Giới thiệu khái quát huyện Hoài Nhơn

Giới thiệu khái quát huyện Hoài Nhơn

Giới thiệu khái quát huyện Hoài Nhơn

I.Điều kiện tự nhiên:

1. Vị trí địa lý:

Huyện Hoài Nhơn nằm ở phía bắc tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 87 km. Có Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt thống nhất Bắc – Nam đi qua, là cửa ngõ giao lưu kinh tế quan trọng ở phía bắc tỉnh Bình Định, là điểm đầu mối giao thông quan trọng đến các huyện Hoài Ân, An Lão và là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có nhiều tiềm năng về đất đai, lao động, ngành nghề.

Tọa độ địa lý từ 1080 56 đến 1090 0650 kinh độ Đông và 140 21 20 đến 140 3130 vĩ độ Bắc.

* Ranh giới hành chính:

– Phía bắc giáp huyện Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi).

– Phía nam giáp huyện Phù Mỹ – (tỉnh Bình Định).

– Phía tây giáp huyện Hoài Ân và An Lão.

– Phía đông giáp Biển Đông.

* Đơn vị hành chính:Toàn huyện có 17 đơn vị hành chính gồm 15 xã và 2 thị trấn: Các xã Hoài Sơn, Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Phú, Hoài Hảo, Hoài Tân, Hoài Đức, Hoài Mỹ, Hoài Xuân, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Hoài Hương, Hoài Hải, Tam Quan Nam, Tam Quan Bắc và 02 thị trấn: Bồng Sơn, Tam Quan.

2. Địa hình:

Địa hình huyện Hoài Nhơn có xu hướng thấp dần về hướng Đông Bắc và chia làm 2 dạng địa hình chính:

– Dạng địa hình đồng bằng: Được bao bọc bởi các dãy núi như một thung lũng 3 mặt (Bắc, Tây, Nam) với độ cao trung bình 8-10m, nơi cao nhất giáp các dãy núi là 25m, nơi thấp nhất là giáp biển 1m.

– Dạng địa hình đồi núi thấp: Núi nối liền nhau thành một dãy hình cung, độ cao bình quân là 400 m, thấp nhất là 100 m, cao nhất là 725m.

Nhìn chung, 2 dạng địa hình này mang đặc điểm khác nhau, chi phối đến sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện.

3. Khí hậu:

Theo tài liệu của trạm Khí tượng thủy văn Hoài Nhơn, khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt:

– Mùa khô: Từ tháng 1 đến tháng 8, bình quân số giờ nắng 8,5 giờ/ngày, nhiệt độ 26,90C, lượng mưa 120 mm/tháng, độ ẩm 79%. Đặc biệt mùa này có gió Tây khô nóng kéo dài khoảng 35 – 40 ngày.

– Mùa mưa: Từ tháng 9 đến tháng 12, bình quân số giờ nắng 4,5 giờ/ngày, nhiệt độ 25,60C, lượng mưa 517 mm/tháng, độ ẩm cao 86%. Đặc biệt mùa này có gió mùa Đông Bắc và bão có tốc độ gió mạnh, xoáy, kéo theo mưa lớn, gây nên lũ lụt.

4. Thủy văn:Có sông Lại Giang được hội tụ bởi sông Kim Sơn (Hoài Ân) và sông An Lão (An Lão) hợp lại thành, chảy qua địa bàn huyện Hoài Nhơn rồi đổ ra cửa biển An Dũ (Hoài Hương). Đây là con sông lớn nằm ở phía Nam huyện, có lưu lượng bình quân 58,6 m3/s, tương ứng với lượng nước đạt 1.844 m3/năm. Ngoài ra, còn có một số sông, suối nhỏ chủ yếu nằm ở phía Bắc huyện.

5. Đất đai:

– Hoài Nhơn có tổng diện tích tự nhiên 42.084,4 ha, có 3 loại đá mẹ chính là: Granít, Gơnai và đá Bazan được phong hóa thành 9 nhóm đất chính và chia làm 5 loại đất.

– Thực trạng sử dụng các loại đất trong toàn huyện đến năm 2016:

+ Đất nông nghiệp: 14.878,2 ha.

+ Đất lâm nghiệp:   20.084,9 ha.

+ Đất nuôi trồng thủy sản:  281,0 ha.

+ Đất chuyên dùng:  2.861,0 ha.

+ Đất ở:     1.552,2 ha.

5. Tài nguyên thủy sản:

          Hoài Nhơn có bờ biển dài 24 Km, có 2 cửa biển Tam Quan và An Dũ. Vùng biển Hoài Nhơn có khoảng 500 loài cá, trong đó có 38 loài cá có kinh tế và có nhiều đặc sản quý hiếm, giá trị xuất khẩu cao.

          6. Tài nguyên rừng:

Hoài Nhơn có trên 20.084,9  ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất : 12.061,6 ha, rừng phòng hộ 8.023,3 ha

7. Khoáng sản:

Tương đối đa dạng như: Cát trắng (Hoài Châu), quặng vàng (Hoài Đức), đá xanh (Hoài Châu Bắc), đá Granít (Hoài Phú), đất sét (Hoài Đức, Hoài Tân …), Ti tan ở các xã ven biển..

IDân số – lao động:

     – Theo niên giám thống kế năm 2017,Hoài Nhơn có trên211.340 người, mật độ dân 502người/km². Cơ cấu dân số: nam chiếm tỷ lệ 48,6%, nữ chiếm tỷ lệ 51,4%.

     – Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên: 141.644 người, số lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên: 141.116 người, số lao động có việc làm trong độ tuổi lao động: 117.240 người; trong đó: nông-lâm và thủy sản chiếm 52,24% (61.244 người), công nghiệp và xây dựng chiếm 21,10% (24.736 người), thương mại và dịch vụ chiếm 26,66% (31.260 người).

II. Cơ sở hạ tầng.

       Hiện nay, toàn huyện có 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Thị trấn Bồng Sơn đạt chuẩn văn minh đô thị năm thứ nhất, TT Tam Quan đạt chuẩn văn minh đô thị. Đây là điều kiện thuận lợi cho địa phương xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội cho người dân. Phấn đấu năm 2019 huyện Hoài Nhơn sẽ đạt chuẩn nông thôn mới và được công nhận đô thị Hoài Nhơn đạt chuẩn đô thị loại IV.

          1. Giao thông, vận tải: Hoài Nhơn có hệ thống giao thông khá đồng bộ. Huyện có Quốc lộ 1A chạy suốt chiều dài của huyện, khoảng 28,5 km và đường ven biển Nhơn Hội – Tam Quan (ĐT 639) phục vụ công tác quốc phòng, phát triển kinh tế biển và du lịch; tuyến đường 626, 630…các trục đường giao thông đã được cải tạo, đầu tư nâng cấp theo quy hoạch,phần lớn đã được bê tông hóa, kiên cố hơn 90% cầu, cống, đảm bảo lưu thông, trao đổi hàng hóa giữa các vùng: vùng núi, đồng bằng và ven biển.

Ảnh: Cầu Lại Giang – Tuyến đường ĐT 639

    – Đường sắt thống nhất Bắc – Nam chạy song song với Quốc lộ 1A và  đi qua 8 xã trong huyện, với chiều dài 29 km, có 2 ga Bồng Sơn và Tam Quan luân chuyển hàng hóa, hành khách trong và ngoài tỉnh.

    – Đường thủy: Với chiều dài đường bờ biển trên 24 km, kết hợp với mạng lưới sông ngòi phong phú là một ưu thế của giao thông vận tải thuỷ và phát triển kinh tế biển đánh bắt nuôi trồng hải sản. Trên địa bàn huyện có tuyến vận tải ven biển, tuyến vận tải thủy trên sông Lại Giang và sông Thiện Chánh.

    – Có 01 bến xe khách (Bến xe Bồng Sơn), diện tích bến 5.019 m2;lưu lượng hành khách qua bến trung bình 1.000-1.200 lượt khách/ngày đêm.

     – Cảng cá Tam Quan đang được đầu tư xây dựng với ưu thế của cảng kín gió, tạo điều kiện tốt để tàu thuyền neo đậu tránh trú bão, khai thác thủy sản, giao lưu, mua bán hàng hóa trong và ngoài địa phương.

     2. Thủy lợi: Hệ thống đập dâng nước Lại Giang được đầu tư nâng cấp, đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất cho trên 3.200 ha gieo trồng hàng năm. Trên địa bàn huyện hiện có 18 hồ chứa nướclớn nhỏ, 25 đập dâng nước, 01 đập ngăn mặn, 25 trạm bơm điện bảo đảm tưới cho trên 90% diện tích gieo trồng cây hàng năm. Đang triển khai thi công Đập ngăn mặn sông Lại Giang, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2020.

      Hệ thống kè chống xói lở Sông Lại Giang đang được đầu tư xây dựng. Khi đưa vào sử dụng sẽ ngăn lũ cho vùng ven sông thuộc các xã Hoài Đức, TT. Bồng Sơn, Hoài Xuân, Hoài Mỹ, Hoài Hương, Hoài Hải.

Ảnh: Kè chắn sóng Tam Quan Bắc

      3. Bưu chính viễn thông: Toàn huyện có 14 điểm Bưu điện văn hóa xã, 5 Bưu cục, có đầy đủ các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc trong nước và quốc tế. Hệ thống hạ tầng viễn thông được đầu tư xây dựng và ngày phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của xã hội, đặc biệt là dịch vụ điện thoại di động, internet. Sóng điện thoại đã phủ kín 17 xã, thị trấn.

     4. Cấp điện: Toàn huyện có 452 trạm biến áp, 662,26 km đường dây hạ thế, 99,7% số hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn. Với hệ thống nguồn điện phong phú, đảm bảo cấp điện cho các khu công nghiệp, các xí nghiệp hoạt động và đảm bảo cung cấp điện liên tục, đầy đủ cho 17 xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện.

     5. Cấp nước: Hoài Nhơn là một huyện đồng bằng ven biển, do đó, một số xã có nguồn nước bị nhiễm mặn, phèn, nhất là các xã ven biển thiếu nguồn nước ngọt để phục vụ sinh hoạt cho người dân trong vùng. Vì vậy, Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước ngọt (Trạm xử lý nước sạch hồ Mỹ Bình – Hoài Phú) cung cấp nước sinh sạch cho dân xã Tam Quan Bắc và một số vùng khác thuộc các xã Hoài Hải, Hoài Mỹ, Hoài Hương, Tam Quan Nam. Dự án cấp nước sạch cho 9 thị trấn tại tỉnh Bình Định, đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2009, cung cấp nước sinh hoạt cho 02 thị trấn Bồng Sơn, Tam Quan và một số xã lân cận.

     6. Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục được đầu tư phát triển về số lượng lẫn chất lượng. Đến cuối 2018 toàn huyện có 7 trường THPT, 17 trường THCS, 01 trường tiểu học – THCS, 25 trường tiểu học, 19 trường Mẫu giáo – Mầm non. Năm học 2017-2018,tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,97%; học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS 99,2%. Học sinh trúng tuyển lớp 10 trường công lập 1.342/2.480 học sinh, tỷ lệ 54,11% (điểm chuẩn vào lớp 10 huyện Hoài Nhơn cao nhất tỉnh).Tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đạt trên 80%.

     – Chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt, số lượng học sinh giỏi các cấp hằng năm đều tăng; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn 98%. Trên địa bàn 17 xã, thị trấn có 55/62 trường học đạt chuẩn Quốc gia. Trong đó, mầm non có 14/19 trường, tiểu học có 24/25 trường, trung học cơ sở có 17/18 trường. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được tiếp tục được đẩy mạnh.

     – Huyện có một  trường Trung cấp nghề và một Trung tâm Giáo dục thường xuyên hướng nghiệp đào tạo nghề ngắn hạn như điện dân dụng, may, thú y…cho lao động trong huyện, cung ứng việc làm cho huyện cũng như các tỉnh khác.

      7. Y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được coi trọng, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường. Huyện có 1 Bệnh viện Đa khoa Khu vực Bồng Sơn, 1 Trung tâm y tế huyện và 17 trạm y tế xã. Các đơn vị y tế trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, hành nghề y – dược tư nhân; năm 2018, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế toàn huyện đạt 91%; có 100% xã, thị trấn đạt, duy trì Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã. Các chương trình mục tiêu Y tế – Dân số, công tác y tế dự phòng triển khai có hiệu quả, dịch bệnh được khống chế; thực hiện tốt các Dự án, Đề án về dân số – kế hoạch hóa gia đình.

       III. Các ngành kinh tế:

       Nền kinh tế huyện Hoài Nhơn có bước tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước. Khu vực nông nghiệp vẫn tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng giảm dần, khu vực công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ tăng đáng kể; Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng và có những chuyển biến vượt bậc, công nghiệp – xây dựng 59,61%; dịch vụ – thương mại 16,63%; nông – lâm – ngư nghiệp 23,76%.

     Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – làng nghề:

     Tập trung xây dựng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Giá trị sản xuất CN-TTCN và làng nghề năm 2018 đạt 6.817,9 ty đồng (theo giá so sánh 2010); hình thành, phát triển 8 cụm công nghiệp với diện tích 146,2 ha, có 6 cụm đi vào hoạt động, thành lập mới 59 doanh nghiệp/1.047 lao động và 662 cơ sở/1.416 lao động, tổng vốn đầu tư 862,4 tỷ đồng và 4 làng nghề (trong đó, 01 làng nghề bánh tráng, bún số 8; 01 làng nghề các sản phẩm từ dừa và 2 làng nghề chiếu cói).Các sản phẩm đặc trưng của huyện được xây dựng hỗ trợ nhãn hiệu tập thể: nước mắm truyền thống Tam Quan, bún số 8 Tam Quan Nam, dầu dừa tinh khiết Hoài Nhơn… Năm 2018, có 04 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực miền Trung và Tây Nguyên, trong đó có 02 sản phẩm dầu dừa tinh khiết và nước mắm Như Hoa được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia năm 2017.

     Thương mại – dịch vụ: Phát triển, hình thành nhiều kênh phân phối, hàng hóa đa dạng đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng; Hoạt động kinh doanh thương mại – dịch vụ tăng trưởng khá, doanh thu năm 2018 14.423 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 106,94 triệu USD (tương đương 2.500 tỷ đồng), tăng 56,7% so với năm 2017; Các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, tín dụng, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm phát triển mạnh. Các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, mở rộng ngành nghề và các mặt hàng kinh doanh. Công tác xúc tiến thương mại được các cấp chính quyền và các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh quan tâm góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế của huyện.

     Phátriểsảxuất theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp

     Đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng; bước đầu hình thành các vùng tập trung sản xuất lúa, cây trồng cạn, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản; xuất hiện nhiều mô hình liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Cơ giới hóa trong nông nghiệp đạt trên 90% diện tích. Năm 2018 giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp đạt 5.063,4 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.838,32 tỷ đồng, giảm 13,1%; lâm nghiệp đạt 75,28 tỷ đồng, giảm 43,4%; thủy sản đạt 2.899,4 tỷ đồng, cụ thể:

     Ngành thủsản: Đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/HU của Huyện ủy về phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo, giai đoạn 2016-2020. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển thủy sản, nhất là hỗ trợ tiền dầu cho ngư dân khai thác xa bờ theo Quyết định số 48; sửa chữa, cải hoán nâng cấp, đóng mới tàu theo Nghị định số 67, phát triển đội tàu có công suất lớn của huyện lên 2.419 tàu cá/1,149 triệu CV, đóng mới 18 tàu vỏ thép, 1 tàu vỏ compesit, 8 tàu vỏ gỗ, sửa chữa, cải hoán nâng cấp trên 500 tàu; đóng mới 380 tàu công suất trên 400 CV; trang bị 350 máy định vị vệ tinh Movimar, máy HF cho tất cả tàu khai thác xa bờ, đầu tư trang thiết bị máy móc, ngư lưới cụ hiện đại, từng bước nâng cao hiệu quả khai thác hải sản, phòng tránh thiên tai, tai nạn trên biển và tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo. Giá trị sản xuất ước đạt 3.031 tỷ đồng, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 49.247,8 tấn. Trong đó, sản lượng khai thác hải sản đạt 46.800 tấn (cá ngừ đại dương 9.550 tấn). Tôm nuôi phát triển khá về năng suất và giá trị; diện tích thả nuôi 249,54 ha, năng suất bình quân 9,6 tấn/ha, sản lượng 2.391,8 tấn. Giá trị thu nhập trên 1 ha đất nuôi trồng thủy sản 1,8 tỷ đồng/ha.

     

     Ngành trồng trọt: Chú trọng công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng được chú trọng, tập trung chuyển đổi sản xuất 3 vụ lúa sang 02 vụ lúa/năm, chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa thiếu nước; sử dụng các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao. Bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung, cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng tiên tiến liên kết với doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Áp dụng cơ giới hóa làm đất, thu hoạch, bảo quản, chế biến đạt trên 90%. Tổng sản lượng lương thực 93.504 tấn (trong đó lúa 83.793 tấn). Giá trị thu nhập trên 01 ha đất trồng trọt đạt 104,1 triệu đồng. Phát triển sản xuất hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung và xây dựng các mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

     Ngành chăn nuôi: Đã có bước chuyển mạnh mẽ từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang hướng phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại gắn với thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh; đẩy mạnh chương trình nạc hóa đàn heo, heo hướng nạc chiếm 89%/tổng đàn; đẩy mạnh phát triển đàn bò thịt chất lượng cao, tỷ lệ bò lai trên 80%; đàn gia cầm và một số vật nuôi mới như hươu, nai, chồn hương, heo rừng, nhím phát triển mạnh. Giá trị sản xuất 1.038,09 tỷ đồng.

     Ngành lâm nghiệp: Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến giáo dục về Luật bảo vệ và phát triển rừng, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng và xử lý các hành vi vi phạm. Thực hiện giao đất, trồng rừng; những bất cập việc quy hoạch 3 loại rừng được điều chỉnh; tăng cường quản lý rừng trồng, tiến tới cấp chứng chỉ rừng (FSC). Xây dựng mô hình trồng thâm canh cây gỗ lớn; bình quân mỗi năm trồng mới trên 850 ha rừng. Tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện 23.075,07 ha, giá trị sản xuất đạt 72,87 tỷ đồng. Sản lượng gỗ rừng trồng khai thác trên 70.358 m3, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 44,5%.

     Kinh tế tập thể có bước phát triển cả về loại hình hợp tác xã và tổ hợp tác, hoạt động ổn định theo Luật Hợp tác xã năm 2012, đáp ứng tốt các khâu dịch vụ làm đất, cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, thủy lợi, thu hoạch, liên kết sản xuất; một số Hợp tác xã nông nghiệp còn vươn ra các dịch vụ sản xuất kinh doanh khác, mang lại hiệu quả kinh tế cao như HTX NN Ngọc An, HTX NN Hoài Mỹ sản xuất dầu dừa tinh khiết theo công nghệ ép lạnh. Kinh tế trang trại phát triển khá cả về số lượng và quy mô sản xuất, chủ yếu kết hợp chăn nuôi với trồng cây ăn quả. Toàn huyện có 15 trang trại vừa và nhỏ.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây