Phan Tứ – viên ngọc sáng của nền Văn học cách mạng Việt Nam – Tác giả: Lê Anh Dũng

Phan Tứ - viên ngọc sáng của nền Văn học cách mạng Việt Nam
Khu mộ nhà văn Phan Tứ tại nghĩa trang Hòa Sơn, Đà Nẵng

Đó là tên bộ phim của Đài Phát thanh- Truyền hình Quảng Nam ( QRT), do nhà báo Đặng Ngọc Kết, Phòng biên tập Văn nghệ QRT, đạo diễn; Nguyễn Thanh Bình quay phim, viết kịch bản; lời bình Đặng Trương, khởi quay từ ngày 13.9 tại các địa điểm Khu mộ Tộc Lê ở Nghĩa trang Hòa Sơn, có mộ phần yên nghỉ nhà văn Phan Tứ (Lê Khâm), ngôi nhà vợ con nhà văn ở góc đường Phan Đình Phùng- Lê Lợi, Nhà lưu niệm cụ Phan Châu Trinh tại 72 Phan Châu Trinh, Liên hiệp các Hội VHNT thành phố Đà Nẵng tại K54/10 Ông Ích Khiêm và quê nhà Quế Phong, Quế Sơn, Quảng Nam, chiến khu Nước Là, Tứ Mỹ- Kỳ Sanh ( nơi Phan Tứ viết Gia đình má Bảy, Mẫn và tôi), Bảo tàng, Thư viện Quảng Nam). Đoàn làm phim cũng sẽ phỏng vấn nhà báo lão thành Trần Đình Vân ( tác giả Sống như Anh) các nhà văn cùng thời và Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nơi nhà văn từ chiến trường Lào về học để biên độ phim được mở rộng phong phú và chân thật hơn.

Phan Tứ, tên thật là Lê Khâm con trai cụ Đốc Ấm, cháu ngoại của nhà yêu nước tiền bối Phan Châu Trinh, quê gốc tại Quế Sơn, sinh năm 1930 tại thành phố Quy Nhơn, nhập ngũ tại Hà Tĩnh rồi làm chiến sĩ Quân tỉnh nguyện Việt Nam tại Lào. Ông có tiểu thuyết “Bên kia biên giới”, “ Trước giờ nổ súng” viết về mối quan hệ đoàn kết Việt- Lào chống kẻ thù chung thực dân xâm lược. Sau đó là các tiểu thuyết nổi tiếng khác, được xem như sách gối đầu giường của các thế hệ cầm súng đánh giặc như: Gia đình má Bảy, Mẫn và tôi, và sau này là bộ trường thiên tiểu thuyết Người cùng quê ( mới được 3 tập), Thức tỉnh ( truyện ngắn, ký- NXBQĐND) và Nhật ký chiến tranh 3 tập Từ chiến trường khu Năm, do Phan Thị Minh ( Lê Thị Kinh), Thanh Quế, Đinh Thị Phương Thảo ( vợ nhà văn Phan Tứ) và Đại tá, nhà thơ Lê Anh Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà Văn Đà Nẵng tổ chức bản thảo, kỳ công mời các dịch giả tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Lào dịch thuật, biên soạn do Nhà xuất bản Văn Học ( Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) biên tập xuất bản.

Dai QRT phong van ba Phuong Thao vo nha van Phan Tu min - Phan Tứ - viên ngọc sáng của nền Văn học cách mạng Việt Nam - Tác giả: Lê Anh DũngĐài QRT phỏng vấn bà Phương Thảo vợ nhà văn Phan Tứ

Theo phong cách phim tài liệu, chính luận tôn trọng sự chân thật của lịch sử, xây dựng một chân dung nhà văn có đóng góp lớn cho nền văn học cách mạng Việt Nam. Dựa trên những hình ảnh, tư liệu về dấu chân của các nhà văn từng tham gia sống, chiến đấu và sáng tác trên chiến trường khu 5, Quảng Nam, Quảng Đà, trong đó có nhà văn Phan Tứ và nhiều văn nghệ sĩ như Thanh Quế, Thái Bá Lợi, Nguyễn Bá Thâm, bộ đội chiến đấu vì đôc lập của dân tộc, mỗi văn nghệ sĩ là một chiến sĩ. Từ đây, tác phẩm của họ ra đời, trở thành nguồn cổ vũ mạnh mẽ, thôi thúc chiến sĩ, bộ đội chiến đấu vì độc lập dân tộc. Những tác phẩm văn học nghệ thuật ấy là viên ngọc quý của nền văn học cách mạng Việt Nam. Theo đạo diễn Đặng Ngọc Kết, phim sẽ khắc họa nhà văn Phan Tứ từ góc nhìn gia đình, dòng họ,,, nơi khởi đầu của một cuộc đời. Gia đình nhà văn Phan Tứ bây giờ vẫn còn có vợ ông, con trai và các chị em gái của ông. Phim dành một thời lượng nói về sự lan tỏa của các tác phẩm đầu tiên cho đến bộ ba nhật ký chiến tranh Từ chiến trường khu Năm do Nhà xuất bản Văn học xuất bản được nhiều báo, đài Trung ương, địa phương phỏng vấn ca ngợi và bộ sách được giải Bạc của Hội sách Việt Nam.

Doan lam phim gia dinh nha van va dai dien Chi hoi nha van Viet Nam tai Da Nang tai khu mo nha van Phan Tu min - Phan Tứ - viên ngọc sáng của nền Văn học cách mạng Việt Nam - Tác giả: Lê Anh DũngĐoàn làm phim, gia đình nhà văn và đại diện Chi hội nhà văn Việt Nam tại Đà Nẵng tại khu mộ nhà văn Phan Tứ.

Riêng tôi, với tư cách một nhà thơ được nhà văn Phan Tứ ký quyết định kết nạp hội viên Hội VHNT tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng năm 1987, nguyên đại diện Nhà xuất bản Quân đội tại Đà Nẵng từng biên tập xuất bản tập truyện ngắn và ký mang tên Thức tỉnh ( viết về những con người bình dị như cậu bé chăn trâu, cụ già du kích, những người lính ở phía bên kia…), rồi từng làm Phó đại diện Nhà xuất bản Văn Học tại miền Trung Tây Nguyên cùng tổ chức bản thảo in tập Nhật ký chiến tranh Từ chiến trường khu Năm càng trân quý ông, và giới thiệu những cuốn sách hay, sách quý của ông tại Hà Nội và Đà Nẵng

Có thể nói ông là thế hệ vàng, một trong những nhà văn hàng đầu, xuất \sắc nhất, có ảnh hưởng nhất của nền văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 đến 1975. Nhiều  cuốn sách của ông đã có sức hấp dẫn lan tỏa thúc giục bao thế hệ lên đường cầm súng làm tình nguyện quân, sát cánh bên nước bạn Lào đánh kẻ thù chung, góp phần giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta. Tác phẩm và tác giả Phan Tứ được tổ chức tọa đàm, hội thảo ở các giảng đường. Các di cảo, tài liệu, tư liệu, nhật ký chiến trường chép tay bằng 5 thứ tiếng của ông, được Bảo tàng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam giữ gìn, bảo tồn và phát huy trang trọng, được  đưa vào  giảng dạy ở các trường trung học, được làm luận văn thạc sĩ, tiến sĩ ở các trường đại học trong cả nước.

Tên nhà văn Phan Tứ được đặt tên đường tại Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, thành phố Tam Kỳ và quê hương Quế Sơn, Quảng Nam.  Ông ra đi năm 1995 nhưng vẫn hằng sống trong tâm tưởng của mọi người về phẩm chất phụng sự cho cách mạng, cho văn chương cách mạng Việt Nam, trong những tác phẩm để đời như Bên kia biên giới, Trước giờ nổ súng, Mẫn và tôi, Gia đình má Bảy, Trại ST 18, Người cùng quê, Từ chiến trường khu Năm. …

Phim sẽ kết thúc quay tại quê nhà  văn Phan Tứ (Lê Khâm) ở Quế Phong, Quế Sơn, Quảng Nam vào ngày 22.9.2022 và phát sóng trên Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Nam vào Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2023. Chúc Đoàn làm phim về nhà văn Phan Tứ của QRT có nhiều thuận lợi, nỗ lực hết mình, đem lại thành công, có sức giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Đà Nẵng, ngày 13.9.2023

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây