Vũ Bình Lục – Từ người lính chiến trường đến nhà nghiên cứu phê bình văn học đa năng – Tác giả: Nhà báo Trần Mai Chi

Chúng tôi đôi lúc bối rối không biết nên gọi Vũ Bình Lục bằng danh xưng nào cho phải: nhà giáo, nhà thơ hay nhà nghiên cứu phê bình, bởi lĩnh vực nào ông cũng tâm huyết và đạt nhiều thành tựu.

Năm 1967, Vũ Bình Lục lên đường nhập ngũ khi mới học được 2 tháng lớp 10 (tương đương lớp 12 bây giờ). Ông từng là sỹ quan Ban tham mưu Tiểu đoàn Đặc công 409 anh hùng, đạt danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú”. Lực lượng lính đặc công tuyến đầu hàng ngày phải đứng giữa lằn ranh sống – chết, đói khát và sốt rét quanh năm, song, chiến đấu với chính bản thân mình mới là điều khó khăn nhất. Những năm tháng tuổi đôi mươi, nơi Trường Sơn máu lửa trùng trùng, gian khổ, hiểm nguy đã tôi luyện Vũ Bình Lục trưởng thành, để sau này, điều đó đã trở thành nguồn cảm hứng trong các tác phẩm văn chương của ông. Vũ Bình Lục viết cho đồng đội “tuổi hai mươi chí cả kiêu hùng”, viết cho “những đôi chân nối dài rừng cây vô tận”, và cả cho “những thân hình trai tráng nối nhau đổ xuống trước bình minh”. Gương mặt thật của chiến tranh, bản chất của chiến tranh là thứ lớp người “đi như thác đổ” thấu hiểu tận gan ruột. Chiến tranh không chỉ là ký ức một thời trai trẻ, mà còn là nỗi đau và vết thương sâu của người lính. Vũ Bình Lục giải ngũ trở về với một mảnh đạn còn nằm trong đầu, “tài sản” đáng giá nhất là một bộ quần áo ga-ba-đin đồng đội tặng làm kỷ niệm, sau ông đổi cho đồng bào dân tộc lấy một nải chuối. Khi cái ăn chẳng có, bộ quần áo đẹp có khi lại thêm nặng tay nải đường xa.

bo sach Giai ma kho bau van chuong - Vũ Bình Lục - Từ người lính chiến trường đến nhà nghiên cứu phê bình văn học đa năng - Tác giả: Nhà báo Trần Mai Chi

Vũ Lục Bình từ chiến trường quay về Hải Phòng hoàn thành nốt chương trình Phổ thông còn dang dở: “Tôi nén lòng tự ái quyết chí vươn lên để tốt nghiệp”. Năm 1973, ông trở thành sinh viên khoa Ngữ văn của Đại học Sư phạm Hà Nội I, là một trong tám người ưu tú nhất được chọn học nâng cao về Hán Nôm do giáo sư Đặng Đức Siêu (dịch giả Phương Thảo) giảng dạy. Đây là nền móng đầu tiên đưa Vũ Bình Lục tiếp cận kho tàng văn chương chữ Hán, để hơn 40 năm sau ông trở thành một trong những người dịch và bình giải thơ ca chữ Hán nhiều nhất Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Vũ Bình Lục gắn bó với bục giảng hơn mười năm ở quê nhà Thái Bình, tiếp đó cùng gia đình chuyển vào Tây Nguyên làm kinh tế và tiếp tục dạy học. Ông vừa làm lãnh đạo trường cấp ba của huyện Krông-Pắc, vừa làm đồn điền cà phê, canh tác ngô khoai sắn từ mảnh ruộng bậc thang mua lại của đồng bào dân tộc suốt hơn hai mươi năm. Đó cũng là khoảng thời gian vô vàn khó khăn ập đến gia đình người thầy giáo. Kinh tế xã hội Việt Nam cuối những năm tám mươi đầu thập kỷ chín mươi “tăng trưởng âm”, lạm phát và phi mã kéo dài. Cả nước thiếu đói thì một trong những nơi thiếu đói nhất là Tây Nguyên với đất đai cằn cỗi, bom mìn đầy rẫy, hạ tầng lạc hậu đã như vắt kiệt ý chí và niềm tin của con người. Khoảng thời gian ở Tây Nguyên vừa dạy học vừa làm nương rẫy mưu sinh là khoảng thời gian đáng nhớ nhất của thầy giáo Vũ Bình Lục.

Trong tận cùng gian khổ cũng là lúc người thầy giáo Vũ Đình Lục tìm tới văn chương. Chính các sáng tác văn học nghệ thuật cùng với niềm say mê giảng dạy của người thầy đã cho ông bước qua và trưởng thành từ gian nan, cơ cực. Năm 2006, Vũ Bình Lục xin nghỉ hưu trước 30 tháng. Ông rời phố núi ra Bắc, dành toàn bộ thời gian cho sáng tác thơ ca và bước sang một ngã rẽ chưa bao giờ từng nghĩ tới – nghiên cứu chuyên sâu về những áng văn chương cổ.

Nha nghien cuu Vu Binh Luc bia trai va tac gianha bao Tran Mai Chi min - Vũ Bình Lục - Từ người lính chiến trường đến nhà nghiên cứu phê bình văn học đa năng - Tác giả: Nhà báo Trần Mai ChiNhà nghiên cứu Vũ Bình Lục (bìa phải) và tác giả (Nhà báo Trần Mai Chi).

Vết thương với mảnh đạn còn trong đầu khiến ông từng suy nghĩ không nên theo công việc nghiên cứu. Song chắc bởi cái duyên nên càng tìm hiểu, càng viết, ông càng bị lôi cuốn bởi những áng văn chương cổ. Càng nghiên cứu, tìm hiểu và viết ra những bài tâm huyết về văn chương và thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của các bậc tiền nhân, Vũ Bình Lục càng như bị lạc vào mê cung chữ nghĩa và những dấu mốc lịch sử đặc sắc. Cứ thế, Vũ Bình Lục như bị dẫn dụ từ danh nhân này sang danh nhân khác, dấu mốc lịch sử này sáng dấu mốc lịch sử khác, triều đại này sang triều đại khác một mạch đến hôm nay.

Vừa dịch thơ, vừa bình giải, nghiên cứu điển cố, điển tích không đơn thuần là kiến thức văn học mà còn là kiến thức tổng quan về các loại hình văn hóa văn học nghệ thuật. Thơ cổ của các bậc tiền nhân, nhất nhất là các danh nhân văn hóa – lịch sử, các vị vua chúa, tướng lĩnh nhiều khi không rõ ngày tháng, việc bình giải là bước thứ nhất để có thể định vị tác phẩm đó được sáng tác vào triều đại nào, trong bối cảnh thời thế ra sao. Các triều đại, có thời kỳ hưng thịnh xuôi chèo mát mái, có thời kỳ suy thoái loạn lạc. Văn chương là bức tranh phản ánh rõ nét nhất, chân thực nhất, khách quan nhất và ít bị chi phối, méo mó bởi quyền lực. Song, những công trình nghiên cứu trước đó phần nhiều mới dừng ở mức độ văn bản học, điều đó thôi thúc Vũ Bình Lục làm thế nào để người đọc hiểu được nội dung và giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn và đặc biệt là giá trị lịch sử của con người thời đại, qua đó tái hiện được lịch sử của một thời kỳ.

Trong quá trình nghiên cứu, ông phát hiện và chỉnh lý nhiều sai sót từ cuốn Toàn Việt thi lục. Ví dụ như lai lịch của danh nhân Phạm Nhữ Dực ở thời Lý – Trần. Trong cùng một triều đại có tới hai danh nhân cùng họ, cùng tên, nhưng hành trạng và công tích hoàn toàn khác nhau: một người là quan võ, một người là quan văn. Thi sĩ Phạm Nhữ Dực – người có hơn 60 bài thơ từng được đoán định chỉ đỗ cử nhân, song đó là sai lầm nghiêm trọng trong nghiên cứu. Sau khi Vũ Bình Lục bình giải bài thơ Ngũ vân xỉ chiêm (Ngước trông năm mây) của Phạm Nhữ Dực, mới biết được ông từng đỗ Tiến sĩ và làm việc nhiều năm ở Hàn Lâm Viện. Nếu không có sự đào sâu nghiên cứu, phóng chiếu, lập luận của những người nghiên cứu như Vũ Bình Lục, làm sao những mảnh ghép lịch sử sai sót sớm được đưa về đúng nơi đúng chỗ.

Một trong những cuốn sách gây ấn tượng mạnh của Vũ Bình Lục là cuốn Giải mã thơ chữ Hán Lê Quý Đôn (NXB Hội Nhà văn, 2022) đã cho thấy sự trầm hậu của ông trong nghiên cứu lý luận văn học, nhất là về các trước tác của các tác gia lớn. Giải mã thơ chữ Hán Lê Quý Đôn là một trong những công trình cho thấy sức lao động không chỉ bền bỉ, kiên trì, sự bao quát rộng lớn; mà cái chính yếu nhất là tinh thần khoa học, nhất là tính nhân văn trong nghiên cứu chuyên sâu về danh nhân Lê Quý Đôn. Trong Lời giới thiệu tập sách, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã khẳng định: “Đây là một công trình khoa học và nghệ thuật rất quan trọng tuyển chọn, dịch thơ và bình giải khoảng 400 bài thơ, trong số khoảng 550 bài thơ chữ Hán của Lê Quý Đôn hiện mới sưu tầm được”.

Đây cũng là những đánh giá không chỉ về học thuật mà còn là sự tôn trọng sức lao động của đồng nghiệp với nghiên cứu văn học nghệ thuật.

Nhà nghiên cứu Vũ Bình Lục còn là người rất say mê đi điền dã các vùng đất, tìm hiểu ngọn ngành lịch sử các di tích, danh thắng, đình, đền, chùa, miếu, các huyền tích, huyền sử dân gian. Chúng tôi đã đọc nhiều tham luận của ông trong các Kỷ yếu Hội thảo khoa học như: Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan – Thân thế, cuộc đời và sự nghiệp; Hữu tướng Phùng Thanh Hòa – Thân thế, cuộc đời và sự nghiệp; Thái phó lưỡng triều Lý – Trần Phùng Tá Chu;… đều thấy được sự công phu, kỹ lưỡng, nhất là tính khoa học lịch sử trong việc tường minh những đóng góp của các bậc tiền nhân với triều đình, đất nước. Các tham luận của ông đều là những bài báo khoa học có giá trị đáng tin cậy mỗi khi tra cứu về các vị danh nhân hoặc triều đại đó.

Nha bao Tran Mai Chi min - Vũ Bình Lục - Từ người lính chiến trường đến nhà nghiên cứu phê bình văn học đa năng - Tác giả: Nhà báo Trần Mai ChiNhà báo Trần Mai Chi.

Công việc của những nhà nghiên cứu như Vũ Lục Bình giúp tái hiện lại nhân vật lịch sử, không gian lịch sử, phóng chiếu hình ảnh lịch sử một cách chân thực lấp đầy khoảng trống, khoảng mờ, khoảng tối cách xa sự thật. Đây là việc làm vô cùng khó, dễ gây tranh cãi, thậm chí những bất đồng chính kiến khó có thể thống nhất để tìm ra sự thật lịch sử. Ở khía cạnh này, nhà nghiên cứu Vũ Bình Lục bằng cái tâm trong sáng, nhất là tinh thần khoa học trong nghiên cứu lịch sử vừa công tâm, vừa khoa học, vừa hết sức nhân văn nên các cuốn sách của ông, nhất là bộ sách Giải mã kho báu văn chương (Thơ chữ Hán Việt Nam từ thế kỷ thứ 15 đến nửa đầu thế kỷ 19) đồ sộ 1.600 trang đã và đang trở thành bộ sách công cụ hữu ích cho bạn đọc trong đó có giới nghiên cứu phê bình.

Nhà nghiên cứu Vũ Bình Lục, từ người lính chiến trường, người thầy thời bao cấp đến nhà nghiên cứu phê bình đa năng với những khu vực, đóng góp chuyên sâu đã cho thế hệ trẻ chúng tôi động lực tích cực trong nghiệp văn bút của mình. Ông chính là tấm gương về lao động văn chương chữ nghĩa.

 

 

 

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây