Giới thiệu khái quát thị xã Hương Trà

thị xã Hương Trà - Tỉnh Thừa Thiên Huế

Giới thiệu khái quát huyện Hương Trà

Thị xã Hương Trà là một huyện đồng bằng của tỉnh Thừa Thiên – Huế, nằm trên trục quốc lộ 1A, là cửa ngõ phía Bắc của thành phố Huế, cùng với thị xã Hương Thủy, Phú Vang tạo thành ba cực của tam giác vệ tinh quan trọng của tỉnh. Phía Bắc giáp huyện Quảng Điền. Phía Tây giáp huyện Phong Điền. Phía Đông giáp thành phố Huế. Phía Nam giáp huyện A Lưới và Hương Thuỷ.

Địa bàn thị xã có bờ biển dài 7km, có quốc lộ 1A chạy ngang dài 12km song song với tuyến đường sắt Bắc – Nam, có các tuyến Quốc lộ 49A dài 25km nối thành phố Huế với huyện miền núi A Lưới. Quốc lộ 49B nối các xã vùng biển, các tuyến đường tỉnh lộ 8A, 8B, tỉnh lộ 4, đường kinh tế quốc phòng. Thị xã cũng có 2 sông lớn chảy qua là sông Bồ và sông Hương. Đây cũng là huyện có địa danh phá Tam Giang nổi tiếng được truyền tụng trong dân gian và ca dao.

Thị xã Hương Trà ở vị trí giữa trung độ của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trong tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây; có tuyến quốc lộ 1a và tuyến đường sắt Bắc – nam đi qua với chiều dài 12km, tuyến đường phía Tây thành phố Huế dài 19 km, có Quốc lộ 49a dài 6 km. Hương Trà có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 07 phường và 09 xã; với diện tích tự nhiên là 51.853,4 ha và 118.354 nhân khẩu. Trung tâm hành chính – kinh tế – văn hóa của Thị xã là phường Tứ Hạ, cách thành phố Huế 15 km về phía Bắc.

Vùng đất này đã có nhiều dấu ấn của một đô thị như thương cảng Thanh Hà, phố cổ Bao Vinh; các di tích lịch sử – văn hóa, đền đài… kết nối với di sản Cố đô Huế và đặc biệt là sự đa dạng về địa hình, cảnh quan thiên nhiên phong phú. những năm qua, Đảng bộ và nhân dân Hương Trà đã nỗ lực phấn đấu tranh thủ thời cơ, thuận lợi; vượt qua khó khăn thử thách, tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế – xa hội và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tạo chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực; đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn đô thị hoá. Nhơ vậy, ngày 15/11/2011 Chính phủ ban hành nghị quyết số 99/nQ-CP về việc thành Thị xã  Hương Trà và các phường thuộc thị xã Hương Trà.

Trên lĩnh vực kinh tế, Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế trọng điểm thúc đẩy kinh tế phát triển, từng bước tạo lập được các yếu tố bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (gDP) bình quân 5 năm (2006-2010) đạt 17,7% năm, thu nhập bìnhquân đầu người đạt 1.170 uSD/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tỷ trọng các ngành: Dịch vụ – Công nghiệp – nông nghiệp trong GDP năm 2010 là 41,2% – 35,1% – 23,7%.

Thị xã Hương Trà là địa phương có nhiều lợi thế về phát triển dịch vụ, du lịch và đây là ngành đóng góp tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Huyện uỷ  (nay là Thị ủy) Hương Trà (khoá XI) đã có nghị quyết 05-NQ/HU, về “Phát triển dịch vụ, du lịch trên địa bàn huyện Hương Trà giai đoạn 2006 – 2010” và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ khá nhanh, bình quân 18,05%/năm, làm thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Dịch vụ – Công nghiệp – nông nghiệp. Các loại hình dịch vụ phát triển khá toàn diện với nhiều loại hình đa dạng, phong phú và có mức tăng trưởng cao như dịch vụ thương mại tăng bình quân 25,55%/năm, dịch vụ nhà hàng tăng 27,85%/năm, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng tăng trên 20%/năm, giao thông vận tải tăng 59,4%/năm; các dịch vụ phục vụ nông nghiệp tăng cả chủng loại và chất lượng về cung ứng vật tư, giống cây trồng, bảo vệ thực vật, vật nuôi, thuỷ lợi, làm đất, thu hoạch lúa…  Số cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ tăng khá nhanh, năm 2005 toàn huyện có 2.161 cơ sở, tạo việc làm cho 2.594 lao động, đến năm 2010 đã tăng lên 4.037 cơ sở với 5.682 lao động tham gia; giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2010 đạt 447,1 tỷ đồng tăng gấp 2,29 lần so năm 2005. Chất lượng dịch vụ được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, sản xuất, tiêu dùng và đời sống của người dân, giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Cùng với phát triển dịch vụ, du lịch, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề; các ngành có thế mạnh và điều kiện phát triển; vùng sản xuất công nghiệp Hương Trà tập trung nhiều ở địa bàn các phường, xã: Tứ Hạ, Hương Văn, Hương Vân, Hương Thọ…. Hiện có Khu Công nghiệp Tứ Hạ – Hương Văn với diện tích 126,7 ha đang kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; cụm công nghiệp Tứ Hạ 25,5 ha đã được lấp đầy và đang mở rộng thêm 30 ha; vùng nhà máy xi măng Luks hơn 30 ha và một số nhà máy khác trên địa bàn Tứ Hạ, Hương Văn. Bước đầu đã xây dựng được ngành công ng-hiệp sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, gạch tuy-nen,… một số nhà máy sản xuất có hiệu quả như xi măng Kim Đỉnh, nhà máy gia công sản xuất giấy cao cấp Phụng Phát, nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ và các chế phẩm sinh học Quế Lâm; nhà máy sản xuất bao bì nhựa Công ty TNHH Quang Quân…đặc biệt có hai nhà máy Thủy điện Bình Điền công suất 44 mW, Thuỷ điện Hương Điền công suất 81 mW hoà vào lưới điện quốc gia và một số dự án khác đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, bảo đảm tăng trưởng và phát triển bền vững. Chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống cũng được quan tâm; một số ngành nghề truyền thống tiếp tục phát triển như bún Vân Cù, mộc mỹ nghe Hương Hồ,… phục vụ nhu cầu tiêu dùng gắn với phát triển du lịch và xuất khẩu.

Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp phát triển khá toàn diện. gia trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp tăng bình quân 2,25%/năm. Bước đầu đã hình thành một số vùng trồng cây chuyên canh có giá trị kinh tế cao như vùng trọng điểm lúa ở Hương Toàn, Hương Vinh, Hương Phong; vùng lạc ở Hương Văn, Hương Vân; rau màu ở Hương Chữ, Hương  an; cây đặc sản thanh trà, bưởi ở Hương Vân, Hương Hồ,Hương Thọ, cây cao su ở các xã vùng gò đồi… Đảng bộ đã chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại ở các xavùng gò đồi như Hương Thọ, Bình Thành,Hương Bình, Bình Điền và Hồng Tiến. Lâm nghiệp đã từng bước chuyển dịch sản xuất theo hướng trồng rừng kinh tế, đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng cho từng hộ cá nhân, góp phần tạo việc làm bền vững và tăng thu nhập cho người dânở miền núi. nuôi trồng thủy sản có tiến bộ, phát triển theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ, đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi; khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Những năm qua, cùng với sự giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh, thị xã Hương Trà đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo động lực để phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn. nhiều công trình, dự án quy mô lớn được đầu tư, khai thác và đưa vào sử dụng như cầu Tứ Phú, đường và cầu Ca Cút, đường Thanh Phước- Cồn Tè, đường  nguyễn Chí Thanh, đường ven Sông Bồ, nâng cấp mở rộng một số đoạn Quốc lộ 49a, 49B qua địa bàn, hoàn thành các tuyến đường nguồn vốn WB3…; chỉnh trang, mở rộng nhiều tuyến đường nội thị; đã xây dựng nâng cấp một số tuyến đường khu Trung tâm xã Bình Điền, đường tránh phố cổ Bao Vinh. Tập trung thực hiện công trình khẩn cấp chống xói lở bờ biển Hải Dương, chống sạt lở bờ sông Bồ, sông Hương qua địa bàn; bê tông hóa được 140 km giao thông nông thôn; nâng cấp, kiên cố hóa đê phía Tây phá Tam giang, tu bổ hệ thống đường, đê bao nội đồng, đang triển khai Tiểu dự án thủy lợi Tây nam Hương Trà. Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 99,9%, tỷ lệ hộ dùng nước sạch, hợp vệ sinh 96,2%.

Đi đôi với phát triển kinh tế, Đảng bộ Hương Trà đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình văn hoá – xã hội, quốc phòng, an ninh. Trọng tâm là các Chương trình phát triển Khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực trên địa bàn giai đoạn 2006 – 2010, Chương trình phát triển y tế, Chương trình xoá đói giảm nghèo… nhờ vậy, lĩnh vực văn hoá – xã hội tiếp tục có những chuyển biến rõ nét. mạng lưới trường, lớp phát triển cả về số lượng và chất lượng, tiếp tục giữ vững phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở; có 21 trường đạt chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ gần 32%; có 85% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa; 96,9% làng, bản, cụm dân cư và cơ quan đạt chuẩn đơn vị văn hóa; 16/16 xã, phường đăng ký xây dựng đơn vị văn hóa, 100% trạm y tế xã, phường được đầu tư xây dựng tầng hóa và có Bác sỹ; 15/16 đơn vị đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, phường; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng từ 25 % năm 2005 giảm xuống còn 16% năm 2010. Giải quyết việc làm cho trên 5.000 lao động; hoàn thành công tác xoá nhà tạm cho hộ nghèo năm 2006, công tác tái định cư đồng bào thủy diện vào năm 2009. Đời sống nhân dân, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn được cải thiện đáng kể, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 8,8% (theo chuẩn mới) năm 2011. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã được giữ vững, ổn định.

Lịch sử hình thành 

Thị xã Hương Trà có tên cũ là Kim Trà (thời Lê), trước nữa gồm các huyện Bồ Đài, Bồ Lãng và Sạ Hợp (Lệnh) thời Trần. Năm 1570 Nguyễn Hoàng đổi tên là Hương Trà vì kỵ huý Nguyễn Kim, bấy giờ, gồm 9 tổng là An Ninh, Phú Xuân, Vĩnh Xương, Phù Trạch, An Hoà, Vỹ Dã, Kim Long, An Vân, Kế Thực (Mỹ).

Năm Minh Mạng 16 (1835) trích một số tổng, xã vào các huyện Phú Lộc, Phú Vang và Phong Điền; còn lại các tổng Phú Xuân, An Ninh, Phú Ốc, Long Hồ, Hương Cần, Vĩnh Trị đều thuộc địa bàn huyện Hương Trà.

Năm 1945 Cách mạng tháng Tám thành công, huyện Hương Trà gồm các xã Hương Mai, Hương Thái, Hương Bình, Hương Thạnh, Hương Vân, Hương Văn, Hương Vĩnh, Hương Phong, Hương Hải, Hương Thọ. Năm 1956 đổi là quận Hương Trà gồm các xã Hương Hồ, Hương Long, Hương Chử, Hương Bằng, Hương Cần, Hương Phú, Hương Sơ, Hương Vinh, Hương Xuân.

Năm 1975, cơ bản hành chính huyện vẫn như cũ, Hương Trà là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế gồm các xã Hương Vinh, Hương Thọ, Hương Hồ, Hương Long, Hương Chữ, Hương Sơ, Hương Phú, Hương Xuân, Hương Phong, Hương Hải, Hương Vân, Hương Toàn. Ngoài ra, trên đất Hương Trà còn lập thêm một số xã thuộc thành phố Huế như Bình Thành, Bình Điền, Hương Bình. Năm 1977, các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà hợp nhất thành huyện Hương Điền thuộc tỉnh Bình Trị Thiên. Do yêu cầu mở rộng thành phố, năm 1981, nhập xã Hương Thọ lập xã mới Hương An; chuyển các xã Hương Hải, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Sơ, Hương Long, Hương Hồ, Hương Thọ vào thành phố Huế, đến năm 1989, thì giữ lại cho thành phố Huế 2 xã Hương Sơ và Hương Long.

Tháng 9/1990, Hội đồng Bộ trưởng quyết định chia huyện Hương Điền thành ba huyện Phong Điền, Quảng Điền và Hương Trà. Hương Trà trở về đơn vị hành chính cũ gồm 15 xã và 1 thị trấn, tồn tại cho đến ngày nay.

Hương Trà là vùng đất có dấu vết văn hoá Sa Huỳnh, là địa bàn lập phủ Kim Long (1636-1687); Phú Xuân (1687-1712) và (1739-1802); kinh thành thời Tây Sơn (1786-1801); kinh đô thời Nguyễn (1802-1945); thị xã, thành phố Huế (từ 1898) nơi tập trung những đơn vị thuộc quần thể di tích Huế – Di sản văn hoá thế giới.

Tiềm năng

Hương Trà, có vị trí khá thuận lợi trong giao lưu văn hoá và phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời, có vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh – quốc phòng của khu vực. Tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú. Thời tiết khí hậu thuận lợi cho phát triển nông – lâm nghiệp nhiệt đới, có hiệu quả, đặc biệt, là cây ăn quả và cây công nghiệp.

Đất đai, thổ nhưỡng của huyện rất đa dạng, phát triển các loại cây như cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và cây lương thực và phát triển chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của vùng.

Ngoài ra, Hương Trà còn có tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch, thảm thực vật có rừng phong phú, đa dạng, có nhiều loại gỗ quý hiếm và nhiều loài động vật hoang dã. Bên cạnh đó, Hương Trà có tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú: mỏ đá vôi Văn Xá sản xuất được xi măng mác cao, mỏ đá granit đen xám ở vùng núi Hương Thọ, Bình Thành, Hương Vân, mỏ cao lanh Văn Xá, mỏ khoáng Titan, cát, sỏi…có trữ lượng lớn, chất lượng tốt; đây là cơ sở để Hương Trà phát triển ngàng công nghiệp vật liệu xây dựng.

Đến Hương Trà, du khách còn có thể tham quan bờ biển sạch đẹp, nhiều hồ, khe, suối, nhiều di tích như: Lăng Gia Long, Minh Mạng, điện Hòn Chén, khu di tích địa đạo Khe Trái (Hương Vân) nhiều lễ hội dân gian truyền thống có khả năng tạo ra cơ sở cho phát triển du lịch dịch vụ.

Tóm lại, nhờ những tiềm năng và điều kiện tự nhiên như trên đã giúp cho Hương Trà, có lợi thế phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất điện năng, chế biến nông lâm thuỷ sản, cùng với các loại hình dịch vụ như thương mại, dịch vụ, vận tải – kho bãi, xây dựng, xuất khẩu lao động, bưu chính viễn thông…

 

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây