Giới thiệu khái quát thành phố Phổ Yên

Giới thiệu khái quát thành phố Phổ Yên

Giới thiệu khái quát thành phố Phổ Yên

Phổ Yên là một thành phố nằm về phía nam của tỉnh Thái Nguyên.
Thành phố Phổ Yên hiện là đô thị loại III

Phía đông giáp huyện Phú Bình
Phía đông nam giáp huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang)
Phía tây giáp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúchuyện Đại Từ
Phía nam giáp thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội)
Phía bắc giáp thành phố Sông Công
Phía tây bắc giáp thành phố Thái Nguyên.

Thành phố Phổ Yên có tổng diện tích tự nhiên 258,869km2, tổng dân số đến năm 2011 là 139.410 người. Khí hậu Phổ Yên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mưa ít; độ ẩm trung bình các tháng từ 79% đến 98,3%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ 2.000mm đến 2.500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình là 220C, tổng tích ôn 8.0000C. Số giờ nắng trong năm từ 1.300 giờ đến 1.750 giờ, lượng bức xạ khoảng 115 Kcal/cm2. Hướng gió chủ yếu là đông bắc (các tháng 1, 2, 3,10,11, 12) và đông nam (các tháng còn lại). Khí hậu Phổ Yên tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên, do mưa tập trung vào mùa nóng, lượng mưa lại lớn, chế độ thuỷ văn lại không đều, nên thường gây ngập úng, lũ lụt.

Phổ Yên có 2 con sông chính chảy qua:

Sông Cầu: nằm trong hệ thống sông Thái Bình, lưu vực 3.480 km2, bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn), chảy qua các huyện Bạch Thông, Chợ Mới (tỉnh Bắc Cạn), Phú Lương, Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, Phú Bình về Phổ Yên. Trên địa bàn Phổ Yên, sông Cầu chảy theo hướng bắc – đông nam, lưu lượng nước mùa mưa lên tới 3.500m3/giây.

Sông Công: xưa còn gọi là sông Giã (Giã Giang), sông Mão, có lưu vực 951km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (huyện Định Hoá), chảy qua huyện Đại Từ, thị xã Sông Công về Phổ Yên. Sông Công chảy qua địa bàn thành phố Phổ Yên khoảng 25 km, nhập vào sông Cầu ở thôn Phù Lôi, xã Thuận Thành, thành phố Phổ Yên. Năm 1975, 1976, hồ Núi Cốc được xây dựng tạo ra nguồn dự trữ nước và điều hoà dòng chảy của sông. Cảng Đa Phúc trên sông Công là cảng sông lớn nhất tỉnh Thái Nguyên.

Do phía tây Phổ Yên có dãy núi Tam Đảo đón gió đông nam, nên lượng mưa ở lưu vực sông Công rất lớn. So với lũ sông Cầu, lũ sông Công lớn và đột ngột hơn, thường xẩy ra vào mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10), lên nhanh, xuống nhanh và biến động lớn, biên độ lũ từ 5 mét đến 7 mét. Đặc biệt, ở các xã ở ven dãy núi Tam Đảo (Phúc Thuận, Thành Công, Vạn Phái) thường xẩy ra những trận mưa lớn, trong phạm vi hẹp, gây lũ quét (ngày 21/10/1969, ở suối Quân Cay, xã Phúc Thuận, lượng mưa 1 giờ trong phạm vi trong 200km2 tại đây lên tới 325mm, tạo nên lũ quét, nước chảy như thác đổ làm chết 26 người). Đoạn hạ lưu sông Công (từ xã Nam Tiến xuống thôn Phù Lôi, xã Thuận Thành) có 15 km đê ở 2 bên sông.

Vùng phía nam Thành phố Phổ Yên  (gồm các xã: Thuận Thành, Trung Thành, Tân Phú, Đông Cao, Tiên Phong, Nam Tiến, Tân Hương) nằm kẹp giữa vùng đê sông Công và sông Cầu nên khi mưa lớn, hoặc khi nước sông Cầu dâng cao, thường bị úng, lụt.

Ao hồ: ao phần lớn là nhỏ, độ sâu từ 1 mét đến 2 mét, nằm rải rác ở các xóm, xã trong huyện, tập trung nhiều ở những xóm, xã có mật độ dân số lớn.

Hồ Nước hai: Được xây dựng từ năm 2010, là hồ nhân tạo lớn nhất thành phố Phổ Yên, đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất cho các xã Phúc Thuận, Minh Đức, thị trấn bắc sơn; bên cạnh đó hồ Nước Hai còn có tiêm năng lớn cho phát triển du lịch, kết nối với các điểm du lịch như: Hồ Đại Lải, Hồ Suối lạnh, Hồ Núi cốc và khu du lịch Tam Đảo.

Hồ Suối Lạnh: nằm trên địa bàn xã Thành Công, đảm bảo nước tưới tiêu phục vụ sản xuất cho các xã Thành Công, Vạn Phái; bên cạnh đó hồi suối lạnh còn có tiềm năng lớn cho đầu tư phát triển Du lịch.

Đặc điểm nổi bật của Thành phố Phổ Yên  là có đường Quốc lộ số 3 Đường cao tốc Hà nội Thái Nguyên và đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên chạy dọc từ nam lên bắc, mang lại cho huyện nhiều thuận lợi về kinh tế – xã hội.

ban do hc tinh Thai Nguyen min - Giới thiệu khái quát thành phố Phổ Yên

Địa lý Hành chính – Thành phố Phổ Yên

Tỉnh Thái Nguyên có 2 phủ là Phú Bình và Thông Hoá. Thành phố Phổ Yên thuộc phủ Phú Bình, huyện lỵ đặt ở xã Lợi Xá (tổng Hoàng Đàm). Từ năm Tự Đức thứ 4 (1851), huyện Phổ Yên do tri phủ Phú Bình kiêm lý; lỵ sở trớc đặt ở xã Lợi Xá, nay bỏ. Huyện hạt Phổ Yên cách tây phủ thành 32 dặm, phía đông giáp thôn Cầu Đông, xã Nghĩa Hưng (huyện TNông); phía tây giáp hai xã Mi Khu, Đăng Cao (huyện Bình Xuyên) và xã Ký Phú (huyện Đại Từ); phía bắc giáp xã Niệm Quang (huyện Đồng Hỷ); phía nam giáp xã Nam Lý (huyện Kim Anh) và xã Đông Cao (huyện Đa Phúc), thuộc tỉnh Bắc Ninh. Đông, tây cách nhau 77 dặm, nam, bắc cách nhau 63 dặm. Huyện được chia làm 6 tổng, gồm 25 xã, 1 trang:

Tổng Hoàng Đàm, gồm 5 xã: Hoàng Đàm, Lợi Xá, Sơn Cốt, Đắc Hiền, Cốt Ngạnh.

Tổng Thượng Vụ, gồm 4 xã: Thượng Vụ, Thượng Nhân, Đan Hạ, Hạ Đạt.

Tổng Thượng Kết, gồm 3 xã: Thượng Kết, Hạ Kết, Cát Nê.

Tổng Thống Thượng, gồm 6 xã, 1 trang: xã Thống Thượng, Trung Năng, Phúc Thuận, Thảo Đẳng, Kim Bảng, Thống Hạ và trang Tân Yên.

Tổng Vạn Phái, gồm 3 xã: Vạn Phái, Nông Vụ, Hạ Vụ.

Tổng Nhã Luật, gồm 3 xã, 1 phường: xã Nhã Luật, Dương Luật, Thanh Lộc và phường Đại Hữu (Thuỷ Cơ).

Như vậy, cho tới thời vua Đồng Khánh nhà Nguyễn (1886-1888), các tổng Tiên Thù, Tiểu Lễ (huyện Hiệp Hoà), Thượng Giã(1) (huyện Thiên Phúc) – phần đất cực nam và đông nam thành phố Phổ Yên ngày nay thuộc về phủ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh.

Dưới thời Pháp thuộc: từ tháng 10/1890 đến tháng 9/1892, huyện Phổ Yên nằm trong phủ Phú Bình, thuộc tiểu Quân khu Thái Nguyên- Đạo quan binh I Phả Lại. Từ tháng 10 năm 1892, Phổ Yên là một huyện thuộc phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bỏ đơn vị hành chính cấp phủ. Phổ Yên là một huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên gồm 6 tổng, với 24 làng. Năm 1918, Phổ Yên là 1 phủ (trong số 2 phủ, 3 huyện, 3 châu của tỉnh Thái Nguyên) gồm 8 tổng, với 36 làng.

Theo Sắc lệnh số 148/SL ngày 25/3/1948 của Chủ tịch nước nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, phủ Phổ Yên được đổi thành huyện Phổ Yên.

Ngày 1/7/1956, Khu tự trị Việt Bắc được thành lập (theo Sắc lệnh 268-SL của Chủ tịch nước VNDCCH), huyện Phổ Yên tách khỏi tỉnh Thái Nguyên, để trở thành một huyện của tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 15/6/1957, huyện Phổ Yên được nhập lại về tỉnh Thái Nguyên, thuộc Khu Tự trị Việt Bắc và xóm Thông tách khỏi xã Thuận Thành (huyện Phổ Yên), sáp nhập vào xã Hồng Kỳ, huyện Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngày 26/10/1967, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 416/NV thành lập Thị trấn Nông Trường Bắc Sơn, Nay là thị trấn Bắc Sơn.

Ngày 26/11/1970, Bộ Trưởng Phủ Thủ tướng ra Quyết định số 72-BT sáp nhập xã Đại Xuân vào xã Tiên Phong thuộc huyện Phổ Yên.

Ngày 9/9/1972, Bộ Trưởng Phủ Thủ tướng ra Quyết định số 41-BT thành lập các thị trấn Mỏ Chè, Ba Hàng, Bãi Bông, thuộc huyện Phổ Yên.

Ngày 7/4/1974, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 136/ NV đổi tên các xã Hợp Thành thành Vạn Phái, Tân Tiến thành Đông Cao, Thắng Lợi thành Cải Đan.

Ngày 1/10/1983, các xóm Tân Thắng, Đồng Đẳng tách khỏi xã Phúc Thuận để hợp nhất với xã Phúc Thọ (huyện Đại Từ), xóm Yên Ninh (xã Phúc Trìu, huyện Đồng Hỷ) thành xã Phúc Tân, thuộc huyện Đồng Hỷ.

Ngày 2/4/1985, các xã Phúc Tân, Bình Sơn, Bá Xuyên, Tân Quang tách khỏi huyện Đồng Hỷ, sáp nhập về huyện Phổ Yên.

Ngày 11/4/1985, thị trấn Mỏ Chè và các xã Cải Đan, Tân Quang, Bá Xuyên tách khỏi huyện Phổ Yên để thành lập thị xã Sông Công (theo Quyết định số 113-HĐBT).

Theo Quyết định 2869/QĐ-UB ngày 4/11/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, huyện Phổ Yên có 18 đơn vị hành chính gồm 15 xã, 3 thị trấn, với 309 xóm và 18 tổ dân phố:

Thị trấn Ba Hàng (huyện lỵ Phổ Yên), gồm 6 tổ dân phố và 4 xóm: Từ tổ dân phố số 1 đến tổ dân phố số 6 và các xóm Thành Lập, Yên Ninh, Kim Thái, Đại Phong.

Thị trấn Bắc Sơn,  gồm 9 xóm: Từ xóm 1 đến xóm 6 và xóm A1, A2, Sơn Trung.

Thị trấn Bãi Bông,  gồm 12 tổ dân phố: Cầu Rẽo, Thống Nhất, Trung Tâm, Đồng Quang, Đồng Tâm, Bông Hồng, Đại Hưng, Đại Phú, Đại Thịnh, Đại Xuân, Đại Cát, Đại Đồng.

Xã Thuận Thành, gồm 14 xóm: Xây Đông, Xây Tây, Thượng, Lai 1, Lai 2, Bíp, Đoàn Kết, Phú Thịnh, Công Thương, Đông Triều, Đầm, Dâu, Chùa 1, Chùa 2.

Xã Trung Thành, gồm 14 xóm: Cầu Sơn, Am Lâm, Thanh Hoa, Thanh Xuyên 4, Thanh Xuyên 5, Kim Tỉnh, Phú Thịnh, Cẩm Trà, Thu Lỗ, Xuân Vinh, Hưng Thịnh, Tân Thịnh, Hợp Thịnh, Thanh Tân.

Xã Đông Cao, gồm 24 xóm: Thành, Thượng, Việt Hồng, An Phong, Dỏ, Cò, Đồi, Sắn, Tân ấp, Đình, Nghè, Trang, Tân Thành, Tân Trung, Dộc, Me, Đông, Trại Cẩm La, Soi, Việt Lâm, Đông Hạ, Trà Thị, Việt Cường, Rùa.

Xã Tân Hương,  gồm 23 xóm: Trại, Vàng, Quang Vinh, Trung, Cầu, Cầu Tiến, Hương Sơn, Hương Đình 1, Hương Đình 2, Hương Thịnh, Tân Trang, Tân Long 1, Tân Long 2, Tân Long 3, Trường Thọ, Ao Đình, Đình, Sứ, Phong Niên, Bắc, Nam, Đông, Thành Lập.

Xã Tiên Phong, gồm 27 xóm: Hoà Bình, Quyết Tiến, Đại Tân, Thái Cao, Đinh Thành, Ao Cả, Kết Hợp, Hảo Sơn 1, Hảo Sơn 2, Yên Trung 1, Yên Trung 2, Nguyên Hậu 1, Nguyên Hậu 2, Đồng Lâm, Trung Lâm, Ngọc Lâm, Hương Lâm, Đông Đoài, Trong, Đồng Xuân, Trung Xuân, Giã Trung 1, Giã Trung 2, Giã Thù 1, Giã Thù 2, Giã Thù 3, Giã Thù 4.

Xã Tân Phú, gồm 11 xóm: Tân Thịnh, Tiến Bộ, Thanh Vân, Hồng Vân, Bến Cả, Đồng Lâm, Phú Cốc, Lợi Bến, Trại, Tảo Địch, Hương Đình.

Xã Đồng Tiến, gồm 25 xóm: Đình, Giữa, Chiến Thắng, An Bình, Con Trê, Thái Bình, Ga, Vờn Dãy, ấp Bắc, Đại Cát, Vinh Xơng, Thanh Hoa, Tân Hoa, Đầu Cầu, Tân Thành, Hoàng Vân, Hoàng Thanh, Đồng Tâm, Quán Vã 1, Quán Vã 2, Đồng Nâm, Rãy, Nam, Yên Trung, Yên Thứ.

Xã Nam Tiến, gồm 11 xóm: Lò, Đồi, Hạ, Giữa, Hộ Sơn, Trường Thịnh, Chùa, Đình, Núi 1, Núi 2, Trại.

Xã Hồng Tiến,  gồm 15 xóm: Mãn Chiêm, Ngoài, Giếng, Hắng, Yên Mễ, Hanh, Chùa, Hiệp Đồng, Đông Sinh, ấm, Diện, Thành Lập, Cống Thượng, Liên Minh, Liên Sơn.

Xã Đắc Sơn, gồm 23 xóm: Đầm 1, Đầm 2, Chùa 1, Chùa 2, Chùa 3, Đài 1, Đài 2, Ruộng, Ba Xã, Đấp 1, Đấp 2, Đấp 3, Chiềng, Tuần, Dương, Bến 1, Bến 2, Hưng Thịnh 1, Hưng Thịnh 2, Nga Sơn, Tân Lập, Cây Xanh, Thống Hạ.

Xã Vạn Phái, gồm 21 xóm: Tân Hoà, Bãi Chẩu, Đồn, Trại Cang, Tân Cơng, Hạ Vụ 1, Hạ Vụ 2, Hạ Vụ 3, Nông Vụ 1, Nông Vụ 2, Nông Vụ 3, Nông Vụ 4, Nông Vụ 5, Cơ Phi 1, Cơ Phi 2, Cơ Phi 3, Bến Chảy 1, Bến Chảy 2, Vạn Kim, Trường Giang, Kim Sơn.

Xã Thành Công,  gồm 29 xóm: An Bình, An Thịnh, An Niên, Thường Vụ 1, Thường Vụ 2, An Hoà, Xuân Hà 1, Xuân Hà 2, Xuân Hà 3, Xuân Hà 4, Xuân Hà 5, Tơm 1, Tơm 2, Làng Đanh, Đầm Đanh, Chùa, Tân Lập, Cầu Dài, Ao Sen, Hạ Đạt, Vạn Phú, Nhôi, Na Lang 1, Na Lang 2, Đồng Đông, Bìa, Nhe, Đặt, Tân Thành.

Xã Minh Đức, diện tích 19,17km2, dân số 6603 người, gồm 20 xóm: Hồ 1, Hồ 2, xóm 3 Thuận Đức, xóm 4 Thuận Đức, Lầy 5, Lầy 6, Chằm 7A, Chằm 7B, Chằm 7C, Đậu 8A, Đậu 8B, Cầu Giao 9A, Cầu Bùng, Ba Quanh, Thống Thượng, Đầm Mương 1, Đầm Mương 2, Đầm Mương 3, Đầm Mương 4, Tân Lập.

Xã Phúc Thuận, gồm 28 xóm: Khe Lánh, Khe Đù, Quân Xóm, ấp Lươn, Nông Trường, Đồng Đèo, Tân ấp 1, Tân ấp 2, Trung, Hang Rơi, Đầm Ban, Phúc Tài, Chãng, Bãi Hu, Đức Phú, Phúc Long, Làng Luông, Bãi Chạc, Hồng Cóc, Quân Cay, Coong Lẹng, Đèo Nứa, Xim Lồng 283, Hạ, Thượng 1, Thượng 2, Trại Thèn Bạ, Đồng Muốn.

Văn hóa – Xã hội 

Dưới thời Pháp thuộc, thực hiện chính sách ngu dân, thực dân Pháp chỉ mở ở Phổ Yên 1 trường tiểu học, thu hút khoảng 100 người là con của bọn quan lại, địa chủ phong kiến và những gia đình giàu có vào học. Hầu hết con em nhân dân và người lao động phổ Yên không được đi học bị mù chữ.

Trong thời kháng chiến chống Pháp, đẩy mạnh phong trào diệt dốt. Đến năm 1949, toàn huyện đã thanh toán xong nạn mù chữ. Hơn 10 năm sau ngày hòa bình lập lại, cuối năm 1965, Phổ Yên đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giáo dục phổ thông từ cấp I đến cấp III, với 8.976 học sinh. Bình quân cứ 10 người dân có 2 người đi học phổ thông. Năm 2006, huyện Phổ Yên có 23 trường mẫu giáo với 185 lớp, 240 giáo viên và 4.600 (cháu) học sinh, 48 trường phổ thông (28 trường tiểu học, 17 trường THCS và 3 Trường THPT); với 762 lớp học (409 lớp tiểu học, 264 lớp THCS, 89 lớp THPT); 1.284 giáo viên (gồm 609 giáo viên tiểu học, 569 giáo viên THCS, 106 giáo viên THPT) và 24.976 học sinh (gồm 10.826 học sinh tiểu học, 10.825 học sinh THCS, 4.276 học sinh THPT).

Trong số 18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện có 100% xã, thị trấn xây dựng được trường tiểu học và 17 xã, thị trấn đã xây dựng được trường THCS; trong 3 trường THPT, Trường THPT Lê Hồng Phong đặt ở thị trấn Ba Hàng, Trường Bắc Sơn và Trường Phổ Yên đặt ở xã Trung Thành. Ngoài hệ thống các trường phổ thông, huyện Phổ Yên còn xây dựng được 1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề, 1 trung tâm dạy nghề và 12 trung tâm giáo dục cộng đồng tại 12 xã, thị trấn. Bình quân trong toàn huyện có 100 người dân có 17,72 người đi học phổ thông. Năm 2004, huyện Phổ Yên đã hoàn thành phổ cập THCS.

Về Y tế, dưới thời Pháp thuộc toàn huyện chỉ có 1 y tá chữa bệnh cho bọn quan lại và binh lính. Người dân Phổ Yên ốm đau, bệnh tật chỉ biết cúng bái hoặc trông chờ vào sự may rủi của số phận. Trong kháng chiến chống Pháp, công tác y tế, chăm lo sức khỏe nhân dân được các cấp bộ Đảng, chính quyền trong huyện chăm lo, phát triển. Năm 1953, toàn huyện đã có trên 100 cán bộ y tế (y sĩ, y tá, hộ sinh và cứu thương), mỗi xã đã có 1 tủ thuốc. Năm 1955, toàn huyện đã tiêu diệt được bệnh sốt rét. Từ khi hòa bình lập lại (7/1954) đến năm 1960, huyện Phổ Yên đã xây dựng được 1 bệnh xá huyện và 16 trạm xá ở 16 xã. Năm 1965, bệnh xá huyện được nâng cấp thành bệnh viện huyện. Trong những năm trực tiếp kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965 – 1975), ngành y tế huyện Phổ Yên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân, cứu chữa người bị thương do máy bay Mỹ đánh phá và khám, tuyển quân xây dựng lực lượng vũ trang chi viện chiến trường. Trong những năm gần đây hệ thống khám chữa bệnh cho cán bộ, nhân dân từ huyện xuống cơ sở được các cấp quan tâm, đầu tư cả về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ y tế. Năm 2006, huyện Phổ Yên có 21 cơ sở y tế (gồm 1 bệnh viện huyện đặt ở thị trấn Ba Hàng, 2 phòng khám đa khoa khu vực, (đặt ở xã Trung Thành và ở thị trấn Bắc Sơn) và 18 trạm y tế xã, thị trấn) với 155 giường bệnh (gồm 70 giường ở bệnh viện huyện và các phòng khám đa khoa khu vực, 85 giường bệnh ở các trạm xá xã), có 128 cán bộ y tế (39 bác sỹ và trên Đại học, 51 y sỹ, 43 y tá, 8 nữ hộ sinh), 5 kỹ thuật viên. Ngoài ra trong huyện còn có 3 cán bộ ngành Dược (đều là dược sỹ trung cấp). Hệ thống y tế huyện Phổ Yên mỗi năm khám, chữa bệnh cho khoảng 40.000 lượt cán bộ và nhân dân. Năm 2005, tỷ suất sinh thô toàn huyện là 12,6% chất lượng dân số ngày càng được nâng cao.

Toàn huyện có 53 di tích lịch sử văn hóa đã được kiểm kê. Khu di tích lịch sử văn hóa đã được kiểm kê. Khu di tích lịch sử cách mạng xã Tiên Phong, khu di tích lịch sử đền Lục Giáp (xã Đắc Sơn) đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

* Các ngày lễ hội truyền thống: Lễ hội đền Giá (xã Đông Cao) tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm để tưởng niệm Thánh Gióng và Mạnh Điền Quốc Vương (là những người có công đánh đuổi giặc Ân thời kỳ vua Hùng thứ 6). Trong lễ hội có dâng hương, rước các “dò” bằng tre tươi, tượng trưng cho roi sắt của Thánh Gióng và các trò chơi dân gian, hát dân ca…

– Hội đền Lục Giáp (Miếu Vật), xã Đắc Sơn tổ chức vào ngày 15/3 (Âm lịch) hàng năm để tưởng niệm các danh nhân Dương Tự Minh, Lưu  Nhân Chú, Đỗ Cận. Trong lễ hội có dâng hương, tế lễ, rước kiệu, hát ví, đấu cờ, đấu vật.

* Các danh nhân tiêu biểu:

– Lý Bí (Còn gọi là Lý Bôn) sinh ngày 12/9 năm Quý Mùi (17/10/503) quê ấp Thái Bình, châu Giã Năng (vùng đất Phổ Yên ngày nay), là người đã lãnh đạo nhân dân ta nổi lên đánh đuổi quân đô hộ nhà lương, lập Nhà nước Vạn Xuân (năm 544), đánh dấu bước phát triển mới của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc sau hơn 500 năm dưới thời Bắc Thuộc.

– Nguyễn Cấu: Quê làng Thanh Thù, xã Đồng Tiến ngày nay, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân năm 1463.

– Đỗ Cận (Đỗ Viễn), sinh năm 1434 tại làng Thống Thượng, xã Minh Đức ngày nay, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân năm 1478.

Năm 2006, toàn huyện có 4 trung tâm văn hóa, xây dựng được 145 nhà văn hóa thông, xóm, có trên 50% số thôn, xóm đạt danh hiệu “Làng văn hóa”, 92% số hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; 100% xã, thị trấn được phủ sóng phát thanh, truyền hình; 9 xã, thị trấn đã có Bưu điện – văn hóa xã.

Đến năm 2005, thành phố Phổ Yên đã vận động, quyên góp xây dựng được 27 nhà tình nghĩa tặng cho các đối tượng chính sách và 51 nhà nhân đạo tặng cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

* Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn:

Được ổn định và giữ vững, khu vực phòng thủ huyện ngày được củng cố vững chắc, sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được tăng cường. Đảng bộ huyện và 80% tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh.

Phổ Yên – Hội nhập và phát triển

Từ xa xưa Phổ Yên được coi là “phên dậu phía bắc của kinh thành Thăng Long”. Nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, Phổ Yên là trung tâm tổng hợp về công nghiệp, thương mại và dịch vụ, đầu mối giao thông của tỉnh và là cửa ngõ giao lưu kinh tế – văn hóa của Thái Nguyên với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Ngày 15/5/2015 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết số 932 về việc thành lập thị xã Phổ Yên với 18 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm 4 phường và 14 xã). Thị xã Phổ Yên được thành lập đã mở ra thời kỳ mới, thời cơ mới và vị thế mới cho Phổ Yên trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.

Với vị trí chiến lược cùng những trang sử hào hùng đã hun đúc con người Phổ Yên đức tính cần cù, chăm chỉ, sáng tạo, yêu thương, đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau. Đó là lợi thế lớn nhất, vừa là động lực vừa là đòn bẩy để thúc đẩy phát triển kinh tế Phổ Yên theo hướng bền vững và hội nhập mạnh mẽ.  Phổ Yên có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy hết sức thuận lợi, đặc biệt là lợi thế tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài; có địa hình tương đối bằng phẳng; có tài nguyên khoáng sản phong phú, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa và nguồn nhân lực dồi dào… rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Từ những lợi thế đó, lãnh đạo địa phương đã xác định tư duy mở, nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, triển khai linh hoạt công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư, quy hoạch, giải phóng mặt bằng, hoàn thiện các quy định pháp lý, đổi mới hoạt động hợp tác đầu tư một cách bài bản, đồng bộ. Điểm nhấn trong thu hút đầu tư là Phổ Yên lấy công tác giải phóng mặt bằng làm khâu đột phá. Nhiều dự án, nhờ làm tốt công tác giải phóng mặt bằng đã nhanh chóng đi vào sản xuất kinh doanh. Hiện nay, Phổ Yên đang tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm của Thị xã và của tỉnh như: KCN Yên Bình 1; KCN Điềm Thụy, khu đô thị Yên Bình, các khu tái định cư, các tuyến đường từ KCN đến nút giao Yên Bình; đường điện 220KV, 110 KV,… Trong đó chú trọng làm tốt công tác tái định cư, đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân vùng dự án; đồng thời có biện pháp ngăn chặn và xử lý tình trạng xây dựng đón đền bù trên địa bàn; để bàn giao mặt bằng sạch đúng tiến độ cho các dự án sớm đi vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.

Bên cạnh đó, thành phố Phổ Yên cũng tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế – cơ cấu lao động, đầu tư xây dựng nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống giao thông đô thị, cây xanh, điện chiếu sáng, khu vui chơi giải trí, khu dân cư… Bộ mặt đô thị ngày một khang trang hơn, nhiều công trình được đầu tư xây dựng hiện đại như: Trung tâm văn hóa, bệnh viện, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống điện lưới phục vụ sản xuất và sinh hoạt…đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.

Cũng chính vì những thuận lợi trên mà các doanh nghiệp trong và ngoài nước liên tục đăng ký đầu tư vào thành phố Phổ Yên. Trong những năm qua, Phổ Yên đã thu hút được hơn 400 doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Trong đó có nhiều dự án FDI lớn nhất từ trước tới nay, trở thành địa phương dẫn đầu các huyện, thị, thành trong tỉnh và cả khu vực phía bắc về thu hút đầu tư FDI với 6,8 tỷ USD, đưa tổng số vốn đăng ký đầu tư vào địa bàn lên 225 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 52,9%. Cơ cấu kinh tế đạt: Công nghiệp xây dựng 79,7%, thương mại dịch vụ 17,1%, nông lâm thủy sản 3,2%, GDP bình quân đầu người đạt trên 163 triệu đồng. Về sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có sự phát triển vượt bậc, trong đó có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, đem lại giá trị sản xuất cao như Nhà máy Samsung, Công ty TNHH Mani Medical, Công ty CP Prime Phổ Yên, Công ty EuroPipe, Công ty CP Thuốc Thú y Đức Hạnh Marphavet…

Với quyết tâm xây dựng thành phố Phổ Yên phát triển vững mạnh toàn diện, thành phố đã chú trọng đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ. Giá trị tăng của nghành thương mại, dịch vụ bình quân tăng 25,8%/năm. Công tác quản lý thị trường, giá cả được tăng cường. Dịch vụ vận tải, bưu chính, viễn thông nhà ở công nhân phát triển mạnh. Dịch vụ tài chính ngân hàng luôn đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế được chú trọng đầu tư phát triển; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững. Hiện nay phong trào xây dựng nông thôn mới đang lan tỏa trên khắp các xã ở Phổ Yên. Đó chính là kết quả từ việc lãnh đạo, chỉ đạo, công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện các tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Từ đó đã nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận và huy động được đông đảo các lực lượng tham gia. Đến nay, toàn thành phố đã có 7 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong năm 2017, tiếp tục có 2 xã về đích nông thôn mới, 6 xã còn lại đạt từ 14 đến 16 tiêu chí.

Kế thừa những thành quả đạt được, thẳng thắn chỉ ra những nguyên nhân tồn tại và hạn chế, Phổ Yên đang hướng tới mục tiêu xây dựng thị xã trở thành đô thị loại ba vào năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết 05 của Ban thường vụ tỉnh ủy Thái Nguyên. Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân các dân tộc thành phố Phổ Yên quyết tâm xây dựng thị xã Phổ Yên xứng tầm là trung tâm công nghiệp – thương mại – dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và cả khu vực trung du miền núi phía Bắc. Phổ Yên hôm nay đang khoác trên mình bộ áo mới tươi đẹp và hiện đại, nhiều công trình mới mọc lên, từng tuyến phố được trang hoàng cờ hoa rực rỡ làm náo nức con tim của hàng vạn người dân địa phương, nhất là những ai đi xa về mới càng cảm nhận hết sự đổi mới, sức vươn của một thị xã trẻ, từ đó càng thêm tự hào về quê hương mình và nhân lên mong muốn được chung tay, góp sức xây dựng quê hương. Trước bước chuyển mình mạnh mẽ của Phổ Yên hôm nay, với sự quyết tâm, năng động, sáng tạo trong công tác chỉ đạo điều hành của những người đứng đầu thị xã, sự chung sức, chung lòng của cán bộ, nhân dân, của cộng đồng doanh nghiệp, sự hỗ trợ, giúp đỡ của Tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên và sự quan tâm của các bộ ban ngành Trung ương, tin tưởng rằng thành phố Phổ Yên sẽ sớm trở thành đô thị loại III vào trước năm 2020, ngày càng vững bước trên con đường hội nhập và phát triển, trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên và của cả nước.

 

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây