Trao tặng sách “Nhà văn Lê Lựu – Văn chương và số phận” – Tác giả: Nhà báo Trần Mai Chi

Nhà văn Lê Lựu là một trong những gương mặt xuất sắc về văn học nghệ thuật ở các mảng đề tài chiến tranh cách mạng và dấu ấn văn chương Đổi mới. Ông đồng thời có những đóng góp đáng kể về phát triển văn hóa doanh nhân trong khoảng hai mươi năm gần đây. Ngày 6/8/2023, tại Thư viện Quốc gia, 31 Tràng Thi – Hà Nội; Hội Nhà văn Việt Nam và Viện Nhân học Văn hóa đã tổ chức Lễ ra mắt và trao tặng 100 cuốn sách “Nhà văn Lê Lựu – Văn chương và số phận” tới các trung tâm đọc sách trên cả nước. Đây cũng là sự tri ân của các văn nghệ sĩ với nhà văn Lê Lựu để bạn đọc có cái nhìn sâu sắc, toàn diện về ông.

Ong Nguyen Xuan Dung quyen Giam doc Thu vien Quoc gia phat bieu tai Le ra mat trao tang sach - Trao tặng sách “Nhà văn Lê Lựu - Văn chương và số phận” - Tác giả: Nhà báo Trần Mai ChiÔng Nguyễn Xuân Dũng – quyền Giám đốc Thư viện Quốc gia phát biểu tại Lễ ra mắt, trao tặng sách.

Thủ đô Hà Nội sau những ngày nắng nóng bầu trời bỗng dịu mát khác thường. Cây cỏ tươi xanh. Khuôn viên Thư viện Quốc gia 31 Tràng Thi – Hà Nội trầm mặc dưới các vòm cây cổ thụ. Nơi đây cũng chính là một trung tâm đọc sách hấp dẫn người đọc không chỉ ở Thủ đô Hà Nội. Tri thức luôn là một vẻ đẹp hấp dẫn nhất của con người.

Trong không gian hội trường khang trang, sáng sủa của Thư viện, đã diễn ra Lễ ra mắt, trao tặng sách Nhà văn Lê Lựu – Văn chương và số phận. Đây cũng là hoạt động giàu ý nghĩa của giới văn bút và Thư viện Quốc gia.

Nha tho Tran Dang Khoa Pho Chu tich Hoi Nha van Viet Nam phat bieu tai Le ra mat trao tang sach - Trao tặng sách “Nhà văn Lê Lựu - Văn chương và số phận” - Tác giả: Nhà báo Trần Mai ChiNhà thơ Trần Đăng Khoa – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu tại Lễ ra mắt, trao tặng sách.

Tới dự và chủ trì buổi trao tặng sách có nhà thơ Trần Đăng Khoa – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Giáo sư Đỗ Lai Thúy – Viện trưởng Viện Nhân học Văn hóa; ông Nguyễn Xuân Dũng – quyền Giám đốc Thư viện Quốc gia và trên 100 giáo sư, tiến sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu và gia đình nhà văn Lê Lựu cùng giới truyền thông, báo chí. Ai cũng thấy gần gũi, thân thương, xúc động khi giở từng trang sách còn nóng ấm với những tình cảm nồng hậu với nhà văn Lê Lựu.

Tập sách Nhà văn Lê Lựu – Văn chương và số phận do Viện Nhân học Văn hóa biên soạn là tập sách đặc biệt trong đời văn Lê Lựu. Nó ra đời với tấm lòng của văn nghệ sĩ mà tiêu biểu là hai nhà văn đồng hương với Lê Lựu: Nguyễn Xuân Tuấn và Phùng Văn Khai. Sự phong phú của các khu vực bài viết trong tập sách; sự công phu trong bố cục, biên tập, thẩm mĩ, đẹp từ nội dung đến hình thức. Sách khổ lớn 340 trang, bìa cứng trang nghiêm, giản dị đã cho thấy những người thực hiện Nhà văn Lê Lựu – Văn chương và số phận đã dành nhiều thời gian, tâm huyết của mình đối với người đã khuất.

Nha nghien cuu Nguyen Xuan Tuan phat bieu tai Le ra mat trao tang sach - Trao tặng sách “Nhà văn Lê Lựu - Văn chương và số phận” - Tác giả: Nhà báo Trần Mai ChiNhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Tuấn phát biểu tại Lễ ra mắt, trao tặng sách.

Với văn chương, Lê Lựu là một trong những dấu mốc quan trọng nhất của Đổi mới. Văn chương của nhà văn Lê Lựu với một loạt tác phẩm Thời xa vắng; Chuyện nàng Cuội; Sóng ở đáy sông; Hai nhà… chính là những dấu mốc quan trọng nhất của văn học Đổi mới.

Đặc sắc nhất có lẽ là phần viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa về Lê Lựu với bốn câu chuyện rất dí dỏm: “Đến như tớ mà còn thành được nhà văn, thì ai cũng thành nhà văn được”;“Tôi làm hỏng bố nó rồi. Không ngửi được”;“Tôi chính là thằng Sài. Chỉ có điều nếu tôi đóng phim thì chẳng có ma nào xem”; “7 rúp mà sắm được cả một dàn nhạc giao hưởng lớn”. Hiếm ai viết về Lê Lựu chân thật, cuốn hút, dí dỏm và sâu sắc như Trần Đăng Khoa. Loạt bài viết của Trần Đăng Khoa có lẽ là phần khiến độc giả phải “ồ”, “à” với vô số góc nhìn và câu chữ độc đáo từ người đồng hương, đồng nghiệp với nhà văn Lê Lựu trong văn đàn Việt Nam.

Nhà văn Đỗ Bích Thúy với những chia sẻ rất xúc động của mình đã kể về những buổi chập chững đầu tiên được nhà văn Lê Lựu đọc và biên tập cho từng trang bản thảo. Thiếu tướng nhà văn Nguyễn Hồng Thái khi lên diễn đàn đã bộc bạch những kỉ niệm không thể nào quên với nhà văn Lê Lựu. Ông ân cần từ miếng ăn, giấc ngủ, mỗi trang bản thảo với các nhà văn trẻ khiến ai cũng đều nhớ mãi. Đạo diễn Lê Đức Tiến kể về những cuộc đích thân nhà văn Lê Lựu dẫn đoàn làm phim Sóng ở đáy sông đi nhiều vùng đất để quay những thước phim gây thương nhớ. Nhà thơ Bằng Việt kể về những tháng ngày chiến đấu và viết văn đầy gian khổ của Lê Lựu ở chiến trường, đồng thời đề xuất việc làm tổng tập, làm nhà lưu niệm cho nhà văn Lê Lựu. Từ phương Nam ra, nhà thơ Phan Hoàng – Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã có những phát biểu tri ân thế hệ đi trước trong đó có nhà văn Lê Lựu. Phó Giáo sư Phạm Quang Long xúc động khi nhớ về những đóng góp không chỉ văn chương mà còn ở mảng văn hóa doanh nhân của người con xuất sắc tỉnh Hưng Yên…

Nha van Phung Van Khai phat bieu tai Le ra mat trao tang sach - Trao tặng sách “Nhà văn Lê Lựu - Văn chương và số phận” - Tác giả: Nhà báo Trần Mai ChiNhà văn Phùng Văn Khai phát biểu tại Lễ ra mắt, trao tặng sách.

Loạt bài đặc sắc trong Nhà văn Lê Lựu – Văn chương và số phận phải kể đến nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà báo Yên Ba, nhà phê bình Lê Thành Nghị, nhà văn Trung Trung Đỉnh, nhà phê bình Ngô Thảo, nhà thơ Phạm Tiến Duật, nhà văn Nguyễn Thế Hùng, nhà thơ Hồng Thanh Quang, nhà văn Phùng Văn Khai… đã không chỉ khái quát và diễn giải sâu sắc mọi đóng góp văn chương của nhà văn Lê Lựu mà còn đưa ra những hồi ức, kỉ niệm với rất nhiều thông điệp nhân văn và số phận lạ kì của nhà văn Lê Lựu. Đây có lẽ là một trong những cuốn sách đáng đọc nhất về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của một nhà văn.

Trong Lễ trao tặng sách, xúc động nhất là lời cảm ơn của con gái nhà văn Lê Lựu – Lê Hạnh Lê với các văn nghệ sĩ đã công phu và tâm huyết thực hiện tập sách về người cha đáng kính của mình. Hạnh Lê cũng mong muốn giới văn nghệ sĩ tiếp tục đồng hành thực hiện một số di nguyện của nhà văn Lê Lựu.

Ban To chuc buoi Le ra mat trao tang sach - Trao tặng sách “Nhà văn Lê Lựu - Văn chương và số phận” - Tác giả: Nhà báo Trần Mai ChiBan Tổ chức buổi Lễ ra mắt, trao tặng sách.

Khi nhà văn Lê Lựu mất, giới truyền thông, báo chí, phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương đã có rất nhiều bài viết, hình ảnh về ông. Văn nghệ sĩ cả nước đã dành tình cảm đặc biệt cho Lê Lựu. Nhà văn Lê Lựu – văn chương và số phận đã đưa loạt bài viết của các nhà báo Lê Anh, Bảo Linh, Hà Tùng Long, Lê Thị Thủy, Phạm Nhật Linh, Cẩm Xuyên… cho thấy sự phong phú, sinh động, những tình cảm đặc biệt, những câu chuyện sâu sắc, thú vị về văn chương và số phận của nhà văn Lê Lựu. Nhà văn – nhà báo Xuân Ba trong bài Thời xa vắng – Quà tặng Đại sứ Hoa Kỳ tả lại chi tiết Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên tặng Đại sứ Mĩ tại Việt Nam Marc Knapper trong một buổi tiếp ngài ngày 15/4/2022 đã cho thấy sự tinh tế của giới chính khách với nhà văn Lê Lựu.

Nhà văn Lê Lựu – Văn chương và số phận đã cho bạn đọc một cái nhìn đầy đủ, khách quan, toàn diện và nhất là ấm áp hơn về văn chương và số phận của ông.

Thay mặt lãnh đạo Thư viện Quốc gia, ông Nguyễn Xuân Dũng – quyền Giám đốc Thư viện Quốc gia đã trân trọng tiếp nhận sách Nhà văn Lê Lựu – Văn chương và số phận với một tình cảm đặc biệt. Những bó hoa tươi thắm ùa trên những trang văn thắm thiết tình người đã nói lên rất nhiều điều thú vị trong cuộc sống. Văn chương chính là có ích. Văn học chính là để bồi đắp và xây dựng niềm tin của con người.

Cac dai bieu tham du Le ra mat trao tang sach - Trao tặng sách “Nhà văn Lê Lựu - Văn chương và số phận” - Tác giả: Nhà báo Trần Mai ChiCác đại biểu tham dự Lễ ra mắt, trao tặng sách.

Nhà văn Lê Lựu – Văn chương và số phận có nhiều bài viết mới, tư liệu mới về văn chương và cuộc đời Lê Lựu. Điều này cho thấy nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, viết về ông, nhất là các bạn sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ về các tác phẩm của Lê Lựu vẫn còn rất nhiều. Điều này chứng tỏ văn chương và cuộc đời Lê Lựu luôn có một sự hấp dẫn lớn, nhất là với bạn đọc trẻ hôm nay.

 

 

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây