Tỉnh Quảng Ninh đánh giá toàn diện về Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn

Tỉnh Quảng Ninh đánh giá toàn diện về Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn
Hội thảo là dịp để tỉnh Quảng Ninh đánh giá toàn diện về Quẩn thể di tích lịch sử Thương cảng Vân Đồn, từ đó làm căn cứ khoa học để đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Ngày 24/9/2022, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội thảo khoa học ‘Nhận diện giá trị, bảo tồn và phát huy Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn’.

Hội thảo với sự tham gia của hơn 100 đại biểu đại diện cho các cơ quan nghiên cứu, chuyên gia, nhà khoa học Trung ương; Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh; Lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng của Tỉnh ủy; đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh; Lãnh đạo huyện Vân Đồn và các xã có di tích trên địa bàn huyện Vân Đồn; đại diện các nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Hội thảo là dịp để tỉnh Quảng Ninh đánh giá toàn diện về: vị trí, vai trò, quy mô, ý nghĩa, giá trị của Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn qua các thời kỳ lịch sử. Đồng thời, bổ sung căn cứ khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu xây dựng hồ sơ khoa học Quần thể di tích lịch sử Thương cảng Vân Đồn đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Buc tranh cua hoa si Tay Ban Nha phac hoa ben Cai Lang thuoc Thuong cang Van Don min - Tỉnh Quảng Ninh đánh giá toàn diện về Quần thể di tích Thương cảng Vân ĐồnBức tranh của họa sĩ Tây Ban Nha phác họa bến Cái Làng thuộc Thương cảng Vân Đồn

Kết quả chuyên môn của Hội thảo khoa học góp phần tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử và những giá trị văn hóa tiêu biểu của Quảng Ninh – vùng đất “địa linh, nhân kiệt” và thương cảng quốc tế Vân Đồn – một trung tâm kinh tế, đối ngoại quan trọng hàng đầu của đất nước; đồng thời tiếp tục làm sáng tỏ các luận cứ khoa học, tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản; rút ra những tri thức, kinh nghiệm quý cho công tác quy hoạch, xây dựng các kế hoạch, chiến lược phát triển và phát huy được các tiềm năng sẵn có, định hướng phát triển của Quảng Ninh gắn với các giá trị di sản.

Hội thảo nhận được sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực có liên quan đến Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn. Kết quả Hội thảo có giá trị quan trọng, thiết thực đối với việc lập hồ sơ Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn và đối với việc định hướng phát triển kinh tế-xã hội của huyện Vân Đồn

Tại hội thảo, tỉnh Quảng Ninh đã công bố các kết quả, thành tựu nghiên cứu về Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn từ kết quả các dự án khai quật khảo cổ học, điền dã và hợp tác quốc tế.

Các đại biểu tham dự đã thảo luận, đánh giá giá trị toàn diện của Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn (các vấn đề về cảnh quan và môi trường, lịch sử, giao thương hàng hải, giao lưu kinh tế, văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, các vấn đề liên quan đến con đường giao thương hàng hải, kinh tế biển, quân sự…) để xác định các tiềm năng phát triển của địa phương gắn với các giá trị di sản, góp phần phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế – xã hội địa phương nói chung. Nghiên cứu, xác định phạm vi không gian di tích.

Ong Cao Tuong Huy – Pho Chu tich Thuong truc UBND tinh Quang Ninh phat bieu tai hoi thao min - Tỉnh Quảng Ninh đánh giá toàn diện về Quần thể di tích Thương cảng Vân ĐồnÔng Cao Tường Huy – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Cao Tường Huy – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh – đánh giá: “Chúng tôi mong rằng, kết quả chuyên môn của Hội thảo khoa học lần này sẽ góp phần tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử và những giá trị văn hóa tiêu biểu của Quảng Ninh – một vùng “địa linh, nhân kiệt” và thương cảng quốc tế Vân Đồn – một trung tâm kinh tế, đối ngoại quan trọng hàng đầu của đất nước, đồng thời tiếp tục làm sáng tỏ tiềm năng, định hướng phát triển của Quảng Ninh gắn với các giá trị di sản, gia tăng giá trị cho du lịch và một số ngành kinh tế biển, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của Quảng Ninh và đất nước“.

Ngoài ra, kết quả thu được của Hội thảo chắc chắn sẽ góp phần quan trọng vào công tác quy hoạch, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, đồng thời chuẩn bị những luận cứ khoa học cho việc kiến tạo các hành lang phát triển mới, tổ chức lại các không gian phát triển, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo tồn, phát triển văn hóa, xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh, đồng thời đưa Khu kinh tế Vân Đồn – một trong hai mũi đột phá của Quảng Ninh, sớm trở thành Khu kinh tế tri thức có trình độ khoa học và công nghệ cao, một Đô thị biển thông minh, xanh, sạch; một Không gian sinh thái văn hóa tiêu biểu, là vùng động lực phát triển của Quảng Ninh, vùng duyên hải Đông Bắc và đất nước.

Tiến Dũng

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây