Giới thiệu khái quát thị xã Đông Hoà

1. Giới thiệu về thị xã Đông Hòa

Đông Hòa là một thị xã ven biển thuộc tỉnh Phú Yên, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng 10 km về phía nam và cách thành phố Nha Trang khoảng 100 km về phía bắc theo Quốc lộ 1. Ngoài ra, huyện có Quốc lộ 29 đi qua từ cảng Vũng Rô đi thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, tuyến đường sắt Bắc Nam với 2 ga Phú Hiệp và Hảo Sơn, cảng Vũng Rô ra Biển Đông, đặc biệt phía Đông giáp Biển Đông đã tạo cho thị xã một vị trí thuận lợi trong giao lưu, phát triển kinh tế xã hội với các tỉnh lân cận và phát triển kinh tế biển.

Vị trí địa lý

Địa hình

Thị xã Đông Hoà mang đặc thù của đồng bằng duyên hải miền Nam Trung Bộ, dốc và thấp dần từ Tây sang Đông, có 2 dạng địa hình cơ bản sau:

  • Vùng đồng bằng: Địa hình bằng phẳng nằm ở phía Bắc của huyện, thuộc dạng địa hình đồng bằng ven sông, kéo dài từ Tây sang Đông, độ chênh cao nhỏ. Phía Đông là vùng đất cát ven biển, phía Tây Bắc là vùng đất phù sa do hai con sông Đà Rằng và sông Bàn Thạch bồi đắp. Sông Bàn Thạch chảy từ Tây sang Đông qua địa bàn huyện.
  • Vùng đồi núi: Nằm ở phía Nam của thị xã, kéo dài từ Tây sang Đông chiếm khá lớn diện tích tự nhiên của thị xã. Địa hình bị chia cắt khá phức tạp. Độ cao trung bình 400 m đến 500 m, độ dốc vùng núi biến động lớn.

2. Bản đồ hành chính thị xã Đông Hòa

Thị xã Đông Hòa có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 5 phường: Hòa Hiệp Trung, Hòa Vinh, Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam, Hòa Xuân Tây và 5 xã: Hòa Tâm, Hòa Tân Đông, Hòa Thành, Hòa Xuân Đông, Hòa Xuân Nam.

Ban do hanh chinh thi xa Dong Hoa min - Giới thiệu khái quát thị xã Đông Hoà

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1 Vị trí địa lý Huyện Đông Hoà là huyện thuộc vùng duyên hải miền Nam Trung Bộ, vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi, vừa có biển thuộc tỉnh Phú Yên, có toạ độ địa lý từ 12045’59” đến 130 03′ 10 vĩ độ bắc, từ 1090 16′ 15″ đến 1090 28′ 05″ kinh độ đông, có tổng diện tích tự nhiên 26.828,46 ha.
Ranh giới của huyện Đông Hoà tiếp giáp với các huyện sau:
+ Phía Bắc giáp thành phố Tuy Hoà và huyện Phú Hoà.
+ Phía Nam giáp huyện Vạn Ninh – tỉnh Khánh Hoà.
+ Phía Đông giáp biển Đông.
+ Phía Tây giáp huyện Tây Hoà.
Huyện Đông Hoà có quốc lộ 1A là tuyến đường xuyên Việt, Quốc lộ 29 từ cảng Vũng Rô đi Tây nguyên, tuyến đường sắt Bắc Nam và cảng Vũng Rô ra biển Đông, đặc biệt phía Đông giáp biển Đông, đã tạo cho huyện một vị trí thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế xã hội với các tỉnh lân cận và phát triển kinh tế biển.
1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Đông Hoà mang đặc thù của đồng bằng duyên hải miền Nam Trung Bộ, dốc và thấp dần từ Tây sang Đông, có 2 dạng địa hình cơ bản sau:
* Vùng đồng bằng: Địa hình bằng phẳng nằm ở phía Bắc của huyện, thuộc dạng địa hình đồng bằng ven sông, kéo dài từ Tây sang Đông, độ chênh cao nhỏ. Phía Đông là vùng đất cát ven biển, phía Tây Bắc là vùng đất phù sa do hai con sông Đà Rằng và sông Bàn Thạch bồi đắp. Sông Bàn Thạch chảy từ Tây sang Đông qua địa bàn huyện.
Hướng dốc chính từ Tây sang Đông và dốc dần ra hướng sông Bàn Thạch. Độ dốc trung bình là 0,05%.
+ Cao độ nền tự nhiên trung bình +2,5 m đến +3 m.
+ Khu vực cao nhất dọc quốc lộ 1A, có cao độ +5,5 m đến +5,7m.
+ Khu vực thấp nhất dọc 2 bên sông Bàn Thạch, cao độ nền từ +0,5 m đến +1,5 m.
* Vùng đồi núi: Nằm ở phía Nam của huyện, kéo dài từ Tây sang Đông chiếm khá lớn diện tích tự nhiên của huyện. Địa hình bị chia cắt khá phức tạp. Độ cao trung bình 400 m đến 500 m, độ dốc vùng núi biến động lớn
1.3. Đặc điểm khí hậu
Huyện Đông Hoà nằm trong vùng khí hậu duyên hải Miền Trung, khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa;
+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, tuy lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều qua các tháng trong năm, mưa tập trung lớn vào tháng 10, 11, lượng mưa mùa này chiếm từ 70 – 80% lượng mưa cả năm, số ngày mưa chiếm 30%.
+ Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa các tháng mùa khô chiếm 20 – 30% tổng lượng mưa cả năm, số ngày mưa chiếm 50% nhưng cường độ mưa nhỏ, thường từ 1 – 10 mm.
* Mưa:
-Lượng mưa trung bình năm: 1800 – 2000mm.
-Lượng mưa cao nhất: 2341mm.
-Lượng mưa thấp nhất 856mm.
*Độ ẩm:
-Độ ẩm trung bình năm: 80 – 90%
-Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 10 hoặc tháng 11: 90%
-Tháng có độ ẩm thấp nhất tháng 4 hoặc tháng 5: 35%.
*Nhiệt độ
-Nhiệt độ trung bình năm: 26,50C
-Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 29,30C
-Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm 23,20C.
Nhiệt độ trung bình năm biến đổi không lớn, biến động từ 4 – 60C.
*Các hướng gió chính trong năm: Hàng năm có 2 hướng gió chính chủ đạo, gió mùa Đông Bắc vào mùa mưa và gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng vào mùa khô. Vận tốc gió trung bình hàng năm dao động trong khoảng 2 – 2,5m/s, vận tốc gió mạnh nhất vào tháng 5 đến tháng 6: 25m/s; vận tốc gió nhỏ nhất vào tháng 12 đến tháng 1: 10m/s.
*Chế độ hơi nước:
-Lượng bốc hơi trung bình năm là: 650 mm.
-Tháng có lượng bốc hơi cao nhất: 90,5 mm (tháng 6, 7).
-Tháng có lượng bốc hơi thấp nhất: 24,5 mm (tháng 10). Các tháng mùa mưa có lượng bốc hơi nước thấp hơn lượng nước mưa, ngược lại các tháng mùa khô lượng bốc hơi nước gấp 3,6 lần lượng nước mưa.
Nhìn chung thời tiết nóng ấm khá ổn định, thường kéo dài 9 tháng trong năm, từ tháng 3 đến tháng 11. Rõ ràng chế độ nhiệt ở huyện Đông Hoà thể hiện một mùa đông ngắn, không lạnh và mùa hè kéo dài, nắng nóng khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
1.4. Thuỷ văn
Huyện Đông Hoà có hai con sông lớn chảy qua đó là sông Đà Rằng và sông Bàn Thạch, sông Bàn Thạch là một trong 3 con sông lớn nhất tỉnh Phú Yên. Sông Bàn Thạch xuất phát từ núi cao ở phía Nam và Tây Nam huyện Tây Hoà trên độ cao 1000 – 1500m. Sông Bàn Thạch có tổng chiều dài 58km, diện tích lưu vực 600 km2, dòng chảy theo hướng Tây Đông, lưu lượng trung bình 12 – 15m3/s, ở thượng nguồn có độ dốc 7,5%, chảy qua khu vực có độ dốc 0,2%. Sông Đà Rằng là con sông dài nhất vùng duyên hải miền Trung, bắt nguồn từ tỉnh Kon Tum trên độ cao 2000 m, chảy qua huyện theo hướng Tây Đông, có lưu vực nằm trong khu vực có lượng mưa lớn nhất tỉnh, lưu lượng nước trung bình 280 m3/s nên thường gây lũ lụt vùng phía Nam huyện Đông Hoà. Ngoài ra còn có hồ Đồng Khôn, đập Tân Giang, đập Đồng Lau, Biển Hồ, ba đập bổi khe suối và hệ thống nước tưới của thuỷ nông Đồng Cam, biển Hồ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
2. Các nguồn tài nguyên
2.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra nông hoá thổ nhưỡng cho thấy đất đai của huyện Đông Hoà bao gồm các loại đất chủ yếu sau: đất phù sa, đất xám, đất Feralit phát triển trên đá Granít phiến sa thạch, đất mặn, đất cát.
2.1.1. Nhóm đất phù sa (P)
  Đất phù sa của huyện được phân bố tập trung ở phía Tây Bắc do 2 con sông Bàn Thạch và Đà Rằng bồi đắp nên. Nhóm đất này có 2 loại là: đất phù sa được bồi hàng năm và đất phù sa không được bồi hàng năm. Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Các loại cây trồng thích hợp là cây lương thực, cây hoa màu, cây ăn quả,…
  – Đất phù sa được bồi hàng năm: được phân bố ở ven sông, tập trung ở khu vực có địa hình cao, thành phần cơ giới nhẹ, ít chua hoặc trung tính, hàm lượng dinh dưỡng từ khá đến giàu, thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày và cây rau màu.
  – Đất phù sa không được bồi hàng năm: thường tập trung phía xa sông, nơi có địa hình cao, thành phần cơ giới nhẹ, ít chua, nghèo lân và kali, thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày, lúa và cây rau màu.
2.1.2. Nhóm đất xám (X)
  Đất xám được hình thành trên phù sa cổ và đá cát, phân bố chủ yếu ở Hòa Xuân Đông, Hòa Xuân Tây, Hòa Tân Đông…Đất có đặc điểm thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, phản ứng đất chua, độ no bazơ thấp, nghèo mùn, các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu đều nghèo. Đất thích hợp với cây trồng cạn, cây công nghiệp, lúa và cây ăn quả. Nếu chủ động được nước tưới, phân bón và khử chua sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
2.1.3. Nhóm đất Feralit phát triển trên đá granit phiến sa thạch (F)
Đất feralit phát triển trên đá granit phiến sa thạch được phân bố ở Hòa Tâm, Hòa Xuân Tây, Hòa Xuân Nam. Đất thường có phản ứng chua, độ no bazơ thấp, khả năng hấp thu dinh dưỡng trung bình, có quá trình tích lũy sắt, nhôm tương đối và tuyệt đối, dễ bị xói mòn, rửa trôi do nằm ở địa hình cao, dốc nhiều và bị chia cắt mạnh, nếu không được sử dụng hợp lý dễ dẫn đến tình trạng thoái hóa đất. Hướng phát triển thích hợp là trồng rừng.
2.1.4. Nhóm đất mặn (M)
Đất mặn của huyện Đông Hòa được phân bố ở ven biển, cửa sông, gồm 2 nhóm: đất mặn nhiều, đất mặn trung bình và ít. Đặc tính chủ yếu của đất mặn là có chứa lượng muối khá cao, hàm lượng dinh dưỡng trung bình đến khá, thành phần cơ giới trung bình, đất có phản ứng trung tính ít chua đến kiềm nhẹ.
– Đất mặn nhiều: được hình thành ở nơi địa hình thấp, ven biển, cửa sông, thường chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều và cũng có nơi do nước mạch mặn chứa muối NaCl trong nước biển, đất có thành phần cơ giới trung bình, càng gần cửa sông càng nặng và có sự thay đổi độ mặn theo mùa: mùa khô nước cạn nên nồng độ muối trong đất cao làm cho đất trở nên mặn hơn trong mùa mưa. Hướng sử dụng đất mặn chủ yếu để nuôi trồng thủy sản, nếu được cải tạo rửa mặn có thể trồng được lúa.  
– Đất mặn trung bình và ít: được hình thành ở nơi có địa hình cao từ sản phẩm của phù sa sông và biển, thường tiếp giáp với đất phù sa, đất có phản ứng trung tính, ít chua, thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, màu nâu, xám đen, nâu tím, đạm trung bình, lân nghèo đến trung bình. Hướng sử dụng là trồng lúa, màu và nuôi trồng thủy sản.
2.1.5. Nhóm đất cát ven biển (C)
Nhóm đất cát ven biển phân bố ở tất cả các xã có ranh giới với biển như: Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Trung, Hòa Hiệp Nam, Hòa Tâm, Hòa Xuân Nam… Đất có đặc điểm thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, nghèo dinh dưỡng, mức độ phân giải hữu cơ mạnh, độ no bazơ thấp, đất có phản ứng chua nhẹ đến kiềm yếu. Các cây trồng thích hợp là rừng phòng hộ (chắn cát), cây rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày.2.2 Các nguồn tài nguyên khác.
2.2. Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt: Huyện Đông Hoà có hệ thống nguồn nước mặt chính từ hai con sông Bàn Thạch và Đà Rằng, với lượng nước tương đối dồi dào;
+ Sông Bàn Thạch: Là sông có diện tích lưu vực khá lớn 600 km2, dài 58 km, lưu lượng trung bình 12 – 15 m3/s, ở thượng nguồn có độ dốc 7,5%, chảy qua khu vực có độ dốc 0,2%.
+ Sông Đà Rằng: Là con sông dài nhất duyên hải miền Trung, bắt nguồn từ tỉnh KonTum trên độ cao 2000 m, chảy qua huyện theo hướng Tây Đông, lưu lượng trung bình 280 m3/s. Lưu lượng mùa kiệt 30 – 40 m3/s.
Ngoài ra còn có hồ Đồng Khôn, Biển Hồ, đập Tân Giang, đập Đồng Lau và hệ thống nước tưới của thuỷ nông Đồng Cam, trạm bơm Nam Bình.
b, Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm dễ khai thác, song có một số vùng đã bị nhiễm phèn, nhiễm dầu, nước cứng, hàm lượng sắt vượt quá mức cho phép. Chiều sâu mực nước ngầm từ -3,2 m đến -0,8 m.
2.3 Tài nguyên rừng 
Huyện Đông Hoà có tổng diện tích đất lâm nghiệp 12202.41 ha, trong đó đất rừng sản xuất 2738,89 ha; đất rừng phòng hộ 1698.67ha ;đất rừng đặc dụng 2102,20 ha ở khu vực Đèo Cả.
Hệ thực vật: rừng tự nhiên chủ yếu là rừng kín lá rộng, cấu trúc loài phong phú, đa dạng các loại cây, có khả năng phòng hộ cao. Rừng trồng chủ yếu các loại cây như Bạch đàn, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Phi lao và một số loài khác.
Động vật rừng: Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của các dự án thì hệ động vật rừng của huyện Đông Hoà khá phong phú có đầy đủ các loài vật cùng sinh sống. Đến nay tài nguyên động vật rừng đã giảm đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng, nguyên nhân chủ yếu do rừng bị chặt phá nhiều. Khu bảo tồn thiên nhiên như rừng Đèo Cả là nơi có giá trị cả về khoa học bảo tồn đa dạng sinh học và ý nghĩa to lớn về phục vụ tham quan du lịch, phòng hộ.
Rừng của huyện ngoài ý nghĩa về bảo tồn đa dạng sinh học thì vấn đề quan trọng là góp phần tích cực vào việc điều hoà khí hậu, giữ gìn nguồn nước, chống xói mòn và tạo cảnh quan du lịch.
2.4. Tài nguyên khoáng sản
Tiềm năng lớn nhất của huyện Đông Hoà là đá Granít, cát phục vụ xây dựng. Ngoài ra còn có mỏ than bùn ở Hảo Sơn và một số khoáng sản khác.
2.5. Tài nguyên biển
Với vị trí nằm sát biển Đông, với chiều dài bờ biển 48 km, đây là nguồn tài nguyên vô cùng qúy giá, tạo ra thế mạnh trong phát triển kinh tế của huyện, với các tài nguyên biển (nhất là thuỷ hải sản)phong phú, cần tận dụng và khai thác tối đa thế mạnh về biển.

TIỀM NĂNG

Với diện tích đất tự nhiên 269,59 km2; dân số 115.476 người, với 32.115 hộ, mật độ dân số 428,24 người/km2 ; có 08 xã và 02 thị trấn (Hòa Vinh và Hòa Hiệp Trung), gồm 50 thôn, khu phố; trong đó có 02 xã bãi ngang ven biển là Hòa Hiệp Nam và Hòa Tâm.
Đông Hòa có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi. Nam giáp huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa; bắc giáp thành phố Tuy Hòa; tây giáp huyện Tây Hòa và phía đông giáp biển đông. Nằm trên tuyến Quốc lộ 1A; có ga đường sắt Phú Hiệp; có ga hàng không Đông Tác; có cảng biển Vũng Rô và tuyến đường Quốc lộ 29, nối từ huyện đến vùng đất Tây Nguyên. Hàng hóa từ Đông Hòa ra Bắc, vào Nam, hay ngược lên Tây Nguyên và ngược lại đều rất thuận lợi. Đông Hòa được tỉnh, Trung ương quy hoạch là vùng kinh tế trọng điểm Nam Phú Yên đã được Chính phủ phê duyệt.
Đông Hòa vừa có biển, vừa có núi và đồng bằng; có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có nét hùng vĩ và thơ mộng riêng; có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.
Đặc biệt, núi Ông Bia cao hơn 1.000m không chỉ là góp vào cảnh quan Đông Hòa một vóc dáng hùng vĩ, nên thơ mà thật sự đã đi vào tâm thức đồng bào với một kho chuyện kể thấm đẫm triết lý và đan xen lịch sử, huyền thoại.
Trong công cuộc đổi mới, Đông Hòa có những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế – xã hội. Kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng và phát triển; sản xuất nông nghiệp được mùa; công nghiệp, thương mại – dịch vụ luôn có bước tăng trưởng khá; các hoạt động trên lĩnh vực văn hoá- xã hội có nhiều tiến bộ; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được tập trung chỉ đạo; quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được tăng cường. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, nâng cao. Hệ thống quản lý hành chính nhà nước từng bước được xây dựng vững mạnh, đáp ứng tốt các nhu cầu của tổ chức và nhân dân.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của các bạn đến Cổng Thông tin điện tử huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.
Đông Hòa là một huyện đồng bằng duyên hải Nam Trung bộ, nằm ở phía nam của tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa khoảng 15 km. Huyện được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Tuy Hòa theo Nghị định số: 62/NĐ-CP, ngày 15/6/2005 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 7 năm 2005.          
Với mong muốn Cổng Thông tin điện tử huyện Đông Hòa sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin và là cầu nối của các tổ chức, nhân dân trong, ngoài huyện với chính quyền huyện, nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của huyện.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Huyện Đông Hòa được thành lập tháng 6 năm 2005 theo Nghị định số 62/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ trên cơ sở tách ra từ huyện Tuy Hòa cũ. Trước đây, khi Đông Hòa còn nằm trong huyện Tuy Hòa, thì tên gọi Tuy Hòa đã có từ năm 1611, khi đó huyện lỵ đóng tại Phú Thứ. Năm 1963 chính quyền Sài Gòn chia quận Tuy Hòa thành 2 quận Tuy Hòa và Hiếu Xương, sau năm 1975 quận Hiếu Xương đổi thành huyện Tuy Hòa. Năm 1977 thị xã Tuy Hòa được nhập chung vào với huyện Tuy Hòa, nhưng một năm sau lại tách ra. Và đến năm 2005 huyện Đông Hòa chính thức được thành lập sau khi được tách ra từ huyện Tuy Hòa.
Căn cứ các nguồn sử liệu và di chỉ khảo cổ học khai quật gần đây trên địa bàn tỉnh Phú Yên, Tuy Hòa là một vùng đất được hình thành từ lâu đời.
Những di tích khảo cổ như Gò Ốc (Sông Cầu), phát hiện trống đồng ở Hòa Tân… chứng tỏ cư dân Tuy Hòa nói riêng và cư dân Phú Yên nói chung đã có một nền văn hóa bản địa rất rõ nét; có chung một trình độ, một sắc thái “văn hóa tiền Sa Huỳnh” của cư dân vùng ven biển miền Trung.
Tuy vậy, đến năm 1471 mảnh đất Tuy Hòa ngày nay mới chính thức sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Đó là lúc vua Lê Thánh Tông hành quân đến núi Đại Lãnh và cho lấy núi Đá Bia làm ranh giới nước Đại Việt với Chiêm Thành còn lại. Đến năm Mậu Dần (1578) ông Lương Văn Chánh làm Trấn biên quan, chiêu tập lưu dân đến Cù Mông, Bà Đài khẩn đất hoang ở Đà Diễn: “Năm Tân Hợi (1611), người Chiêm xâm lấn Biên Cảnh, vua sai chủ – sự là Văn Phong dẹp yên, lấy đất ấy làm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa”.
Như vậy, Tuy Hòa là tên chính thức một đơn vị hành chính xưa nhất trên đất này, đồng thời với các tên Phú Yên, Đồng Xuân. Tuy Hòa thời ấy rộng lớn bao gồm cả Thị xã Tuy Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh hiện nay.
Theo địa bạ lập năm Minh Mệnh 11-12 (1830-1831), huyện Tuy Hòa có có 3 tổng:
1. Tổng Thượng: có 14 thôn và 4 xã.
2. Tổng Trung: có 20 thôn, 3 xã, 3 châu và 1 phường.
Theo Tổng niên giám Đông Dương, 1910 Phủ Tuy Hòa có 6 tổng (như trên) với 109 xã thôn, 12.255 suất sinh.
Sau cách mạng Tháng Tám, Tỉnh ủy Phú Yên chủ trương sáp nhập tổng Hòa Mỹ vào khu Đồng bò thành đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, nhập các thôn thành xã lớn, bỏ cấp tổng – đơn vị hành chính trước đây – và chia Phủ Tuy Hòa thành 2 chiến khu (năm 1946). Huyện Tuy Hòa là chiến khu I.
Tháng 10/1947, nhập 2 chiến khu I và chiến khu II thành huyện Tuy Hòa.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1945 – 1975) huyện Tuy Hòa còn có tên là huyện Tuy Hòa 1. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, huyện Tuy Hòa 1 được đổi tên thành huyện Tuy Hòa.
Đối với ngụy quyền Sài Gòn, sau hiệp định Giơ-ne-vơ, ngày 27/5/1958, ban hành sắc lệnh cải tổ hành chính, bỏ danh xưng Phủ và Huyện, nhất loạt gọi là Quận.
Quận Tuy Hòa gồm 16 xã; quận lỵ đặt ở thị xã Tuy Hòa.
1. Tuy Hòa.
2. Hòa Quang.
3. Hòa Thành.
4. Hòa Xuân.
5. Hòa Đồng.
6. Hòa Phong.
7. Hòa Kiến
8. Hòa Định.
9. Hòa Vinh.
10. Hòa Tân.
11. Hòa Mỹ.
13. Hòa Thắng.
14. Hòa Hiệp.
15. Hòa Bình.
16. Hòa Thịnh.
Ngày 12/7/1962, ngụy quyền Sài Gòn ban hành Nghị định số 723NV, thành lập quận Hiếu Xương quận lỵ, đặt tại xã Hòa Phong. Quận này có 7 xã:
1. Đức Thành.
2. Hòa Đồng  
3. Hòa Thịnh.  
4. Hòa Phong.
5. Hòa Mỹ.
6. Hòa Tân.
7. Hòa Bình.
Ngày 21/12/1962, ngụy quyền Sài Gòn lại ban hành Nghị định số 304 TTF/ĐUHC, nhập vào quận Hiếu Xương 4 xã:
– Hòa Thành.
– Hòa Vinh.
– Hòa Hiệp. 
– Hòa Xuân.
4 xã trên nguyên thuộc huyện Tuy Hòa.
Theo thống kê đơn vị hành chính năm 1964, quận Hiếu Xương có diện tích 994,70km2; dân số 88.947.
Đông Hòa ngày nay là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Nam tỉnh Phú Yên. Bắc giáp thành phố Tuy Hòavà huyện Phú Hòa. Nam giáp tỉnh Khánh Hòa và biển
Đông. Tây giáp huyện Tây Hòa. Đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển gần 50 km kéo dài từ Đông Tác đến đảo Hòn Nưa.
Diện tích: 26.828,46 ha
Dân số: 114.993 người
Bao gồm 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 02 thị trấn: Hòa Vinh, Hòa Hiệp Trung và 08 xã: Hòa Thành, Hòa Tân Đông, Hòa Xuân Tây, Hòa Xuân Đông, Hòa Xuân Nam, Hòa Tâm, Hòa Hiệp Nam, Hòa Hiệp Bắc.
Huyện Đông Hòa là nơi hội tụ của nhiều tuyến đường giao thông, nơi có đường sắt và Quốc lộ 1A chạy suốt chiều dài của huyện; có tỉnh lộ 645 nối với huyện Tây Hòa và tỉnh Đắc Lắc; có cảng đa năng Vũng Rô được xây dựng lại bao gồm khu cảng xăng dầu, cảng phục vụ vận tải hàng hóa và khu cảng hậu cần dịch vụ nghề cá.
Phía Nam huyện có dãy núi Đèo Cả, trên đó có những đỉnh núi cao như: núi Đá Bia (706m), núi Chúa (1310m), núi Hòn Gìu (1470m), hòn Kỳ Đà (1139m), Hòa Chao (741m), Hòa Bà (586m).
Trên địa bàn huyện có sông Bàn Thạch nằm ở phía Nam huyện chảy ra biển qua cửa Đà Nông, cùng nhiều điểm di tích lịch sử danh thắng như hồ Hảo Sơn – còn gọi là Biển Hồ, dãy núi Đèo Cả và núi Đá Bia – còn gọi là Thạch Bi Sơn, Mũi Điện – còn gọi là mũi Đại Lãnh, có cảng biển Vũng Rô, khu du lịch sinh thái Đập Hàn…
Ngoài khơi có đảo Hòa Khô nằm gần cửa biển Đà Nông, đảo Hòn Nưa nằm ở cửa ngõ phía Nam Vũng Rô. Vũng Rô là một vịnh đẹp, tiếp giáp với vịnh Vân Phong – Đại Lãnh tỉnh Khánh Hòa, được núi bao bọc cả 3 phía, tạo thành một vịnh kín, có diện tích mặt nước rộng 1.640ha, chiều dài nhất theo hướng Tây Bắc – Đông Nam là 6km, chiều rộng trung bình 2,5km, độ sâu trung bình từ 10-19m. Quanh Vũng Rô có 12 bãi cát vừa và nhỏ, trên đó, một số bãi có hình thành những khu du lịch, nghỉ ngơi, tắm biển. Trong kháng chiến chống Mỹ, Vũng Rô là nơi tiếp nhận vũ khí, khí tài, phương tiện chiến đấu từ miền Bắc chi viện cho miền Nam. Mỹ cũng xây dựng căn cứ quân sự Đông Tác – Vũng Rô. Tại đây, chúng xây dựng bến mố nhô (cầu tàu) dài 69m, rộng 9,5m, đường ô tô trải nhựa nối liền Quốc lộ 1A và hệ thống bến bãi làm nơi tiếp nhận xăng dầu, khí tài chiến tranh phục vụ cho quân đội Mỹ và quân đội chư hầu.
Do đặc điểm cấu tạo địa hình, phần lớn các điểm di tích lịch sử và danh thắng của huyện Đông Hòa đều tập trung vào khu vực phía Nam huyện, xoay quanh các khu vực Đèo Cả, Vũng Rô, Đập Hàn, Mũi Điện, Biển Hồ… Nơi đây, từ trên Đèo Cả ta có thể ngắm nhìn toàn cảnh vùng biển Đại Lãnh, Vũng Rô với đại dương mênh mông một màu xanh ngọc bích. Nhìn sang phía Tây là dãy núi Đèo Cả chập chùng với điểm nhấn vô cùng độc đáo là ngọn Đá Bia có tên gọi bắt nguồn từ truyền thuyết vua Lê Thánh Tông khắc bia trên đá. Ở đây còn có Đập Hàn, một điểm du lịch sinh thái rất nên thơ với nhiều gộp đá, thác nước và hồ nước trong suốt, mát lạnh, có Biển Hồ, là một đầm nước rộng mênh mông ngày xưa có rất nhiều tôm cá, thậm chí có cả cá sấu. Ở phía Đông là Mũi Điện (còn gọi là mũi Đại Lãnh) nằm trên núi Hòn Bà là điểm cực Đông trên đất liền của Tổ quốc với ngọn hải đăng được xây dựng từ năm 1890. Còn chếch xuống là Vũng Rô-một trong những bến cảng bí mật của những Con Tàu Không Số trên đường mòn Hồ Chí Minh trên biển vận chuyển vũ khí đạn dược từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam… Các câu chuyện truyền thuyết, huyền thoại của Đông Hòa có mối quan hệ chặt chẽ với các điểm di tích lịch sử danh thắng nói trên. Ở đây, trong dân gian vẫn còn lưu truyền truyền thuyết về việc vua Lê Thánh Tông trên đường mang quân đi mở cõi đã khắc bia lên tảng đá khổng lồ trên núi Đá Bia để phân định ranh giới của nước Đại-Việt, về những con chim thần ở Mũi Điện, về bàn cờ tiên ở đập Hàn, về Biển Hồ, Vũng Rô, Đèo Cả
     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây