Văn hóa dân gian Cơ Tu – Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe – Phần cuối

Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần cuối

Untitled 2 min 2 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần cuối

CHƯƠNG II

NĂNG LỰC THÍCH ỨNG

NHỮNG BIẾN ĐỔI

Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe

1. Năng lực là gì?

Theo Từ điển Tiếng Việt, năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó.

Theo đó, năng lực tạo cho con người hoặc cộng đồng người trong khu vực cư trú hoàn thành việc tiếp nhận một hoạt động nào đó với khả năng tương thích trình độ phát triển. Năng lực thích ứng biến đổi văn hóa vừa là tiền đề, đồng thời là kết quả hoạt động của cộng đồng hoặc cá nhân tiếp nhận biến đổi văn hóa trong điều kiện có thể. Như vậy, năng lực vừa là điều kiện tiếp nhận những biến đổi văn hóa một cách tốt nhất nhưng đồng thời năng lực cũng phải trải qua thời gian trải nghiệm thực tiễn của cá nhân hay cộng đồng khi tham gia vào quá trình thích ứng với biến đổi văn hóa. Ở đây là vấn đề năng lực thích ứng với biến đổi văn hóa dân gian trong cộng đồng Cơ Tu Quảng Nam, Đà Nẵng là thế nào trong bối cảnh đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới.

2. Thích ứng là gì?

Cũng theo Từ điển Tiếng Việt được hiểu theo nghĩa có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới, yêu cầu mới.

Theo đó, thích ứng văn hóa trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa theo các tiêu chí yêu cầu xây dựng nông thôn mới như hiện nay đối với vùng nông thôn tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, cộng đồng người Cơ Tu phải có năng lực nhận biết sự biến đổi văn hóa từ cổ truyền của tộc người đến tiếp nhận luồng văn hóa mới trong thời đại ngày nay một cách đầy đủ nhất. Trên cơ sở đó, mới có khả năng thích ứng đồng thời vận dụng các thành tố văn hóa mới vào cuộc sống tộc người một cách hài hòa, phù hợp mà không thấy nổi lên sự đối kháng gay gắt.

Trong tiến trình phát huy năng lực thích ứng với các thành tố văn hóa mới đang từng bước đan xen vào văn hóa bản địa, người Cơ Tu từng bước hội nhập, làm biến đổi các yếu tố văn hóa cổ của mình phù hợp với sự phát triển chung của cộng đồng 54 dân tộc anh em, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và quốc tế.

Như thế, để có năng lực thích ứng với những biến đổi văn hóa dân gian trong cộng đồng người Cơ Tu, chỉ khi cộng đồng có những hành động tương thích, hội nhập văn hóa, làm biến đổi một số thành tố văn hóa cổ truyền mà không làm phương hại hay loại bỏ văn hóa cổ truyền đang được vận dụng trong cuộc sống hiện nay của tộc người. Có như thế mới chứng tỏ năng lực thích ứng với biến đổi văn hóa. Trong trường hợp này là sự biến đổi văn hóa trên cơ sở xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Để làm được việc tiếp nhận sự biến dịch văn hóa dẫn đến biến đổi văn hóa (dân gian) của người Cơ Tu miền Tây Quảng Nam, họ đồng thời phát huy năng lực văn hóa nội sinh hiện còn giữ gìn, phát huy và phát triển trong cộng đồng làng và tiếp tục duy trì trong cộng đồng Cơ Tu những thành tố văn hóa dân gian cổ truyền của tộc người vẫn còn tác dụng tạo nên đặc trưng riêng có của mình.

Như thế, để hình thành nên năng lực thích ứng với biến đổi văn hóa, cộng đồng người Cơ Tu đồng thời phát huy kiến thức cổ truyền và đương đại trong bảo tồn và giữ gìn văn hóa dân gian truyền thống. Mặt khác, hình thành kỹ năng vận dụng các thành tố văn hóa dân gian bên ngoài tác động vào văn hóa cổ truyền, từ đó có thái độ đúng đắn với sự biến đổi văn hóa đang tác động ngày một nhiều hơn trong bối cảnh đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới.

3. Năng lực thích ứng văn hóa trong thời kỳ hội nhập khu vực và quốc tế

Trong điều kiện xã hội phát triển hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang từng bước làm thay đổi bộ mặt cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng theo hướng tiên tiến tích cực. Theo đó, cộng đồng người Cơ Tu tại Quảng Nam, Đà Nẵng đặt quá trình thích ứng đời sống kinh tế, văn hóa với biến đổi toàn diện cuộc sống hằng ngày, trong đó nổi lên là biến đổi văn hóa trong bối cảnh người Cơ Tu từ tri thức bản địa (tri thức địa phương) dần chuyển dịch sang những giá trị văn hóa có yếu tố ngoại nhập do giao lưu và hội nhập văn hóa thúc đẩy nhanh chóng vào trong tất cả các mặt của đời sống. Là quy luật chung của sự phát triển xã hội, trong xu thế thời đại khoa học công nghiệp phát triển ngày càng cao, ảnh hưởng ngày càng sâu rộng, đan xen với tri thức bản địa, trong đó có tri thức dân gian, đến tri thức khoa học tiên tiến đang phát triển hiện nay. Các nhà khoa học, các học giả và đặc biệt các nhà hoạch định các chính sách phát triển văn hóa xã hội đang quan tâm theo dõi kiến thức địa phương liên quan thế nào với kiến thức khoa học để thực hiện đề án phát triển có những thay đổi phù hợp với điều kiện mới, yêu cầu mới. Cộng đồng người Cơ Tu tại Quảng Nam, Đà Nẵng sẽ vận dụng thế nào kiến thức bản địa để có thể nâng cao năng lực thích ứng với các thành tố văn hóa mới ngày càng ảnh hưởng sâu rộng vào đời sống cộng đồng làng. Và không chỉ cộng đồng dân cư trong làng mà từng cá nhân cũng đã có sự biến đổi phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Điều này là không thể cưỡng lại được trong bối cảnh đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới như hiện nay đã lan tỏa về các thôn, làng trong phạm vị một vùng cư trú rộng lớn. Người Cơ Tu đứng trước sự chọn lựa, hoặc biến đổi để tồn tại cùng với sự phát triển chung của dân tộc, của nhân lọai hay trụ bám vào tri thức dân gian – tri thức bản địa – để giữ nền nếp sinh hoạt văn hóa tộc người như trước kia đã từng tồn tại.

Trong bối cảnh đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, sự giao lưu văn hóa, đan xen tiếp biến các thành tố văn hóa của nhau đang từng bước diễn ra, người Cơ Tu rõ ràng thiết lập năng lực và khả năng với các điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện những hoạt động văn hóa nhằm thích ứng với những biến đổi đang ngày càng lan rộng vào cộng đồng dân cư. Trong quá trình biến đổi này, một mặt đẩy lùi những thành tố văn hóa không phù hợp với cuộc sống đương đại ra khỏi bản giá trị văn hóa tộc người; mặt khác buộc phải tiếp nhận những giá trị văn hóa phù hợp với sự phát triển tộc người trong bối cảnh phát triển đương đại. Theo đó, để giữ được những đặc trưng phù hợp của văn hóa tộc người, người Cơ Tu đang phát huy nội lực. Yếu tố văn hóa nội sinh có tác động mạnh mẽ trong giữ gìn, phát huy và phát triển vốn văn hóa bản địa Cơ Tu, trong đó nổi lên ở đây là những thành tố văn hóa dân gian còn phù hợp trong đời sống hiện nay. Theo quá trình phát triển lịch sử tộc người, sau những năm 1950 – Đại hội các dân tộc thiểu số miền Tây Quảng Nam – một số tục lệ không còn phù hợp được vận động bãi bỏ, như tục đòi nợ đầu, tục chôn con trẻ theo mẹ (mẹ mới sinh không may qua đời), tục dời làng do quan niệm có nhiều người chết xấu, hoặc bệnh tật, đói kém, (mấy mùa liên tiếp nhiều năm liền), tục sinh đẻ ngoài làng, … đã dần được bãi bỏ ra khỏi bản giá trị văn hóa tinh thần cộng đồng người Cơ Tu. Vào thời đại mà xã hội phát triển công nghệ cao, vận dụng vào đời sống ngày càng rộng mở, ở đó, quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các tộc người đang diễn ra mạnh mẽ, không chỉ trong khu vực mà trên phạm vị toàn thế giới. Do đó để phù hợp với bối cảnh đương đại, thiết lập năng lực thích ứng với những biến đổi văn hóa, đặc biệt trong văn hóa dân gian, người Cơ Tu nhìn vào năng lực nội sinh với di sản tri thức địa phương hiện có, để có thể vừa tiếp nhận các thành tố văn hóa mới, nhưng đồng thời giữ được những đặc trưng văn hóa tộc người.

Năm 1998, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đưa ra chương trình “Tri thức bản địa và sự phát triển” tại Châu Phi. Theo đó, tri thức bản địa được định nghĩa: “Tri thức bản địa là tri thức địa phương, là nền tảng cơ bản cho việc thiết lập các quyết định liên quan đến địa phương trên mọi lĩnh vực của cuộc sống đương đại bao gồm quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, dinh dưỡng, thức ăn, y tế, giáo dục và trong các hoạt động xã hội và cộng đồng. Tri thức bản địa còn cung cấp các chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra cho cộng đồng dân cư địa phương.

Con người với tri thức của mình đã tạo ra một lượng lớn tri thức khoa học, vận dụng vào thời đại ngày nay với một bước nhảy vọt.  Với khối lượng tri thức khoa học công nghệ hiện đại có thể khám phá, phát minh ra nhiều tiện ích phục vụ nhu cầu phát triển xã hội và đáp ứng sự hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân loại. Tuy nhiên, bên cạnh, một lượng di sản kiến thức địa phương to lớn vẫn còn tồn tại cùng với sự phát triển tộc người. Kiến thức bản địa đã ẩn kín, ăn sâu vào từng cá thể trong cộng đồng làng xóm. Khối lượng kiến thức bản địa to lớn này chính là năng lực nội sinh của tộc người, không thể một sớm một chiều dưới tác động của văn hóa ngoại nhập có thể đẩy lùi ra khỏi tâm thức cộng đồng làng và cá nhân mỗi người trong cộng đồng đó, nhất là các chủ làng Cơ Tu, các vị trưởng tộc họ hay hội đồng già làng có thể dễ dàng chối bỏ khỏi tộc người. Bởi họ đang là lực lượng nắm giữ tri thức bản địa này, và đang vận dụng những thành tố phù hợp vào cuộc sống, phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái nơi cư trú. Do con người là chủ thể của di sản tri thức dân gian, nên trong quá trình phát triển để tồn tại, họ luôn củng cố, giữ gìn, vận dụng và thực hiện trong đời sống hằng ngày, nên không dễ đẩy ra khỏi bản giá trị tinh thần đã được củng cố qua nhiều thế kỷ thực hành chức năng của các thành tố. Khi con người tự chủ tiếp thu tri thức khoa học phát triển, thường họ có xu hướng bỏ quên tri thức địa phương (đặc biệt trong các tục lệ của tri thức dân gian tồn tại trong phạm vi làng xóm), đôi khi xem tri thức địa phương chứa đựng nhiều yếu tố lạc hậu, cổ hủ, gây trở ngại, lôi kéo làm dùng dằng sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương hoặc của một quốc gia. Theo đó, tri thức khoa học phương Tây được xem là tiên tiến, hiện đại hơn để các nước chậm hoặc đang phát triển học tập, vận dụng. Mặc dầu thế, với lượng kiến thức địa phương tồn tại hằng nghìn năm được con người vận dụng vào thực tiễn để phát triển và tồn tại, đến nay một lượng không nhỏ kiến thức bản địa vẫn còn được thể hiện trong cuộc sống, nhất là tại các vùng nông thôn, miền núi. Các nhà khoa học nhìn lại khối lượng tri thức này và họ đã có nhiều công trình nghiên cứu về nó. Tuy nhiên, vận dụng tri thức khoa học tiên tiến phương Tây vào xây dựng nông thôn mới như ở Quảng Nam, Đà Nẵng hiện nay mà không đặt vấn đề vận dụng nguồn tri thức bản địa tại các vùng nông thôn thì khó thực hiện các dự án phát triển. Bởi để phát triển khu vực nông thôn phát triển, hẳn phải theo lô gích của quá trình nhận thức từ thực tiễn sinh động để có thể đề ra chủ trương phù hợp với cơ sở hạ tầng. Xa rời thực tiễn và bỏ qua, không vận dụng tri thức địa phương vào quá trình thực hiện các chủ trương phát triển, tất gặp phải sự trì trệ đáng tiếc. Chính điều đó giúp cho việc phát huy năng lực thích ứng của người Cơ Tu chuyển đổi các giá trị văn hóa cổ truyền, kết hợp với các thành tố tiếp nhận từ sự biến đổi, vận dụng vào cuộc sống mà không thấy có sự khác biệt lớn so với phần còn lại của văn hóa tộc người bản địa. Bởi, cho dù có sự biến đổi văn hóa dân gian tồn tại lâu đời, nhưng nội lực văn hóa bản địa vẫn là yếu tố then chốt, mang đặc trưng riêng, không dễ hòa lẫn vào những yếu tố mới. Trên vùng đại ngàn Trường Sơn, người Cơ Tu vẫn giữ được yếu tố cổ truyền đã hình thành và thấm sâu vào từng số phận đời người. Chính đó, họ phát huy tri thức bản địa cùng với giữ vững nội lực tinh thần để giữ gìn, phát triển nguồn văn hóa dân gian còn đang ổn định, phổ biến. Đến nay, người Cơ Tu vẫn còn giữ nguyên những giá trị văn hóa cổ truyền với những yếu tố tích cực của họ trong cộng đồng làng.

Tìm hiểu tri thức địa phương của người Cơ Tu trong vận dụng, nhằm phát huy năng lực thích ứng với biến đổi văn hóa dân gian tại địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng khu vực nông thôn là thế nào trong quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày một nhanh hơn xây dựng nông thôn mới là điều cần thiết trong bối cảnh văn hóa dân gian từ cổ truyền đến đương đại.

4. Quá trình thích ứng và hội nhập

Trong không gian rộng lớn của tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, có thể tìm thấy sự đan xen sinh tồn giữa người Cơ Tu với người Kinh (Việt) tại một số địa phương miền núi. Ngay từ thời giao lưu kinh tế miền xuôi, miền ngược đã có sự buôn bán, trao đổi sản phẩm của nhau, từ đó ngôn ngữ được phổ biến trong giao lưu hội nhập.

Với góc nhìn hạn hẹp tại các thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, thôn Tà Lang, Giàn Bí, xã Hòa Bắc đều thuộc huyện Hòa Vang; hay tại các thị trấn của các quận, huyện thuộc tỉnh Quảng Nam đã thấy có sự đan xen về dân cư, dân số. Chính đó, đã làm thay đổi một chừng mức những nền nếp sinh hoạt cổ truyền (giao lưu văn hóa, học tập, lao động sản xuất, …) của các tộc người, không chỉ giữa người Cơ Tu, người Kinh mà còn với các tộc người Cor, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, … Sau năm 1975, quá trình tụ cư đã tạo điều kiện cơ cấu dân cư có sự đan xen tồn tại người Kinh và người Cơ Tu cùng sinh sống trên một địa bàn cư trú. Theo đó, sự thực hành và phát triển các chức năng văn hóa có tác động giao thoa tiếp biến lẫn nhau.

“Có một số gia đình – ít thôi – khi người thân qua đời, họ đã tự nguyện tiếp nhận qui chế tang ma của người Kinh. Các thành tố trong việc tang họ thực hiện như cách hành lễ của người Kinh. Theo đó, trong quá trình có cúng (làm tuần) 7 ngày, 49 ngày, 100 ngày và giỗ hàng năm thường xuyên.

“Đó là trường hợp mẹ con bà Lê Thị Tiểu và Hồ Thị Thanh Tâm mà trong một lần điền dã tìm hiểu, trao đổi, chúng tôi ghi chép được. Bà và cô có chồng, cha chết từ năm 2004. Bà và con gái thường cúng giỗ đúng ngày hằng năm. Đã hơn 14 năm rồi vẫn giữ lấy lệ như thế. Bởi theo họ, vì thương chồng, cha không thể nào bỏ được. Điều mà trước đây khi sinh sống khép kín trong làng Cơ Tu, chưa có sự giao tiếp quan hệ xuôi – ngược, không có được. Đây chính là quá trình hội nhập, tiếp biến văn hóa lẫn nhau.

“Và ở Tà Lang, Giàn Bí, Phú Túc một số gia đình người Cơ Tu cũng đã thay đổi và tiếp nhận thực hiện nếp sống văn hóa theo các tiêu chí phát triển văn hóa đô thị và văn hóa nông thôn do chính quyền sở tại ban hành và khuyến khích, càng ngày càng có nhiều gia đình người Cơ Tu thực hiện. Họ đã bỏ dần hoặc biến đổi tục lệ cũ không còn phù hợp với cuộc sống ngày nay để có thể hội nhập vào sự phát triển chung toàn xã hội.

“Từ năm 1992 đến nay, người Cơ Tu tại Hòa Vang được Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng trợ cấp kinh phí để xây nhà khang trang, kiểu 4 x 6 m, xây xông, lợp tôn. Người Cơ Tu sinh sống, lao động, học tập, hội họp, sinh hoạt các đoàn thể, lễ hội, văn nghệ quần chúng, thể dục thể thao, xóa nạn mù chữ, có trường dân tộc nội trú, các trường Mầm non, trường Tiểu học, Trung học cơ sở của xã Hòa Bắc. Con em Cơ Tu cùng tham gia học chung trường với học sinh con em người Kinh, cùng hòa đồng trong học tập, vui chơi không phân biệt người Cơ Tu và người Kinh. Trong một tập thể lớp với trang phục đồng phục, áo sơ mi trắng, quần tây xanh màu đậm, mang khăn quàng đỏ giống nhau, không dễ phân biệt đâu là người Cơ Tu và đâu là người Kinh. Một số em học sinh được cha mẹ lấy họ người Kinh đặt thành họ cho con em mình. Ở trường nhìn vào danh sách không biết đâu là Cơ Tu, đâu là Kinh nữa.

“Trong cộng đồng Cơ Tu, thanh niên mặc áo sơ mi, áo phông in nhiều màu sắc rực rỡ, chữ tiếng Anh in to sau lưng và trước ngực, mang giày Tây, kính đen, đội mũ bảo hiểm, sử dụng Honda thành thạo, giao lưu nhiều nơi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các tỉnh, thành phố khác, rong chơi, du lịch, hát karaoke, uống bia, rượu, cà phê, … lịch lãm như các thanh niên ở thành phố. Còn nữ thanh niên Cơ Tu khi đi chơi cùng nhau xuống Hòa Vang hay Đà Nẵng, các cô mặc váy dài, áo phông ngoại đắt tiền, thắt lưng da, đi giày cao gót, môi son, má phấn, đeo vòng tai lấp lánh, đội mũ đủ kiểu, tay đeo nhẫn và đồng hồ to, vai đeo ví đầm, túi xách trông như người ngoại quốc… Thật khó nhận biết rằng đây là cô gái Cơ Tu? Chỉ người ở gần, thường gặp nhau thấy có mái tóc hơi quăn, nhìn đôi mắt đen, sâu thẳm, hàng mi dài cong lên, đôi môi thâm, dày, nụ cười duyên, da hơi nâu mới nhận đó là cô gái Cơ Tu. Còn các người lớn tuổi, nam nữ, các ông, các bà bây giờ không mặc phục trang dân tộc nữa, mà ăn mặc quần áo như người Kinh.” [1]

“Khi có lễ hội hay đi dự Liên hoan văn nghệ quần chúng các dân tộc thiểu số ở Huyện, thành phố, khu vực hay toàn quốc, thì họ đến cửa hàng của Hợp tác xã thuê trang phục, tham gia xong lễ hội thì mang đến trả. Rất ít người còn giữ bộ trang phục truyền thống với thổ cẩm tự dệt trong nhà. Chỉ khi nào cần thì đến cửa hàng Hợp tác xã thuê mặc, xong việc là thôi. Thế nhưng, họ giữ truyền thống lâu đời, mỗi thôn làng họ dựng một nhà gươl đồ sộ, đẹp, mang dấu ấn kiến trúc riêng tộc người, làm nơi hội họp của làng. Các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, dân quân du kích, học sinh tập thể thao thể dục, tập võ thuật, cắm trại trong lúc nghỉ hè, chơi bóng, chơi các trò chơi dân tộc ở sân rộng trước gươl. Ở trong là nhà sàn, có cửa lớn phía trước, ba bên vách nẹp bằng các tấm phên đan ghép lồ ô, tre, nứa bằng phẳng, vuông vức, kín đáo làm nơi trưng bày biểu tượng các vị dàng/ thần linh, chim thần, thú thần, trống, chiêng, đàn, đầu súc vật săn/ bắn được, đầu sừng trâu, gùi, dụng cụ dùng trong nông nghiệp, liềm, dao, rựa, ná, nỏ, tên, …Các bàn thờ đặt hương, đèn, vật cúng và lễ cúng. Ngoài sân có dựng cây nêu cao giữa sân rộng, cọc cột trâu và nơi làm lễ “đâm trâu”, múa “tâng tung da dắ” truyền thống của người Cơ Tu rất sôi động, vui vẻ mà linh thiêng pha lẫn tươi vui hùng tráng, hấp dẫn bao người.

Sự thay đổi, tiếp biến theo nếp văn hóa của cộng đồng giữa các tộc người, đoàn kết, cùng nhau xây dựng nông thôn mới, làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc là mục tiêu tiên quyết của toàn dân chung sức, chung lòng xây dựng nên xã hội giàu đẹp.”[2]

5. Thích ứng theo hướng ứng dụng văn hóa dân gian vào cuộc sống

Văn hóa dân gian (folklore) tộc người được sáng tạo nên thông qua quá trình tác động vào môi trường tự nhiên, xã hội nhằm phục vụ và nâng cao cuộc sống của con người trên hai bình diện vật chất và tinh thần. [3]

Tuy thế, khoa học nghiên cứu về văn hóa dân gian ra đời chậm hơn. Vào những năm 120 sau Công nguyên, Plutarch viết bài đầu tiên về văn hóa dân gian. Mãi đến khi khoa nghiên cứu ứng dụng văn hóa dân gian vào cuộc sống đề cập đến vấn đề này từ vài thập niên trở lại đây, các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sánh bắt đầu quan tâm đến. Tuy ra đời và nghiên cứu đạt được thành tựu, song vấn đề vẫn còn mới mẻ trong việc ứng dụng văn hóa dân gian vào cuộc sống đương đại. Năm 1939, ông Benjanin Albert Botkin – một nhà nghiên cứu văn hóa người Mỹ – khởi xướng khi nghiên cứu những câu chuyện cổ về người nô lệ.

Từ cuối thập niên 1970 của thế kỷ XX đến nay, khoa nghiên nghiên cứu văn hóa dân gian ứng dụng và khoa nhân học ứng dụng ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới phát triển mạnh, nổi bật là công trình “Đưa văn hóa dân gian vào ứng dụng” của Michael Owen Jone (1944) [4]

Vận dụng văn hóa dân gian ứng dụng vào cuộc sống đương đại, các nhà nghiên cứu đặt ra vấn đề cấp bách rằng ứng dụng văn hóa dân gian nhằm giải quyết những vấn đề xã hội đương đại là gì. Điều này dễ nhận ra sự biến đổi văn hóa dân gian tộc người Cơ Tu miền Tây Quảng Nam, Đà Nẵng – không chỉ tộc người Cơ Tu – mà nhiều tộc người trên vùng văn hóa Quảng Nam, Đà Nẵng đang đứng trước thách thức lớn, có hiện tượng “Kinh hóa” và “ngoại lai hóa” các thành tố văn hóa dân gian.[5] Theo đó, nghiên cứu các thành tố văn hóa dân gian cổ truyền và vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống hiện nay là cần thiết.

Trong nhiều thập niên qua, các nhà nghiên cứu tập trung sưu tầm, nghiên cứu di sản văn hóa dân gian Cơ Tu trên nhiều góc độ khác nhau trong quá khứ nhằm tìm nhiều giải pháp bảo tồn các di sản đó, đồng thời phát huy chức năng phản ảnh, giáo dục, thẩm mỹ và giải trí đến với các tầng lớp người dân trong tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Trong bối cảnh đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới với nhiều chỉ tiêu nâng cao đời sống văn hóa vùng nông thôn, miền núi, đã làm biến đổi phần lớn các thành tố văn hóa dân gian ra khỏi bản giá trị văn hóa tộc người. Bởi dưới góc nhìn đồng đại, văn hóa dân gian được xem là văn hóa cổ, mang nhiều thành tố lạc hậu, cần được loại bỏ. Điều này là thích đáng. Tuy nhiên trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới, các thành tố văn hóa dân gian Cơ Tu cổ xưa, ít có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển xã hội đương đại, bởi không được ứng dụng vào cuộc sống thường xuyên như trước kia, như chọn đất làm nhà, thiết kế nhà gươl bằng chất liệu tại chỗ, nhà mồ, điêu khắc gỗ, dệt thổ cẩm, múa, hát, ẩm thực, lễ hội, âm nhạc, … Cho nên vấn đề đặt ra hiện nay là cần gắn liền việc nghiên cứu văn hóa dân gian, trong đó cũng được xem là tri thức địa phương với vấn đề phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội đương đại trong tộc người Cơ Tu là điều cần đặt ra kịp thời (bởi nếu không ứng dụng vào thực tiễn những thành tố còn khả năng ứng dụng được, chúng sẽ nhanh chóng mất đi cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đô thị). Theo đó, việc nghiên cứu thực hiện ứng dụng những kỹ năng về nó, cho phép văn hóa dân gian thích ứng trên cơ sở kiến thức, năng lực vận dụng các yếu tố văn hóa cổ truyền còn tác dụng tích cực, tham gia điều chỉnh đời sống cộng đồng người Cơ Tu Quảng Nam, Đà Nẵng. Từ năng lực thích ứng với những biến đổi, người Cơ Tu phát huy văn hóa dân gian cổ truyền hội nhập vào cuộc sống đương đại một cách hài hòa theo phương châm “ôn cố tri tân” là vấn đề cần quan tâm hiện nay. Bởi các thành tố dân gian cũ đang bị phân rã do tác động của quá trình xây dựng lối sống theo hướng đô thị hóa, nông thôn mới, hội nhập khu vực và quốc tế, chắc chắn sẽ làm tan rã các thành tố cũ, tức “giải cấu trúc” cái cũ để tập hợp và hình thành nên một hình thức mới và nội dung sinh hoạt dân gian mới. Như trong các lĩnh vực: ẩm thực, y phục, dệt vải, nghệ thuật tạo hình dân gian, diễn xướng dân gian, sinh hoạt văn nghệ, … đang đứng trước nguy cơ mai một là điều có thể. Các thành tố cũ đang vỡ ra tái cấu trúc các thành tố mới phù hợp với thực tiễn, nhưng nếu không phát huy năng lực thích ứng giữa tiếp biến cái mới với bảo lưu cái cũ dễ dẫn đến đẩy lùi cái cũ ra khỏi đời sống cộng đồng thì vốn di sản văn hóa dân gian người Cơ Tu sẽ biến mất, nhất là tại khu vực đô thị như tại một số thị trấn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam hay tại thành phố Đà Nẵng. Đặc biệt những lĩnh vực như dệt, đan đát, tri thức bản địa về môi trường, lao động sản xuất, thiết kế nhà ở, tri thức về y học, các loại cây cỏ, … các kiến thức về rừng núi, mưa, lũ, các loại lương thực khai thác từ rừng, các loại cây có dược liệu, … không được duy trì đáp ứng thì dẫn đến việc đẩy người dân ra khỏi môi trường sống của họ và cắt đứt nguồn mạch tri thức dân gian hình thành từ môi trường sống qua bao thế kỷ mới có được. Tuy thế, điều dễ nhân ra rằng, mặc dầu “các thành tố văn hóa dân gian mất đi cơ sở xã hội để tồn tại, không còn môi trường nuôi dưỡng và phát triển, nhiều thành tố đang phải trải qua một quá trình giải cấu trúc. [6] Tuy vỡ vụn, nhưng các mảnh vỡ của văn hóa dân gian vẫn tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội đương đại. Các thành tố ngữ văn dân gian, nghệ thuật dân gian, tập quán xã hội, tri thức dân gian, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống,…tuy không tồn tại theo cả một cấu trúc, cả một hệ thống, nhưng lại trở thành một bộ phận tái cấu trúc tạo nên bộ mặt văn hóa của xã hội đương đại. Một số chức năng nguyên thủy, chức năng gắn liền với môi trường sản sinh ra các loại hình văn hóa dân gian bị biến mất. Ở vùng đồng bằng hoặc đô thị xuất hiện ngày càng nhiều các loại hình văn hóa dân gian mô phỏng (Folklorismus). Văn hóa dân gian mô phỏng thực sự là các tư liệu, các mảnh vỡ của văn hóa dân gian, không nằm trong bối cảnh gốc nhưng lại gây ấn tượng bằng thị giác và thính giác hoặc mang lại niềm vui thích về mặt thẩm mỹ như trang phục, biểu diễn trong lễ hội, ẩm thực hay âm nhạc, những tư liệu thích hợp này đã tách ra khỏi bối cảnh ban đầu của chúng và để sử dụng theo một cách mới cho một nhóm công chúng khác.” [7] Do đó, để thích ứng, cộng đồng người Cơ Tu tái cấu trúc các thành tố văn hóa mới sao cho phù hợp và hài hòa giữa yếu tố mới và thành tố cũ, từ đó đưa ra cơ sở phát triển ứng dụng các thành tố văn hóa dân gian phù hợp với lối sống hiện nay trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa trên cơ sở xây dựng nông thôn mới. Bối cảnh xã hội đã biến đổi, có những thành tố người dân bỏ lại phía sau, do không phù hợp với lối sống đương thời, nhưng vẫn còn những thành tố dân gian vỡ ra, bám víu, cố giữ chức năng của nó như trước đây đã từng đóng vai trò quan trọng trong đời sống mỗi người, mỗi làng. Nhận thấy rằng cuộc sống luôn biến đổi, đấy là chuyện hằng thường. Văn hóa dân gian cũng có sự biến đổi của nó, thế nên để thích ứng cần có năng lực ứng dụng các thành tố văn hóa dân gian có lợi ích vào quá trình phát triển sao cho phù hợp các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới. Đây là vấn đề đặt ra với cộng đồng người Cơ Tu trong phát huy năng lực thích ứng với biến đổi văn hóa dân gian từ cổ truyền đến đương đại.       

6. Năng lực thích ứng và giao lưu hội nhập

Trong những lần điền dã về các thôn A Grôồng, xã A Tiêng, thôn Gừng, thị trấn P’rao, thôn Ban Mai 1,2, xã Ba (Đông Giang), xã Lăng (Tây Giang), xã Zuôh (Nam Giang), … và gần đây năm 2018 & 2019, hai đợt điền dã do Hội Văn nghệ dân gian thành phố Đà Nẵng tổ chức về các thôn có cộng đồng Cơ Tu sinh sống tại thôn Tà Lang, Giàn Bí và thôn Hòa Phú thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, chúng tôi phát hiện được cá nhân và tập thể còn đa đoan, quan tâm tích cực phát huy năng lực nội sinh (tri thức bản địa) tộc người, còn nắm giữ các thành tố văn hóa dân gian vật thể và phi vật thể hiện đang phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Lực lượng này đang phát huy năng lực thích ứng nhằm phát triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội tại cộng đồng dân cư, trên cơ sở ứng dụng vào cuộc sống đương đại trong bối cảnh đô thị hóa và hội nhập quốc tế. Điều đó cho thấy người Cơ Tu tại Quảng Nam, Đà Nẵng vẫn còn phát huy năng lực nội sinh tộc người, vận dụng tri thức bản địa vào giữ gìn văn hóa dân gian đặc trưng riêng có của mình. Để phát triển bền vững nhưng không làm mất đi đặc trưng văn hóa, điều quan trọng là không làm mất đi di sản văn hóa văn nghệ dân gian tộc người đã tồn tại dài lâu trong lịch sử phát triển người Cơ Tu. Do vậy cần thiết không vì sự hội nhập, biến đổi văn hóa dân gian bên ngoài thâm nhập vào mà nhất thiết phải tìm hiểu sự tác động của các thành tố văn hóa dân gian phù hợp – một thành tố của văn hóa tộc người, của làng – với vấn đề phát triển bền vững vùng người Cơ Tu sinh sống là tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sống. Do đó, không xem nhẹ vai trò của văn hóa văn nghệ dân gian trong phát triển bền vững của người Cơ Tu trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và thế giới.

Năng lực nội sinh, trong đó tri thức bản địa hay tri thức địa phương giữ vị trí căn bản trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc và lưu giữ đặc trưng riêng có trong sinh hoạt văn hóa thường ngày. Trong sinh hoạt, thực hành chức năng các thành tố văn hóa dân gian, người Cơ Tu không có ý thức tạo ra những thành tố văn hóa mới mà tự các hoạt động ổn định hình thành dần các yếu tố văn hóa phù hợp, được lưu giữ và đi theo cùng sinh hoạt con người. Những yếu tố đó là khách quan, luôn bền vững.

Tri thức bản địa hình thành từ cơ sở thực tiễn sinh động nên nó có vai trò tạo ra và định hướng con người thích nghi, hình thành thói quen phù hợp với môi trường sống, trong đó có mối quan hệ tha nhân với cộng đồng được lưu giữ trong quá trình vươn lên ổn định phát triển mọi mặt. Để tạo ra năng lực thích ứng với biến dịch đến biến đổi văn hóa dân gian, người Cơ Tu xưa nay dựa vào tri thức bản địa của mình để cân bằng tâm lý, duy trì cảm xúc với văn hóa truyền thống để tồn tại mà không bị các thành tố văn hóa ngoại lai chi phối, dẫn dắt. Tri thức bản địa có nhiều, từ tri thức về đạo đức, lối sống, các phong tục, tập quán đến tri thức về môi trường, về rừng, về lao động sản xuất, về săn bắn lượm hái, về làm nhà, về ăn ở, về ứng xử, … đều được ghi dấu ấn vào mỗi người. Do đó, có sự bền chặt trong phát triển, gắn với môi trường sống, tức cơ sở thực tiễn để thích ứng với biến đổi văn hóa ngày càng sâu rộng với người Kinh và các yếu tố văn hóa ngoại lai do hội nhập khu vực và quốc tế mang đến mà không làm mất đi cái riêng có. Những biến đổi văn hóa văn nghệ dân gian khu vực người Cơ Tu sinh sống hiện nay đang diễn ra ngày càng nhanh chóng với gia tốc mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực. Theo đó, phát triển bền vững trên cơ sở thích ứng với năng lực tiếp nhận các thành tố văn hóa dân gian biến đổi và cấu trúc lại các thành tố cũ nhằm “thể hiện sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại tới khả năng đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ tương lai[8].      Việc tạo nên năng lực thích ứng với biến đổi văn hóa về lâu dài trong cộng đồng người Cơ Tu nhằm phù hợp với xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển bền vững đất nước, trong đó đối với vùng nông thôn tiến hành xây dựng nông thôn mới nhằm cụ thể hóa các tiêu chí xây dựng nông thôn đạt hiệu quả. Điều này phù hợp với phát triển văn hóa thích ứng với điều kiện phát triển kinh tế vùng núi, xác lập những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu để người Cơ Tu có thể vừa tiếp biến văn hóa từ bên ngoài nhưng đồng thời giữ được đặc trưng của tộc người là điều dùng dằng trong biến đổi và tiếp nhận. Việc cho – nhận văn hóa diễn ra trong điều kiện thích ứng với phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phù hợp với cơ sở thực tiễn vùng miền là điều cần xem xét vận dụng thực hiện trong thời đại ngày nay.

Trong “Chiến lược bảo tồn thế giới” do Liên minh Quốc tế bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên đề cập vào năm 1980, nội dung phát triển bền vững được nhấn mạnh là tính bền vững của sự phát triển sinh thái. Mục tiêu của phát triển nhằm đạt được bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật. Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” (còn gọi là báo cáo Brundland), “phát triển bền vững” được định nghĩa là: “Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu các thế hệ tương lai”. [9]

Chính sách của Nhà nước Việt Nam, phát triển bền vững đất nước trong suốt thời kỳ đổi mới trên cơ sở phù hợp với điều kiện Việt Nam, theo đó, đề ra chủ trương: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.[10] Và khẳng định “Phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại,… Bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững”.[11]

Như thế, văn hóa văn nghệ dân gian Cơ Tu từ truyền thống đến biến đổi và năng lực thích ứng với những biến đổi ngày càng sâu rộng để tiếp tục phát triển, cho thấy các thành tố văn hóa dân gian có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững. Bởi văn hóa văn nghệ dân gian có nhiều khả năng và lợi thế đáp ứng yêu cầu phát triển. Ở chỗ:

Trong xây dựng và phát triển bền vững, nhân tố con người là chủ thể, là trung tâm, mà con người được hình thành đạo đức, lối sống, nhân cách, … trước hết thông qua môi trường dân gian, tức môi trường truyền thống của gia đình. Mặt khác còn có nhà trường, xã hội, trong đó đáng kể đối với người Cơ Tu là cộng đồng làng. Bởi làng là nơi tập trung phong tục, tập quán cộng đồng, trong đó vấn đề ứng xử giữa người với người, giữa người với cộng đồng xã hội rộng lớn là rất quan trọng. Do đó, nếu không có những di sản văn hóa dân gian định hướng và điều chỉnh trong quá trình thích ứng để phát triển xã hội sẽ làm mất đi năng lượng to lớn để kế thừa yếu tố truyền thống trong phát trển bền vững.

Những thói quen của cá nhân hay cộng đồng làng được lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ tạo nên tập quán xã hội, theo đó trở thành khuôn mẫu cho cá nhân và cộng đồng làng thực thi điều mà tập quán quy định. Khi thói quen đã trở thành tập quán xã hội, sẽ tạo nên sức mạnh to lớn. Mà khi tập quán xã hội được thiết lập, định hình trong quá trình lịch sử sẽ chuyển hóa thành phong tục của cộng đồng tộc người. Khi cộng đồng tộc người chấp nhận các thành tố cấu thành phong tục của tộc người, rõ ràng khó có thể loại bỏ ra khỏi thói quen hằng ngày của các thành viên trong cộng đồng. Phong tục được mọi người chấp nhận và thực hiện trong mọi bối cảnh và trong mọi trường hợp. Bởi khi đã trở thành thói quen không thể loại bỏ ra khỏi bản giá trị tinh thần của tộc người, hẳn nhiên phong tục được mặc nhiên chuyển hóa thành luật tục. Mà đã là luật tục, buộc mọi thành viên trong làng phải tuân thủ nghiêm khắc. Vi phạm phong tục được xem là vi phạm luật tục, là điều không được thực hiện, không để xảy ra trong cộng đồng làng. Nếu vi phạm xem là xúc phạm đến cộng đồng, đến tộc người. Làm ảnh hưởng đến lực lượng thần linh, các dàng sẽ theo đó xử phạt cả cộng đồng làng. Bấy giờ làng sẽ dùng luật tục chế tài nghiêm khắc, xử phạt những ai vi phạm. Mọi hình thức xử phạt đều có tổ chức lễ khấn, báo với dàng.

Thế nên, cấm kỵ tất cả các thành viên trong cộng đồng làng vi phạm luật tục. Theo đó, cấm kỵ trở thành khuôn mẫu, phép tắt của tộc người Cơ Tu. Bởi vi phạm luật tục là vi phạm điều linh thiêng mà dàng quy định. Tất cả mọi khế ước của cộng đồng làng Cơ Tu đều do dàng chấp thuận, cho nên hễ ai vi phạm xem như vi phạm điều cấm kỵ của dàng. Từ đó, vai trò của gia đình, cộng đồng làng định hướng hình thành đạo đức, lối sống của mỗi người Cơ Tu miền Tây Quảng Nam, Đà Nẵng là thế nào biểu hiện trong văn hóa văn nghệ dân gian của họ.

Thông qua luật tục, ứng dụng trong cộng đồng xã hội một làng khép kín, cho thấy ở đó hình thành năng lực quản lý xã hội, các thành viên, và tổ chức sản xuất ổn định thế nào trong quá trình tồn tại và phát triển của làng Cơ Tu. Điều này cho hay rằng, văn hóa văn nghệ dân gian Cơ Tu có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh mọi hành vi của cá nhân hoặc cộng đồng, hình thành lối sống của cộng đồng. Thế nên để thích ứng với những biến đổi các thành tố văn hóa dân gian Cơ Tu trong phát triển bền vững không thể không xét đến vai trò của văn hóa dân gian trong ứng xử với xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.

Một thành viên trong cộng đồng làng từ khi sinh ra, đặt tên, trưởng thành, mỗi thành viên đều được say đắm trong tiếng cồng chiêng, điệu múa tâng tung da dắh, và sắc màu âm nhạc, cả đến các phong tục, tập quán gắn với vòng đời người, … tất cả nguồn văn hóa dân gian đó tập trung hình thành nên tư chất một Cơ Tu ứng xử đúng với cộng đồng, tộc họ, gia đình và với môi trường sinh sống.

Hiện nay, trong bối cảnh đương đại, cùng với văn hóa dân gian còn có vai trò của quản lý của Nhà nước, vai trò của luật pháp, của gia đình, nhà trường, xã hội, … tác động, hình thành nên con người với những yêu cầu mới, đặc trưng, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển bền vững đất nước. Nhưng vai trò của văn hóa dân gian trong xây dựng, hình thành đạo đức, lối sống, … vẫn còn giữ vai trò quan trọng trong cộng đồng làng Cơ Tu hiện nay. Do đó, người Cơ Tu từ tiếp cận hình thức biến dịch dần đến biến đổi các thành tố văn hóa dân gian cổ truyền, đồng thời phát huy năng lực thích ứng của cộng đồng với các biến đổi trên cơ sở tri thức bản địa (tri thức dân gian) để có thể tiếp nhận những thành tố mới hài hòa với vốn văn hóa cổ truyền đang còn vận động tích cực tại cộng đồng Cơ Tu ở Quảng Nam, Đà Nẵng./.

3 min 5 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần cuối
 Già làng Pơloong Nhành (người cầm lao) tại thôn Nal, xã Lăng, huyện Tây Giang chuẩn bị vào hội cùng các vị già làng (y phục như người Kinh cao tuổi Quảng Nam. Ảnh: St, 5/5/2020).

 

Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe


[1] Tư liệu điền dã tháng 5/2018 tại thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, NS. Trần Hồng cung cấp.

[2] Theo: Tư liệu điền dã do NS. Trần Hồng cung cấp, Nghi lễ tang ma Cơ Tu, trong tác phẩm Bảo tồn văn hóa dân gian Cơ Tu huyện Hòa Vang. NXB Đà Nẵng, 2019.

[3] Thuật ngữ folklore do nhà nhân chủng học người Anh, ông William Thoms dùng trong bài báo đăng trên tờ Athenaeum, ngày 22/8/1846, với ý nghĩa là những di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là di tích của nền văn hoá tinh thần như phong tục, đạo đức, tín ngưỡng, những bài dân ca, những câu chuyện kể của cộng đồng. Sau khi xuất hiện, thuật ngữ folklore được hiểu với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau, liên quan đến đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Ở Việt Nam được hiểu là: 1/ Bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần do người dân sáng tạo nên – văn hóa của dân – folk culture. Theo cách hiểu này folk culture là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, văn hóa học. 2/ Là những sáng tạo của người dân mang tính nghệ thuật, theo nghĩa hẹp, có ba thành tố: nghệ thuật ngữ văn dân gian (tức văn học dân gian), nghệ thuật tạo hình dân giannghệ thuật diễn xướng dân gian. 3/ Là văn học dân gian, theo đó tác phẩm folkore là hình thức ngôn từ gắn với âm nhạc, múa, diễn xướng (kịch), … do người dân sáng tác nên. Cũng có thể dùng thuật ngữ folklore để chỉ văn học dân gian, đồng thời phân biệt nó với các đối tượng khác cũng thuộc phạm trù folklore – văn hoá dân gian.

[4] Xem: Trần Hữu Sơn (2017), Văn hóa dân gian ứng dụng, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

[5] Như tiếp biến các lễ hội: Valentine (14.2), lễ Noel (25.12). lễ Phật đản (15.4 ÂL),… và các ngày lễ kỷ niệm tạo ra những sinh hoạt dân gian khác.

[6] Tô Ngọc Thanh (2006), “Làm thế nào để duy trì di sản văn hóa dân gian trong dạng sống động – trường hợp Việt Nam”, trong Giá trị và tính đa dạng của floklore châu Á trong quá trình hội nhập, Hội Floklore Châu Á, NXB Thế giới, tr. 48

[7] Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan (2005), tr. 108, Văn hóa dân gian mô phỏng. Dẫn theo TS. Trần Hữu Sơn (2014), Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trong chuyên đề: “Văn hóa dân gian ứng dụng trong cuộc sống đương đại. Hà Nội.

[8] Năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil) đã đặt cơ sở cho sự phát triển bền vững và đưa ra khái niệm phát triển bền vững. Năm 2002, tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức tại Johannesburg, tư tưởng phát triển bền vững được mở rộng từ khái niệm đã nêu ra năm 1992. Hội nghị đã xác định ba trụ cột chính của phát triển bền vững: 1/ phát triển kinh tế nhanh và an toàn; 2/ công bằng xã hội và phát triển con người; 3/ khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và không ngừng cải thiện chất lượng môi trường sống.

[9] Xem: http://poi.htu.edu.vn/nghien-cuu/phat-trien-ben-vung-quan-diem-chi-dao-xuyen-suot-thoi-ky-doi-moi-cua-dàng-cong-san-viet-nam.html

[10] Mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam.

[11] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB. CTQG-ST, 2016.

 

PHẦN PHỤ LỤC

 

BẢNG NGỮ VỰNG

TIẾNG CƠ TU (phiên âm tiếng Việt)

Điền dã ghi chép

 

TIẾNG CƠ TU

 

 

TIẾNG VIỆT

 

CHÚ

A

 

a bung lồ ô, giang, tre  
a bhưng một loại cây lấy vỏ  
a bươih tên một con suối  
a ching tên một con suối  
a căn ngăn lớn của gùi tà lẹt gùi 3 ngăn
a cọ ka răk sọ con bò
a cọ kpiêu sọ con trâu
a cor tơ rih đầu trâu
a cọ chrơ gơơng sọ con nai
a cop con rùa
a cớp tên một khe/ suối
a cho con chó totem họ Zơ râm
a dây/ chơrguộc
achua đầu nóc/ đỉnh nóc
achun loài cây thân gỗ dùng chất độc bắt cá
acrứ tên lúa tẻ cho gạo trắng
a dong cái nia  
a dooh cái áo  
a ding dàng con nhện nước  
adul hoa chuối  
 a dương hoa dây mây  
ađáh thú rừng  
ađập một loại cây độc  
ađếch một loại củ có chất độc đánh bắt cá  
ađiên cái khay  
ađợc cây trần phục ăn được  
ađhục/ agip trái vú chó, ăn được  
achiêng acay achiêng, dùng lá làm bùa  
       ađhung đác loại trái cây rừng, ăn được  
a chơ/ pơ rang cầu thang  
a chua trên nóc (nhà)  
a chúp cây a chúp, dùng lá làm bùa  
a chuôr cây đòn úp trên nóc gươl  
achương củ mài  
a hen/ ahel ống sáo (bộ hơi bằng một ống nứa)  
ahum/ am cây lồ ô  
ahú cây ahú, dùng lá làm bùa (thơm)  
ali           cây nứa  
a ok con heo/ lợn  
a pớ abhui mâm cúng ma  
agóc một loài dây có chất độc đánh bắt cá  
ajêh con quỷ ajêh  
ajar cây ajar, dùng lá làm bùa  
arân con heo đất (tộc họ A Râm)  
arui một loại cây lá ăn được  
aruôih tên lúa tẻ cho gạo trắng  
alâu cây màng tang ăn được  
 

aling

 

con kiến vàng

totem họ Bhơling
alooh củ nâu
alôm hình hoa alôm màu trắng  
amol nấm amol  
      angung ngang loại trái cây rừng, ăn được  
aong tên lúa tẻ cho gạo trắng  
apóih nấm apóih  
apía nấm apía  
apiêm tên lúa tẻ cho gạo trắng  
             a đha con vịt  
a ting lá dong  
arâng tên loài rau ăn được  
atêêr tên loài rau ăn được  
atút lá cây đùng đình  
atúih củ mài  
a tùng con cua vàng (tộc họ A Tùng)  
aguôl ngọn mây  
a gươu bẫy thú bằng dây  
ahâl tên loài rau ăn được  
 

akếch/cha’kếch

 

loài bọ cánh cứng có sừng

mang theo người gặp may mắn
amêq haró mẹ lúa  
amểêr amor cây ngải (dùng lá làm bùa)  
amót tiêu rừng  
amoong cái thúng lớn (nhưng cạn)  
aniir một loại cây độc  
a nonh tên một con suối/ đồi  
angong một loại cây  
a nông tên một con suối  
apang loại lá cây ăn được  
apẹ một loại cây  
apie cây lá ăn được (thuộc họ sa nhân)  
apung cây lá ăn được (thuộc họ sa nhân)  
apớ abhui mâm gỗ đặt trên quan tài  
ba bec chim én  
abel một loại đàn  
abrôông tên lúa tẻ cho gạo trắng  
a chih dao/rựa phát rẫy  
achóh/ abhơ rêếh cây vầu  
achụp một loại cây  
a koanh a con tình cha con  
a pà ổ gà đẻ  
pâr nih chổi quét bếp  
a pooh bẫy đập  
Apool dàng thần Trời (đất)  
a pờh cái thúng  
a pớ cái dừng/dầng, sàng  
a bhươp con hổ  
alớ chiếc chiếu  
a pở lắp cái trẹc lớn  
a chuy dụng cụ đựng lúa để tra hột/bỏ hạt  
a rây/ a rêê gùi nhỏ dùng tuốt lúa (cũng dùng như ang dong lúa)  
a rung dụng cụ bắt cá  
a tút/a toóc cái mõ  
a tuốt sáo 4 lỗ  
a tưch/ a tứtrh con gà trống  
a váh tên lúa tẻ cho gạo trắng  
a ving cuốc làm cỏ (nhỏ)  
a ram cái lờ bắt cá  
a ranh tên lúa tẻ cho gạo trắng  
a’uh một loại cây độc  
a zêê tấm ván dựng đứng  
avâl cái nong nhỏ  
axáp cây rừng  
axir cây giang  
axuôr tên loài rau ăn được  
Â

 

Toong rơ beh cần câu  
âm beng lưới giăng bắt cá  
 

 

âm pre

 

 

loại đàn bằng gỗ

đàn gỗ mềm, 2-3 dây, cần không chia phím
ân tiêu ngăn nhỏ gùi tà lẹt  
B

 

ba booch một làn điệu dân ca  
boóc tẩu hút thuốc  
 

bơ riu/bh’riu

loại trái cây có màu đỏ, vị ngọt (như trái nhãn) totem tộc họ Bơ riu/Bh’riu
Bhlúh/ a xiu con cá (nói chung)  
bha đúh cây lồ ô  
bha’lâng z’nươu cây thuốc  
bha’nuôh một loại cây độc  
Ra ha rên tên loại rau ăn được  
     Ra ha booch một điệu hát  
bha đang          rau lá lốt  
bha ra moong trái vú bò, ăn được  
bhơ dưa tên của thủy quái/ cũng gọi rồng nước  
bhơ riu một loại trái cây rừng, ăn được  
bhơ rướt trái mây  
bhơc một loại trái cây rừng, ăn được  
bhơ bêê tên loại rau ăn được  
bhơ ra lang trái chọng đũa, ăn được  
bhơ ruh tên loại rau ăn được (họ sa nhân)  
bhơ rley tên loại rau ăn được (họ sa nhân)  
bhớc cây vải rừng (một trong ba cây dùng trong lễ cúng hồn lúa khi đưa lúa vào kho)  
bhơ nooch một cách nói-hát lý vần điệu  
bhơi lúh        rau tàu bay  
bhruốt chim bồ câu dàng cánh  
bhuốih giáp cơmo cúng giáp năm  
bhuôih cơ đhây đong cúng dựng nhà  
A bhuy ca coong ma rừng  
Bhươl cơr noon làng (Cơ tu nal)  
bhươl vêl Làng (Cơ tu đ’riu)  
boyh trái trám đen  
bloong một loại hạt dẻ  
bluông chiêc may bay [1]  
bulô bule tên con của thần trời  
brá tên lúa tẻ cho gạo đỏ  
bríu/ b’riu trái bríu totem họ B’riu
C

 

Chơ roh/ chơ ru giỏ đựng cá  
ca chơ rey tên một loài cây (thân thảo) là một trong năm loài cây dùng làm lễ trong xin dàng cho gieo trỉa lúa)  
ca chuáh tên lúa tẻ cho gạo trắng  
ca đoom loại trái cây rừng, ăn được  
ca lon cây ca lon, dùng lá làm bùa  
ca lới một điệu hát  
ca lưr tên một loại cây (biểu hiện tính ma thuật, vật thiêng, để thờ)  
ca rnhang tên một giống lúa cho gạo trắng  
ca ruung tên một giống lúa cho gạo đỏ  
ca ta cây ca ta, dùng lá làm bùa  
ca ji ja loại trái cây rừng, ăn được  
ca ji jó loại trái cây rừng, ăn được  
 

 

 

ca văng

bộ trang trí trên nóc gươl gồm hai thanh gỗ bắt chéo từ hai mái nhô lên. Hai đầu nóc lớn hơn có trang trí đầu gà, và chân, chim tr’iing, hoặc chim groóc, pa gô, đầu trâu, sừng con chi chi  
 

 

 

ca văng azếh

bộ trang trí trên nóc (giữa) gươl gồm hai thanh gỗ bắt chéo từ hai mái nhô lên, nhỏ hơn bộ hai đầu nóc, có trang trí hình quỷ azêêh chống sét đánh  
ca xêêu trái trám trắng (trái nhỏ)  
ca pơh trái trám trắng (trái lớn)  
ca xo thủy quái  
ca xanh /xà luông con rắn/ con rồng  
cahr/prnăh/grờm thanh la  
catoong con cá (nói chung) A xiu
cathu trống (cái), một loại trống lớn  
cân dool kèn bằng sừng dê (bộ hơi)  
bơreng một loại rượu (cần)  
chi bhung một loại hạt dẻ  
côn tên một giống lúa cho gạo trắng  
gơ bah rau má  
cơ bey mặt nạ (gỗ)  
cơ bíp tên loài cây thân thảo, (cây dùng trong lễ cúng hồn lúa khi đưa lúa vào kho)  
cơ bhar thanh la (nhỏ)  
chi choo trái mua  
cơr đee cây tre  
cor đhur loại rau dùng làm gia vị ngọt  
cơr gom loại trái cây rừng, ăn được  
cơ đong cây nứa  
cơ lau khóc (thương tiếc)  
cơ lót trái gắm  
cơ lui hang nhện đất  
boong đing đang hang con nhện đất  
Jêêng ađáh/ Cơ mor bar tên thần bảo vệ thú vật trên rừng  
cram cây tre (có gai)  
cơ rnooch điêu khắc, chạm trổ  
cơ root ong ruồi  
cơ rớ cây vầu  
cơrơdol kèn sừng sơn dương  
cơrơtooc tên loại sáo không có lỗ (đàn ông thổi)  
cơ rlêếh tên một loại giáo lao  
cơr liah cây cơr liah, dùng lá làm bùa  
cơr xâm tên loại rau ăn được  
Cơ Tu đ’riu Cơ tu vùng cao  
cơ ting papah dây thắt váy  
Cơ Tu phương, ếp Cơ tu vùng thấp  
Cơ Tu nal/ âm pâng Cơ tu vùng giữa  
ch’menh/ch’tur ngôi sao  
          ajul prih loại búp chuối mọc từ thân ra  
cr’liêh một loài cỏ có độc  
chi chim loại trái cây rừng, ăn được  
chi oo một loại trái cây rừng, ăn được  
chi poong      rau sâm hồng  
pri pro/ apâh       trái mâm xôi  
aruah cây chông  
chr’găm một loại cây độc  
cha bhoi kết nghĩa hai làng  
cha ta adal tên loại rau ăn được  
cha haroo têmê mừng lúa mới  
ch’pơơr một loại cây có độc  
cha’rắh mũi tên  
chạ châng con tắc kè  
châ râng        răng cưa  
cha chấp một điệu hát  
cha chí tên một loại giáo lao  
         xong oih con mang  
ching cái chiêng (không núm)  
ta đhưc bọ hung  
chi pơr một loại cây sui có chất nhựa độc  
chi rách mũi lao mác, mũi thò  
ka tang cây giang  
chi vêng (thân thảo) là một trong năm loài cây dùng làm lễ trong xin dàng cho gieo trỉa lúa)  
chiêm cha chung lệ chia thịt thú rừng săn bắt được cho dân làng  
chrơ gul/ chrơ peng áo chữ X (đàn ông)  
chơgơr/ chơgấc một loại trống  đôi, nhỏ  
chơ răng tên lúa tẻ cho gạo trắng  
chơ râng ngọn chông  
chơ roo tên lúa tẻ cho gạo trắng  
chơ run trái xoài rừng  
chơr víh cây chơr víh, dùng lá làm bùa  
chréh cây kèo  
coong đòn tay/xà gồ  
choong gươl nhà gươl vùng thấp  
chư lênh dây đeo gùi  
chưưc tên lúa tẻ cho gạo đỏ  
crơ roong hàng rào  
crol khèn  
chuung cái rìu  
chơ loọc bẫy thò  
 

cuculus micropteus

chim bắt cô trói cột (một loài chim cu, sống trong rừng ở độ cao 3.600 mét trở lên)  
D

 

dă dắ/ya yắ điệu nhảy ya yắ/ya yắ  
         jang ga rai con rồng  
đoong nhà ở  
dót trái dốc, ăn được  
bhơ luah khèn bè (bộ hơi)  
dút trái thị rừng, ăn được  
Đ

 

đạt lia nước lên  
đang loại trái cây rừng, ăn được  
 

đha

 

tấm ván tròn

(thường đặt quanh cột sát dưới sàn nhà kho, chống chuột)
đha điêng nia/trẹc  
đhăm mariêng

(sưu tầm tại Nam Giang)

quái vật chim đhăm mariêng (mình người, đầu chim – chim malai ăn thịt người)  
ta đhươm trai chưa vợ  
đha mi loại trái cây rừng, ăn được  
đreh loại trái cây rừng, ăn được  
đhareet nghèo khó  
đhênh trái dẻ, to  
đhi muônh trái ươi  
đhin loại trái cây rừng, ăn được  
đhô một loài dây có độc dùng đánh bắt cá  
điêng một loài dây có độc dùng đánh bắt cá  
đàn ron đàn (dành cho phụ nữ)  
đooh thanh la (nhỏ hơn)  
đoong atuôt nhiều lá đùng đình (atút: cây móc)  
        đoong đớc lễ mở cửa mả  
a loong rau dớn  
đong nhà ở, ngôi nhà (nóc nhà)  
 

đông nha nhey (vài bông lúa nhện kéo lại, tiết ra sợi tơ trắng, túm lại làm tổ, Cơ Tu gọi là đông nha nhey.

Nhà (con) nhện, (một trong ba cây dùng trong lễ cúng hồn lúa khi đưa lúa vào kho)  
 

 

đờ đoong

 

 

cây như cây nêu

trồng đối diện nhà gươl, níu hai ngọn tre lại tại điểm giao nhau có nột ô hình vuông và hình chim én, gọi là cây đờ đoong
đhưng điệu nhảy đhưng  
đhưng xí điệu nhảy đhưng xí  
đhưng đhấp điệu nhảy đhưung đhấp  
đhung nhà dài (để ở)  
 

đhrượp

 

Đầu nóc nhà (đầu hồi), trang trí loại tượng gỗ phức hợp nhiều mô hình điêu khắc trên 2 đầu nóc / hồi gươl

phối hợp chim striing, đầu trâu, gà trống, người…chạm trổ trên tấm ván hình bầu dục
đoong ping nhà mồ  
G

 

ga râm tấm ván uốn con hai đầu hồi (gối đầu nối hai hàng cột trước và sau)  
ga ươl trái ươi (ăn được)  
ga’niing tấm ván thưng, hở phần trên, quanh gươl  
g’roong ang rào  
g’rook Một loài chim mỏ cong  
ga răk tấm ván thưng /che  
ghi dớh mật ong khoái  
giã bồ lúa  
goc    rau dớn (loại hạt nhỏ)  
goong cồng/chiêng  
gơ nang cây xà  
          rau chua tên loại rau ăn được  
grooc tên loài chim, to hơn chim tr’iing, mỏ to, dài, người Kinh gọi chim bồ cành hay phượng hoàng đất  
grơuôch lao để phóng  
gơrơnưna tên loại đàn 1 dây  
grụp phương tiện che, đậy  
gur   rau dớn (loại hạt to)  
gươl nhà làng, nhà cộng đồng  
gươl a poóc gươl nhỏ, không điêu khắc, lợp nứa  
 

gươl ađhú

gươl vừa, nóc có biểu tượng rau dớn, lợp tranh, cọ, phên che đan nứa. Có điêu khắc nhưng ít  
gươl azêê gươl loại trung, lợp lá mây, song, cọ. Sàn lót ván. Phên ván tấm dựng đứng  
gươl ga’niing la lua gươl lớn, lợp lá mây, song, cọ. Có nhiều điêu khắc gỗ. Phên tấm ván đặt ngang.  
gươl ga’niing

cơ rnooch

gươl lớn hơn cả, đẹp, thiết kế công phu, nhiều tượng, hình ảnh điêu khắc gỗ, hoặc vẽ mặt trước gươl. Trang trí ta cooi hai đầu nóc  
boop doong miệng gùi  
grvương vòng tròn  
 
H

 

halâu bhui lều nhỏ bằng thổ cẩm  
ha mớt loại trái cây rừng, ăn được  
hla atao tên một loại giáo lao  
ha lăng một loại rau chân chim totem họ A Lăng
haliêng loài cá haliêng  
ha la atuôt/ hla atút lá cây móc/ lá đùng đình  
hang ca dhong/ arếch asui hình xương cá  
h’giawl/g’hul cái khố  
ân đooh cái váy phụ nữ  
havây dây mây  
hiêng ong vò vẻ (tộc họ) gơ jơơh
ân treh cái chày giã gạo
đong gơ jơơh sáp ong muỗi
haong tổ ong bầu
 aruung cái đó bắt cá
hơ lăng một loài cây có vị đắng (chữa đau mắt và bệnh ghẻ)  

 

hơmơ tơ bang một loài hoa
atút tấm tút thổ cẩm
hy zim trái sâu, ăn được
hy rang cây tre mai
J

 

jrâm rể cây nằm dưới mặt đất
Jey dốc loại trái cây rừng, ăn được
             ân jưl tên một loại đàn 2 dây (như đàn măng đô lin)
K

 

khưl bẫy đá
k’hip con rết/tít
knina một loài cỏ có độc dùng đánh bắt cá
 

kéng coong

hình kéng coong trang trí trên đầu cột đâm trâu
kim tên một giống lúa cho gạo trắng
cơ teh thắt lưng váy
ky chuốih rau ngũ gia bì
L

 

la lua

lon chơ long

để hở/ trống ra
lăng tên một con suối
leh nơi/ chỗ ngủ
long vít một loại cây lấy vỏ
lơ lắ loại trái cây rừng, ăn được
 

lơ ping

phân định nửa gươl, từ cột rmăng (cột cái) vào đến vách sau gươl
luônh bụng, ruột
M

 

manưih pleng tên vị thần tối cao (thần trời)
ma lớc/ mlác cây ma lớc/ mlác, dùng lá làm bùa
mang tên lúa tẻ cho gạo trắng
ma nao/ l’lát mã não
mat t’ngây / mat pleng mặt trời
mrác tên một giống lúa cho gạo trắng
mriềng cầu vồng
moong nhà ở/nhà nghỉ ngơi
mót vào
muuyh tượng người đàn ông
muuyh ba axe người đàn ông cỡi ngựa
mơr loong trái dâu da, ăn được
mr’nghêê cây lá ngón
mxơ xoi tên loại rau ăn được
N

 

nal tên một con suối
nonh một loại hạt dẻ
nươih tên một giống lúa cho gạo trắng
O

 

ooi dúp phân định từ cột rmăng (cột cái) ra đến vách trước gươl
Ơ

 

      ân châng a toc cây rẻ quạt, (thân thảo) là một trong năm loài cây dùng làm lễ trong xin dàng cho gieo trỉa lúa)
           đac gơ jơh        mật ong muỗi
             xơ răm       quách/ quan tài
P

 

p’rao cây chò chỉ (to)
pa dum/ pa zum/ cha hlum ngủ chung
 

 

pa gô

tên một loài chim, lớn hơn chim tr’iing và chim groóc, mỏ dài, thích hợp môi trường ẩm ướt, không bay được.
pareh cây pareh, dùng lá làm bùa
 

pr’đáo

 

loài cây làm nóng tính

uống hoặc thoa vào người
            a vach           củ sắn dây
pril          trái dẻ, nhỏ
hoa (nói chung các loại)
pơ jang loại trái cây rừng, ăn được
pơ lui trái gấc
pơ o cây tre mai
cha gruôn con trăn
pơ pơi tên một giống lúa cho gạo trắng
ta tac trái bứa
pa bhoong tên một loại giáo lao
pa dhung cái nống
padhiil/pa dil đàn bà
 

padiil ya yắ

người đàn bà nhảy múa (ya yắ: nhảy múa). Quy định chỉ padiil ya yắ trong lễ đâm trâu điệu múa thiêng trong lễ hội: mừng lúa mới, lễ trỉa lúa, lễ kết nghĩa hai làng, tục trả đầu hiệu quả, mừng gươl, làm nhà mồ cho tổ tiên ông bà
pa đang gùi lớn
pa hay mặt nạ gỗ
plang pơ tấp nghi thức gieo quẻ
 

 

plăng

cây cột mời/ xin, (mời dàng nơi đặt lễ cúng)
 

pơ loong aluh

cửa vào ra đầu hồi gươl, cũng chỉ định cửa mặt trước gươl, là nơi vào ra chính thức
pơ loong blâng cửa ra vào vách sau gươl
laih lưới quăng bắt cá
pa nah vĩ đập ruồi
 

pà pà

rá hình phểu (đặt trên đầu cây cột lễ (x’nur/ sanuôr)
pép ví đựng (tiền…giấy)
phượng cột đâm trâu
ping ngôi nhà mồ
pơ plơm một loại hoa màu trắng (thường thấy trên cột x’nur và vải thổ cẩm)
pơ ngót/ prngót lễ kết nggĩa anh hem giũa hai làng
 

ploong

 

trôi (nước)

totem họ Pơ loong
prning tên một con suối
pờ nanh/ pa’nẹnh cái ná
prnăl/grơuôch cây chột lỗ bỏ hạt
pui một loại cây may mắn
R

 

ria tấm mành phơi lúa, nông sản
ra na cây vầu
 

ra u

một type hoa văn đám mây (trên cây úp nóc gươl)
ra pát một loại cây rừng có chất gây ngứa totem họ Ra pát
ra zol/ ali tên một loài (cây) nứa
       ra ploong tên loại rau ăn được
ra ré tên một con suối
 

 

ra xo

tên một loài cây (thân thảo) là một trong năm loài cây dùng làm lễ trong xin dàng cho gieo trỉa lúa)
              rắt con tắc kè totem họ Arắt
r’mâng/ rơmong cây cột cái (gươl)
        rha réc tên loại rau ăn được
ha ringh dần/ cái dừng
ripia dao nhọn
rong một loại cây rừng, vỏ dày
achieng con voi
rơpiing bàn thờ
rơ rây cây da/ đa
 

rơ ping

cây cột giữ (cũng là là cột zrâng măng-cột cúng)
S

 

Striing/ tr’iing (chim) triêng
            sơ nur cây cột lễ
sang pling tết cố truyền
            sất cây sất, dùng lá làm bùa
            sơ nur cây nêu
song tung gấu lợn totem họ A Râl
T

 

 

t’đin/ trơ đin / hla atut/

 

củ đùng đình,

lá lợp nhà (đọt non dùng làm rượu t’đin)
t’năn/tanal cây cột nhỏ
t’rcap tên một loại giáo lao
ta bu cây nóng, (thân thảo) là một trong năm loài cây dùng làm lễ trong xin dàng cho gieo trỉa lúa)
ta bur trái nóng, nhỏ
ta đéh loại trái cây rừng, ăn được
ta đhâl trái bứa
pa neh trái mít dại
ta đuých trái sui, ăn được
 

 

 

 

tacoi/ tacooi

 

biểu tượng trăng khuyết/ non, trang trí bốn góc gươl, phần tiếp giáp sàn nhà nhưng nô ra ngoài cây cột

(nóc nhà nơi trang trí chim striing, đầu trâu, người, mặt trời,…)
tacoi abel trang trí uốn cong trên đầu nóc gươl
 

tacoi cơ rpăng

trang trí uốn hơi cong trên đầu nóc gươl
ta cooi mặt trăng khuyết
ta cươi cây móng ngựa
ta gnớh tên loại rau ăn được
ta mo tên một con suối
ta nông trái nóng, to
tam prea tên một loại đàn
ta rung trái vả
ta rêếh trái hạt dẻ, lớn
tarông mây trái vả
tơ cooh bhươl chủ làng
tapal cối giã gạo
tơ gdgê tơ rich tên kèn bằng sừng trâu (tù và)
 

ti ngát

trái cây ti ngát (dùng làm bộ gõ lúc lắc phát ra âm thanh)
 

ta lếêc

tên loại gùi dành cho nhiều đối tượng sử dụng
ta vông ngọn cây vả
tà ri con kỳ đà
ta vac cây tà vạt (dùng ủ rượu)
 

talec

gùi ba ngăn bằng mây, hai ngăn nhỏ hai bên
talec/talịt gùi lớn cho đàn ông
   talec, arây, danl tên gọi các gùi dành cho đàn ông
tắc t’rí ăn trâu
 

tămbét alui

 

một loại đàn

thường dùng trong lễ hội, lễ bỏ mả
toong bhlúh con cá toong
tô/to (dòng) họ
 

tơ băn

một loài cây thân gỗ có độc dùng đánh bắt cá
tơ boong loại trái cây rừng, ăn được
tơ ging một loài dây có độc dùng đánh bắt cá
tơ lót tên loại rau ăn được
tơ mơ lanh loại trái cây rừng, ăn được
tơ nguốc tên loại rau ăn được
tơghêy/ axăng một loại kèn (tù và)
tơtu dụng cụ bắt tôm, cua, ốc
tơrel một loại sáo (bộ hơi)
tơ bhéh alui một loại đàn 1 dây
tơrí (a cọ tơrí) trâu (hình đầu trâu)
têng ping lễ bỏ mả/ dồn mồ/ nhà mồ
            jơ bay con thỏ trắng
tra rêh một type hoa văn, biểu đạt sức mạnh và sự to lớn
tri atút nấm atút
tri ca nấm ca
tri cơ rót nấm cơ rót
tri cơr mol menh nấm tri cơr mol menh
tri cơ toor acho nấm cơ toor acho
tri bhơớ nấm bhơớ
tri bó nấm bó
tri boh nấm boh
tol a choh trái vú chó
trơ col tên một loại giáo lao
tri gơr liêng nấm gơr liêng
tri ham nấm hom
tri ooih nấm ooih
tri têêng nấm têêng
tri toor nấm toor
tri rắc nấm rắc
tri réh nấm réh
tri room nấm room
tung tung/ang tung điệu nhảy tung tung
túp dụng cụ đựng cơm như cà mèn
trời tên một giống lúa cho gạo trắng
trơ ơơy cái gối
Ư

 

ưđal dụng cụ để đong
ưn drông đập, rung
ưloong jih loài cây lấy nhựa tra vào cánh cây bắt chim
ưnang loại cây sờ vào gặp máy mắn
ưnêr một loại cây lá, nhánh sờ bào gặp may mắm
V

 

vêêl làng (Cơ tu phương/ ếp) điểm quần cư. Làng vùng thấp
bươl cr’noon/crnol Làng (vùng nal) làng vùng giữa (trung)
vêêl bhươl Làng (vùng đ’riu) vùng cao
vít một loài dây có độc dùng đánh bắt cá
vơ ving thiên niên kiện
X

 

x’nur cây cột lễ
xarar áo tơi
xarar căn áo tơi phụ nữ
xarar quanh áo tơi đàn ông
đoh cái đó bắt cá
xất, mr’lơớc một loại cây
            xi mia trái khế
xoi arách biểu tượng đuôi con dế
bing đầy un lên
xờ rờlo quai nón
xở âng pó lá nón
        axơh prih lá chuối
axơh chơ lon lá cọ, lá kè
pơh nhà rẫy/chòi
   moot đoong tơ me lễ về/ vào nhà mới
xuốc tên một giống lúa cho gạo trắng
xung cổng làng/nhà
beh dê núi/sơn dương
xung xoor sao la
xươn tên lúa tẻ cho gạo trắng
Y

 

dàng pool thần trời (thần tối cao)
dàng haró thần lúa
yơng nhà rẫy
Z

 

za zing đòn nóc/đòn đông
cơr lăng nhà kho
zinơ tua hoa tre
zi riêl vật lạ (thờ trong nhà, nơi hồn lúa ký thác vào)
zơ nươu thuốc bùa, ngải
zi nươu amêêr bùa, ngải yêu (bỏ con gái sẽ được yêu)
zi nươu đọ alọ bùa ngải mau giàu có
         zi vít cây giang
zoòng loại gùi đan thưa
zơng chòi, kho lúa
zơơng/đhông nóc nhà
zơ râng moonh cây cột to giữa nhà gươl
 

zrâng măng

cây cột cúng (cây cột bên phải từ ngoài nhìn vào)
zơng nhà ngủ duông, ngủ rẫy

[1] Từ mượn tiếng Việt, phát âm không có thanh.

 

BẢN KÊ NGƯỜI DÂN CUNG CẤP THÔNG TIN

– Ô. Bh’riu Liếc, Bí Thư huyện ủy Tây Giang, thôn A Grôồng, xã A Tiêng, huyện Tây Giang.
– Cô A Ting Tươi, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang.
– Ô. Bh’riu Pố, 70 tuổi, thôn A Rớh, xã Lăng, huyện Tây Giang.
– Ô. Y Kông, 93 tuổi, nguyên Bí Thư huyện Hiên (cũ), ở tại thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang.
– Bà Mai Thị Ngọc Đinh, 55 tuổi (người Cơ Tu), Trưởng phòng Dân tộc huyện Đông Giang. Nay nghỉ hưu, ở tại phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, tp. Đà Nẵng.
– Ô. Huỳnh Văn Sanh, 68 tuổi, quê Đại Lộc, nguyên Chánh Văn phòng huyện Hiên (cũ), nguyên Phó Bí thư Tổng công ty Miền Trung, nay nghỉ hưu, ở tại P. Khuê Trung, thành phố Đà Nẵng.
– Ô. Trần Ngọc Truyền, 65 tuổi, quê huyện Quế Sơn (cũ), nguyên Phó Chánh án huyện Hiên (cũ), Hiệu trưởng Trường dạy nghề Bắc Quảng Nam, Phó Giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng người có công tại Hội An. Hiện nghỉ hưu, ở tại quận Ngũ Hành Sơn, tp. Đà Nẵng.
– Ô. Nguyễn Tấn Tuân, 50 tuổi, phòng Kinh tế hạ tầng, huyện Đông Giang.
– Bà Trần Thị Ngọc Trường, 30 tuổi (người Mường), nguyên Hiệu trưởng trường THPT huyện Đông Giang, hiện là Phó Hiệu trưởng trường Dân tộc Nội trú tỉnh Quảng Nam tại tp. Hội An.
– Ô. Nguyễn Nam Khương, 55 tuổi, thôn Pu Son (cũ), xã Ba, huyện Đông Giang.
– Già làng Bùi Văn Cầm (người Cơ Tu), 93 tuổi, thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (mất tháng 12/2018).
– Già làng Bùi Văn Siêng (người Cơ Tu), 80 tuổi, thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
– Ông Lê Văn Nghĩa (người Cơ Tu), 80 tuổi, thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang.
– Ô. A Lăng Mỹ, 80 tuổi, thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang.
– Già làng A Lăng Cần, 80 tuổi, thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang.
– Bà Nguyễn Thị Nghiêng (người Cơ Tu), 75 tuổi, thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang.
– Bà A Lăng Thị Sơi (Trương Thị Sơi), 76 tuổi, thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
– Bà Bùi Thị Hạnh (người Cơ Tu), 30 tuổi, thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
– Bà Đinh Thị Hoa (người Cơ Tu), 30 tuổi, thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
– Ô. Trần Văn Khớt (người Cơ Tu), 65 tuổi, thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
– Ô. Trần Xuân Thành (người Cơ Tu), 64 tuổi, thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
– Bà Nguyễn Thị Nhiếp (người Cơ Tu), 63 tuổi, thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
– Ô. Brơơi (Đinh Văn Trí), 72 tuổi, thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang.
– Lê Thị Năm (người Cơ Tu), 70 tuổi, thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang.
– Bà B’Nhôm, 70 tuổi, thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
– Bà B’Ly, 81 tuổi, thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
– Ô. Hà Xuân Tám (người Cơ Tu), 65 tuổi, thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
– Bà Đinh Thị Thang (người Cơ Tu), 56 tuổi, thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
– Em Bùi Văn Tuấn Kiệt (người Cơ Tu), 10 tuổi, thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
– Em Đinh Văn Hiếu (người Cơ Tu), 12 tuổi, thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang.
– A Lăng Thị Tước, 70 tuổi, xã Mà Cooih, huyện Đông Giang. Nay nghỉ hưu, ở tại phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, tp. Đà Nẵng.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. SÁCH

– Dương Văn An (1553), Ô Châu cận lục, (Nguyễn Khắc Thuần dịch, hiệu đính và chú giải, 2009), NXB Giáo Dục Việt Nam.
– Nguyễn Văn Bổn (1983), Văn nghệ dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng, tập 2, Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Nam – Đà Nẵng.
– Nguyễn Văn Bổn (2017), Văn học dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng, tập 4, Truyện cổ các dân tộc thiểu số miền núi, NXB Hội Nhà Văn. Hà Nội.
– Chu Xuân Diên (2001), Văn học dân gian, mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, NXB Giáo Dục, Việt Nam.
– Phan Du (1974), Quảng Nam qua các thời đại, Cổ học Tùng thư, Sài Gòn.
– Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Giằng (1990), Những sự kiện lịch sử huyện Giằng 1885-1975, NXB Đà Nẵng. Đà Nẵng.
– Nguyễn Xuân Hồng (Chủ biên) (2000), Văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định, NXB Thuận Hóa. Huế.
– Nguyễn Tri Hùng (1994), Truyện cổ Cơ Tu, NXB Đà Nẵng. Đà Nẵng.
– Vũ Hùng (2018), Chuyện kể dân gian Cor, NXB Đà Nẵng tái bản. Đà Nẵng.
– Vũ Hùng (2018), Chuyện kể dân gian Xơ Đăng, NXB Đà Nẵng tái bản. Đà Nẵng.
Nhiều tác giả (1996), Quảng Nam – Đà Nẵng xưa và nay, NXB Đà Nẵng. Đà Nẵng.
– Thái Nghĩa (2001), Nghệ thuật cồng chiêng Cơ Tu, tham luận khoa học in trong Văn hóa Quảng Nam – Những giá trị đặc trưng, Kỷ yếu Hội thảo. Tam Kỳ.
– Thạch Phương, Nguyễn Đình An (2010), Địa chí Quảng Nam – Đà Nẵng, NHX KHXH. Hà Nội.
– Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2000), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo Dục tái bản. Việt Nam.
– Phan Khoang (2004), Lịch sử xứ Đàng Trong, NXB Giáo Dục. Việt Nam.
– Trần Hữu Sơn (2017), Văn hóa dân gian ứng dụng, NXB Văn hóa Dân tộc. Hà Nội.
– Nguyên Ngọc (chủ biên) (2005), Tìm hiểu con người xứ Quảng, NXB Đà Nẵng. Đà Nẵng.
– Nguyễn Thị Thu Trang (Chủ biên), Dương Thái Nhơn, Nguyễn Thị Ái Hoa (2011), Văn học dân gian các dân tộc thiểu số huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, NXB Văn hóa Dân tộc. Hà Nội.
– Hoàng Tiến Tựu (1983), Mấy vấn đề về phương pháp nghiên cứu giảng dạy Văn học dân gian, NXB Giáo Dục. Việt Nam.
– Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian Việt Nam, tập 2, NXB Giáo Dục. Việt Nam.
– Võ Văn Hòe (2008), Văn hóa dân gian Hòa Vang, NXB Đà Nẵng. Đà Nẵng.
– Võ Văn Hòe (2006), Tập tục xứ Quảng theo một vòng đời, NXB Đà Nẵng. Đà Nẵng.
– Võ Văn Hòe (2011), Địa chí văn hóa dân gian làng Phong Lệ, NXB Thanh Niên. Hà Nội.
– Võ Văn Hòe (2011), Nét đặc sắc trong đời sống văn hóa làng Phước Thuận, NXB Thanh Niên. Hà Nội.
– Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2000), Góp phần nâng cao chất lượng sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian, NXB Văn hóa Dân tộc. Hà Nội.
– Hội văn nghệ dân gian Việt Nam (2001), Một thế kỷ sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian, NXB Văn hóa Thông tin. Hà Nội.
– Hội Văn nghệ dân gian Đà Nẵng, Chuyện kể dân gian đất Quảng, NXB Đà Nẵng.
– Hội Văn nghệ dân gian Đà Nẵng, Tập tục, lễ hội đất Quảng, NXB Đà Nẵng.
– Hội Văn nghệ dân gian Đà Nẵng, Ẩm thực đất Quảng, NXB Đà Nẵng.
– Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam (2001), Văn hóa Quảng Nam-Những giá trị đặc trưng, Kỷ yếu Hội thảo.
– Nhiều tác giả (2018), Trên nguồn dưới biển, Hội Văn học nghệ thuật Quảng Nam. Tam Kỳ.
– Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam (1997), Văn hóa Quảng Nam (5 năm tạp chí Văn hóa Quảng Nam 1997-2002).
– Viện Văn hóa dân gian (1989), Những phương pháp nghiên cứu, NXB KHXH. Hà Nội.
– Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam – Chrish Bazker (2011), Nghiên cứu văn hóa – Lý thuyết và thực hành, NXB Văn hóa Thông tin. Hà Nội.
– GS. A.A. Radugin (Chủ biên), người dịch Vũ Đình Phòng (2001), Từ điển bách khoa văn hóa học, Viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật. Hà Nội.
– Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1992), Dictionnaire dé symboles, Édition revue et augmentée. Robert Laffont, Pais 1992. NXB Đà Nẵng-Trường viết văn Nguyễn Du. Đà Nẵng-Hà Nội (1997).
– Iuri Mikhailovich Lotman (2013), người dịch Lã Nguyên, Đỗ Hải Phong, Trần Đình Sử, Ký hiệu học văn hóa, Bản vi tính.
– Sở KH&CN Quảng Nam – Viện Ngôn ngữ học (2006), Pơraq Kơ Tu, Hà Nội – Quảng Nam.
– Nguyễn Hữu Hoàng, Tạ Văn Thông, Nguyễn Văn Lợi (2007), Từ điển Cơ Tu – Việt – Việt – Cơ Tu, Sở Khoa học & Công nghệ Quảng Nam. Tam Kỳ.
– PGS.TS. Tạ Văn Thông (2014), Ngữ vựng Việt – Cor, Cor – Việt, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Quảng Nam. Tam Kỳ.
– Trần Nguyễn Khánh Phong (2015), Văn hóa dân gian huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên-Huế, NXB KHXH. Hà Nội.
– Bh’riu Liếc (2018), P’rá Cơ Tu, NXB Hội Nhà Văn. Hà Nội.

II. TẠP CHÍ

– Thiếu Anh, Cây nêu Cơ Tu, những tầng ý nghĩa nhân sinh, 50 năm Tạp chí Văn hóa Quảng Nam.
– Văn Thu Bích, Nghệ thuật cồng chiêng trong đời sống Cơ Tu, Tạp chí Văn hóa Quảng Nam, số 15/1999.
– Nguyễn Tri Hùng, Prơ Ngoóc, Lễ hội lời nguyền của người Cơ Tu, 5 năm Tạp chí Văn hóa Quảng Nam, 2013-2017, NXB Đà Nẵng, 2019.
– Nguyễn Tri Hùng, Chuyện tộc họ Cơ Tu, 5 năm Tạp chí Văn hóa Quảng Nam, 2013-2017, NXB Đà Nẵng, 2019.
– Nguyễn Tri Hùng, Zơ Rú, nón ăn đặc sản Cơ Tu in trong 5 năm Tạp chí Văn hóa Quảng Nam 2013-2017, NXB Đà Nẵng, 2019.
– Phan Thanh Châu, Nói lý và hát lý của người Cơ Tu, Tạp chí Văn hóa Quảng Nam, số 25/2001.
– Nguyễn Tri Hùng – Trần Phi, Lễ hội Cha poih của người Cơ Tu, Tạp chí Văn hóa Quảng Nam, số 11 / 1999.
– Trần Huyền, Người Cơ Tu với trang sức mã não, 5 năm Tạp chí Văn hóa Quảng Nam, 2013-2017, NXB Đà Nẵng, 2019.
– Lê Hoàng Hương, Kho báu rừng miền tây Quảng Nam, Tập san Khoa học và sáng tạo, Sở Khoa học – Công nghệ & Môi trường Quảng Nam, tháng 8/2010.
– Huỳnh Văn Mỹ, Người Cơ Tu phục hồi nhà gươl, Tạp chí Văn hóa Quảng Nam, số 30/1999.
– Bcoong Mọc, Mùa xuân về với Cơ Tu, Tạp chí Đất Quảng, xuân Tân Tỵ, 2001.
– Bcoong Mọc, Văn hóa vật chất của con người Cơ Tu, Tạp chí Đất Quảng số 18 (140) 2000.
– 5 năm Tạp chí Văn hóa Quảng Nam từ 1997-2002, Sở Văn hóa Quảng Nam, 2002.
– 5 năm Tạp chí Văn hóa Quảng Nam từ 2013-2017, Sở Văn hóa Quảng Nam, 2019

III. TÀI LIỆU

– Nguyễn Đăng Châu (2003), sách học tiếng Cơ Tu dành cho học viên dân tộc Kinh (Tài liệu lưu hành nội bộ, Đại học Đà Nẵng).
– GS. TSKH. Tô Ngọc Thanh, GS.TS. Nguyễn Xuân Kính, PGS. TS. Nguyễn Xuân Đức, TS. Trần Hữu Sơn (2019), Tài liệu tập huấn hội viên, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, tại Tp. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
– Tư liệu điền dã do Võ Văn Hòe thực hiện tại thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My, tháng 6/2016.
– Tư liệu điền dã do Võ Văn Hòe tại thôn A Grôồng, xã A Tiêng, huyện Tây Giang, tháng 6/2017.
– Tư liệu điền dã do Võ Văn òe thực hiện tại thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang,Hòe thực hiện tại thôn Pho, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, 30 tháng 7/2017.
– Tư liệu điền dã do Võ Văn òe thực hiện tại thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang, Hòe thực hiện tại thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang, tháng 7/2017 và tháng 6/2018.
– Tư liệu điền dã văn hóa dân gian Cơ Tu do nhóm điền dã: Võ Văn Hòe, Văn Thu Bích, Trần Hồng, Nguyễn Thuận, Trịnh Tuấn Khanh, Hoàng Hà Giang, Huỳnh Viết Tư, Đỗ Thanh Tân tại thôn Phú Túc (xã Hòa Phú), thôn Tà Lang, Giàn Bí (xã Hòa Bắc), huyện Hòa Vang, ngày 15, 16 & 17/5/2018.
– Tư liệu điền dã văn hóa dân gian do nhóm điền dã: Đinh Thị Hựu, Văn Thu Bích, Trịnh Tuấn Khanh, Hoàng Hà Giang, Huỳnh Viết Tư, Đỗ Thanh Tân tại thôn Phú Túc (xã Hòa Phú), thôn Tà Lang, Giàn Bí (xã Hòa Bắc), huyện Hòa Vang, 6/2019.
– Tư liệu điền dã do Võ Văn Hòe thực hiện tại thôn Bh hôồng, xã Sông Kôn và tại thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang, ngày 09 & 10/12/2019.
-Tư liệu điền dã do Võ Văn òe thực hiện tại thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang, Hòe thực hiện tại thôn A Rớh, xã Lăng, huyện Tây Giang, ngày 15 & 16 tháng 6/2020./.

 

ĐỌC VÀ GÓP Ý, SỬA CHỮA 

– Ông: Bh’riu Pố, (Nguyên Bí thư Đảng ủy xã Lăng, huyện Tây Giang.
– Bà: A Ting Tươi, (Hiện là Phó Chủ Tịch UBND huyện Đông Giang)
– Ông: Huỳnh Văn Sanh, Phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, tp. Đà Nẵng (Nguyên Chánh Văn Phòng UBND huyện Hiên (cũ))

4 min 7 - Văn hóa dân gian Cơ Tu - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - Phần cuối

Rắn thần Br’riu Pố, khắc gỗ. (Ảnh: VVH, 26/4/2019, tại thôn Phú Túc, Xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang)

 

TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 

TÁC GIẢ 

              VÕ VĂN HÒE
            – Sinh ngày 23 tháng 10 năm 1953
            – Chánh quán làng Đông Phước, xã Hòa Phát, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng
            -Trú tại phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng (số 02 đường Đoàn Nguyễn Thục, phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng)
– Email: camle01@gmail.com
            – ĐT: 0905.455132

  1. TÁC PHẨM RIÊNG
 

1

 

-Tết xứ Quảng

 

 

– Đà Nẵng

– Dân Trí

 

 

2005

2011

 

282 tr

 

2

 

-Tập tục theo một vòng đời

 

– Đà Nẵng

– Đại học Quốc gia

   2006

2010

372

376

 

3

 

– Hoa hồng trồng và chăm sóc

 

 

– NXB Đà Nẵng

 

2006

 

182

 

 

4

 

-Nét đặc sắc trong đời sống văn hóa làng Phước Thuận

 

 

 

-Thanh Niên

 

 

2010

 

 

192

 

5

 

-Địa chí văn hóa dân gian làng Phong Lệ

 

 

– Đà Nẵng

-Thanh Niên

 

2010

2011

462

464

 

6

 

-Văn hóa dân gian Hòa Vang

 

 

– Đà Nẵng

 

– Dân Trí

 

2008

 

2012

670

 

792

 

7

 

-Địa danh thành phố Đà Nẵng (Tập 1)

 

 

– Đà Nẵng

 

– VHTT

 

2011

 

2013

 

1.250

 

 

 

8

 

-Địa danh thành phố Đà Nẵng (tập 2)

 

-Địa danh thành phố Đà Nẵng (Quyển 1, 2, 3, 4, 5, 6)

 

 

-Thông tin và Truyền thông

 

-Hội nhà văn

 

2015

 

 

 

2016

 

1.176

 

9

 

Vè xứ Quảng và chú giải (Quyển 1, 2, 3, 4)

 

-Hội Nhà văn

 

-NXB Đà Nẵng

 

2016

 

2017

 

1.340

 

943

 

10

 

Địa danh Quảng Nam – xưa & nay (Quyển 1)

 

 

-Hội Nhà Văn

 

2019

 

712

 

  1. CHUNG

 

Stt  

Danh mục tác phẩm

 

 

Nxb

 

Năm xb

 

Số trang

 

1

 

Ca dao, dân ca đất Quảng

 

 

-Đà Nẵng

 

2006

 

669

 

2

 

Chuyện kể dân gian đất Quảng

 

 

-Đà Nẵng

 

2008

 

702

 

3

 

Văn hóa dân gian Quảng Nam, Đà Nẵng-tác giả tác phẩm

 

 

 

– Đà Nẵng

 

 

2008

 

 

760

 

4

 

Tập tục, lễ hội Đất Quảng

 

 

-Đà Nẵng

 

 

 

2009

 

 

 

643

 

 

 

5

 

Nghề & Làng nghề truyền thống Đất Quảng

 

 

-Đà Nẵng

 

 

 

2010

 

 

 

612

 

 

 

6

 

Văn hóa dân gian Đà Nẵng – cổ truyền và đương đại

 

 

-Đà Nẵng

 

2010

 

680

 

7

 

-Văn học dân gian

 

Điện Bàn

 

-Đại học Quốc gia, Hà Nội

-Sở VHTT Quảng Nam

 

2010

 

 

2008

 

384

 

 

384

 

8

 

-Ẩm thực đất Quảng

 

– Đà Nẵng

 

2011

 

 

 

394

 

 

 

9

 

Văn hóa xứ Quảng – một góc nhìn

 

 

-Đà Nẵng

 

– Dân Trí

 

2007

 

2010

 

340

 

340

 

10

 

-Văn hóa dân gian Việt – Chăm nhìn trong mối quan hệ (qua cứ liệu văn hóa dân gian miền Trung). Quyển 1

 

 

 

– Khoa học xã hội

 

 

2015

 

 

465

 

11

 

-Văn hóa dân gian Việt – Chăm nhìn trong mối quan hệ (qua cứ liệu văn hóa dân gian miền Trung). Quyển 2

 

 

 

– Khoa học xã hội

 

 

2015

 

 

460

 

12

 

-Văn hóa dân gian miền biển Đà Nẵng

 

 

– Đà Nẵng

 

2018

 

560

 

13

 

-Tri thức dân gian trong nhận biết, phòng tránh bão lũ của ngư dân Đà Nẵng

 

 

 

-Hội Nhà văn

 

 

2019

 

 

141

 

14

 

-Bảo tồn văn hóa dân gian Cơ tu huyện Hòa Vang

 

 

– Đà Nẵng

 

2019

 

364

 

  1. BẢN THẢO
Stt  

Danh mục tác phẩm

 

 

Nhà xuất bản

 

Năm xuất bản

 

Số trang

 

1

 

Đường phố thành phố Đà Nẵng xưa & nay (quyển 1,2,3)

 

 

1.513

 

2

 

Chuyện kể địa danh Quảng Nam – Đà Nẵng

 

256

 

3

 

-Biển đổi Văn hóa dân gian Bh noong từ cổ truyền đến đương đại (thuộc nhóm Giẻ Triêng)

 

 

 

312

 

 

  

VĂN HÓA DÂN GIAN CƠ TU

TRUYỀN THỐNG, BIẾN ĐỔI

& NĂNG LỰC THÍCH ỨNG

———- 

VÕ VĂN HÒE

(8/2020)

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây