Giới thiệu khái quát huyện Giồng Riềng

Giới thiệu khái quát huyện Giồng Riềng

Giới thiệu khái quát huyện Giồng Riềng

Giồng Riềng là một huyện nông thôn của tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang khoản 32 km; phía tây bắc giáp huyện Tân Hiệp, tây nam giáp huyện Châu Thành, đông bắc giáp thành phố Cần Thơ, phía đông nam giáp tỉnh Hậu Giang, phía nam giáp huyện Gò Quao, toàn huyện có 19 đơn vị hành chính, trong đó có 18 xã và 01 thị trấn. Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2016 dân số  217.815 người, là một trong những huyện có sản lượng lúa lớn của tỉnh.

** Diện tích : 639,24 km2
** Dân số : 219.960 người.

Các đơn vị hành chính :
Thị trấn Giồng Riềng 
Bàn Tân Định
Bàn Thạch
Hoà Lợi
Hoà Hưng
Hoà An
Hoà Thuận
Long Thạnh
Ngọc Thuận
Ngọc Chúc
Ngọc Thành
Ngọc Hoà
Thạnh Lộc
Thạnh Hưng
Thạnh Hoà
Thạnh Bình
Thạnh Phước
Vĩnh Thạnh
Vĩnh Phú.

Ngày 20-05-1920, Pháp thành lập quận Giồng Riềng, thuộc tỉnh Rạch Giá, gồm có tổng Giang Ninh với 7 làng là: Hoà Hưng, Ngọc Hoà, Vị Thanh, Hoà Thuận, Thạnh Hoà, Ngọc Chúc, Thạnh Hưng. Quận lỵ đặt tại làng Thạnh Hoà. Ngày 07-08-1952, quận Giồng Riềng bao gồm tổng Giang Ninh với các làng: Hoà Hưng, Hoà Thuận, Ngọc Hoà, Thạnh Hoà, Thạnh Hưng, Thạnh Lợi, Vị Thanh, Bàn Tân Định, Long Thạnh, Vĩnh Thanh.

Thế mạnh kinh tế chủa huyện vẫn là sản xuất nông nghiệp. GDP năm 2001 chiếm 8,3% GDP toàn tỉnh. Nhiều năm qua, huyện đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả như: mô hình xen canh lúa – màu – cá ở ấp Xẻo Mây, Bờ Xáng (xã Thạnh Hoà); mô hình bưởi da xanh ấp Thạnh An (Thạnh Lộc); mô hình lúa – màu ở ấp Hoà Phú (Ngọc Hoa); mô hình măng tre, ấp Ngọc Tân (Ngọc Chúc); mô hình nuôi tôm càng xanh, ấp Kinh Tràm (Hoà An)… Năm 2007, 100% xã, thị trấn đều xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp với tổng diện tích 5.850 ha, trong đó có 8 mô hình sản xuất cho thu nhập cao. Đặc biệt, mô hình trồng rau màu trên đất liếp kết hợp nuôi cá cho thu nhập bình quân 120 triệu đồng/ha; mô hình xen canh 1 vụ lúa với 2 vụ màu đem lại thu nhập 77,7 triệu đồng/ha. Ngoài ra, nông dân trên địa bàn huyện còn có nhiều mô hình sản xuất kết hợp làm dịch vụ khác đem lại hiệu quả cao như: làm dịch vụ máy cày, máy xới, máy suốt, lò sấy, máy gặt đập liên hợp, kinh doanh vật tư nông nghiệp…

Do có nguồn nước ngọt từ sông Hậu đổ về, từ những năm 1990 bà con nông dân ở Giồng Riềng đã tận dụng diện tích mặt nước dọc các bờ kênh để nuôi cá bống tượng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Những hộ không nằm gần các kênh thì nuôi cá đồng trong ruộng lúa, nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Hiện nay, áp dụng phương thức nuôi thủy sản mới, việc nuôi tôm cá của bà con đã có bước tiến khả quan, nhất là phong trào nuôi tôm càng xanh, đã khá thành công trong những thí điểm đầu tiên.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây