Văn học nghệ thuật & chức năng(Lộ trình khám phá đặc trưng bản chất của văn học nghệ thuật) (Kỳ cuối) – Tác giả: Tiến sĩ Lâm Vinh

Văn học nghệ thuật & chức năng(Lộ trình khám phá đặc trưng bản chất của văn học nghệ thuật) (Kỳ cuối) - Tác giả: Tiến sĩ Lâm Vinh

z2963544598770 1c81a6224171b94a06c1458078a6fb13 min - Văn học nghệ thuật & chức năng(Lộ trình khám phá đặc trưng bản chất của văn học nghệ thuật) (Kỳ cuối) - Tác giả: Tiến sĩ Lâm Vinh

 

Văn học nghệ thuật & chức năng(Lộ trình khám phá đặc trưng bản chất của văn học nghệ thuật) (Kỳ cuối)

Tác giả: Tiến sĩ Lâm Vinh

TỔNG KẾT PHÂN LOẠI

BẢNG PHÂN LOẠI VĂN HỌC LƯỠNG TÍNH

(Theo tài liệu văn học Việt Nam)

TỰ SỰ LT TRỮ TÌNH LT KỊCH LT
VH DÂN GIAN (DG) Thần thoại

Sử thi DG

Truyền thuyết

Cổ tích

Ngụ ngôn DG

Truyện cười

Tục ngữ – Câu đố

 

 

Ca khúc trữ tìnhDG

 

 

Kịch bản chèo

Kịch bản tuồng đồ

VH TRUNG ĐẠI Văn bia                                         Diễn ca lịch sử

Lịch sử ký sự                                    Chiếu

Truyện sử                                    Hịch Kịch bản chèo

Truyện truyền kỳ                                   Cáo Kịch bản tuồng đồ

Các loại truyện minh họa (triết, đạo đức)

Ngụ ngôn trung đại

Truyện cười

Diễn ca lịch sử

Chiếu

Hịch

Cáo

Văn tế

 

 

 

Kịch bản chèo

Kịch bản tuồng đồ

 

VH CẬN – HIỆN ĐẠI Phóng sự, ký sự

Du ký, hồi ký

Tự truyện, nhật ký

Truyện ký, truyện sử

Các loại truyện minh họa

Ngụ ngôn cận hiện đại

Truyện viễn tưởng

Truyện trinh thám

Thơ tuyên truyền cổ động – giáo huấn

Tùy bút, bút ký

Chính luận NT

 

Văn hùng biện

 

Các loại kịch bản hài hước

Kịch phóng sự, tư liệu (nói, hát)

Các loại kịch bản phim thời sự, tài liệu nghệ thuật

  

TỔNG KẾT PHÂN LOẠI

BẢNG PHÂN LOẠI VĂN HỌC

(Tổng hợp – đa chiều)

TỰ SỰ TRỮ TÌNH KỊCH
VHLT VHĐT VHLT VHĐT VHLT VHĐT
VĂN HỌC DÂN GIAN Sử thi dân gian Ca dao Kịch hát VĂN VẦN
Thần thoại

Tr. thuyết

Cổ tích

Tr. cười

Ngụ ngôn

Kịch

Luận

Tr.miệng

Kịch hài, hề VĂN XUÔI
CỔ _ TRUNG ĐẠI Diễn ca lịch sử Anh hùng ca

Trường ca trung đại

Truyện thơ

Balát

Thơ (tuyên truyền, giáo huấn) Thi

Phú

 

Bi ca

Tụng ca

Kịch hát Kịch cổ đại

Kịch trung đại (thơ, văn vần)

VĂN VẦN
Văn bia

L. sử ký sự

Truyện sử

Tr.tr.kỳ

Ngụ ngôn

Tr. cười

Truyện

Tiểu thuyết

Luận

Văn tế

Hịch, Cáo

Hùng biện

Tùy bút Kịch hài, hề Kịch cổ đại

Kịch trung đại (văn xuôi)

VĂN XUÔI
CẬN – HIỆN ĐẠI Truyện sử

Truyện minh họa

Truyện thơ Thơ (tuyên truyền, giáo huấn) Thơ trữ tình Kịch minh họa Kịch thơ hiện đại

Kịch hát hiện đại

VĂN VẦN
Ký văn học: ký sự, phóng sự, hồi ký… Truyện ngắn – vừa, tiểu thuyết Tùy bút

Bút ký chính luận

Tùy bút Kịch minh họa Kịch hiện đại (văn xuôi) VĂN XUÔI

CÁC BẢNG DANH MỤC PHÂN CHIA LOẠI HÌNH LOẠI THỂ CỦA NGHỆ THUẬT

Bảng I 

DANH MỤC TỔNG QUÁT VỀ HAI HỆ THỐNG NGHỆ THUẬT

Hệ thống 1: NT đơn tính Hệ thống 2: NT lưỡng tính
1.      Điêu khắc

2.      Hội họa – đồ họa

3.      Văn chương

4.      Âm nhạc

5.      Múa

6.      Sân khấu kịch

7.      Điện ảnh NT và vô tuyến truyền hình NT

1.      Kiến trúc

2.      Mỹ thuật ứng dụng

3.      Trang trí

4.      Hoa văn

5.      Điêu khắc ứng dụng

6.      Hội họa – đồ họa ứng dụng

7.      Ảnh nghệ thuật

8.      Văn chương ứng dụng

9.      Âm nhạc ứng dụng

10.  Múa ứng dụng

11.  Sân khấu ứng dụng

12.  Màn ảnh ứng dụng

13.  Xiếc

14.  Thể thao nghệ thuật

_________

CT: Trình tự sắp xếp các nghệ thuật là theo quan điểm lịch sử logich, các nghệ thuật có tính vật chất gắn với lao động sản xuất và xuất hiện sớm hơn trong lịch sử thì xếp trước (nghệ thuật ứng dụng, kiến trúc, điêu khắc) và xếp các nghệ thuật độc lập (hội họa, âm nhạc) trước các nghệ thuật tổng hợp (sân khấu, màn ảnh).

Bảng II

NGHỆ THUẬT MỘT TÍNH NĂNG

(Nhóm loại hình – Loại hình – Loại thể)

Sáng tạo nghệ thuật – thuần nhất (hệ thống NT 1)

NGHỆ THUẬT MỘT TÍNH NĂNG

 

 

 

 

 

 

Nhóm không gian

Nhóm tạo hình (miêu tả) Nhóm biểu hiện (không miêu tả)
1.   ĐIÊU KHẮC

·      Điêu khắc tròn – đắp nổi (phù điêu) chân dung, toàn thân

·      Tượng nhỏ trang trí

·      Tượng đài

·      Tượng hoành tráng – kiến trúc

2.   HỘI HỌA – ĐỒ HỌA

·      Tranh trên giá

·      Tranh hoành tráng – kiến trúc

·      Tranh chân dung, phong cảnh, “bố cục”, tĩnh vật.

 

·      Điêu khắc biểu hiện (không biểu hình)

 

 

 

 

 

·      Hội họa biểu hiện (không biểu hình)

 

 

 

1Nhóm thời gian 3.   VĂN CHƯƠNG

·      Tự sự: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết.

·      Trữ tình: thơ trữ tình, tùy bút.

 

·      Kịch: kịch bản sân khấu điện ảnh

4.      ÂM NHẠC

·      Thanh nhạc: ca khúc, tổ khúc, opéra.

·      Khí nhạc: hòa tấu, étude, sonata, concerto, symphonie (giao hưởng).

Nhóm không gian – thời gian (NT tổng hợp và liên kết) 6.    SÂN KHẤU KỊCH

·      Kịch nói, kịch hát, kịch rối.

7.   PHIM NGHỆ THUẬT (trong điện ảnh và truyền hình)

 

·      Phim truyện

·      Phim tài liệu nghệ thuật

5.      MÚA

·      Múa biểu hiện.

 

·      Múa giao tế

 

·      Kịch múa

 

Bảng III

NGHỆ THUẬT HAI TÍNH NĂNG

(Nhóm loại hình – Loại hình – Loại thể)

Sáng tạo thẩm mỹ – ứng dụng (hệ thống NT 2)

NGHỆ THUẬT HAI TÍNH NĂNG

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm không gian

Nhóm tạo hình (miêu tả) Nhóm biểu hiện (không miêu tả)
5.      ĐIÊU KHẮC ỨNG DỤNG

·      Tượng thờ

·      Tượng giáo khoa

·      Tượng đồ chơi (búp bê)

6.   HỘI HỌA ỨNG DỤNG. ĐỒ HỌA ỨNG DỤNG

·      Tranh thờ – tranh thánh

·      Tranh tuyên truyền – áp phích

·      Tranh quảng cáo

·      Đồ họa thương nghiệp, tiền, tem…

·      Minh họa sách báo…

7.   NHIẾP ẢNH

Ảnh kỷ niệm

Ảnh nghệ thuật

1.      KIẾN TRÚC (KT)

·      KT dân dụng – KT công cộng

·      KT tôn giáo

·      Công viên

·      KT giao thông

2.   MỸ THUẬT ỨNG DỤNG (DESING)

·          Thiết kế đồ hoạ

·          Tạo dáng sản phẩm

·          Thiết kế nội thất

·          Thiết kế thời trang

3.   TRANG TRÍ

Trang trí kiến trúc, đồ dùng, trang trí lễ hội …

4.   HOA VĂN

Kỷ hà – Hoa chim…

 

 

Nhóm

Thời gian

8.   VĂN CHƯƠNG ỨNG DỤNG

·      Văn tuyên truyền chính luận – thông tấn báo chí

·      Văn chương minh họa (chính trị, tôn giáo, đạo đức, khoa học)

9.      ÂM NHẠC ỨNG DỤNG

·      Nhạc môi trường

·      Nhạc tôn giáo

·      Nhạc lễ, nhạc binh, nhạc trị liệu

 

 

 

Nhóm không gian – thời gian

11.     SÂN KHẤU ỨNG DỤNG

Hoạt cảnh – diễu hành có hóa trang

12.      MÀN ẢNH ỨNG DỤNG

(Trong điện ảnh và truyền hình)

·   Phim thời sự

·   Phim tài liệu (giáo khoa, khoa học)

10.   MÚA ỨNG DỤNG

Múa tôn giáo – múa thể thao (ba lê trên băng, thể dục nhịp điệu, bơi nghệ thuật), múa kiếm – múa lân.

13.   XIẾC – TẠP KỸ

14.   THỂ THAO NGHỆ THUẬT

Võ thuật và các loại “múa ứng dụng”

TÍNH THẨM MỸ ĐẶC THÙ CỦA CÁC NHÓM NGHỆ THUẬT ĐƠN TÍNH

  1. Nhóm nghệ thuật thời gian không miêu tả: âm nhạc và múa. (Xem xét dạng nghệ thuật thuần nhất – một tính năng)

* Đặc điểm chung:

Là nghệ thuật thời gian, âm nhạc và múa có chung sở trường là diễn đạt được sự biến đổi và phát triển, diễn đạt được tính quá trình của tâm trạng và hành động. Từ phương thức xây dựng hình tượng đến cấu trúc của thể loại và tác phẩm, kể cả ngôn ngữ, đều tuân thủ và khai thác tối đa quy luật thời gian, đều mang tính chất quá trình, tính phát triển.

  • Nhưng cũng vì mang tính thời gian, sở trường lại đi liền với sở đoản: thiếu sự đứng yên, sự tĩnh tại trong không gian, phải khắc phục bằng cách tạo ra các yếu tố kỹ thuật, tạo ảo giác về không gian, về sự tĩnh tại. Đó là lối xây dựng hình tượng kiểu nhắc lại, trùng lặp theo hình trôn ốc, và dùng ngôn ngữ đa thanh.

* Đặc điểm ngôn ngữ:

Âm nhạc và múa có chung yếu tố ngôn ngữ là nhịp điệu. Để đắp vào bộ khung nhịp điệu đó, âm nhạc có yếu tố giai điệu, múa có yếu tố động tác. Do đặc trưng là nghệ thuật biểu hiện, không miêu tả, nên ngôn ngữ của nhạc và múa đều mang tính ước lệ, không mô phỏng theo âm thanh hay động tác có thật trong đời sống. Người cảm thụ cần phải hiểu biết về ngôn ngữ, như hình thức của múa, giai điệu của âm nhạc (trong đó bao gồm cấu tạo âm giai, điệu thức, hòa thanh, phức điệu), đồng thời cần hiểu các thể loại và phương tiện nhạc khí có tính năng gì.

* Thể loại âm nhạc:

Có hai nhóm thể loại: nhạc hát (thanh nhạc) nhạc đàn (khí nhạc). Trong mỗi nhóm, kể từ thể loại nhỏ đến lớn có:

  • Thanh nhạc: làn điệu, ca khúc, nhạc kịch (ôpêra).
  • Khí nhạc: khúc luyện, sonat, tổ khúc, concerto, symphonie.

Ngoài cách phân biệt trên đây còn có cách phân biệt theo quy mô dàn nhạc như độc tấu, hòa tấu, đại hợp tấu (giao hưởng). Tính thời gian phản ánh trong cấu tạo thể loại ở độ dài ngắn và sự biến đổi, sự luân chuyển các chương, đoạn có tính chất khác nhau[1].

* Nhận xét chung về lịch sử:

Âm nhạc và múa là hai loại nghệ thuật có rất sớm trong lịch sử loài người, là những nghệ thuật mang tính dân tộc rõ rệt nhất. Về lý luận, có thể tìm thấy trong nhạc và múa khá nhiều đặc trưng tiêu biểu của nghệ thuật. Sự phát triển của âm nhạc và múa lệ thuộc nhiều vào điều kiện vật chất, mức sống, nhu cầu giao lưu về tinh thần… Ở các xã hội tiền công nghiệp, có hai hình thức phổ biến là sinh hoạt vũ nhạc dân gian và quý phái, cung đình. Trong các xã hội công nghiệp cận hiện đại, vũ, nhạc phát triển mạnh mẽ cả về các thể loại, hình thức và phương tiện biểu diễn. Về cơ bản ở Việt Nam phổ biến nhất vẫn là các hình thức âm nhạc tiền công nghiệp (dân ca, ca khúc, kịch hát). Các hình thức của âm nhạc thời đại công nghiệp (như giao hưởng, nhạc kịch…) chỉ mới xuất hiện gần đây. Về múa, tùy thuộc vào hoàn cảnh sinh hoạt tinh thần, phong tục, địa lý, mỗi dân tộc có những hình thức múa khác nhau. Những hình thức, thể loại múa cũng gắn liền với nhạc: múa dân gian, múa cung đình (thời tiền công nghiệp) múa giao tế, múa biểu hiện, vũ kịch (như balê).

  1. Nhóm nghệ thuật không gian – miêu tả và không miêu tả: hội họa, đồ họa, điêu khắc (xem xét dạng nghệ thuật thuần nhất – một tính năng)

* Đặc điểm chung:

Là nghệ thuật không gian, nghệ thuật tĩnh, hay nghệ thuật tạo hình, hội họa, điêu khắc có sở trường diễn đạt sự vật một cách cụ thể – theo nghĩa nhìn thấy được trước mắt – và đứng yên­. Khả năng này giúp con người tạo nên môi trường không gian đẹp quanh mình, giúp cho người thưởng ngoạn có điều kiện chiêm ngưỡng tác phẩm và hình tượng trong sự tĩnh tại, giúp cho sự lắng đọng cảm xúc. Ở đây, hình tượng được xây dựng theo ấn tượng thị giác, phù hợp với cảm thụ thị giác, hấp dẫn về mặt thị giác. Các hình thức thể loại cũng căn cứ vào những điều kiện không gian (về quy mô, tầm cỡ) hay các loại đối tượng không gian (nhân vật, phong cảnh).

Nhưng tính không gian – tĩnh lại hạn chế sự thể hiện tính phát triển, tính quá trình, sự hoạt động, nên để khắc phục điều đó các nghệ thuật thuật này phải tìm mọi cách tạo nên ảo giác chuyển động trong hình thái đứng yên. Hội họa là hình thức không gian phẳng, phải tìm cách tạo ảo giác về chiều sâu, về không gian ba chiều, dựa vào thấu thị học và sắc độ,…

* Đặc điểm ngôn ngữ:

Ngoài các sự phân biệt cơ bản như không có phiên bản hay có phiên bản, hội họa và đồ họa phần lớn còn khác nhau do cách sử dụng ngôn ngữ nói riêng, cũng như việc sử dụng chất liệu nói chung. Hội họa thường kén chọn chất liệu hơn vì phải tạo ra một bản duy nhất, giữ lâu; trong khi đó, chất liệu của đồ họa giản dị hơn vì có thể được nhân bản với số lượng lớn. Một số tác phẩm đồ họa nhằm chuẩn bị cho việc dựng tác phẩm hội họa (ký họa, vẽ nghiên cứu). Đồ họa thường sử dụng ngôn ngữ, màu sắc có tính chất đại chúng vì phải đáp ứng nhu cầu phổ biến rộng rãi. Ở đây màu sắc mang nhiều tính ước lệ, tính trang trí. Màu sắc trong hội họa mang đậm cá tính và gợi cảm xúc. Hội họa thiên về màu sắc, còn đồ họa thiên về đường nét.

* Các yếu tố ngôn ngữ của hội họa và đồ họa:

  • Dựng hình:

Hình ảnh sự vật được tái tạo trong tranh dựa trên cơ sở cơ thể học, thấu thị học. Nhưng hội họa khác chụp hình ở chỗ nó không chỉ đòi hỏi giống như thực, mà phải diễn tả được cảm xúc của họa sĩ. Từ việc nắm vững yêu cầu và nguyên tắc dựng hình cơ bản, họa sĩ đi vào sáng tạo lối ngôn ngữ dựng hình của mình. Nhưng từ đầu thế kỷ XX trong hội họa xuất hiện các trường phái không theo lối dựng hình cổ điển, gọi là hội họa phi biểu hình (trước đây: hội họa biểu hình). Từ đó HHBH và HHPBH phát triển song song, HHBH xem như hội họa miêu tả, HHPBH xem như hội họa không miêu tả.

  • Đường nét:

Là phương tiện cơ bản đầu tiên để tạo hình và biểu cảm. Chưa có màu, đường nét vẫn có đủ khả năng miêu tả và biểu hiện, và ngay cả khi hội họa dùng màu sắc làm phương tiện cơ bản, thì ở đó yếu tố đường nét vẫn quan trọng vì nó vừa là đường viền, vừa là yếu tố tạo hình, dựng hình đi với màu sắc. Đường nét được dùng thường xuyên hơn trong đồ họa. Có những thể loại đồ họa chỉ sử dụng đường nét là chính (như một số minh họa sách báo, tranh bút sắt,…).

  • Màu sắc:

Còn gọi là hòa sắc (sự kết hợp các màu). Màu sắc là yếu tố ngôn ngữ cực kỳ phong phú của hội họa. Sự biến hóa của màu trong họa không có đủ từ ngữ để miêu tả, vì vốn từ của con người để gọi tên màu sắc là có hạn, còn sự phong phú của màu là vô hạn. Đầu tiên, màu lệ thuộc vào chất liệu để chế màu và chất liệu mặt bằng của tranh: sơn dầu, bột màu, thuốc nước, phấn màu, sơn mài, mực tàu… được vẽ trên vải, trên lụa, mặt giấy, mặt gỗ, mặt tường… Trên cơ sở những chất liệu đó, tùy theo sở trường, sở thích và đề tài, họa sĩ sẽ khai thác tính độc đáo và sức mạnh của màu thuộc về một chất liệu nhất định.

Màu sắc là đặc trưng ngôn ngữ của một trường phái, một cá tính, và có khi một dân tộc. Từ sự lựa chọn một màu thích hợp, đến chỗ kết hợp các màu thành hòa sắc cho bức tranh (cũng như thao tác lựa chọnkết hợp từ ngữ âm thanh trong thơ ca, âm nhạc) là cả một sự sáng tạo. Trên bảng màu (palette) của mình, họa sĩ sẽ chọn pha màu theo những hòa sắc, sắc độ khác nhau, nhằm thể hiện cảm xúc của mình. Cũng như trong nhạc có giọng trưởng, giọng thứ, có âm chủ, âm át, ở đây cũng có các gam màu nóng, màu lạnh, có màu sắc chủ đạo của tác phẩm. Trong hội họa biểu hình, màu sắc vừa để miêu tả đối tượng vừa để thể hiện chủ đề; nhưng trong hội họa phi biểu hình, màu sắc chủ yếu nhằm biểu hiện cảm xúc của họa sĩ. Ở đây màu giữ một vai trò quan trọng như một yếu tố nội dung.

  • Ánh sáng:

Đây là yếu tố vừa hữu hình vừa vô hình chi phối toàn bộ các yếu tố trên. Trước hết, ánh sáng giúp phân biệt sắc độ của hội họa, phân biệt hình tả khối của hội hoạ và hình phẳng của đồ họa, v.v… Quan trọng hơn cả, ánh sáng tạo không khí, sắc thái tình cảm của toàn tác phẩm hội họa.

  • Bố cục:

Bố cục trong hội họa bị chi phối bởi đặc điểm về thị giác, về điểm nhìn khi xem tranh, tức là lệ thuộc vào các yêu cầu có tính chất tâm – sinh lý. Những sự sắp xếp hình và màu, sắc độ trên mặt khung tranh nhằm làm rõ nhân vật và sự kiện chính phụ, nhấn mạnh trọng điểm và làm lu mờ điểm phụ. Đó là các quy tắc thông thường trong bố cục của hội họa. Tuy nhiên từng thời kỳ lịch sử, từng trường phái và từng nghệ sĩ lại vẫn có lối bố cục riêng như một thứ ngôn ngữ riêng, chẳng hạn phép bố cục cân xứng hài hòa là của hội họa Phục Hưng, lối tả thực chính xác theo thấu thị học là của hội họa hiện thực, chủ nghĩa cổ điển. Sự đảo lộn những trật tự bố cục truyền thống, đi vào biểu hiện chủ quan là của trào lưu hội họa hiện đại. Khác với phương Tây, các nước  phương Đông (Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam…) có lối bố cục khác hẳn.

  • Thể loại và ngôn ngữ của điêu khắc:

Tượng là không gian khối, được chia thành hai loại chính: tượng toàn khối là tượng tròn, tượng nửa khối gắn nổi lên mặt phẳng gọi là tượng đắp nổi (phù điêu). Loại tượng tròn có nhiều nhân vật gọi là nhóm tượng, ngoài ra còn có cách gọi theo chức năng và quy mô như tượng đài, tượng trang trí (do đặt nơi rộng rãi, ngoài trời, hay đặt trong nội thất). Chất liệu có ý nghĩa rất quan trọng trong ngôn ngữ của điêu khắc. Câu “Tượng đồng bia đá” nói lên tính chất vững bền của các chất liệu được dùng trong điêu khắc. Do đó, khi không có đủ chất liệu chính thức, người ta dùng màu sơn để giả màu đồng đất, hay cẩm thạch. Các trường phái dân gian và cổ đại, từ Tây sang Đông đều ưa tô màu giống thật, nhất là tượng tôn giáo. Nhưng theo thị hiếu hiện đại, tượng chỉ một màu, đó là màu chất liệu. Mặt da tượng trơn mịn hay gân guốc, sần sùi cũng là một hình thức biểu cảm. Khác hội họa, đề tài của điêu khắc hẹp hơn, thường tập trung vào việc xây dựng hình tượng về các nhân vật, nhất là nhân vật tích cực, lý tưởng hóa vẻ đẹp cơ thể và ngoại hình của con người. Hình tượng điêu khắc thường thể hiện ở việc xây dựng tư thế động tác điển hình có liên quan tới đặc trưng tính cách nhân vật.

  • Hội họa và điêu khắc phi biểu hình:

Do những biến đổi và phát triển của đời sống kinh tế – xã hội nói chung, do những quan niệm về triết học, và nhất là do nhu cầu đi tìm những hình thức mới thúc đẩy sự chuyển biến trong sáng tạo nghệ thuật, các trường phái hội họa và điêu khắc phi biểu hình đã ra đời và cho đến nay, vẫn phát triển song song với nền hội họa điêu khắc biểu hình truyền thống. Khởi đầu từ trong trường phái ấn tượng, dã thú, khuynh hướng xóa bỏ hình tả thực cổ điển phát triển trong chủ nghĩa lập thể và tiếp tục mở rộng với các trường phát vị lai, biểu tượng, đa đa, siêu thực, trừu tượng. Nói chung, hội họa phi biểu hình bác bỏ lối vẽ mô phỏng hình ảnh của hiện thực, mà chủ yếu vẽ những hình tưởng tượng chủ quan của họa sĩ. Điêu khắc phi biểu hình cũng không đi vào nhân vật như trước, mà dùng những khối bất kỳ nào có thể xem là hình tượng, để thể hiện tư tưởng của nhà điêu khắc.

  1. Nhóm nghệ thuật tổng hợp: sân khấu, điện ảnh (xem xét dạng nghệ thuật thuần nhất – một tính năng)

Nghệ thuật tổng hợp vận dụng tất cả các phương thức và phương tiện thể hiện của các nghệ thuật độc lập: văn học, âm nhạc, múa, hội họa, trang trí, kiến trúc… Trong điện ảnh, còn có quay phim, nhiếp ảnh.

Sân khấu kịch và phim truyện đều phải có cơ sở kịch bản văn học. Nhân tố kịch hay kịch tính là nội dung thẩm mỹ quan trọng nhất của nghệ thuật tổng hợp (NTTH). Đó cũng là chỗ phân biệt giữa nghệ thuật một tính năng và hai tính năng trong sân khấu và điện ảnh. Kịch tính là những mâu thuẫn, xung đột giữa các tính cách, được kết thúc bằng sự thắng bại của bên này hoặc bên kia, nhưng điều quan trọng là những va chạm xung đột ấy, dù bi thảm hay trào lộng, cũng đều phải mang lại bài học tình cảm, nhân sinh đối với con người (catharsis). Tính kịch là hạt nhân phân biệt nghệ thuật sân khấu và phim truyện với các loại sân khấu và điện ảnh ứng dụng – hai tính năng (như sân khấu hoạt cảnh, hóa trang, xiếc, phim tài liệu nhân vật, phim phóng sự…).

Phương tiện ngôn ngữ của sân khấu là hành động (hành động hình thể, hành động tâm lý, hành động ngôn ngữ) thông qua diễn xuất của diễn viên. Hành động sân khấu là hành động kịch, hành động – xung đột, nhằm biểu hiện tư tưởng của kịch chứ không phải bất kỳ hành động ngẫu nhiên nào. Do các hành động trong kịch phải nhất quán nhằm biểu hiện một tư tưởng nhất định, nên lý luận kịch gọi hành động này là “hành động thống nhất”, “hành động xuyên”… Ngoài nhân tố cơ bản là hành động kịch, nghệ thuật sân khấu còn có những phương tiện âm nhạc, múa, trang trí, đạo cụ… hỗ trợ cho diễn xuất. Ở đây vai trò của diễn viên vô cùng quan trọng.

Phương tiện ngôn ngữ của điện ảnh phim truyện có khác sân khấu. Ở đây hành động nhân vật vẫn là yếu tố hạt nhân, nhưng đồng thời nghệ thuật quay phim, dựng phim cũng có một ý nghĩa quyết định: hình ảnh phim là hình ảnh được đạo diễn và nghệ sĩ quay phim biến đổi liên tục theo những góc độ, tầm cỡ, cự ly khác nhau để biểu đạt tư tưởng, tính cách nhân vật. Cấu trúc của tác phẩm lệ thuộc vào nghệ thuật dựng phim. Từ kịch bản văn học chuyển thành kịch bản điện ảnh, kịch bản phân cảnh, đến dựng phim, đó là cả một quá trình sáng tạo thể hiện ý đồ của đạo diễn trong việc tạo ra tác phẩm điện ảnh, các yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật khác có vai trò hỗ trợ quan trọng: âm nhạc và âm thanh nói chung, ánh sáng, hội họa, trang trí thiết kế nhân vật và bối cảnh…

Thể loại sân khấu kịch: kịch nói, kịch hát (hay ca kịch, tuồng, chèo, cải lương, kịch dân ca), nhạc kịch, kịch rối, kịch truyền thanh, kịch câm…

Thể loại điện ảnh nghệ thuật: phim truyện, phim tài liệu nghệ thuật[2]

33c1f7dd24f5d0ab89e4 min - Văn học nghệ thuật & chức năng(Lộ trình khám phá đặc trưng bản chất của văn học nghệ thuật) (Kỳ cuối) - Tác giả: Tiến sĩ Lâm VinhTiến sĩ Ngữ văn Lâm Vinh (bìa trái) và Nhà thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu lịch sử Bùi Xuân

 

KẾT LUẬN

BIỆN CHỨNG – LỊCH SỬ CỦA NHỮNG HÌNH THỨC LOẠI HÌNH THỂ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT 

Ba bậc thang mỹ hóa với hai hình thái nghệ thuật là một hiện tượng có tính lịch sử, là quy luật khách quan của sự vận động của cái đẹp và nghệ thuật, không phải là ý chí chủ quan nhằm đóng khung các hình thức sáng tạo theo một quan niệm nào đó.

Tuy nhiên từ hiện tượng đã nhìn thấy, đến chỗ giải thích được bản chất của hiện tượng đó còn là một quá trình. Đặc trưng khác nhau của nghệ thuật đơn tính và nghệ thuật lưỡng tính được phân tích như một trọng tâm của luận văn này, nhưng chỉ mới là bước đầu, và chỉ trong phạm vi của một văn bản luận văn. Trong khi chờ đợi nhiều sự phân tích của giới chuyên môn chung quanh vấn đề này, việc trước mắt cần giải trình là vấn đề giá trị: Nghệ thuật lưỡng tính phải chăng là loại nghệ thuật thấp hơn, loại thứ hai, sau nghệ thuật đơn tính, kể c về tính nghệ thuật, cả về vai trò của nó trong đời sống thẩm mỹ? Phần nhiều văn học tiến bộ và cách mạng, văn học đấu tranh là nghệ thuật lưỡng tính, vậy phân loại đơn tính –  lưỡng tính sẽ đưa đến hiệu quả là xem văn học thuần túy đơn tính bao giờ cũng cao hơn văn học ứng dụng; tiểu thuyết và thơ trữ tình cao hơn truyện ký lịch sử và thơ ca tuyên truyền cổ động.

Trước hết, bản thân khái niệm phân thang, thang bậc cũng có thể hiểu là cao, thấp, theo nghĩa đen. Và, trong lý luận, chẳng phải là Hegel đã xem kiến trúc, nghệ thuật tượng trưng là “tiền nghệ thuật”, “bước đầu của nghệ thuật” và Marx, Engels đã xem các nghệ thuật dân gian và kiến trúc, thủ công… là “nửa nghệ thuật”, “nghệ thuật không tự giác”? Tiền nghệ thuật, nửa nghệ thuật, theo cách hiểu thông thường là chưa phải nghệ thuật thực sự, chưa được như nghệ thuật? Tóm lại, về mặt tâm lý, trước nay, chưa có sự phân thang rạch ròi, có thể hiểu thế này hoặc thế khác, và trên thực tế các ngành nghiên cứu mỹ học và văn học vẫn xếp chung tất cả các nghệ thuật vào một bảng, nên không đưa đến những bàn cãi gì lớn. Nay có sự chính thức hóa thang bậc, khiến những mặc cảm về tôn ti như trước nay thường xảy ra trong lý thuyết về nghệ thuật, chưa nói đến khía cạnh ý nghĩa chính trị – xã hội của vấn đề.

Nhưng khi cơn gió bất bình về sự phân biệt tôn ti được lắng xuống, ta có thể bình tâm trở về với mạch suy tư luận lý, về với cốt lõi của vấn đề. Về hiện tượng trong nghệ thuật, có những điều xảy ra rất lạ như sau: Mấy trăm năm văn học Việt Nam, kể cả thời tập đại thành thế kỷ XVII, XIX, có áng văn nào được đánh giá với lời khen ngợi Thiên cổ hùng văn như bài cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi? Đó là chính luận nghệ thuật, là văn học lưỡng tính. Vào thời cận đại, có tác giả nào bằng những thơ văn huyết lệ của mình đã đánh thức cả một thế hệ thanh niên trí thức cấp tiến dấn thân vào con đường cứu nước như Phan Bội Châu. “Chỉ vì đọc Phan Bội Châu mà hàng nghìn thanh niên đã cắt cụt bím tóc, vứt hết sách vở nghề cử tử… rồi băng ngàn lội suối qua Xiêm, qua Tàu, qua Nhật mà học hỏi và trù tính việc đánh Tây”. (Đặng Thai Mai). Trong sáng tác dân gian lưỡng tính có những khúc dân ca có sức gợi cảm không có ca khúc trữ tình chuyên nghiệp đơn tính nào sánh kịp, và ngụ ngôn là một thể loại lưỡng tính, nhưng ngụ ngôn của Aesop, của La Fontaine lại thành bất hủ, và vai trò nghệ thuật tự sự của sử ký Tư Mã Thiên cũng là độc nhất vô nhị trong văn học cổ. Rộng ra nữa, đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam còn lại đến hôm nay (tượng Quan Âm Nghìn mắt nghìn tay, tượng La Hán chùa Tây phương) lại là điêu khắc phục vụ tôn giáo do bàn tay của nghệ nhân sáng tạo. Trong khi đó, ngược lại, biết bao nhiêu tiểu thuyết, thơ trữ tình, sáng tác hội họa, điêu khắc, âm nhạc đơn tính của các thời đại chỉ là nghệ thuật tầm thường, chết yểu, chưa kịp nở đã tàn, chưa kịp sáng đã tối, tác phẩm loại đó có thể chất thành núi, thì đâu phải nhờ mang danh “đơn tính” mà trở thành nghệ thuật cao sang.

Tóm lại, nghệ thuật cao hay thấp không do đơn vị sáng tác của nó thuộc thang bậc nào của loại thể, sự phân thang chỉ có ý nghĩa hình thái học về phương thức sáng tạo, hình thái sáng tạo, không phải đồng thời là sự đánh giá nghệ thuật. Vậy nghệ thuật cao hay thấp là ở giá trị của bản thân tác phẩm, do tài năng sáng tạo. Có thể xem xét giá trị của hai loại tác phẩm trên các bình diện: chức năng, sinh thành và hiệu quả. Đầu tiên vẫn là chức năng.

Chức năng khách quan của văn hóa – nghệ thuật bắt nguồn từ nhu cầu khách quan của xã hội, của con người. Nhu cầu là hiện tượng tâm lý, phong phú, đa dạng, và có lịch sử. Do đó, chức năng của các hình thức hoạt động tinh thần cũng phong phú, đa dạng và có tính lịch sử. Sự ra đời của cái đẹp, của các hoạt động thẩm mỹ trải qua ba bậc thang thẩm mỹ hóa là một quá trình lịch sử hàng ngàn năm, qua những vận động phát triển của nhu cầu và chức năng xã hội. Từ đó, sự hình thành hai hệ thống khác nhau của văn học nghệ thuật là nhu cầu tất yếu mang tính lịch sử: Nghệ thuật lưỡng tính gánh vác hai mục tiêu, hai chức năng công dụng thực tiễn và thẩm mỹ nghệ thuật. Nghệ thuật đơn tính tập trung vào một mục đích, một chức năng – chức năng thẩm mỹ – nghệ thuật.

Vì phải chia sẻ năng lượng tư duy, hướng về một phía là nhiệm vụ của các hình thái ý thức và hoạt động khác (khoa học, đạo đức, tuyên truyền…), phía còn lại là nhiệm vụ thẩm mỹ – nghệ thuật, nên nghệ thuật lưỡng tính không thể đi đến cùng trên con đường mỹ hóa, chỉ dừng lại ở hình thức tiền nghệ thuật, nửa nghệ thuật. Nhưng ở hình thức này, các tác phẩm tiền nghệ thuật vẫn thực hiện đầy đủ và mạnh mẽ chức năng xã hội của nó. Tác phẩm có giá trị vì nó đã thực hiên được tối đa mục đích và chức năng. Với nghệ thuật lưỡng tính, chức năng kép, vừa làm khoa học vừa làm nghệ thuật, vừa làm chính trị vừa làm nghệ thuật, vừa làm truyền giáo vừa làm nghệ thuật, cả hai mặt đó đều phải hoàn hảo, đồng thời phải có sự kết hợp hai mặt một cách hoàn hảo, như một tên bắn trúng hai đích. Nội dung lý tính (của chính luận) và sự kiện có thật (của thể kí) phải đạt đến tính chân lý tối đa. Đồng thời hình thức gợi cảm, truyền cảm cũng là hình thức nhuần nhị, điêu luyện ở mức cao nhất. Hai mặt kết hợp tương giao với nhau cùng tôn nhau lên, tạo nên sức mạnh liên hợp thực hiện song trùng hai chức năng. Sức mạnh của “thiên cổ hùng văn” Bình Ngô đại cáo ở chỗ vừa làm sáng tỏ vằng vặc tư tưởng nhân nghĩa Việt Nam thời Lê Lợi, vừa bộc lộ tình cảm yêu nước căm thù mãnh liệt của chủ thể và cộng đồng, bằng những ngôn từ tuyệt điệu.

Trong khi đó tác phẩm nghệ thuật đơn tính thực hiện một chức năng thuần nhất tác động vào đời sống tình cảm của con người, gợi lên những lối sống, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử giữa người với người. Nhiệm vụ cá tính hóa, khắc họa những tính cách xã hội đa dạng, độc đáo, tạo nên ấn tượng đối với con người trong một thời đại nhất định, nhưng cũng có tính phổ biến đối với toàn nhân loại. Vì vậy, chàng dũng sĩ trong trường ca của Homer cổ đại, chàng Hamlét suy tư của Shakespeare thời phục hưng cũng vẫn còn có tác dụng gợi cảm hứng và suy nghĩ cho những con người hiện đại. Chức năng nghệ thuật đơn tính chỉ có một, nhưng lại rất rộng về không gian và rất dài về thời gian.

Về sinh thành: Tác phẩm có giá trị phải do những tài năng thực sự sáng tạo ra, đúng như Chế Lan Viên đã nói: “Con người làm lớn cho thể loại”. Ở đây, sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật lưỡng tính bất hủ chính là những chủ thể vừa là nghệ nhân vừa là nghệ sĩ, vừa là nhân tài vừa là thiên tài, hoặc do người nghệ sĩ mang trong mình năng lực sáng tạo phong phú, năng lực “lưỡng phân”, có khả năng thực hiện cả hai hình thái nghệ thuật. Và tất nhiên ở nghệ thuật đơn tính, tác phẩm có giá trị bao giờ cũng là công trình của những nghệ sĩ thiên tài. Chỉ có một điều, với hình thức tiền nghệ thuật, nhiều người có thể tham gia hoạt động sáng tạo, là những nghệ nhân, những “bàn tay vàng”, trong các nghệ thuật ứng dụng, những tác giả của văn học truyền miệng, những cây bút ký sự, hồi ký… Khi những nghệ sĩ có tài năng đặc biệt, thì có thể sáng tạo cả hai hình thức nghệ thuật, vừa làm thơ trữ tình vừa làm thơ tuyên truyền – giáo huấn, vừa viết tiểu thuyết vừa viết phóng sự, ký sự, đều thành công. Họa sĩ Picasso vừa vẽ những tranh nghệ thuật tuyệt tác, vừa vẽ hình chim bồ câu để tuyên truyền cho hòa bình, vừa vẽ những hình hoa văn để sản xuất vải hoa. Vì thực hiện mục tiêu giáo huấn của nghệ thuật lưỡng tính, nhà văn lớn của chủ nghĩa cổ điển Pháp La Fontaine đã để lại một kho tàng truyện thơ ngụ ngôn vô giá. Trong lịch sử nghệ thuật, biết bao nhiêu những tác phẩm thuộc nghệ thuật lưỡng tính đã được “chuyển hệ”, trở thanh kiệt tác lưu truyền như nghệ thuật đơn tính. Đó là bức chân dung “người thật việc thật” của Leonardo da Vinci (Mona Lisa), đó là những tranh thờ phục vụ tôn giáo (các tranh đức mẹ của Rafhael, tranh minh họa kinh thánh của Michelanggelo). Những tác phẩm văn học xuất hiện trong các thời đại có những biến động lớn về xã hội và tư tưởng, thời Phục hưng, thời đại Ánh sáng… (như của Rabelais, Rousseau, Diderot, Goethe,…) đều mang tính luận đề (triết học, đạo đức), ở vùng giáp ranh của văn học minh họa lưỡng tính… nhưng nhiều nhà văn và tác phẩm vẫn là bất tử. Vậy, thể loại không làm danh giá thêm con người, chỉ có “con người làm lớn cho thể loại”

Về hiệu quả: Tác phẩm nghệ thuật có giá trị thường phải tự tạo nên hiệu quả mạnh mẽ, rộng lớn, về xã hội thẩm mỹ. Cần đứng trên quan điểm biện chứng – lịch sử để phân tích hiệu quả nghệ thuật. Chưa bao giờ có một tác phẩm lớn lại có tác dụng mạnh mẽ ở mọi lúc mọi nơi, mọi thời, và mọi thế hệ. Nghĩa là tác dụng của tác phẩm phải theo quy luật “tri âm” hiểu theo nghĩa rộng, hay dùng một thành ngữ thông dụng cụ thể: “Rừng nào cọp nấy”. Tác phẩm nghệ thuật lưỡng tính là loại tác phẩm đúng như Hegel nói, “chưa được cá tính hóa”. Vậy nó thiên về cộng đồng, là tiếng nói có tính cộng đồng. Tri âm của tác phẩm nghệ thuật lưỡng tính là cả cộng đồng, là một dân tộc, một giai cấp, một tôn giáo. Các cộng đồng loại này thường có sự hạn định về không gian và thời gian: Bình Ngô đại cáo chỉ là “hùng văn” khi nó đến với tri âm là cộng đồng dân tộc Việt Nam, trên lãnh thổ Việt Nam, trong thời đại chống xâm lăng. Ra ngoài không gian và thời gian đó, nó không còn sức mạnh nữa. Nhưng Iliad và Odyssey, Romeo và Juliet, truyện Kiều, là tiếng nói đến với từng cá nhân, đến với con người nói chung. Nó cũng có địa chỉ xuất phát từ một lãnh thổ, một dân tộc, một thời đại, nhưng vì nó là tiếng nói được cá tính hóa của cá thể dành cho cá thể, con người dành cho con người, do đó sự giao lưu của nó không bị hạn chế trong không gian và thời gian. Nghệ thuật lưỡng tính chỉ có sức mạnh trong trường giao lưu cộng đồng dân tộc, giai cấp, tôn giáo…, nghệ thuật đơn tính có sức mạnh trong trường giao lưu cộng đồng – nhân loại.

Việc phân biệt hai hệ thống, hai nhóm nghệ thuật đơn tính và lưỡng tính không thể có một ranh giới tuyệt đối, cũng như không có phân chia rạch ròi giữa lý trí và tình cảm trong con người, giữa tư duy khoa học và tư duy nghệ thuật… Hiện tượng quang phổ của các hình thức thể loại là một chứng minh cho tính biện chứng của tư tưởng hình thái học.

Quan điểm biện chứng và lịch sử về hình thái học của văn hóa nghệ thuật cần được thể hiện nhất quán không chỉ trong hoạt động lý thuyết, mà cả trong hoạt động thực tiễn, trong đời sống văn học nghệ thuật (như ý kiến trang đầu cuốn sách).

Nếu trong lý luận, ta thừa nhận có hai hệ thống văn học – nghệ thuật với chức năng khác nhau nhằm đáp ứng hai loại nhu cầu tinh thần – thực tiễn khác nhau của con người – xã hội, và cả hai đều có vai trò vị trí xã hội quan trọng như nhau, thì trong đời sống văn học cũng phải hiện thực hóa việc phân chia và phân công theo hai hệ thống như vậy:

Trong nghiên cứu, biên khảo, sưu tập, xuất bản không gộp chung hai loại văn thành một loại như nhau.

Trong phê bình, giảng dạy, giáo dục, có phương pháp và tiêu chuẩn bình phẩm đánh giá khác nhau về hai loại văn.

Trong sáng tác định hướng cho sáng tác – đây là lĩnh vực cơ bản nhất của đời sống văn học – cần có sự ứng xử  công bằng với hai loại văn nhưng thường xuyên quan tâm đến sở trường, sở đoản của mỗi loại đối với năng lực của người sáng tác, đối với hoàn cảnh, môi trường sử dụng. Kinh nghiệm của sáng tác và định hướng, xem xét từ góc độ hình thái học nghệ thuật, trong vài chục năm qua là:

Người sáng tác, nếu vì một mục tiêu cao đẹp, chân chính, có thể sáng tác bằng bất kỳ hình thức thể loại nào, kể cả văn chương minh họa, lưỡng tính. Điều quan trọng với người nghệ sĩ đích thực là được đem hết tài năng sáng tạo trong tinh thần tự nguyện, vô tư đóng góp tối đa cho nền văn học dân tộc và nhân loại. Nhưng trong khi sáng tác, cần phân biệt sự khác nhau của hai hình thức sáng tạo, để có thái độ thích nghi: khi cần, phục vụ kịp thời, trước mắt, nhưng vẫn bình tĩnh, kiên trì tích lũy cho sự nghiệp sáng tạo lâu dài (như lời tâm sự của Trần Đăng). Về điều này, không để lặp lại sự hối tiếc một lần nữa, không bao giờ phải đọc “lời ai điếu” như một nhà văn hiện đại quá cố đã từng bộc lộ(*).

Người định hướng cho sự nghiệp văn học nghệ thuật, cũng đã có kinh nghiệm của nhiều chục năm, không gộp chung hai loại nghệ thuật thành một, càng không biến nghệ thuật đơn tính thành nghệ thuật lưỡng tính, theo xu hướng thực dụng, lo mục tiêu thời vụ, trước mắt. Như một nghệ sĩ – đạo diễn sân khấu đã đúc kết: “Cha ông để lại cho chúng ta Quan Âm Thị Kính, Kim Nham, Lưu Bình Dương Lễ,… còn chúng ta chẳng có gì để lại cả, chúng ta không có tích lũy. Nguyên nhân? Chúng ta không coi sáng tạo như một mục đích mà như một công cụ(**). Đúng như Hegel đã nói, đối với nghệ thuật lưỡng tính, nghệ thuật chỉ là phương tiện, là công cụ, nhưng với nghệ thuật đơn tính, thì nghệ thuật là mục đích – mục đích tự thân.

Sự phân biệt hai hệ thống, hai loại nghệ thuật theo quan niệm khoa học hình thái học của văn học nghệ thuật, là một tư duy mới trước những vấn đề không mới, là đề tài cần được mở ra để tiếp tục nghiên cứu thêm nữa.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 1996

_________

(*) Nguyễn Minh Châu: “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, Văn nghệ số 49, tháng 12-1987.

(**) Nguyễn Đình Nghi, Thanh Niên, số 183, 16-11-199

Những lời nhận xét – Những lời tri âm

(Phần tiếp theo)

Trước hết, tác giả xem đây như bản Lưu bút, nhằm tri ân các thầy các bạn đã có công nhận xét đánh giá bản luận án. Sau đó là dành tặng các bạn trẻ để rút kinh nghiệm khi làm công trình, vì may mắn vào thời điểm đó, tác giả luận án được sự quan tâm của những nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật tiêu biểu nhất của cả nước, những ý kiến của họ không chỉ có tác dụng đối với tác giả luận án, mà còn có thể giúp các bạn trẻ tham khảo trong nghiên cứu khoa học.

Ngoài nhận xét của các thành viên hội đồng, còn có ý kiến của các vị không tham gia hội đồng nhưng có đọc bản tóm tắt luận án do cơ sở đào tạo hoặc do đương sự gởi tới nhờ đọc và cho ý kiến.

Thời đó, chưa có gởi email, các bản nhận xét phần nhiều viết tay, và có vị tự đánh máy mấy trang liền bằng máy chữ thủ công.

Về thứ tự các lời nhận xét, chúng tôi đưa ý kiến của các vị thầy đã quá cố lên trước, sau đó xin xếp theo vần chữ cái (chức danh khoa học ghi theo thời điểm 1997).

PGS Chu Xuân Diên

Nội dung luận án rất phong phú. Nhiều vấn đề lý thuyết và thực tế của sự phân loại văn học được nêu lên, lôi kéo được sự quan tâm và kích thích sự suy nghĩ của giới nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học. Trong số các vấn đề đó, có những vấn đề mà riêng tôi thấy có thể có tác dụng kích thích sự phát triển của công tác nghiên cứu và giảng dạy

Từ những vấn đề khoa học phong phú của luận án mà tôi mới chỉ nêu được một phần, được trình bày và giải quyết theo hướng mở ra những khả năng có thể làm phong phú và đào sâu hơn việc nghiên cứu đề tài thú vị này, tôi tin rằng luận án của tác giả nếu được công bố rộng rãi sẽ có tác dụng tốt

PGS – PTS Lê Chí Dũng

Phân loại văn học theo chức năng là một đề tài quan trọng, cấp thiết, có tính thời sự nóng hổi về phương diện lý thuyết và lịch sử văn học, liên quan đến nghiên cứu, biên khảo, sưu tập, xuất bản, tác phẩm văn học, đến phê bình, giảng dạy nghệ thuật ngôn từ, đến sáng tác và định hướng sáng tác văn chương. Công chúng rộng rãi của văn chương chắc cũng có thái độ khác trước khi thưởng thức các tác phẩm của nghệ thuật ngôn từ, nếu họ đọc luận án của ông Lâm Quang Vinh.

Tác giả luận án đã kế thừa cách phân loại văn học theo phương thức mô tả được khởi từ Aristotle. Cái mới của ông Lâm Quang Vinh là ở chỗ ông thấy người nghệ sĩ ngôn từ đứng trước hai khả năng sáng tạo nơi mỗi loại hình văn học (tự sự, trữ tình, kịch): sáng tạo tác phẩm nghệ thuật lưỡng tính/sáng tạo tác phẩm nghệ thuật đơn tính; và người nghệ sĩ, tùy theo nội lực và hoàn cảnh của mình, có thể chọn một trong hai khả năng ấy. Ở đây tác giả luận án khẳng định vị trí, vai trò ngang nhau của cả hệ thống văn học, hệ thống văn học lưỡng tính và hệ thống văn học đơn tính, là xét tác động tư tưởng – thẩm mĩ – xã hội của chúng trong thế phân phối bổ túc: Hai chức năng kết hợp lại một cách kỳ diệu, sẽ tạo nên sức nổ dây chuyền, kích thích hành động; trong khi một chức năng có khả năng tạo mũi nhọn đi sâu vào thế giới vi mô của tình cảm, tư tưởng con người.

Văn phong của luận án vừa trầm nghị, vừa bay bổng, vừa có tính chất hàn lâm, vừa có tính chất nghệ thuật, nghĩa là gợi cho người đọc một hình ảnh cụ thể về… một tác phẩm văn học lưỡng tính.

GS Nguyễn Văn Hạnh

Có nhiều cách để phân loại văn học. Tác giả luận văn đã lấy tiêu chí chức năng làm tiêu chí chủ yếu để phân loại và đã đi tới được một bảng phân loại khá tổng quát, khá đầy đủ và có căn cứ, có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn.

Đây là một luận văn viết rất công phu, về khối lượng và chất lượng thật sự vượt ra ngoài khuôn khổ một luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn. Tác giả luận văn chứng tỏ hiểu biết khá kỹ tình hình phân loại văn học hiện nay và đã huy động vào việc thực hiện công trình những tri thức chắc chắn và rộng rãi không chỉ về lý luận văn học, mà cả về nghệ thuật học, về mỹ học, làm cho luận văn có một sắc thái riêng và thêm sức thuyết phục. Ở tác giả luận văn, có thể nói có một sự kết hợp rất đáng quý năng lực nghiên cứu và năng lực thẩm mỹ, và hầu hết các vấn đề được đề cập đến đều được xem xét khá công phu và có chủ kiến cả về mặt lý thuyết và lịch sử. Đọc luận văn, có thể thấy tác giả muốn đúc kết những thu hoạch, những suy ngẫm của mình về những vấn đề vừa cơ bản vừa có tính chất thời sự của lý luận văn học. Điều này cũng làm cho công trình có thêm sức nặng, nhưng đồng thời cũng có phần hơi rườm rà, ôm đồm.

PGS – PTS Nguyễn Thanh Hùng

Đây là một đề tài hay vì nó “có vấn đề” khoa học cần làm sáng tỏ và có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu văn học. Trong hệ vấn đề ấy nếu tác giả giải quyết được một vài thấu đáo thì đã có đóng góp cho ngành lý luận văn học đang phải tiếp tục trả lời một câu hỏi trung tâm: Thế nào là văn chương đích thực? Bản chất văn học phải hiểu như thế nào mới đúng?

Luận án này thực sự đã tổng hợp và đúc kết được nhiều phương diện lý luận và thực tiễn người viết đã tích lũy. Luận án đã đề xuất và giải quyết một vấn đề có tính chất bức thiết hiện nay của ngành lý luận văn học.

Nhà thơ Hoàng Hưng

Tôi đánh giá cao luận văn của anh vì, qua một quá trình lâu dài làm bạn thật sự với văn học (nghệ thuật), anh đã thấu hiểu bản chất của công việc sáng tạo và của tác phẩm như một sinh thể. Và tìm được cách phát biểu có vẻ minh bạch, khúc chiết cho dễ hiểu (nhưng tránh được khiên cưỡng, đơn giản hóa) về cái điều thật ra rất mù mờ, bí mật ấy.

Ba điểm quan trọng hàng đầu anh đã nêu rất đúng: Một, tính cá nhân (individualité) của chủ thể sáng tạo. Hai, tính chỉnh thể toàn vẹn của tâm lý sáng tạo. Ba, tính thống nhất nội dung hình thức của tác phẩm. Tôi muốn anh lưu ý thêm:

Một: Cái cốt tủy làm nên linh hồn của sáng tác; đó là cái “khí”, nội lực, điện sinh học, bản năng sống của người sáng tạo phóng qua toàn bộ tác phẩm.

Hai: Tính ngẫu nhiên trong việc ra đời một tác phẩm; đó là một cái làm cho tác phẩm là độc nhất, không thể sao chép. Phân biệt một tác phẩm thứ thiệt với một sản phẩm “dỏm” cuối cùng là ở hai “chỗ” ấy.

Việc tách bạch sòng phẳng, có tình có lý, loại hình văn học (nghệ thuật) thuần túy (mà anh gọi tránh đi một cách có lẽ không cần thiết là văn học đơn tính) với loại hình văn học (nghệ thuật) ứng dụng (mà anh gọi là lưỡng tính) có giá trị về lý thuyết để giúp nhận dạng và đánh giá đúng những đóng góp muôn màu, muôn vẻ của mọi kiểu tác phẩm đối với đời sống con người. Tất nhiên, trong một tác phẩm văn học (nghệ thuật) hiện đại, thật khó phân biệt chỗ nào là thuần túy, chỗ nào là ứng dụng vì con người đã bị xã hội hóa cao độ, tính thực dụng đã ăn vào tiềm thức mỗi người, người sáng tác khó lòng khăng khăng hướng nội. Văn học (nghệ thuật) thuần túy ngày càng khó có điều kiện sinh tồn, nhưng vì thế càng phải được trân trọng, với tư cách những sản phẩm mẫu (pilot) thiết yếu cho sự phát triển của bản thân văn học (nghệ thuật), với vai trò bảo tồn cá tính sáng tạo và tự do nội tâm như những điều kiện của nhân tính.

GS – TSKH Bùi Văn Ba (Phương Lựu)

Tôi chỉ có thể nêu một số nhận xét sơ bộ (vì thời gian quá gấp gáp, mà cũng mới chỉ đọc bản tóm tắt) như sau:

Đây là một đề tài hoàn toàn mới mẻ, không trùng lặp với bất cứ công trình nào khác.

Đề tài cũng có ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động lý luận phê bình trước mắt. Văn là đời, cho nên hết sức phức tạp, ý kiến khác nhau là tất nhiên.

Trong khoa học xã hội và nhân văn, quý hồ đặt được một vấn đề có ý nghĩa và giải quyết được một số khía cạnh có tác dụng gợi mở, thì cũng đã là có giá trị gấp mấy những thứ liên tục “nghiệm thu xuất sắc” rồi không thấy tăm hơi đâu cả, hoặc nếu có lộ diện thì cũng nhạt nhẽo, vô vị.

PTS Phùng Quí Nhâm

Công trình là một minh chứng cho một tinh thần khoa học nghiêm túc, một thái độ làm việc cần mẫn, một sự thiết tha đối với khoa học. Công trình này còn chứng tỏ một điều: nếu đời người, một ai đã thiết tha với công việc, dành cho nó một chỗ quan trọng trong đời sống tinh thần của mình, không sớm thì muộn sẽ gặt hái những mùa bội thu.

Đọc luận án, ở tôi một thiện cảm tinh thần, một sự trân trọng đáng quý đối với tư tưởng khoa học mà tác giả trình bày.

PGS -PTS Trần Hữu Tá

Sách lý luận ở nước ta đến nay đã có khá nhiều nhưng rõ ràng với công trình này, anh Lâm Quang Vinh đã là người đầu tiên xem xét và trình bày một cách hợp lý, hệ thống về loại hình văn học

Chấp nhận sự thách thức của một đề tài thuần lý hết sức gai góc, anh Lâm Quang Vinh thực sự đã thành công.

Có thể khẳng định: đây là một luận án công phu, bề thế, có chất lượng cao, vượt quá yêu cầu một luận án Phó Tiến sĩ khoa học ngữ văn.

GS – PTS Lê Ngọc Trà

Luận án “Phân loại văn học theo chức năng” của anh Lâm Quang Vinh khảo sát một vấn đề thực sự mang tính chất lý thuyết, đòi hỏi ở người viết một khả năng tư duy lý luận hợp lý, chặt chẽ, triệt để. Những vấn đề được đặt ra trong luận án thực sự đụng chạm đến các vấn đề lý luận phức tạp, hiện nay ít được nghiên cứu ở nước ta, trong khi đó thực tiễn văn học lại đang đặt ra, đòi hỏi phải lý giải. Vì vậy luận án của anh Lâm Quang Vinh vừa có ý nghĩa lý thuyết vừa có ý nghĩa thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của đời sống sáng tác văn học và giảng dạy văn học ở nhà trường.

Luận án “Phân loại văn học theo chức năng” thể hiện một trình độ tự nghiên cứu cao, độc lập, có những tìm tòi đáng trân trọng.

… Luận án có kết cấu chặt chẽ, có tính quan niệm cao. Luận án được viết kỹ, nội dung phong phú. Các luận điểm của luận án được trình bày rõ ràng, có tính thuyết phục.

… Nghiên cứu sinh Lâm Quang Vinh là một nhà nghiên cứu nghiêm túc, sâu sắc, có trình độ khoa học chắc chắn.

… Luận án có thể sửa chữa, bổ sung để sử dụng như một chuyên đề giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học.

PGS – PTS Trần Đăng Xuyền

… Đóng góp chủ yếu của luận án là ở chỗ, đây là công trình đầu tiên, ở Việt Nam, nghiên cứu một cách có hệ thống những quan niệm và phương pháp phân loại văn học nghệ thuật từ trước tới nay.

Luận án có những đóng góp đáng ghi nhận trong việc đề xuất và giải quyết một cách khoa học, về cơ bản là thỏa đáng, một vấn đề có tính chất bức thiết hiện nay của ngành lý luận văn học.

PTS Nguyễn Thị Thanh Xuân

Bản tóm tắt luận án “Phân loại văn học theo chức năng” của tác giả Lâm Quang Vinh đã đem lại cho tôi một hứng thú đặc biệt.

Thực tế cho thấy cách phân loại văn chương theo đặc trưng thể loại đã không đủ khả năng bao quát tất cả các vấn đề và hình thái của văn chương. Tác giả luận án đã rất nhạy cảm và đầy tâm huyết khi cố gắng đi tìm cách phân loại mới mang tính bổ sung này.

Mục đích chính của luận án là đưa ra một cách phân loại văn chương từ góc độ chức năng, vấn đề của những nhà lý luận, nghiên cứu văn học – nhưng có lẽ tinh thần và ý nghĩa của luận án không dừng lại ở đó. Tôi nghĩ rằng, nếu được phổ cập trong công chúng và trong giới sáng tác, công trình này sẽ trang bị cho họ những tri thức vững chắc, khoa học, hầu giúp họ ý thức rõ hơn về sự viết sự đọc tác phẩm văn chương.

Tóm tắt luận án đã chuyên chở một cách khéo léo nội dung phong phú và những luận điểm khoa học quan trọng của công trình. Tính hệ thống và tính khoa học là rất rõ. Đặc biệt, tính sáng tạo là ưu điểm nổi bật của luận án. Tóm tắt luận án đã vượt qua khuôn mẫu công thức thường thấy để trình bày đề tài nghiên cứu của mình theo một logic riêng, một cách chủ động và nhuần nhuyễn. Điều đó thể hiện qua những đề mục lớn nhỏ; những dẫn chứng minh họa đắt và sinh động. Các nhận định, đánh giá thường uyển chuyển.

Tóm lại, với tất cả ưu điểm trội bật trên đây tôi nghĩ rằng luận án “Phân loại văn học theo chức năng” có tầm vóc cao hơn một luận án Phó Tiến sĩ.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

CÁC BẢNG DANH MỤC NGHỆ THUẬT

  • Bảng danh mục của Hegel và Belinskij
  1. Kiến trúc
  2. Điêu khắc
  3. Hội họa
  4. Âm nhạc
  5. Thơ (văn học – LV)
  • Các bảng danh mục trong các sách mỹ học Mác – xít từ năm 1960 (theo tên sách, tên tác giả, năm xuất bản tại Liên Xô)
  1. Nguyên lý mỹ học Marx – Lenin (Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô – 1960) – bản dịch
  2. Kiến trúc
  3. Nghệ thuật thực dụng
  4. Điêu khắc
  5. Hội họa và nghệ thuật vẽ (Đồ họa – LV)
  6. Văn học có tính nghệ thuật (Văn nghệ thuật – LV)
  7. Âm nhạc
  8. Nghệ thuật nhảy múa
  9. Kịch
  10. Điện ảnh
  11. Nghệ thuật và mỹ học (A. Zix – 1967)
  12. Văn nghệ thuật
  13. Nghệ thuật tạo hình: Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc, Ảnh nghệ thuật.
  14. Nghệ thuật biểu hiện: Kiến trúc, Nghệ thuật trang trí – thực dụng, Âm nhạc, Múa.
  15. Nghệ thuật tổng hợp: Sân khấu, Tạp kỹ, Xiếc, Điện ảnh, Vô tuyến truyền hình.
  16. Các loại hình nghệ thuật (V. Koginov. 1960 – 1963 – dịch)
  17. Kiến trúc
  18. Hoa văn
  19. Nhảy múa
  20. Âm nhạc
  21. Điêu khắc
  22. Hội họa
  23. Nghệ thuật ngôn ngữ – văn học
  24. Sân khấu
  25. Nghệ thuật điện ảnh
  26. Mỹ học (I.B. Axtakhov. 1971)
  27. Kiến trúc
  28. Điêu khắc và hội họa
  29. Âm nhạc
  30. Văn học

 

  1. 5. Mỹ học Marx – Lenin (M.F. Ovxianhicoov chủ biên, 1973)
  2. Kiến trúc 6. Âm nhạc
  3. Nghệ thuật trang trí 7. Múa
  4. Nghệ thuật tạo hình 8. Sân khấu

(Điêu khắc, Hội họa, Đồ họa)               9. Điện ảnh

  1. Ảnh nghệ thuật 10. Vô tuyến truyền hình
  2. Văn nghệ thuật 11. Tạp kỹ và xiếc
  3. Mỹ học (Iu. Borev. 1975)
  4. Nghệ thuật thực dụng 8. Sân khấu
  5. Xiếc 9. Âm nhạc
  6. Kiến trúc 10. Múa
  7. Nghệ thuật trang trí 11. Nhiếp ảnh
  8. Hội họa và đồ họa 12. Điện ảnh
  9. Điêu khắc                    13. Vô tuyến truyền hình
  10. Văn học 14.Nghệthuật công nghiệp
  11. Chương trình Nguyên lý mỹ học Marx – Lenin ( Bộ Giáo dục Đại học và Trung học Chuyên nghiệp Liên Xô – 1975)
  12. Nghệ thuật trang trí – thực 6. Văn nghệ thuật

dụng, thiết kế công nghiệp                   7. Sân khấu

  1. Kiến trúc 8. Tạp kỹ – Xiếc
  2. Hội họa và đồ họa 9. Múa
  3. Điêu khắc 10. Điện ảnh
  4. Âm nhạc                      11. Vô tuyến truyền hình
  1. Mỹ học Marx – Lenin (M.F. Ovxianhicôv chủ biên, 1983)
  2. Văn nghệ thuật 8. Múa
  3. Kiến trúc 9. Sân khấu
  4. Nghệ thuật trang trí 10. Ảnh nghệ thuật
  5. Điêu khắc 11. Điện ảnh
  6. Hội họa 12. Vô tuyến truyền hình
  7. Đồ họa 13. Tạp kỹ và xiếc
  8. Âm nhạc
  9. Nguyên lý mỹ học Marx – Lenin (I.A. Lukin, 1984)
  10. Nghệ thuật ứng dụng
  11. Kiến trúc
  12. Nghệ thuật tạo hình (Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc, Ảnh nghệ thuật)
  13. Văn nghệ thuật
  14. Âm nhạc
  15. Sân khấu và điện ảnh 
  1. Mỹ học đại cương (Lê Ngọc Trà – Lâm Vinh – Huỳnh Như Phương – Phần các loại hình nghệ thuật do L. V. viết, 1984)
 

Hệ thống 1: Nghệ thuật đơn tính:

Hệ thống 2: Nghệ thuật lưỡng tính
1. Điêu khắc

2. Hội họa – Đồ họa

3. Văn chương

4. Âm nhạc

5. Múa

6. Sân khấu

7. Phim (trong điện ảnh và truyền hình)

1. Kiếntrúc

2. Đồ dùng – Công cụ

3. Trang trí

4. Hoa văn

5. Điêu khắc ứng dụng

6. Hội họa – Đồ họa ứng dụng

7. Nhiếp ảnh

8.Văn chương ứng dụng

9. Âm nhạc ứng dụng

10. Múa ứng dụng

11. Sân khấu ứng dụng

12. Màn ảnh ứng dụng

13. Xiếc

14. Thể thao nghệ thuật

 

Phụ lục 2

CÁC BẢNG DANH MỤC LOẠI THỂ VĂN HỌC

PHẦN 1

Phần tham khảo các tài liệu cổ phương tây:

  • Aristotle Hegel Bielinsky: 3 loại: tự sự, trữ tình, kịch.

Phần tham khảo các tài liệu Trung Hoa:

  • Tào Phi: 8 thể, chia 2 loại: tấu, nghị, thư, luận, minh, lỗi; và thi, phú.
  • Lưu Hiệp: 21 thể, gồm 11 thể văn: thơ, nhạc phủ, phú, tụng, tán, chúc minh, minh châm, lũy bi, ai điếu, tạp văn, hài ẩn.

Gồm 10 thể bút: sử truyện, chư tử, luận thuyết, chiếu sách, hịch di, phong thiện, chương biểu, tấu khải, nghị đối, thư ký.

Các tài liệu trước 1945 của Việt Nam:

* Bùi Kỷ (Quốc văn cụ thể) chia 4 lối văn:

– Có vần mà không đối
– Có vần – đối nhau
– Đối nhau – không vần
– Không vần – không đối (văn xuôi, tản văn)

* Dương Quảng Hàm:

– Vận văn
– Biền văn
– Tản văn (văn xuôi)

PHẦN II

(Ở Việt Nam, từ 1960 về sau, theo tên sách, tên tác giả, năm xuất bản)

  1. Mấy vấn đề văn học (Nguyễn Lương Ngọc, 1960)

Chia 4 loại: thơ, tiểu thuyết, kịch, và một số loại văn xuôi khác (tùy bút, tạp văn).

  1. Những nguyên lý về lý luận văn học (Hà Minh Đức, 1962)

Chia 4 loại: thơ ca, tiểu thuyết, kịch, tản văn.

  1. Cơ sở lý luận văn học (Hà Minh Đức, 1985)

Chia 4 loại: thơ trữ tình, các thể ký văn học, tiểu thuyết, kịch.

  1. Lý luận văn chương (Lâm Vinh, Phùng Văn Nghệ – 1986)

Chia 3 loại: trữ tình, tự sự, kịch.

Giới thiệu thêm: ký tự sự

  1. Lý luận văn học sơ giản (ĐHSP TPHCM)

Chia 5 loại: trữ tình, tự sự, kịch, ký, luận

  1. Lý luận văn học (Hà Minh Đức, Lý Hòa Thu, 1995)

Chia 4 loại: thơ, tiểu thuyết, kịch, các thể ký văn học (trong đó có ký chính luận)

  1. Lý luận văn học – vấn đề và suy nghĩ (Nguyễn Văn Hạnh, 1995)

Chia 5 loại: thơ, truyện, ký, uận, kịch

  1. Nguyên lý lý luận văn học (L. Timophiev, HN 1962 – dịch)

Chia 6 loại: tự sự (dịch: kể chuyện), trữ tình (dịch: thơ trữ tình), tự sự – trữ tình (dịch: kể chuyện – trữ tình), lịch sử – nghệ thuật, kịch, châm biếm.

  1. Lý luận văn học (N.A. Gulaiev, HN 1982 – dịch)

Chia 3 loại: tự sự (gồm cả ký), trữ tình (gồm cả trào phúng, ngụ ngôn…), kịch (gồm cả các loại kịch hài).

  1. Dẫn luận nghiên cứu văn học (G. Pospelov chủ biên, HN, 1985- dịch)

Chia 4 loại: các thể tài tự sự, các thể tài kịch, các thể tài trữ tình (bao gồm thơ châm biếm), các thể tài tự sự – trữ tình (kể cả ngụ ngôn).

  1. Văn học (Giáo khoa phổ thông) (Trần Đình Sử, 1990). Chia 3 loại: tự sự (bao gồm các loại truyện, truyện dân gian, các thể ký), trữ tình (bao gồm các thể thơ, ca dao, phú, văn tế), kịch (các loại kịch nói và hát).
  2. Văn học (Giáo khoa phổ thông) (Lê Ngọc Trà, 1990). Chia 3 loại: truyện (bao gồm cả ký), thơ (thơ trữ tình cổ và hiện đại), kịch (các loại kịch nói và hát). 

Phụ lục 3

CÁC BẢNG DANH MỤC CHỨC NĂNG NGHỆ THUẬT

(Theo tác giả, trong các tài liệu mỹ học và lý luận văn học)

 

Trong tài liệu mỹ học

  1. 1970 – M. Marcov

– Ba chức năng đặc thù:

  1. Nhận thức các hàm ý, nhận thức mặt tình cảm của hiện thực con người.
  2. Rèn luyện kinh nghiệm cảm xúc, khả năng rung cảm mạnh mẽ, tinh tế của con người.
  3. Đền bù, tạo khả năng sống nhiều cuộc sống hơn cuộc sống thường ngày.

– Một chức năng phổ biến (của nghệ thuật và khoa học):

  1. Nhận thức nói chung
  2. 1972 – M. Kagan

Chức năng tổng quát: Mô hình hóa sự sống một cách hình tượng, bổ sung cho đời sống thực tế của con người bằng sự sống trong nghệ thuật.

  1. 1973 – M. Kagan

Năm chức năng cụ thể:

  1. Khai sáng
  2. Phương pháp luận
  3. Giáo dục
  4. Giải trí
  5. Thông tin

Một chức năng tổng quát:

  1. Bổ sung làm phong phú kinh nghiệm sống chật hẹp của cá nhân bằng cuộc sống tưởng tượng, theo một định hướng nhất định.
  2. 1975 – Iu. Borev

Chín chức năng:

  1. Cải tạo – xã hội 6. Giáo dục
  2. Nhận thức – phát hiện 7. Khiêu gợi
  3. Quan niệm – nghệ thuật 8. Thẩm mỹ
  4. Dự báo (cassandre) 9. Gây khoái cảm
  5. Thông tin – giao tiếp
  6. 1977 – L. N. Xtolovich (trong hai tài liệu: Bản chất của giá trị thẩm mỹ” của Xtôlôvich, và “Những vấn đề đạo đức học và mỹ học” do Iliađi chủ biên)

Tám bình diện của giá trị nghệ thuật -> 13 chức năng tương ứng:

1. Sáng tạo 1. Phát hiện  
2. Thông tin – phản ánh 2. Tiên đoán

3. Nhận thức

4. Soi sáng

5. Bộ nhớ xã hội

3. Tâm lý 6. Truyền nhiễm

7.  Bù đắp

4. Xã hội

5. Tín hiệu

8. Tổ chức xã hội

9. Giao tế

6. Đánh giá 10. Đánh giá
7. Giáo dục 11. Giáo dục
8. Trò chơi 12. Giải trí

13. Khoái cảm

  1. 1982 – I. A. Lukin

Ba chức năng:

  1. Nhận thức
  2. Giáo dục tư tưởng và đạo đức
  3. Thẩm mỹ
  4. 1983 – G. P. Turuk (Trong lần tái bản cuốn “Mỹ học Mác – Lênin”, 1973, của đại học Liên Xô – Xem số thư mục)

Hai chức năng:

  1. Nhận thức
  2. Giáo dục

Trong tài liệu lý luận văn học

(Xuất bản trong nước)

  1. 1980 – Bùi Ngọc Trác

Ba chức năng:

  1. Nhận thức
  2. Giáo dục
  3. Thẩm mỹ
  4. 1982 – N. A. Gulaiev

Một chức năng: Giáo dục

  1. 1984 – Lê Đình Kỵ

Ba chức năng:

  1. Giao lưu tình cảm
  2. Nhận thức
  3. Giáo dục
  4. 1985 – G. Pospelov (Rút ra trong phần “Sáng tác nghệ thuật”)

Ba chức năng:

  1. Nhận thức
  2. Giáo dục xã hội
  3. Thẩm mỹ
  4. 1986 – Lâm Vinh

Năm chức năng:

  1. Nhận thức
  2. Giáo dục
  3. Thẩm mỹ
  4. Thông tin – giao tiếp
  5. Giải trí
  6. 1986 – Lê Ngọc Trà

Bốn chức năng:

  1. Nhận thức
  2. Giáo dục
  3. Thẩm mỹ
  4. Giao tiếp
  5. 1992 – Trần Đình Sử

Bốn chức năng:

  1. Nhận thức/ tự nhận thức
  2. Thẩm mỹ
  3. Giáo dục
  4. Giải trí
  5. 1992 – Lê Ngọc Trà

Sáu chức năng:

  1. Tự bộc lộ 4. Giải trí
  2. Nhận thức/tự nhận thức 5. Thẩm mỹ
  3. Giáo dục/tự giáo dục 6. Giải trí
  4. 1995 – Nguyễn Văn Hạnh

Tổng số chín chức năng:

  1. Nhận thức 6. Nhân đạo hóa
  2. Giáo dục 7. Sáng tạo
  3. Thẩm mỹ 8. Tự biểu hiện
  4. Giao tiếp 9. Dự báo
  5. Giải trí

và hai chức năng cơ bản:

  1. Giáo dục thẩm mỹ
  2. Giữ gìn, phát triển, truyền đạt sự sống, chất người cho con người
  3. 1995 – Phạm Thành Hưng

Ba chức năng kép:

  1. Nhận thức và dự báo
  2. Thẩm mỹ và giải trí
  3. Giáo dục và giao tiếp

Chú thích: Tất cả tên tài liệu trong 3 Phụ lục đều có trong Bảng Thư mục.

Phụ lục 4

HỆ THỐNG SƠ ĐỒ

HÌNH THÁI HỌC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Capture5 min 2 - Văn học nghệ thuật & chức năng(Lộ trình khám phá đặc trưng bản chất của văn học nghệ thuật) (Kỳ cuối) - Tác giả: Tiến sĩ Lâm Vinh

Sơ đồ tổng quát: Ba bậc thang mỹ hóa

Sơ đồ các quy luật tâm lý sáng tạo nghệ thuật (Sinh thành)

Capture4 min 2 - Văn học nghệ thuật & chức năng(Lộ trình khám phá đặc trưng bản chất của văn học nghệ thuật) (Kỳ cuối) - Tác giả: Tiến sĩ Lâm Vinh

1.Quy luật chủ thể hóa nghệ thuật (Sđ 7, tr 113)

Capture3 1 - Văn học nghệ thuật & chức năng(Lộ trình khám phá đặc trưng bản chất của văn học nghệ thuật) (Kỳ cuối) - Tác giả: Tiến sĩ Lâm Vinh

  1. Quy luật tình cảm – cảm xúc (Sđ 8, tr 137)
  2. Quy luật tưởng tượng – hư cấu

     Capture2 min 1 3 - Văn học nghệ thuật & chức năng(Lộ trình khám phá đặc trưng bản chất của văn học nghệ thuật) (Kỳ cuối) - Tác giả: Tiến sĩ Lâm Vinh                    

Sơ đồ hình thái học của hình tượng

Capture1 min 3 - Văn học nghệ thuật & chức năng(Lộ trình khám phá đặc trưng bản chất của văn học nghệ thuật) (Kỳ cuối) - Tác giả: Tiến sĩ Lâm Vinh

Chú thích: Tham khảo thêm các sơ đồ: hình thái học nghệ thuật theo lịch đại (trang 74, 76, 77), ba vùng mỹ hóa (trang 78, 79) chuyển hóa nghệ thuật và phi nghệ thuật giữa hai cực A, B (trang 79), tính minh họa và tính luận đề (trang 206) tuyên truyền và nghệ thuật (trang 175).

 

MỤC LỤC CÁC SƠ ĐỒ

 

Số thứ tự

SƠ ĐỒ

1a

 

 

 

 

1b

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

4

 

5

 

6

 

7

 

 

 

 

8

 

 

 

9

 

 

 

10

 

 

 

 

11

 

 

 

12

 

 

13

 

14

 

15

 

 

16

 

17

 

 

18

19

 

20

 

21

 

22

23

Nội dung sơ đồ

 

Chương 2: Vấn đề chức năng

Ba bậc thang thẩm mỹ hóa, hai hệ thống nghệ thuật

(1. TM – phi NT 2. TM – NT lưỡng tính 3. TM – NT đơn tính)

 

Ba bậc thang hình thái học, ba cấp độ mỹ hóa

(Từ cái đẹp – phi NT, đến hai khái niệm nghệ thuật)

Ba bậc thang mỹ hóa, sự phân cực theo lịch đại

(1.   Phi NT 2. NT nguyên hợp LT 3. NT thuần nhất ĐT)

Tiền sử              tiền sử            cổ đại

Ba dòng văn học song hành phát triển

(VH dân gian LT – VH bác học LT – VH bác học ĐT)

Tính quang phổ từ cực phi NT đến NT đơn tính

Ba vùng chuyển hóa đồng tâm từ phi NT đến NT

Ba tầng hình tháp của hoạt động thẩm mỹ – nghệ thuật

Sự tăng và giảm ngược chiều giữa hai cực về hai đặc trưng ích dụng thẩm mỹ – nghệ thuật.

 

Chương 3: Chức năng phi nghệ thuật

Ba bậc thang – ba loại văn bản phi nghệ thuật và nghệ thuật

(Văn bản khoa học lịch sử – văn bản văn sử bất phân – văn bản tự sự nghệ thuật)

Hai vùng ranh giới không rõ ràng về thể tự sự giữa ba bậc thang

(Giữa ký báo chí – ký văn học; giữa ký văn học – tiểu thuyết)

Hai vùng ranh giới không rõ ràng về thể trữ tình giữa ba bậc thang

(Giữa chính luận – chính luận nghệ thuật; giữa chính luận NT – NT trữ tình)

Chương 4: Chức năng nghệ thuật đơn tính

Ba bậc thang hình thái học của chủ thể thẩm mỹ

(Năng lực TM phổ biến – Tài năng NT kiểu nghệ nhân – Thiên tài NT kiểu nghệ sĩ)

Điểm xuất phát nghịch chiều của hai hình thái sáng tạo

(NTĐT: từ cá nhân – NTLT: từ cộng đồng)

Hai cực chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ (S – O)

Ba bậc thang hình thái học của cảm xúc thẩm mỹ

Bảng tập hơp – quy tụ những khái niệm cơ bản của guồng máy tâm lý sáng tạo nghệ thuật (đơn tính)

Ba bậc thang hình thái học của khái niệm hình tượng

Hai trục tọa độ về vị trí các thể loại văn học

 

Chương 5: Chức năng nghệ thuật lưỡng tính

Quang phổ của các thể loại trữ tình dân gian

Ba bậc thang hình thái học của chức năng tuyên truyền

Quang phổ từ cực khách thể hóa đến chủ thể hóa của các thể kỷ.

Ba bậc thang hình thái học của khái niệm hư cấu

Quang phổ của khái niệm hư cấu

Vị trí của các thể văn minh họa và văn luận đề

Tổng số 23 sơ đồ

 

Trang

 

 

 

 

100

 

 

 

101

 

108

 

 

 

 

111

 

 

112

 

114

 

115

 

116

 

 

 

 

131

 

 

144

 

 

 

150

 

 

 

 

166

 

 

 

179

 

192

 

196

 

208

 

234

 

236

 

 

247

260

 

278

 

287

 

287

300

 

 

THƯ MỤC

TRIẾT HỌC – MỸ HỌC (KHÁI LUẬN)

1a. K. Marx, F. Engels – Về văn học và nghệ thuật. NXB Xã hội, Paris (NXB Sự Thật, Hà Nội (HN), 1958).

1b. K. Marx, F. Engels, V. Lênin – Về văn học và nghệ thuật. NXB Sự Thật, HN, 1977.

  1. F. Engels – Biệnchứng của tự nhiên. NXB Sự Thật, HN, 1976.
  2. V. Lenin – Bàn về văn hóa văn học. NXB Văn Học, HN, 1977.
  3. V. Lenin – Bút ký triết học. NXB Sự Thật, HN, 1963.
  4. Hồ Chí Minh – Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. NXB Văn học, HN, 1981.
  1. I. B. Axtakhov – Mỹ học[3]NXB Công Nhân, Mạc Tư Khoa (MTK), 1971*.

7a. Iu. B. Borev – Những phạm trù mỹ học cơ bản. NXB Trường Cao đẳng MTK, 1960.
7b. Iu. B Borev – Mỹ học. NXB Văn liệu Chính trị, MTK 1975.

  1. V. PH. Berexoniov và G. A. Neđosivin (Tổng biên tập) – Nguyên lý mỹ học Mác – Lênin (3 tập), NXB Sự Thật HN, 1961.
  2. Trường Chinh – Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam, NXB Sự Thật, HN, 1974
  3. Chương trình Nguyên lý mỹ học Mác – Lênin của các trường Đại học Liên Xô, NXB Tư Tưởng, MTK, 1975.
  4. Chương trình Nguyên lý mỹ học Mác – Lênin của các trường Đại học Mác – Lênin (Liên Xô), NXB Trường Cao đẳng, MTK, 1979.
  5. B. A. Erengroxx – Mỹ học – Khoa học diệu kỳ. NXB Văn hóa, HN, 1984.
  6. K. Garanov – Hình tượng nghệ thuật và đời sống lịch sử của nó. NXB Nghệ thuật, MTK, 1970.
  7. F. V. Hegel – Mỹ học (4 tập) Nhữ Thành dịch theo bản dịch tiếng Nga, NXB Nghệ thuật, MTK, 1966. Có đối chiếu với nguyên bản tiếng Đức (Bản in rônêô nội bộ của Viện Văn học, HN, 1973).
  8. Đ. Huisman – Mỹ học. Paris, 1961. (Denis Huisman – L’ Esthétique. PUF, Paris, 1961).
  9. Đ. Huisman và G. Patric – Mỹ học công nghiệp. Paris, 1961 (Denis Huisman et Georges Patrix: L’ Esthétique industruelle. PUF, Paris, 1961).
  10. M. Kagan – Hình thái học nghệ thuật. NXB Nghệ thuật Leningrad, 1972.
  11. Lê Hữu Khải – Thẩm mỹ học. NXB Khai Trí, Sài Gòn, 1973.
  12. V. Koginov – Các loại hình nghệ thuật. NXB Văn hóa – Nghệ thuật, Hà Nội, 1963.
  13. Charle Lalo – Những khái niệm mỹ học. Pari, 1952 (Charles Lalo – Notions d’esthétique. Paris, 1952).
  14. B. S Maylak – Trên ranh giới giữa khoa học và nghệ thuật. Nxb Khoa học, Lêningrad, 1971.

22a. M. Markov – Nghệ thuật là một quá trình. (Nguyên lý lý thuyết chức năng về nghệ thuật). NXB Nghệ thuật, MTK, 1970.

22b M. Nédoncelle – Nhập môn mỹ học. Pari, 1953.

(M. Nédoncelle – Introduction à l’esthétique. Paris, 1953).

  1. I. A. Lukin, V. C. Xcacherơsiccôv – Nguyên lý mỹ học Mác Lênin. NXB Sách giáo khoa Mác – Lênin, HN, 1984.
  2. M. F. Ovxianhicov (chủ biên) – Mỹ học Mác – Lênin. NXB Đại học MTK, 1973 – NXB Văn hóa, HN
  3. M. F. Ovxianhicov (chủ biên) – Mỹ học Mác – Lênin. NXB Đại học MTK, 1983 – Nxb Văn hóa, HN, 1987.
  4. G. V Plekhanov – Nghệ thuật và đời sống xã hội; NXB Văn hóa – Nghệ thuật, 1963
  5. Nguyễn Quân ­– Ghi chú về nghệ thuật. NXB Mỹ thuật, HN, 1990.
  6. Chernyshevskij ­– Quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật đối với hiện thực. NXB Văn hóa – Nghệ thuật, HN, 1962.
  7. Hoàng Tụy – Phương pháp tiếp cận hệ thống. Tư liệu, Đại học Sư phạm Hà Nội.
  8. Chu Quang Tiềm – Tâm lý văn nghệ. NXB TP. Hồ Chí Minh, 1991.
  9. Lê Ngọc Trà – Lâm Vinh – Đi tìm cái đẹp. NXB TP. Hồ Chí Minh, 1982.
  10. Lê Ngọc Trà – Lâm Vinh – Huỳnh Như Phương – Mỹ học đại cương. NXB Văn hóa – Thông tin, 1994.
  11. Viện Triết học, UBKHXHVN – Mấy vấn đề đạo đức và thẩm mỹ, Hà Nội, 1993.
  12. L. Vugodskij – Tâm lý học nghệ thuật, NXB KHXH, Hà Nội, 1981.
  13. Nguyễn Văn Xung – Thẩm mỹ học thông khảo. Đại Nam, CA, USA.

40a. A. Ziss – Nghệ thuật và mỹ học – (nhập môn nghệ thuật học). NXB Nghệ thuật, MTK, 1967.

40b. A. Ziss – Nguyên lý mỹ họcmác xítNXB Tiến bộ, MTK, 1977. (Avner Ziss – Éléments d’esthétique marxiste, E. Progré, Moscou, 1977)

(Những sách tiếng Nga (in đậm) chưa xuất bản ở Việt Nam, có tham khảo các bài dịch nội bộ của các dịch giả Phan Ngọc, Hoàng Ngọc Hiến, Hoài Lam.)

 

LÝ LUẬN VĂN HỌC (KHÁI LUẬN)

40c. Aristotle – Nghệ thuật thơ ca. NXB Văn hóa, Hà Nội, 1964.

  1. Bộ môn Lý luận văn học: Lý luận văn chương (sơ giản) – Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 1986.
  2. Hà Minh Đức (chủ biên) – Lý luận văn học. NXB Giáo dục, HN 1995.
  3. N. A. Gulaiev – Lý luận văn học. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp (THCN), HN, 1982.
  4. Nguyễn Văn Hạnh – Huỳnh Như Phương – Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ. NXB Giáo dục, HN, 1995.
  5. Lê Đình Kỵ – Tìm hiểu văn học. NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1984.
  6. Đặng Thai Mai – Văn học khái luận. Liên hiệp xuất bản cục Sài Gòn, 1950.
  7. Nguyễn Lương Ngọc (chủ biên)- Cơ sở lý luận văn học (3 tập). NXB Đại học và THCN, HN, 1982 – 1983.
  8. G. Pospelov (chủ biên) – Dẫn luận nghiên cứu văn học (2 tập). NXB Giáo dục, HN, 1985.
  9. Trần Đình Sử – Văn lớp 10, 11, 12 – Phần lý luận văn học. NXB Giáo dục, HN, 1990.
  10. Trần Đình Sử – Giáo trình thi pháp học. Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.
  11. L. Timopheev (2 tập) – Nguyên lý lý luận văn học, NXB Văn hóa – Viện Văn học, HN, 1962.
  12. Lê Ngọc Trà – Văn lớp 10, 11, 12 – Phần lý luận văn học. NXB Giáo dục, HN, 1990.
  13. Nguyễn Văn Trung – Lược khảo văn học (3 tập). NXB Nam Sơn, Sài Gòn, 1965 – 1968.

LÝ LUẬN SÁNG TÁC – PHÊ BÌNH VĂN HỌC

  1. M. Arnaudov – Tâm lý học sáng tạo văn học. NXB Văn học, HN, 1978
  2. N. Boileau – Nghệ thuật thơ ca (Nguyễn Trác dịch). Tư liệu Đại học Sư phạm Hà Nội.
  3. M. Bakhtin ­– Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki. NXB Giáo dục, 1993.

57b. M. Bakhtin ­– Lý luận và thi pháp tiểu thuyết. Trường Nguyễn Du, 1992.

  1. Nguyễn Phan Cảnh. Ngôn ngữ thơ. NXB Đại học THCN, 1987.
  2. Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lý, Hoàng Như Mai, Phan Sĩ Tấn, Đàm Gia Cần – Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể. NXB Giáo dục, HN, 1971.
  3. Hà Minh Đức – Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại. NXB KHXH, HN, 1974
  4. M. Gorki – Bàn về văn học (2 tập). NXB Văn học, 1970.

61b. P. M Jakobson – Tâm lý học sáng tạo nghệ thuật. NXB Tri Thức, MTK, 1971.

  1. R. Jakobson – Ngôn ngữ học và thơ ca (Cao Xuân Hạo dịch). Tư liệu, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. Nguyễn Văn Hạnh – Suy nghĩ về văn học. NXB Văn học, HN, 1979.
  3. Lưu Hiệp – Văn tâm điêu long (Phương Lựu dịch và giới thiệu trong “Thông báo nghệ thuật” – Bộ Văn hóa; Phan Ngọc dịch và giới thiệu trong tạp chí “Văn học nước ngoài”, Hội Nhà văn).
  4. Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Nam – Đà Nẵng – Nhà văn bàn về nghề văn, 1983.
  5. M. B. Khrapchenko – Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, NXB Tác Phẩm Mới, HN, 1978.
  6. M. N. Khrapchenko – Sáng tạo nghệ thuật – hiện thực – con người (2 tập), NXB KHXH, HN, 1984.
  7. I.S. Lisevich – Tư tưởng văn học Trung Quốc cổ xưa. Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 1993.
  8. Phương Lựu– Lỗ Tấn nhà lý luận văn học. NXB Đại học THCN, HN, 1977.
  9. Nguyễn Đăng Mạnh – Nhà văn tư tưởng phong cách. NXB Văn học, HN, 1983.
  10. Nguyễn Đăng Mạnh – Mấy vấn đề về phương pháp tìm hiểu phân tích thơ Hồ Chủ Tịch. NXB Giáo dục, HN, 1981.
  11. Đặng Thai Mai – Trên đường học tập và nghiên cứu (2 tập). NXB VH, HN, 1969.
  12. Phùng Quí Nhâm – Lâm Vinh – Tiếp cận văn học. Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 1994.
  13. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức – Thơ ca Việt Nam (hình thức và thể loại). NXB KHXH, HN, 1971.
  14. Huỳnh Như Phương – Những tín hiệu mới. NXB Trẻ, 1995.
  15. K. Pautopxki – Bông hồng vàng. NXB Văn học, HN, 1983
  16. K. Pautopxki – Một mình với mùa thu. NXB Tác Phẩm Mới, HN, 1974
  17. Vũ Ngọc Phan – Nhà văn hiện đại (2 tập). NXB KHXH, HN, 1989.
  18. Vũ Ngọc Phan – Trên đường nghệ thuật. NXB Thời Nay, Sài Gòn, 1963.
  19. Trần Đình Sử – Thi pháp thơ Tố Hữu. NXB Tác Phẩm Mới, 1987
  20. Nguyễn Minh Tấn (chủ biên) – Từ trong di sản. NXB Tác Phẩm Mới, HN, 1988.
  21. Hoài Thanh – Hoài Chân – Thi nhân Việt Nam. NXB Thiều Quang, Sài Gòn, 1967.
  22. L. Timopheev – Lịch sử – Lý luận thơ ca Nga – Tư liệu, Đại học Sư phạm Hà Nội.
  23. Nguyễn Đình Thi – Công việc của người viết tiểu thuyết. NXB Văn Học, HN, 1965.
  24. Lê Ngọc Trà – Lý luận và văn học. NXB Trẻ, 1987
  25. Chế Lan Viên – Suy nghĩ và bình luận. NXB Văn học, HN, 1971.
  26. Xuân Diệu – Và cây đời mãi mãi xanh tươi. NXB Văn học, HN, 1971.

VĂN HỌC SỬ

91B. Phan Kế Bính – Việt Hán Văn Khảo. NXB Mạc Lâm, Sài Gòn, 1970.

  1. Hà Như Chi – Việt Nam thi văn giảng luận. NXB Sóng Mới, Sài Gòn, 1974.
  2. Phạm Văn Diêu – Văn học Việt Nam. NXB Tân Việt, Sài Gòn 1960.
  3. Dương Quảng Hàm – Việt Nam văn học sử yếu. Trung tâm học liệu, Sài Gòn, 1968.
  4. Dương Quảng Hàm – Việt Nam thi văn hợp tuyển. Trung tâm học liệu, Sài Gòn, 1968.
  5. Phạm Thị Hảo – Lịch sử văn học Trung Quốc. Trung tâm học liệu, Sài Gòn, 1968.
  6. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) – Văn học Phương Tây (2 tập). NXB Giáo dục, HN, 1963.
  7. Đinh Gia Khánh – Chu Xuân Diên – Văn học dân gian Việt Nam. NXB Đại học THCN, Hà Nội, 1973.
  8. Lê Đình Kỵ – Thơ mới, những bước thăng trầm. NXB Tp Hồ Chí Minh, 1989.
  9. Phong Lê (chủ biên) – Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp. NXB KHXH, HN, 1986.
  10. Nguyễn Đức Nam (chủ biên) – Văn học phương Tây. NXB Giáo dục, HN, 1986.
  11. Hoàng Xuân Nhị – Lịch sử văn học Nga. Đại học Tổng hợp HN, 1962.
  12. Phạm Đan Quế – Truyện Kiều đối chiếu, NXB Hà Nội, 1991
  13. Đoàn Rạng, Vũ Quý Mãi, Trần Như Thuần, Đỗ Quang Giai – Mười thế kỷ văn chương Pháp. Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn, 1961.
  14. Hoài Thanh – Nói chuyện thơ kháng chiến. NXB Văn nghệ, HN, 1954.
  15. Lê Trí Viễn – Đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam, NXB Đại học và THCN, HN, 1987

[1] Một số tên gọi thể loại âm nhạc châu Âu, từ thể loại nhỏ đến lớn:

Thanh nhạc: Rômăngxơ, banlat, aria, căngtat, ôratôriô, ôpêra.

Khí nhạc: Prêluyt, nôctuyêc, variaxông, rapxôdia, phăngtadi, pôlône, nhạc balê, uvectuya, côngxectô, ximphôni (giao hưởng).

[2] Phần Các bảng danh mục nghệ thuật được viết và in trong cuốn giáo trình Mỹ học đại cương, NXB Văn hóa Thông tin 1994.

[3] Những tên sách in chữ đậm là sách bằng tiếng nước ngoài.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây