Giới thiệu khái quát huyện thị xã Sông Cầu

huyện thị xã Sông Cầu - Tỉnh Phú Yên

Giới thiệu khái quát huyện thị xã Sông Cầu

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý:

Thị xã Sông Cầu nằm ở phía Bắc của Tỉnh Phú Yên, có tọa độ 13021’ đến 13042’ vĩ độ bắc và 109006’ đến 109020’ kinh độ đông; phía Bắc giáp thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định, phía Nam giáp thị xã Tuy An, phía Tây giáp thị xã Đồng Xuân, phía Đông giáp Biển Đông.

2. Đặc điểm khí hậu:

Khí hậu Sông Cầu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng của gió Tây và gió Tây Nam. Tháng 4 là tháng khô nhất, tháng 7, 8 có gió Nam hay còn gọi là gió Lào khô, nóng. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông – Bắc. Hằng năm, thường mưa nhiều vào tháng 10, tháng 11, chiếm 60% lượng mưa hàng năm. Tổng số ngày mưa trong năm là 130 ngày, độ ẩm trung bình 81%. Số giờ nắng trung bình trong năm là 2500 giờ. Số giờ nắng trung bình trong một ngày 6-8 giờ. Nhiệt độ trung bình cao nhất là 290C, thấp nhất là 200C, trung bình là 250C.

3. Đặc điểm địa hình:

Địa hình Sông Cầu có những nhánh núi tách ra từ dãy Trường Sơn chạy theo hướng Đông – Nam ra đến biển, tạo thành những đèo, dốc tương đối cao, hiểm trở như đèo Cù Mông, dốc Găng…đồng thời chia vùng đồng bằng thành những cánh đồng, vùng đất trồng hoa màu nhỏ hẹp. Bờ biển Sông Cầu dài 80 km, với 15.700 km2 mặt nước.

Điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội

1. Điều kiện tự nhiên: 

           Thị xã Sông Cầu nằm giữa hai thành phố Quy Nhơn và Tuy Hoà, cách Quy Nhơn gần 50km về phía Bắc và cách thành phố Tuy Hoà gần 50km về phía nam, có quốc lộ 1A đi qua là cầu nối giữa thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. Có đường quốc lộ 1D Sông Cầu – Gành Ráng – Quy nhơn vừa được đầu tư xây dựng cách đây vài năm, rút ngắn được khoảng cách từ Sông Cầu đến thành phố Quy Nhơn, có Tỉnh lộ 642 và 644 chạy theo hướng Đông – Tây bắt đầu từ quốc lộ 1A, nối liền Sông Cầu với các thị xã Miền núi phía tây của tỉnh và các tỉnh Tây nguyên.

            Thị xã Sông Cầu còn có vị trí nằm trong vùng phát triển kinh tế các tỉnh ven biển miền trung với hệ thống giao thông thuận lợi, gần cảng biển, sân bay và các khu kinh tế lân cận, có tiềm năng phát triển kinh tế, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá phía Bắc của tỉnh Phú Yên.

            2. Về kinh tế: 

            Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thị xã giai đoạn 2001 – 2005 đạt 12,1%; tổng giá trị sản phẩm chiếm 11,4% so với cả tỉnh; thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ mức bình quân của tỉnh. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, vượt hơn mức bình quân chung của tỉnh Phú Yên. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực theo hướng du lịch, dịch vụ, thương mại và công nghiệp – xây dựng, mức độ phụ thuộc vào nông nghiệp ngày càng giảm.

        Kinh tế thị xã Sông Cầu có vai trò quan trọng đối với kinh tế tỉnh Phú Yên nói chung và kinh tế tiểu vùng phía bắc tỉnh nói riêng; Vừa qua tỉnh Phú Yên đã đầu tư xây dựng khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu I (diện tích 97,5 ha) đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư sản xuất, trong đó có 12 doanh nghiệp đi vào sản xuất, một số doanh nghiệp đang xây dựng; tỉnh đang có chủ trương xây dựng khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu II (diện tích 102,7 ha), khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu III (diện tích 100 ha) và khu dân cư phục vụ khu công nghiệp (diện tích 147 ha) khả năng thu hút từ 6.000 đến 7.000 lao động, đây là động lực thúc đẩy thị xã Sông Cầu phát triển kinh tế – xã hội mạnh mẽ nhất, tạo ra bước nhảy vọt, cùng với vùng kinh tế Đông Tác – Vũng Rô, khu công nghiệp Nam Tuy An (Phú Yên), khu kinh tế Nhơn Hội, khu công nghiệp Phú Tài (Bình Định), hình thành các trọng điểm phát triển kinh tế, làm hạt nhân cho công nghiệp hoá toàn tỉnh và liên vùng kinh tế Phú Yên – Bình Định.

            3. Về du lịch dịch vụ:

            Sông Cầu cách thành phố Quy Nhơn khoảng 50 km về phía Bắc theo tuyến quốc lộ 1D, đã tạo lập cho Sông Cầu một khu du lịch liên vùng với các điểm Du lịch như: Gò Găng, Gò Bồi, Tây Sơn, Gành Ráng, Quy Hòa (thuộc Bình Định) và Xuân Hải, Vũng Chào, Vũng Me, Bãi Ôm, Nhất Tự Sơn, Gành Đỏ (thuộc Sông Cầu). Khu du lịch liên hoàn này tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc hình thành một khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, tắm biển. Khách du lịch có thể đi lại thuận tiện bởi có các tuyến đường bộ, đường biển, đường sắt (ga Tuy Hòa, Diêu trì), đường hàng không (sân bay Phù Cát, Ðông Tác).

          Ngoài ra Sông Cầu còn có các điểm du lịch Văn hoá – Lịch sử như: Di tích Hòn Hương, Mã chín tầng, Di tích khảo cổ học Gò Ốc, Cồn Đình, Miếu Công Thần, Mộ cụ Đào Trí, danh thắng Vịnh Xuân Đài…

            Các năm gần đây thị xã đã thu hút được nhiều nhà đầu tư triển khai các dự án du lịch, trong đó có một số dự án với quy mô đầu tư lớn đang được triển khai xây dựng như: Khu du lịch Long Hải Bắc – thị trấn Sông Cầu (diện tích 8,7 ha, tổng mức đầu tư 18 tỷ đồng); Bãi Tràm – Xuân Cảnh (diện tích 98,4 ha; Tổng mức đầu tư 50,5 tỷ đồng); Bãi Ôm Xuân Phương (diện tích 18 ha; Tổng mức đầu tư 2 triệu USD); riêng khu vực Bãi Bàng, Bãi Bầu và Bãi Rạng – xã Xuân Hải;  đã có 06 dự án du lịch sinh thái đi vào hoạt động.

           Ngành du lịch thị xã Sông Cầu đang có bước phát triển đáng khích lệ, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư; một số dự án du lịch lớn đang được xây dựng. Du lịch Sông Cầu nằm theo Trục Bắc – Nam dọc tuyến quốc lộ 1A và quốc lộ 1D nối thành phố Tuy Hoà với tỉnh Bình Định và các tỉnh Tây Nguyên; du lịch gắn liền với vùng biển và ven biển, được khai thác từ các cảnh quan thiên nhiên biển; có khu nghỉ dưỡng, khu tắm biển; nhiều khu vui chơi, giải trí cho du khách đặc biệt đầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp; các bãi tắm nổi tiếng như: Bãi Bàng, Bãi Rạng, Bãi Bầu, Bãi Nhổm, Bãi Nồm, Bãi Tràm, Bãi Ôm…rất phù hợp việc đầu tư phát triển du lịch và dịch vụ, hiện nay đã thu hút được một số dự án đầu tư trong và ngoài nước về du lịch sinh thái, tắm biển…đang được tiếp tục đầu tư khai thác các tiềm năng thế mạnh về du lịch để phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của thị xã.

            4. Về quốc phòng an ninh: 

            Là địa bàn có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong thế trận phòng thủ của tỉnh. Nằm giữa hai thành phố, phía bắc là thành phố Quy Nhơn – tỉnh Bình Định, phía nam là thành phố Tuy Hoà – tỉnh Phú Yên. Sông Cầu có điều kiện để phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng, trên cả 3 vùng: ven biển, đồng bằng và miền núi. Trong đó quan trọng là kết hợp kinh tế biển và phòng vệ ven biển, củng cố thế trận kinh tế vùng núi Đá Giăng – Bình Tây là hậu cứ khi chiến tranh xảy ra.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây