Giới thiệu khái quát huyện Ba Tri

Giới thiệu khái quát huyện Ba Tri

Giới thiệu khái quát huyện Ba Tri

Huyện Ba Tri có diện tích tự nhiện là 355 km2, Dân số năm 2013 là 191.097 người, bình quân mật độ người/km2 là 538,3 người. Diện tích tự nhiện là 355 km2, Dân số năm 2013 là 191.097 người, bình quân mật độ người/km2 là 538,3 người.

Nằm ở phía đông cù lao Bảo, phía bắc Ba Tri giáp với huyện Bình Đại, có chung ranh giới con sông Ba Lai, phía nam giáp huyện Thạnh Phú, có chung ranh giới con sông Hàm Luông, phía đông giáp biển (với chiều dài bờ biển gần 22 km), phía tây giáp huyện Giồng Trôm.
Quá trình hình thành và phát triển

Thị xã Bến Tre – tỉnh lỵ của tỉnh Bến Tre nằm bên bờ sông cùng tên, gồm 9 phường (nội ô), mang số từ 1 đến 8 và phường Phú Khương, 6 xã (ngoại ô): Sơn Đông, Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn Thạnh, Bình Phú và Phú Hưng. Phía bắc và đông bắc giáp huyện Châu Thành, đông và đông nam giáp huyện Giồng Trôm, tây và tây nam giáp sông Hàm Luông.

Nằm ở vị trí gần như trung tâm của tỉnh, với hệ thống giao thông thủy, bộ đặc biệt thuận lợi, Bến Tre có đầy đủ những ưu thế để phát triển thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của vùng đất cù lao có số dân 1.300.000 người. Từ thị xã, tàu thuyền có thể đi thẳng một mạch đến thành phố Hồ Chí Minh, sang thành phố Mỹ Tho, Cần Thơ hoặc đến các trung tâm kinh tế khác ở đồng bằng Nam Bộ, và có thể ngược dòng sông Cửu Long đến tận Phnom Pênh, thủ đô của nước Campuchia.

Từ xa xưa, đường sông vẫn đóng vai trò chính trong việc giao lưu vận chuyển hàng hóa, hoặc thăm viếng họ hàng giữa thị xã với các nơi trong vùng. 50 năm về trước, người dân thị xã muốn đi lên Sài Gòn – Chợ Lớn có 2 cách: hoặc đi bằng tàu chở khách đường sông (như tàu Nguyễn Văn Kiệu, tàu Đồng Sanh, tàu Thái Anh) cước phí rẻ lại mát mẻ, khỏi chen lấn, ít bụi bặm; hoặc qua phà Rạch Miễu đến thành phố Mỹ Tho rồi đáp xe lửa lên tận Sài Gòn.

Đường ô-tô nối liền thị xã với thành phố Hồ Chí Minh dài 86km. Từ thị xã, theo quốc lộ 60 qua phà Hàm Luông, đến thị trấn Mỏ Cày, ra phà Cổ Chiên sang Trà Vinh. Từ thị trấn Mỏ Cày theo quốc lộ 57, ngược về hướng tây đi đến Chợ Lách sang tỉnh Vĩnh Long. Ngoài ra còn một hệ thống tỉnh lộ từ thị xã đi về các huyện.

Hai hệ thống đường thủy và đường bộ, nhất là đường thủy, đã tạo điều kiện cho đồng bào, từ những xóm làng hẻo lánh xa xôi nhất của ba cù lao có thể đi đến tỉnh lỵ một cách dễ dàng.

Địa danh Bến Tre (được cấu thành theo cách: địa thế tự nhiên tên loài cây) có nghĩa là một bến có nhiều tre mọc, giống như Bến Giá, Bến Tranh, Bến Lứt…. Địa danh Bến Tre xuất hiện dưới thời nhà Nguyễn, nhưng với ý nghĩa là một trung tâm hành chính thì phải kể từ khi thực dân Pháp đặt dinh tham biện (inspection) đầu tiên bên bờ con rạch cùng tên (6-1867). Năm 1871, khi có quyết định của chính quyền thực dân (5-6-1871) rút bớt số sở tham biện từ 25 xuống còn 18, thì sở tham biện Bến Tre là một trong số 7 sở tham biện bị bãi bỏ để sáp nhập với sở tham biện Mỏ Cày. Ngày 2-9-1871, sở tham biện Mỏ Cày dời lỵ sở về chỗ cũ bên rạch Bến Tre (làng An Hội). Ngày 1-1-1900. Toàn quyền Paul Doumer áp dụng nghị định đổi sở tham biện thành tỉnh (province), tỉnh Bến Tre chính thức đặt tỉnh lỵ ở địa điểm hiện nay cho đến CMT8-1945 thì đổi tên thành thị xã Bến Tre.

Thực dân Pháp sau khi thiết lập được bộ máy thống trị trên đất Bến Tre, thì cũng bắt đầu kiến thiết các công sở, mở mang đường phố, bến, chợ… ở nơi tỉnh lỵ như: Nhà bưu điện (1872), dinh tham biện (1876), khu nhà giam (1882), ngân khố (1885), trường tiểu học (1887), nhà lồng chợ (1892), bệnh xá (1889). Một số cơ sở giải trí, phục vụ cho sinh hoạt binh lính, công chức cũng lần lượt được xây dựng tiếp vào đầu thế kỷ XX.

Theo bản đồ tỉnh lỵ Bến Tre do Le Bras đo đạc năm 1906, được Thống đốc Nam Kỳ Boyer phê chuẩn năm 1919, thì tỉnh lỵ được thiết kế cho quy mô ban đầu khoảng 10.000 dân.

Tuy là tỉnh lỵ của một tỉnh đồng bằng có nền kinh tế tương đối trù phú, nhưng do chính sách khai thác và bòn rút của thực dân, cho nên đến năm 1945, cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, chế biến nông sản ở đây cũng không có gì đáng kể. Ở xứ dừa lớn nhất nước mà chỉ có một nhà máy ép dầu nhỏ bé và cũ kỹ. Ngoài nhà máy điện diésel nhỏ bé (chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thắp sáng) và một nhà máy nước công suất khoảng 3.000 m3/ngày đêm, còn có một nhà máy rượu do công ty SICA độc quyền với nửa triệu lít/năm, mấy nhà máy xay xát loại nhỏ, vài cơ sở dệt vải, dệt chiếu, lắp ráp sửa chữa xe đạp, một bến xe khách loại nhỏ.

Trong khi đó, phần lớn những hoạt động buôn bán (nông, hải sản, tạp hóa) đều trong tay các Hoa kiều. Người Việt chỉ làm chủ hiệu vài cửa hàng tạp hóa (bazar), hiệu thuốc bắc, mỹ nghệ vàng bạc, hiệu may, xưởng nước mắm, xưởng mộc, cơ sở đóng ghe v.v…

Hai mươi mốt năm dưới sự thống trị của chủ nghĩa thực dân mới (1954-1975), thị xã cũng không có thêm công trình xây dựng gì đáng kể. Quy mô của thị xã vẫn giới hạn trong phạm vi giữa rạch Cá Lóc và rạch Cái Cá. Ở đây có một yếu tố cần được lưu ý là mảnh đất nổ ra phong trào Đồng Khởi đầu tiên ở miền Nam này cũng là nơi mà trong suốt quá trình chiếm đóng kẻ địch không bao giờ cảm thấy ổn định, an toàn để đầu tư xây dựng một cái gì vững chắc, lâu dài. Sự “lạc hậu” về mặt kiến thiết của thị xã Bến Tre so với Mỹ Tho, Cần Thơ, Nha Trang dưới thời Mỹ, ngụy còn vì lý do đó nữa.

Một cách tổng quát, có thể nói qua hơn 100 năm thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, Bến Tre vẫn là một tỉnh lỵ nghèo nàn và lạc hậu về công trình xây dựng, đường sá cũng như về cơ sở vật chất khác so với một số tỉnh lỵ khác ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù nó vẫn nằm trong một khu vực kinh tế trù phú.

Ngày giải phóng (30-4-1975), chúng ta tiếp quản một thị xã gần như phi sản xuất. Hàng vạn con người sống bám vào chiến tranh, lặn ngụp trong không khí phồn vinh giả tạo cùng bao nhiêu tệ nạn xã hội. Một chút ít cơ sở vật chất của Mỹ để lại không che khuất được sự đổ nát, tạm bợ, thiếu vệ sinh của nhà phố, chợ búa chen chúc trong một ốc đảo giữa biển chiến tranh nhân dân luôn sôi động.

Kể về tuổi, thì thị xã Bến Tre – qua những tên gọi khác nhau – đã tồn tại được 133 năm (1867 – 2000), còn nếu là tỉnh lỵ của một đơn vị hành chính cấp tỉnh thì được 100 năm (1900 – 2000), và nơi đây đã chứng kiến nhiều bước thăng trầm của lịch sử tỉnh nhà, cũng như trong vùng.

Viên tham biện đầu tiên ở đây là De Champeaux đã bị mũi giáo của một nghĩa quân đâm bị thương ngay từ trận hành quân bình định sau khi hắn vừa nhậm chức. Mỗi con đường, góc phố, cây cầu trong thị xã đều gắn liền với những sự kiện, những kỷ niệm cùng những chiến công đặc sắc của các thế hệ yêu nước đã qua.

Tại hiệu ảnh Tướng Quán trên đường Lê Lợi (Clémenceau cũ) vào cuối năm 1926 đầu 1927, Tỉnh bộ VNTNCMĐCH của tỉnh Bến Tre được thành lập. Tháng 5-1931, tại một cửa hàng thợ bạc ở thị xã, đồng chí Phạm Hùng lúc bấy giờ là đại diện cho Liên tỉnh ủy Bến Tre – Mỹ Tho, đã chứng kiến sự thành lập Tỉnh ủy Bến Tre do đồng chí Nguyễn Văn Nguyễn làm Bí thư. Ngày 25-8-1945, hàng chục vạn đồng bào thị xã và các huyện lân cận đã giương cao ngọn cờ đỏ sao vàng đổ về thị xã giành chính quyền thắng lợi, chấm dứt 78 năm thống trị của thực dân.

Ngày 23-9-1945, giặc Pháp gây hấn ở Sài Gòn rồi đánh chiếm rộng ra các tỉnh Nam Bộ. Nhân dân Bến Tre, do địa hình cách trở, nên còn hưởng được không khí tự do 5 tháng tiếp sau đó. Tại thị xã này đã nhiều lần vang lên lời thề cứu nước của đoàn quân lên đường giết giặc, chi viện cho các chiến trường bạn, cũng là nơi đã diễn ra “Tuần lễ vàng”, rồi “Tuần lễ đồng” với khí thế yêu nước sục sôi của những ngày đầu cách mạng.

Trong kháng chiến chống Mỹ, thị xã Bến Tre đã trở thành sào huyệt của bọn bán nước, và cướp nước. Khám Lá đã trở thành nhà tù lớn nhất tỉnh, nơi giam cầm, tra tấn, hành hạ dã man những người yêu nước. Nhưng kẻ địch không lúc nào cảm thấy được yên ổn. Đội tự vệ mật, phong trào học sinh yêu nước ở thị xã, những cuộc tấn công “ba mũi giáp công” của “đội quân tóc dài” đã gây cho chúng nhiều lao đao, khốn khổ. Trận tấn công diệt 6 xe thiết giáp ở bãi để xe quân sự (nay là hội trường lớn của tỉnh) của trung đội đặc công Hoàng Lam trong Tết Mậu Thân (1968), làm cho kẻ địch phải một phen bạt vía kinh hồn. Có thể nói mỗi con đường, góc phố trong thị xã đều gắn liền với những chiến công, những sự kiện đấu tranh bất khuất kiên cường của nhân dân Bến Tre.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, cùng với đại quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn, ngày 30-4-1975, LLVT cách mạng đã kết hợp với lực lượng nổi dậy tại chỗ, và ngày 1-5-1975 giải phóng hoàn toàn thị xã, kết thúc 30 năm chiếm đóng của hai bên thực dân cũ và mới.

25 năm qua (1975 – 2000), chặng đường chỉ bằng một phần tư thời gian tồn tại của một tỉnh lỵ (kể từ 1900 đến 2000), bộ mặt của thị xã hôm nay đã có những đổi thay rất cơ bản cả bề rộng lẫn bề sâu. Từ vị trí của một lỵ sở hành chính tỉnh với những hoạt động kinh tế văn hóa nghèo nàn, thị xã Bến Tre đã vươn lên đảm nhận vai trò của một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất tỉnh. Dưới ánh sáng của nghị quyết của các đại hội Đảng bộ tỉnh, thị xã đã từng bước xác định rõ cơ cấu kinh tế – xã hội, bước đi và quy hoạch phát triển toàn diện, nhằm xây dựng nơi đây thành một trung tâm kinh tế và văn hóa của tỉnh.

So với bản đồ tỉnh lỵ Bến Tre năm 1906, ngày nay diện tích của thị xã mở rộng hơn 10 lần. Trước kia, thị xã chỉ có một trường tiểu học, nay bên cạnh hệ thống trường phổ thông, nhiều trường trung cấp kỹ thuật, còn có một trường cao đẳng sư phạm, sân vận động, bể bơi, khu văn hóa, thư viện, nhà bảo tàng, nghĩa trang liệt sĩ, hội trường lớn, nhà khách của tỉnh, các khách sạn, đài phát thanh và truyền hình, trung tâm thương nghiệp, bệnh viện đa khoa, bệnh viện y học dân tộc, làng trẻ em S.O.S, bến xe… cùng nhiều công trình phúc lợi công cộng khác. Nhiều cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp ra đời, sản xuất những mặt hàng tiêu dùng mang nhãn hiệu Bến Tre, tuy chất lượng chưa cao, hình thức chưa đẹp, nhưng là niềm tự hào chính đáng của tinh thần tự lực, tự cường.

Ngày 19-5-1990, dòng điện của lưới điện quốc gia đã vượt sông Tiền về đến thị xã Bến Tre rồi tỏa ra khắp các huyện trên ba dải cù lao, góp phần thay đổi nhanh chóng cuộc sống của người dân xứ dừa. Gương mặt của thị xã Bến Tre do đó cũng khang trang, rạng rỡ hơn bội phần.

Từ ngày thị xã được giải phóng đến nay (1975 – 2000) đã 1/4 thế kỷ, nhân dân thị xã Bến Tre, nối tiếp truyền thống của thời kỳ kháng chiến, đã nỗ lực khắc phục, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại thị xã ngày một lớn mạnh, văn minh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong những năm tháng qua, tuy có lúc phát triển, có lúc thăng trầm, nhưng nhìn trên tổng thể, bộ mặt đô thị đã có những thay đổi đáng kể.

Trên lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, cho đến nay, toàn bộ các đường chính nội ô đã được mở rộng và tráng nhựa, các đường hẻm nội thị đã được bê-tông hóa, các công viên được tôn tạo, các cầu đường liên xã đã được củng cố, lát “đan”, rải sỏi đỏ. Cây cầu bê-tông cốt thép bắc qua sông Bến Tre đang được thi công và sẽ hoàn tất vào năm 2001, sẽ là cây cầu dài nhất tỉnh, tính đến thời điểm này. Lưới điện đã phủ khắp các phường, xã, 90% hộ dân đã dùng điện thắp sáng trong sinh hoạt và cả trong sản xuất, dịch vụ. 88% hộ dân được sử dụng nước sạch. Đến nay, quy hoạch tổng thể về phát triển thị xã và quy hoạch phát triển chi tiết đến cấp phường đã được hoàn thành.

Trên lĩnh vực kinh tế, đã xác định rõ cơ cấu kinh tế của thị xã là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và nông nghiệp. Đến năm cuối thế kỷ này, tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ của thị xã chiếm 70,18% tổng sản phẩm xã hội. Tỷ trọng nông nghiệp giảm dần. Qui mô về số lượng, về vốn, về trình độ kỹ thuật ở một số ngành hoạt động kinh tế có bước phát triển khá. Đặc biệt, hàng năm đã thu hút thêm số lượng lao động 1.500 người, góp phần giải quyết công ăn việc làm, thu hẹp diện nghèo khó. Số hộ nghèo trong thị xã đến nay chỉ còn chiếm 10%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 khoảng 5,4 triệu đồng.

Mặt văn hóa – xã hội cũng đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Các trường học từ tiểu học đến phổ thông trung học đều được củng cố và xây dựng lại khang trang. Thị xã đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập tiểu học và chống nạn mù chữ từ năm 1995. Việc chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân được quan tâm và đi vào nề nếp ổn định. Tỷ lệ tăng dân số của thị xã đã giảm xuống còn 1%. Đặc biệt, thị xã đang đẩy mạnh “cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhằm từng bước lành mạnh hóa môi trường xã hội đô thị, để thị xã xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh. Xã Phú Hưng và xã Sơn Đông thuộc thị xã, đã được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND (1-1996). Nhân dân và LLVT thị xã Bến Tre đã được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND (4-2000).
Ngày 11/8/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 34/2009/NQ-CP về việc thành lập thành phố Bến Tre trực thuộc tỉnh Bến Tre trên cơ sở toàn bộ diện tích địa lý và hành chính thị xã Bến Tre hiện tại. Tiếp đến, ngày 2/9/2009, UBND tỉnh Bến Tre đã làm lễ công bố Nghị quyết 34, thị xã Bến Tre chính thức trở thành thành phố Bến Tre.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây