Giới thiệu khái quát huyện Giồng Trôm

Giới thiệu khái quát huyện Giồng Trôm

Giới thiệu khái quát huyện Giồng Trôm

* VỊ TRÍ, ĐỊA LÝ

Giồng Trôm được xuất hiện trên đất Bến Tre đã lâu, địa danh Giồng Trôm được cấu tạo theo đặc điểm của đất với thực vật, một con giồng và cây trôm mọc. Nhưng với tư cách là một đơn vị hành chính cấp huyện phải kể từ năm 1956. Trước đó, tháng 11 năm 1945, chính quyền cách mạnh đã tách một số làng của quận Châu Thành, một số làng của quận Ba Tri để lập quận mới lấy tên là quận Tán kế. Quận Tán Kế là tiền thân của huyện Giồng Trôm ngày nay. 
Giồng Trôm nằm giữa cù lao Bảo. Phía Bắc Giồng Trôm giáp huyện Bình Đại, phân ranh bởi sông Ba Lai; Nam giáp huyện Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc có ranh gới chung là con sông Hàm Luông; Đông giáp huyện Ba Tri; Tây giáp thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành. Diện tích tự nhiên: 31.141,68 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 25.000ha, còn lại là đường sá, sông ngòi và thổ cư. Đất đai nơi đây được cấu tạo từ phù sa của hai con sông lớn Ba Lai và Hàm Luông do vậy mà Giồng Trôm có thế mạnh của một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng, có diện tích vườn dừa đứng hàng thứ nhất của tỉnh. 

* ĐƠN VỊ HÁNH CHÍNH

Giồng Trôm có 22 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn:
1.      Mỹ Thạnh                                                           12. Thị Trấn
2.       Lương Hòa,                                                      13. Tân Hào                
3.       Lương Quới,                                                     14. Long Mỹ
4.       Phong Nẫm,                                                      15. Tân Lợi Thanh
5.       Phong Mỹ,                                                        16. Thạnh Phú Đông
6.       Châu Hòa,                                                         17. Hưng Lễ
7.       Bình Hòa,                                                          18. Phước Long
8.      Bình Thành                                                        19. Hưng Phong
9.       Châu Bình,                                                        20. Sơn Phú
10.   Tân Thanh,                                                        21. Thuận Điền
11.   Hưng Nhượng,                                                  22. Lương Phú
 
* LỊCH SỬ

Giồng Trôm có nhiều sông, rạch. Sông Ba Lai và sông Hàm Luông là hai sông lớn chảy qua huyện. Các nhánh sông Ba Lai gồm: kênh Chẹt Sậy, kênh Bình Khương. Các nhánh sông Hàm Luông có: rạch Thủ Cửu, rạch Tài Phú, rạch Cái Mít, rạch Cái Sơn, rạch Hương Điểm, rạch Sơn Đốc… các sông rạch này đã mang lại phù sa màu mỡ, tưới tiêu cho ruộng vườn và tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông đường thủy.
Về giao thông đường bộ huyện có tỉnh lộ 885, khởi đầu từ Thành phố Bến Tre đến xã Tân Thủy huyện Ba Tri dài 45km; tỉnh lộ 887 và lộ 173. Ngày nai phần lớn lộ giao thông nông thôn đã được bê tông hoặc nhựa hóa tạo sự đi lại thuận lợi cho nhân dân. Các cầu khỉ thay bằng cầu bê tông, cầu dây văng chắc chắn đã góp phần thay đổ diện mạo nông thôn.
Nguồn gốc người dân Giồng Trôm là những người nông dân nghèo ở miền Bắc, miền Trung không chịu nổi cảnh áp bức bóc lột của chế độ phong kiến vào vùng đất phương Nam sinh sống. Một số bộ phận khác là những người có tiền có quyền thế chiêu mộ những người nghèo đai vào phương Nam khai khẩn đất hoang theo chính sách dinh điền của nhà Nguyễn. Ngoài ra , còn một số tù tội, lưu đài, binh lính được triều Nguyễn sai phái vào Nam lập đồn điền, vừa bảo vệ cương thổ vừa mở mang đất đai.
Những thế hệ tiên phong đi mở đất ấy đã đến khu vực Giồng Trôm chọn những con giồng, những nơi đất cao ráo ven sông rạch để cư trú, sống quần tụ với nhau để khai phá rừng hoang, khia cơ, dựng nghiệp. Lịch sử khai hoang của người dân Giồng Trôm gắn liền với truyền thuyết dân gian về đánh cọp, trị heo rừng, bắt cá sấu,… chính là cái có thật trong đời sống hiện thực của lớp người đai mở đất.
Người Giồng Trôm chẳng những cât lực lo mở đất, trồng cây mà biết chăm lo đến sự nghiệp trồng người. Trong 20 khoa thi Hương do triều Nguyễn mở tại trường thi Gia Định, từ năm 1813-1864, toàn tỉnh Vĩnh Long có 56 người đỗ cử nhân; trong đó Bến Tre có 31 người, mảnh đất Giồng trôm có 6/31 người của Bến Tre. 
Đất Giồng Trôm cũng là nơi sinh ra nhiều võ tướng như: Phan Văn Triệu – Tiền dinh Đô Thống chế, năm Gia Long thứ hai – 1803; Long Vân hầu – Trương Tấn Bửu và Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng và nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị – nhà thơ lớn của dân tộc ở thế kỷ XIX.
Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ, 12 vị tướng tài ba, người con của đất Giồng Trôm đã làm rạng đã làm rạng rỡ trang sử vẻ vang của Tổ quốc Việt Nam như: Nữ tướng Nguyễn Thị Định, Trung tướng Đồng Văn Cống,…; 22 anh hùng lực lượng vũ trang tiêu biểu như: Hoàng Lam, Đoàn Thị E, Má Trần Thị Kế…,
Tự hào hơn nữa là ngôi nhà Ông Nguyễn Văn Trác tọa lạc tại ấp Cái Da xã Hung Lễ, là nơi của Bí thư Xứ ủy Nam Bộ Lê Duẫn đã ở và làm việc để chỉ đạo phong trào Cách mạng miền Nam, đó là những giá trị tinh thần của nhân dân Giồng Trôm. Hiện nay trên địa bàn huyện có 4 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia: Mộ và đền thờ Lãnh Binh Nguyễn Ngọc Thăng, tọa lạc tại ấp Căn Cứ, xã Mỹ Thạnh; Các chứng tích về cuộc thảm sát 286 người dân tội do thực dân Pháp tiến hành năm 1947, tọa lạc ấp Cầu Hòa xã Phong Nẫm; Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Bình Hòa, tọa lạc ấp 5, Thị Trấn Giồng Trôm; Ngôi nhà Ông Nguyễn Văn Trác (nơi ở và làm việc của đồng chí Lê Duẩn tháng 11/1955 – 3/1956), tọa lạc ấp Cái Da xã Hưng Lễ; và 4 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh: Trường Trung học Tư thục Bình Hòa, tọa lạc ấp 5, Thị trấn Giồng Trôm (trường nơi đào tạo nhân tài của tỉnh): Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống, tọa lạc ấp Tân Thị xã Tân Hào; Đền thờ nhà thơ Phan Văn Trị, tọa lạc ấp 1 xã Thạnh Phú Đông; Đền thờ Tán kế- Lê Quang Quan, tọa lạc tại xã Châu Hòa.
Ngoài ra, toàn huyện có 5 làng nghề truyền thống được tỉnh công nhận gồm: làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, làng nghề bánh phồng Sơn Đốc, làng nghề kiềm kéo Mỹ Thạnh, 2 làng nghề đan giỏ cọng dừa tại xã Phước Long và Hưng Phong. Các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thường xuyên làm sản phẩm theo đơn đặt hàng của các tỉnh, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương.
 

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây