập thể số lượng đông hơn. Có lúc tất cả trai tráng trong làng đi một chuyến vào rừng sâu săn thú lớn. Đi đông để săn bắt những con mồi bốn chân to lớn, dễ chạy thoát khi phát hiện có người theo dõi. Với lao, dụ, giáo trên tay cùng với đội chó săn tinh nhuệ, họ thành thạo trong việc tạo ra các loại dụng cụ như găp (bẫy), t’hoo (chông), pruung, văh, rap (hầm), …hỗ trợ họ.

Săn bắt chim, thú đồng thời diễn ra hai trong một, đó là chống lại chim trời phá lúa, bắp, đậu, …thứ đến các loài thú như heo rừng, nai, mang, hoẵng, … phá hoại cây trồng, giẫm nát rẫy lúa. Thế nên đi săn cũng nhằm xua đuổi một số loài heo rừng, nai hoẵng, …bảo vệ mùa màng.

Ngoài ra, theo ông Bh’riu Liếc (Tây Giang), ông Y Kông (Đông Giang), bà Mai Thị Ngọc Đinh (người Cơ Tu ở Đông Giang), đi săn để đạt hiệu quả cao, người Cơ Tu còn tin vào bùa ngải. Nhiều loài cây, con bỏ theo người đi săn cũng đem lại kết quả, theo đó người Cơ Tu tin là có thể sử dụng các loại ngải này trong những lúc đi săn thú trên rừng. Nhưng quan trọng hơn là niềm tin từ tín ngưỡng dân gian. Khi làm bẫy, thò, chông người ta không muốn ai vào nhà, muốn vào phải báo trước cho chủ nhà hoặc cứ bình thản đi vào nhà như không biết chuyện gì, mà không nên thậm thò ngoài cửa. Ai vi phạm vào niềm tin này phải có con gà cỗ xôi, hũ rượu tạ dàng để người chủ nhà không bị dàng trừng phạt vi phạm nghi lễ khi đang làm dụng cụ đi săn. Đã thế, đến lúc đi săn đều có kiêng cữ, nhất là thanh niên có vợ đang thai nghén, không tham gia vào đội săn. Khi đi săn trên rừng không được quay về nhà. Đi trong đội hình săn bắt không nói chuyện, không hút thuốc. Nấu cơm, nấu nước, phải lưu ý khi đốt lửa, chụm củi, đưa phần gốc vào trước để ma rừng không quấy nhiễu.[21]                                           

Đi săn thú rừng cũng là một nghệ thuật, phối hợp với kỹ thuật săn đánh bắt, lại được đàn chó săn hỗ trợ đắc lực, người Cơ Tu có thể bắt, bắn, lao, đâm, vây bắt thú, …tìm kiếm thức ăn không chỉ trên rẫy mà cả trong rừng, dưới lòng khe, lòng suối hay ven bãi sông bồi chạy ngang qua làng, phục vụ nhu cầu hằng ngày của mình trên rừng đại ngàn Trường Sơn hùng vỹ qua bao đời nay để phát triển và tốn tại.

Như thế, đi săn bắt/bắn trên rừng thanh niên trai tráng, Cơ Tu, các vị thủ lĩnh đội săn – người nắm giữ sức mạnh của làng – phải rèn luyện kỹ năng quan sát, vận dụng nhiều khả năng sinh học, vận dụng năm giác quan: khức giác, thính giác, thị giác, xúc giác…vận dụng vào quá trính săn bắn.

Địa bàn sinh sống trên dãy Trường Sơn, có nhiều núi cao (ngọn A Tuất cao 2.500m), có nhiều khe suối, nguồn nước phong phú nên các thảm thực vật xanh tốt quanh năm. Rừng rậm, các loài động vật sinh trưởng đa dạng và phong phú, loài lông mao: nai, heo rừng, mang, hổ, gấu,…loài lông vũ: chim các loại, gà rừng,…phục vụ sự sinh tồn của người miền núi. Săn bắt/bắn được xếp vào nguồn lương thực chính của người Cơ Tu. Họ giỏi săn bắn do sở hữu một khối lượng to lớn tri thức địa phương (tri thức bản địa) về môi trường sinh sống vùng rừng núi. Mặc dầu trên rừng nhiệt đới, nguồn thực phẩm đa dạng, lại phong phú, nhưng để có được hiệu quả khả thi khi săn bắt, họ phải chọn thời điểm thích hợp, vào các mùa, các thời điểm mà các loài thú rời hang ổ kiếm ăn, hoặc không phải là mùa sinh sản, …Cùng với thời điểm làm nông, mùa đông – xuân, lúa chín, các loài lông vũ thường đi ăn theo bầy đàn, cây trái trong rừng đến mùa này cũng bắt đầu chín nên các loài chim xuất hiện. Phần nhiều chim xuất hiện tại các eo núi. Săn chim chóc phải vào mùa đông và tìm đến nơi ấm áp, thường gặp các loài chim để săn bắn. Nhưng không phải hễ đến đông – xuân vào rừng là bắt được chim rừng mà phải có kỹ năng xem xét tiết trời. Những ngày trăng lên tròn, thường là những ngày có số lượng chim tập trung về kiếm ăn nhiều hơn. Đi vào những ngày trăng lên (nửa tháng đầu, tập trung vào các ngày trăng thượng tuần), thế nào cũng đánh bắt được nhiều chim. Còn nếu đi vào những ngày trăng hạ tuần – là những ngày trăng xuống – chim chóc cũng không nhiều để bắt.

2. Hái lượm

Người Cơ Tu, một trong những tộc người sinh sống trong môi trường rừng núi, có động thực vật rất đa dạng và phong phú. Nhưng để khai thác có nhiều hạn chế do trình độ dân trí thấp, nhất là từ năm 1945 về trước. Theo đó, để tồn tài trên miền núi rừng khi mà công cụ lao động và năng lực có hạn, họ sử dụng phương thức hái lượm thời nguyên thủy để tồn tại và phát triển. Do cư trú chủ yếu ở khu vực miền núi, hái lượm là một trong những hoạt động của tiến trình lao động làm ra lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tồn tại của con người, đặc biệt trong môi trường núi rừng nhiệt đới. Không có cách nào khác khi ở rừng phải dựa vào rừng, hái lượm sản phẩm lâm sản có vai trò hết sức cần thiết duy trì đời sống tộc người. Núi rừng nhiệt đới với đầy đủ các thảm thực vật đã dâng tặng con người miền núi nhiều món ăn ngon (nay nhiều nón ăn đã trở thành đặc sản đắc tiền), nhiều loài cây có giá trị dinh dưỡng cao như sâm Ngok Linh, sâm Ba kích, các loài nấm như Lim xanh, Linh chi, nấm mèo, mật ong,…Theo đó, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên phong phú này, người Cơ Tu đã trải qua bao đời hình thành nên thói quen lựa chọn và sử dụng trong cuộc mưu sinh. Từ thực tế của môi trường sống, họ phát hiện ra những loài cây cỏ ăn được, loài làm dược liệu trị bệnh ; đồng thời cũng phân biệt được các loài cây có độc tố gây hại cho người và gia súc gia cầm, họ cảnh giác và không khai thác chúng. Trong số những loài cây có lợi, có thể kể ra một số loài dưới đây có trong tự nhiên miền núi Trường Sơn.

19 min - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5

Biểu tượng rau dớn (Ảnh: Le Pichon, 1938)

20 min - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5

Rau dớn (St, 2018)

2.1. Hái lượm các loại thực vật lá, ngọn (vừa là lương thực vừa dùng làm thuốc)

Kinh tế hái lượm là đơn giản, các nhà kinh tế gọi đây là hình thức “tướt đoạt” tự nhiên. Có quá nhiều thứ để tướt đoạt, hái, lượm.

Trước hết là các loại rau rừng, như rau dớn (gọc) là loại rau người Cơ

Tu thường dùng, chúng phân bố dọc theo các bờ khe, bờ suối, những nơi ẩm ướt và không có ánh nắng mặt trời gay gắt. Thường chúng tập trung mọc dưới bóng cây râm mát. Do mọc hoang dã tùy thuộc môi trường tự nhiên nên ít nuôi trồng tại vùng trung du hay đồng bằng.  Ở độ cao chừng 1000 – 2000m, trên vùng núi cao, rau dớn phát triển tốt. Rau phổ biến rộng. Một số tài liệu cho hay cũng gặp cây rau này tại Malaysia, Philipin, Ấn Độ, mỗi xứ sở có tên khác nhau. Tại Việt Nam, rau dớn có mặt tại tại các tỉnh phía Bắc, miền Trung sinh trưởng tại Quảng Nam và Quảng Ngãi. Ven trảng cỏ, nơi ẩm, ven đường nước chảy, cũng có khi dớn mọc hoang nơi ghềnh đá tự nhiên vùng sông A Vương, các huyện Quế Sơn, Hiệp Đức, Tây Giang, Nam Giang tỉnh Quảng Nam và xã Hòa Bắc, Hòa Phú, huyện Hòa Vang cây rau dớn mọc nhiều.                   

Rau dớn ngoài việc dùng làm thực phẩm, phơi khô nấu nước uống bổ khỏe cơ thể, rau dớn còn là một loại dược liệu quý, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, ngăn ngừa bệnh lý và tốt cho phụ như thời kỳ mang thai. Rõ ràng do cây rau dớn có tác dụng đến đời sống, sức khỏe người Cơ Tu nên hình ảnh cây rau dớn trở thành biểu tượng tượng trưng cho sự cao quý của người Cơ Tu. Họ đặt biểu tượng lên nóc gươl, thể hiện là một loài cây cho họ sự mạnh khỏe và tăng cường sinh lực. Rõ ràng, nhìn vào các tác phẩm điêu khắc gỗ, bắt gặp biểu tượng cây rau dớn trên nóc gươl hay được khắc trên tấm ván thưng hai bên đầu hồi căn nhà, hoặc khắc chạm vào cây rmăng giữa gươl. Rau dớn còn tìm thấy nghệ thuật tạo hình dân gian tại một số nhà mồ Cơ Tu. Lá rau dớn như hình lưỡi giáo, làm gợi tưởng đến lưỡi giáo pa bhoong của các chiến binh săn thú trên rừng sâu. Rau dớn thể hiện vai trò rất quan trọng trong đời sống của người Cơ Tu, thế nên cây rau dớn là biểu hiện sự thăng hoa, được nâng lên thành biểu tượng, thể hiện nét đẹp tượng trưng cho văn hóa thảo mộc trong quan niệm văn hóa tộc người Cơ Tu.

* Thực phẩm đồng thời là thuốc cây cỏ dùng lá, ngọn

– Gọc                     Rau dớn
– Cơ chuôih               Loại cây chân chim
– A xuôr
– Bha đang                 Cây lá lốt
– A đhợc                    Môn thục
– Bắt ngo                   Cây mùi tàu
– Vơ viing                  Thiên niên kiện
– Đha vai                   Cây lan rừng
– Cơr đhul                  Cây bọt ngọt rừng
– Bơ bêê                    Thuộc họ cây vả
– Tà rông                   Cây vả
– Gơ bạ                     Cây rau má
– Nơ rơ xoi
– A băng                    Cây măng các loại
– Nõn ngọn các loại cây:
Tr’đin,
Tờ vạc (cây đoác)
A dương (dây mây heo)
A quôl (ngọn các loại mây)
A bhoong ( cây rau rừng)
Ơ po (các loại cây cọ)

– Gờ rông
– A puung                Thuộc họ sa nhân
– Bhơ ruh                nt
– Ra rạ                  nt
– A pie                  nt
– Bhơi luh               Cây tàu bay
– A lâu                  Cây màng tang
– A riệt                 Chuối rừng
– Ha ti                  Cây trứng cá dại
– A bít
– A pang
– Ha lăng                Cây chân chim
– v.v…

*Thực phẩm đồng thời là thuốc

– Nấm (tri) ham
– Nấm amol
– Nấm ca
– Nấm gơr liêng
– Nấm boh

Đó là các loại nấm người Cơ Tu cho là ngon và bỗ dưỡng nhất. Ngoài ra còn rất nhiều loại nấm người Cơ Tu phát hiện và sử dụng làm thực phẩm, như:

– Nấm ca lang (nấm con chim diều hâu)
– Nấm a poh
– Nấm bhớơ
– Nấm rom
– Nấm a mol menh
– Nấm chơ raih
– Nấm đhọ
– Nấm rắc
– Nấm târ (mộc nhỉ loại mỏng)
– Nấm chi pót
– Nấm cơ tơr a chó (nấm tai chó)
– Nấm bhơ lo
– Nấm târ ca tọ (mộc nhỉ loại dày, to)
– v.v…

Bên cạnh, các loại nấm không độc là đối tượng hái lượm của họ. Các loại nấm lim xanh, nấm mèo, nấm linh chi, …có giá trị dinh dưỡng cao, nay là hàng hóa có giá trị kinh tế cao, được giao lưu buôn bán xuống miền xuôi, rất được ưa chuộng. Nấm còn có các loại: nấm tri ka, tri ú, tri tơơ, tri ariết, …chúng sinh trưởng ở rừng nguyên sinh. Hiện tại, loại nấm lim xanh rất hiếm, chúng có giá trị dinh dưỡng cao, lại là loại dược liệu có chất lượng nên người Cơ Tu thu hoạch làm thức ăn theo mùa vụ.[22]

Măng rừng cũng là sản phẩm quan trọng của người miền núi, vào tiết tháng Năm, tháng Chín họ thường vào rừng hái măng. Măng rừng có nhiều loại: cơr đêê, axir, cơ đong, chi tang,…chế biến bằng cách lột vỏ, luộc chín, xắt mỏng phơi khô, hoặc dùng tươi đều được.

21 min - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5

Măng rừng (Ảnh: Internet)  

22 min - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5Trái kơ ươn (Ảnh: Internet)

Chuối rừng cũng được khai thác và tận dụng chế biến trở thành các món ăn ngon. Thân chuối, búp chuối xắt nhỏ làm rau sống (không chỉ người Cơ Tu, mà các tộc người miền tây Quảng Nam, người Kinh vùng đồng bằng cũng ưa thích loại rau sống này). Họ cũng có thể chế biến món ăn zơ rá với chuối. Trái chuối chín có nhiều dinh dưỡng cho cơ thể.

Cây tr’đin lấy tinh bột làm thức ăn, đặc biệt những năm không giáp hạt. [23] cả cây tavak cũng lấy được tinh bột để dành ăn chờ giáp hạt, hoặc dùng hạt tavak luộc ăn vẫn được.

Cây mây cũng dùng làm thức ăn thay cho cây lúa, cây sắn vào giai đoạn chờ hạt lúa. Người ta chặt ngọn dây mây, lấy tù hũ, nướng, hoặc luộc nước sôi, gia vị thành canh, hoạc nấu cháo, dùng được.

* Thực phẩm đồng thời là thuốc cây cỏ dùng quả, hạt

– Pơ lêê bhơc           Chôm chôm
– Pơ lêê Bh’riu
– Pơ lêê bloong
– Pơ lêê chơ o
– Pơ lêê ca đom
– Pơ lêê pơ jang
– Pơ lêê ta đhol        Cây bứa loại lá nhỏ
– Pơ lêê bha uih       Cây bứa loại lá to
– Pơ lêê ta đeh
– Pơ lêê boy
– Pơ lêê ca xiêu        Cây trám trắng
– Pơ lêê ca poh     Trám trắng lá, quả to     – Pơ lêê đhênh    Cây giẻ loại lá, quả to trung bình
– Pơ lêê pril             Giẻ loại lá, quả nhỏ
– Pơ lêê mơ rơ loong Cây dâu da
– Pơ lêê ca gi gia
– Pơ lêê ca ri gió      Cây muối
– Pơ lêê clót             Cây gắm
– Pơ lêê bhr’lui        Cây gớc
– Pơ lêê dót             Quả cây dọc
– Pơ lêê chrun          Quả cây xoài dại
– Pơ lêê chi pro        Quả cây mâm xôi
– Pơ lêê cơr cho       Quả cây mua
– Pơ lêê hà mớt        Quả cây mít dại
– Pơ lêê pui             Quả cây trứng cuốc
– Pơ lêê ki dôc
– Pơ lêê pơ jung
– Pơ lêê dơ doong
– Pơ lêê cơr gom
– Pơ lêê chơ chim
– Pơ lêê lơ lắ
– Pơ lêê đhin            Cây vú sữa dại
– Pơ lêê mơr xiêng
– Pơ lêê bhơr luôi
– Pơ lêê a ngung ngang Quả cây dâu dại
– Pơ lêê a đung đac
– Pơ lêê ta bur
– Pơ lêê ta nông
– Pơ lêê ta đúch       Quả cây sui
– Pơ lêê a mót          Quả cây tiêu rừng
– Pơ lêê a xuôr
– v.v…

* Thực phẩm đồng thời là thuốc cây cỏ dùng vỏ (ơ căr)

– Ơ căr zuôn            Vỏ cây chuồn
– Ơ căr a păng

Hai loại vỏ cây này thường sử dụng trong chế biến các loại rượu (sắc lấy nước cho vào rượu)như rượu cần, Tr’đin, Tờ vạc (cây đoác), a dương (mây heo) ; hoặc hòa với nước mía, mật ong (a viết, rơ lang), uống bồi bổ sức khỏe, lại không đau bụng, đau đầu.

Ngoài ra, người Cơ Tu phát hiện và sử dụng  nhiều loại quả, lá, vỏ, rễ của nhiều loại cây khác trong việc chữa một số loại bệnh thông thường. Chế biến bằng cách sắc uống, như :

– Vỏ cây chu (thuộc họ cây lim)
– Cây ta xum           (vỏ cây trà ran)
– Cây Giơ rơ giêê     (cây chè dây)
– Cây ca paih           (cây bướm lông)
– Cây cơ jênh
– Cây xơ rơ xah       (cây chặc chìu, chữa đau thận)
– Cây pơ lung ca út  (cây dạ dày con bìm bịp)[24]

2.2. Hái lượm các loại động vật

Bên cạnh hái, lượm các loại thực phẩm thực vật, còn có các loại động vật dùng ăn được. Đây là nguồn tài nguyên phong phú giúp người Cơ Tu cải thiện thêm bữa cơm của họ. Sản phẩm dùng được, như trứng kiến (carau), loài kiến chua (caxâu), sâu cát (apur), bọ rầy (anhum), nhộng ong (caloong gdớ), mối (glap), dế dũi (tarot), dế bầu (amit) ve ve (kdal um), mối, …đều góp phần tạo bữa cơm Cơ Tu hương vị đậm đà vị núi rừng.

Ngoài ra trên rừng còn nhiều loài cây, rau ăn được, rừng nhiệt đới phong phú, đa dạng hệ sinh vật nên nhiều loài thực vật dùng làm thực phẩm, dùng làm thuốc. Rau tàu bay, rau phơi bơn luộc chín chấm nước mắm ăn ngon, hoặc nấu canh cũng ngọt miệng. Rau mơ cha, lá dùng nấu canh, trái trẻ em rất thích, cây a nuốt (môn vọt) dùng đọt, môn vơ ving (môn thục) lấy đọt, củ, thân nấu cháo được. Cả các loài cây hoang dại cũng có thể làm thức ăn khi đói lòng, như trái glot, a pling, trái cờ rít cũng ăn được, …

23 min - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5

Nấm linh chi xanh Ảnh Internet       

24 min - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5Nấm lim xanh Ảnh: Internet

2.3. Hái lượm các loại rau, thân dây leo, củ, quả

Chanh dây, đậu đũa, củ mài, củ nâu, lá giang, mướp rừng, khổ qua rừng, chè dây, sắn dây, lá mơ, rau má, rau sam, rau dớn, chuối rừng, mã đề, nghệ, gừng, tỏi, ớt, củ riềng, trái ấu, bẹ, củ môn, cà tím, cà trắng, , vừa là thực phậm ra rừng, đồng thời là rau có chứa dược liệu có thể hạn chế một số loại bệnh, đồng thời giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng.

25 min - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5

Rau má (Internet)      

26 min - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5Nấm mèo (Internet)

27 min - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5

                           Rau dếnh gai 

28 min - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần 5Búp chuối

*Các loại củ, quả:
– Củ a chương atuih    (hoài sơn)
– Củ nâu                      (a ló)
– Củ sắn dây                (pơ răh ơ pang)
– Củ thiên niên kiện    (vơ viing, chữa khớp)
– Củ bình vôi               (cở pong ca coong)
– Củ ba kích                (đhong trơ jêê, nhiều công dụng)
– Củ cơr đhư
– v.v…

Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe


[1] Cha nọt của người Cơ Tu có từ khi con người biết dùng đồ bằng sắt ở đồng bằng, thông qua trao đổi hàng hóa từ lâu đời giữa miền xuôi và miền ngược.

[2] Cắt lúa bằng giằng/ wằng, họ cho rằng làm đau hồn lúa. Quan niệm này giống quan niệm các tộc người Tây Nguyên.

[3] Tư liệu điền dã tháng 6. 2020 tại xã Lăng, huyện Tây Giang.

[4] Rẫy : Theo Từ điển Tiếng Việt (2010), Hoàng Phê (Chủ biên), rẫy là đất trồng trọt ở vùng rừng núi, có được bằng cách phá rừng, đốt cây rồi trồng tỉa. Trong sách Idochine Francaise của Charles Robequain mô tả: rẫy là một cánh đồng tạm thời không thủy lợi tưới tiêu được hình thành qua đốt cháy mọi cây cỏ hỗn mang. Người ta gặp rẫy ở mọi độ cao và lên đến khoảng 1.800 mét. Rẫy đổ xuôi thành bậc thang theo các triền, bao quanh các xóm bản bằng một vòng tròn không có cây lớn và cắt các sườn núi bằng những vệt kỷ hà (kỷ hà (từ cổ)); chia cắt sườn núi thành hình trạng khác nhau vừa có diện tích và thể tích của sườn núi. Kỷ hà học là môn toán học nghiên cứu về hình trạng, vị trí và sự lớn nhỏ của vật thể (gesomeétrie) (VVH chú thêm, theo Đào Duy Anh (2005), Từ điển Hán Việt, NXB VHTT), làm thành những lỗ hổng trên tảng những khối rừng dày đặc và khoát cho núi bộ quần áo của chú hề. Người ta chuẩn bị làm rẫy từ mùa khô. Trước tiên người ta dẫy cỏ, tiếp đó người ta hạ các cây lớn, thường là các cây cao 1 mét trở lên. Trước khi có những trận mưa đầu tiên, người ta đốt các thân cây đã bị chết khô do ánh nắng mùa đông; trong núi, rừng cây là mồi của các vụ cháy lớn…Mặt đất hiện ra, đây là nơi mà người ta gieo lúa, ngô, sắn. Rẫy không phải là mục tiêu làm nông phúc tạp và tinh tế. Người ta lại bắt tay vào việc ngăn chặn các cây hoang mọc lại rất nhanh trong đất đầy màu mỡ, nếu, các trận mưa không đến quá sớm và nếu chúng sung sức, những chẹn lúa và ngô thường trĩu nặng hơn là những cánh đồng được tưới tiêu hoàn toàn, sắn mọc ngọn cao đến hơn 2 mét có nhiều mắt màu trắng ngà. Nhưng phải tách xa các vị khách của rừng với nguồn thực phẩm đáng thèm này. Nhằm vào việc này, ở giữa rẫy hay ở bên bờ người ta dựng một cái lều trên nhiều cọc cao (chòi rẫy-VVH chú), người canh rẫy sử dụng cả một giàn những ống bằng tre và dụng cụ nấu ăn cũ bằng kim loại được treo lên bằng dây mà sự va chạm vào nhau chắc chắn khiến lũ cầm thú cướp lương thực phải trốn chạy.

[5] Hình thức lễ xin dàng rừng, dàng đất để được chọn đất phát rừng làm rẫy trỉa lúa và hoa màu: người đi chọn đất làm rẫy phải chọn đi vào ngày lành tháng tốt, mang theo con gà trống tơ (không có gà mang theo cái trứng thay cho gà) đến khu rừng định chọn phát rẫy (choóc arưih). Đến tại miếng đất, đặt con gà (hoặc cái trứng) trên lá chuối/dong, xin thần đất, thần rừng cho phép chọn đất. Trong khi đọc lời xin phải nói rõ dài, rộng bao nhiêu, từ đâu tới đâu để thần biết. Sau lễ, người xin đất rẫy dùng liềm, rựa phát quang một khoảng chừng 10-12m2.Phát quang xong, xem như muốn xin tại khu đất này, xin thần đất, thần rừng cho phép. (Ông Bùi Văn Cầm đọc ý xin dàng, Võ Văn Hòe ghi tại nhà ông, thuộc thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, 5/2018). Nhân đây, tham khảo lời thưa với thần xin đất phát rẫy trong tập P’rá Cơ Tu của nhà nghiên cứu văn hóa Cơ Tu Bh’riu Liếc (2018): Nay, tôi đến khu đất này, xin thần rừng, thần đất, thần sông suối quanh đây, cho tôi được phát rẫy trong vụ mùa này tại khu vực rộng chừng…dài tới kia… ; không dám qua mặt các thần nên xin phép đàng hoàng. Ưng thuận thì đêm cho nằm mơ thấy điều lành, điều tốt, trong vụ thu được nhiều lúa ngô. Nếu không cho, lòng không thuận thì cũng báo cho biết điều ác để tôi tránh phát nơi đây, tiếp tục tìm nơi khác. Tôi xin và mong thần linh vui lòng ưng thuận, cầu xin cho chúng tôi làm ăn tốt và nhiều sức khỏe. (Nâu cu choóc arưih cruung, nhăn nawh ipêê. Cruung k’tiếc da d’ding, k’coong, k’ruung đác đoong, toor nâu đoỏng azi zước ta’niih.

     Liêm loom pêê đỏỏng hi’ dum đâu cu p’poo ping xal, uwpoo đơh crêê đơh liêm; căh pêê kiêng đỏỏng, pêê moon ta’niih đỏỏng azi năl, oó zi’năh, zi’cal. Nâu cu nhăn arưih, cu rơơm pêê crêê liêm đỏỏng ha’ cu ha’ zi bhrơ’ cha k’rơ ma’mông! (Xem: Bh’riu Liếc (2018) P’rá Cơ Tu, NXB Hội Nhà Văn, tr. 317.

[6] Mơ điềm xấu, chẳng hạn thấy cây đè người, rắn bò ngang cản đường, sấm chớp, đá chần, …Mơ tốt là thấy người cho của cải, gặp người quen, được ai đó giúp đỡ, bồng bế trẻ sơ sinh, …

[7] Với miếng đất rẫy được chọn cho vụ mùa trên nền rừng già, người Cơ Tu làm hai vụ lúa trên diện tích đất, sau đó trồng sắn hoặc bắp. Sau các vụ mùa đất để hoang nhàn chừng vài năm, mục đích để đất khôi phục độ phì nhiêu. Đối với đất rẫy luân canh chỉ làm một vụ lúa, không tiến hành sản xuất vụ thứ hai và cũng để hoang nhàn cho đất phục hồi độ phì nhiêu.

[8] Nếu là rừng già, cây rừng to lớn, họ phát, chặt cây từ dưới dốc chặt lên, sao cho cây bụi, lùm ngã xuống phủ lên sườn dốc, tạo thành lớp phủ đều đến khi đốt lấy tro than, họ đốt từ dưới lên, lớp tro than phủ đều trên bề mặt đất rẫy để đến khi trỉa hạt lúa xuống không phải mất công dùng cuốc trải đều.

[9] Như lễ hạ điền của người Kinh. Trưởng làng dùng năm bó mộng/mạ (tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), bước xuống miếng ruộng công, cấy vào ruộng (nhưng phải còn dư mộng mới hy vọng được mùa). Sau đó, người dân trong làng có chủ trương cấy trồng trên các miếng ruộng của mình. (Xem: Võ Văn Hòe (2011), Địa chí văn hóa dân gian làng Phong Lệ. NXB Thanh Niên.

[10] Ngày xưa, gia đình sinh con trai, con lớn, không có trâu làm sính lễ cưới vợ cho con, đành phải đến gia đình có trâu xin được cho trâu để cưới vợ cho con và hứa trước rằng sau này có sinh con gái sẽ gả cho con trai nhà cho trâu, người Cơ Tu gọi là ơ tạp đong ơ jong luônh. Nếu như không sinh được gái nào thì phải đi thăm nhà cho trâu, ít nhất một lần trong năm. Mỗi lần thăm, chủ trâu lại cho thêm sản phẩm này, nọ.

[11] Và vì thả rông nên mỗi con trâu / bò đều có mang một mõ nhỏ dưới cổ để khi cần có thể nghe tiếng mõ khõ lốc cốc, người chăn thả có thể nghe và tìm bò trong các khu rừng.

[12] Là con mang trở lên, họ chia theo khẩu, là động vật nhỏ hơn mang, họ chia theo hộ gia đình. Nếu vật nhỏ hơn nữa, họ nấu cháo đặc và chia theo hộ.

[13] Nỏ hay như thế, dù có đổi một con trâu to chủ nỏ vẫn không đồng ý đổi.

[14] Tư liệu điền dã tại xã Lăng, tháng 6/2020. Loại thuốc độc này không có chuyện bắn nhằm chỉ bị thương. Trúng độc là chết.

[15] Tháng 3 là mùa hoa nở, mùa ong mật, tháng 8, 9, 10 là mùa trái chín rộ đầy rừng.

[16] Thành quả thu được trong mùa săn bắt chim muông, họ không dùng hết trong gia đình, chỉ sử dụng phần gan, ruột còn phần thịt hoặc sấy khô, hoặc ướp muối để dành cho ngày thăm suôi gia bên nhà trai (dáo ka xao). Đi thăm, họ mang theo cá, gà, xôi, rượu và sản phẩm săn bắt được. Tại nhà trai họ tổ chức nói – hát lý. Phía nhà trai chiêu đãi lại các loại thực phẩm, như thịt heo, thịt thú rừng,… cho ché, chiêng. Hạt cườm, vòng đeo tay, cổ, bát, đĩa,…mang về dung. Đây là tập tục truyền thống Cơ Tu.

[17] Để có chất độc bắt cá, săn bắt thú vật, người Cơ Tu dùng cây sui (chi pơr), cạo vỏ, khi nhựa cây chảy ra, chiết nhựa cho vào ống nứa hoặc tre. Sau đó dùng các loại cây achum, chi tia, ta ngôn, loại dây ta ngăn bỏ vào nước nấu sôi cho các chất có trong các loại cây, dây này được sắc ra, sau đó trộn hỗn hợp nước này với nhựa cây chi pơr làm cho cô dẻo trong ống tre hoặc ống nứa là sử dụng được.

[18] Khi Nhà nước chưa quản đến các dân tộc thiểu số, nghĩa là Nhà nước chưa đủ năng lực quản lý làng bản trên núi cao rửng rậm, theo đó, luật pháp Nhà nước chưa hề được vận dụng vào các làng bản để điều chỉnh hành vi vi phạm pháp luật các thành viên trong làng bản. Trong bối cảnh đó, Hội đồng già làng và chủ làng cai quản người dân trong làng bằng nắm lấy luật tục. Đây là bộ máy tự quản trị, dùng luật tục như là công cụ ràng buộc đã được cụ thể hóa từ phong tục tập quán của tộc người quy định. Luật tục là quy định phải được thực thi nghiêm túc trong quản lý cộng đồng. Tộc người Cơ Tu chưa bước vào giai đoạn phân hóa xã hội, chưa có tư hữu, chưa phân chia giai cấp đối kháng, xã hội Cơ Tu mới hình thành tầng lớp người có của và có ít của. Khái niệm giàu nghèo ở họ chưa thể hiện phù hợp với phương thức sản xuất thời kỳ đầu phát triển. Dần dần, họ giao thoa, tiếp biến văn hóa, văn minh với các tộc người chung quanh trong vùng và tiến vào xã hội phát triển như trong thực tiễn hiện nay.

[19] Tư liệu điền dã tại huyện Nam Giang.

[20] Le Pichon (1938), Les chasseurs de sang, Bài ca người thợ săn, Nguyễn Phúc Vĩnh Tùng, dịch. N04 – Otobre – Décembre – 1938.

[21] Tư liệu điền dã do ông Bh’riu Liếc (huyện Tây Giang, ông Bh’riu Pố, thôn A Rất, xã Lăng, Tây Giang, Bà Mai Thị Ngọc Đinh (người Cơ Tu, tại huyện Đông Giang), ông Nguyễn Tuân, tại huyện Đông Giang cung cấp, tháng 5/2017).

[22] Nấm lim xanh tên khoa học là ganoderma lucidum, sinh trưởng trên thân và rễ cây lim chết. Phân bố sâu trong rừng tỉnh Quảng Nam. Hái lượm nấm rất khó khăn, phải chuẩn bị chuyến đi vài ba ngày vào sâu các khu rừng nguyên sinh mới có để lượm.

Không ăn được loại nấm có màu sặc sỡ, có mùi hôi hắc, không ăn nấm còn non hay quá già, không ăn nấm chảy sữa. Có nhiều loài nấm độc nhưng giống loài không độc. Do đó, cần biết loài độc và loài không độc, nếu không rõ xem như tất cả loài nấm là độc hại, không ăn (Internet).

[23] Người Cơ Tu lấy tinh bột tr’đin bằng cách chặt cây tr’đin thành nhiều đoạn ngắn, lột vỏ, lấy phần ruột vắt nước ra hết, nạo tinh bột ra đổ vào ché, hũ, hay ống giang, lồ ô, ăn dần. Cũng có thể lấy phần ruột tr’đin xắt lát mỏng, phơi khô, hoặc gác lên giàn bếp tr’đin khô dần, làn bánh, nướng ăn vẫn được.

[24] Ngày xưa, đây là cây cưu mang người Cơ Tu trong những lần đói kém, bệnh tật, nhờ nó mà người Cơ Tu thoát chết hàng loạt do dịch bệnh sốt rét hoành hành. Cách chế biến như sau: Dùng một nắm rễ cây thường xơn, (rễ cây pơ lung ca út), nấu sôi, để nguội rồi uống một chén, một lát sau nôn mửa, tống ký sinh trùng sốt rét ra ngoài. Sau đó khoảng 5 – 6 tiếng đồng hồ lại uống tiếp chén thứ hai, lại nôn mửa ra và không uống nữa. Từ đó bệnh khỏi và 4 – 5 năm sau không bị sốt rét nữa. (Tư liệu điền dã tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam)

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây