Giới thiệu khái quát tỉnh Vĩnh Long

Vĩnh Long

Giới thiệu khái quát tỉnh Vĩnh Long

1.Vị trí địa lý:

Vĩnh Long là Tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc vùng giữa sông Tiền – sông Hậu có diện tích tự nhiên là 1479,1 km2 , cách Thành phố Hồ Chí Minh 136 km với tọa độ địa lý từ 9052’45” đến 10019′ 50″ vĩ độ Bắc và từ 1040 41′ 25″ đến 106017′ 00″ kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp Tỉnh Tiền Giang Bến Tre, phía Tây và Tây Nam giáp Tỉnh Cần ThơSóc Trăng, phía Đông và Đông Nam giáp Tỉnh Trà Vinh, phía Tây Bắc giáp Tỉnh Đồng Tháp.

2.Khí hậu:

Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào.

Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 – 280C, so với thời kỳ trước năm 1996 nhiệt độ trung bình cả năm có cao hơn khoảng 0,5-10C. Nhiệt độ tối cao 36,90C; nhiệt độ tối thấp 17,70C. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7-80C.

Ở Vĩnh Long so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, yếu tố khí hậu cơ bản qua các năm khá thuận lợi cho nông nghiệp theo hướng đa canh, thâm canh tăng vụ. Tuy nhiên, do lượng mưa tập trung vào mùa mưa cùng với lũ tạo nên những khu vực bị ngập úng ở phía bắc Quốc lộ 1A và những nơi có địa hình thấp trũng làm hạn chế và gây thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và môi trường khu vực.

3.Đặc điểm địa hình:

Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, có cao trình khá thấp so với mực nước biển (cao trình < 1,0 m chiếm 62,85% diện tích). Với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của Tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm Tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn. Trên từng cánh đồng có những chỗ gò (cao trình từ 1,2 – 1,8 m) hoặc trũng cục bộ (cao trình < 0,4 m). Phân cấp địa hình của Tỉnh có thể chia ra 3 cấp như sau:

Vùng có cao trình từ 1,2 – 2,0 m: 29.934,21 ha – chiếm 22,74%. Phân bố ven sông Hậu, sông Tiền, sông Mang Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao giữa sông và vùng đất giồng gò cao của Huyện Vũng Liêm, Trà Ôn. Nơi đây chính là địa bàn phân bố dân cư đô thị, các khu công nghiệp và dân cư nông thôn sống tập trung ven sông rạch lớn và trục giao thông chính, đầu mối giao thông thủy bộ; nông nghiệp chủ yếu cơ cấu lúa – màu và cây ăn quả.

Vùng có cao trình từ 0,8 -1,2m: 60.384,93 ha – chiếm 45,86%. Phân bố chủ yếu là đất cây ăn quả, kết hợp khu dân cư và vùng đất cây hàng năm với cơ cấu chủ yếu lúa màu hoặc 2-3 vụ lúa có tưới động lực, tưới bổ sung trong canh tác, thường xuất hiện ở vùng ven Sông Tiền, Sông Hậu và sông rạch lớn của Tỉnh .

Vùng có cao trình từ 0,4 – 0,8 m: 39.875,71 ha – chiếm 30,28%. Phân bố chủ yếu là đất 2-3 vụ lúa cao sản (chiếm 80% diện tích đất lúa) với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao; đất trồng cây lâu năm phải lên liếp, lập bờ bao mới đảm bảo sản xuất an toàn, trong đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A là vùng chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm, dân cư phân bố ít trên vùng đất này.

Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4 m: 1.481,15 ha – chiếm 1,12% có địa hình thấp trũng, ngập sâu; cơ cấu sản xuất nông nghiệp chủ yếu lúa 2 vụ (lúa ĐX-HT, lúa HT-Mùa) trong điều kiện quản lý nước khá tốt. Vĩnh Long nằm trên trục quốc lộ 1A chạy ngang qua Tỉnh và quốc lộ 53, 54, 80 nối liền với Tỉnh Trà Vinh, Đồng Tháp và Quốc lộ 57 nối liền với Bến Tre.

4.Dân số:

Vĩnh Long có dân số năm 2008 là 1.069,1 ngàn người với mật độ dân số 723 người/ km2. Trên địa bàn tỉnh có 11 dân tộc, đông nhất là dân tộc Chăm; thứ nhì là dân tộc Hoa; các dân tộc thiểu số khác như: Dân tộc Mường, dân tộc Thái; dân tộc Mông; dân tộc Thổ; dân tộc Tày; dân tộc Nùng; dân tộc Dao; dân tộc Ê-đê;các dân tộc khác chiếm khoảng 0,02%.

5.Tài nguyên thiên nhiên:

a. Tài nguyên đất:

Tỉnh Vĩnh Long có 147.520 ha đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 119.659 ha, chiếm 81,11%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 0, chiếm 0%; diện tích đất chuyên dùng là 7.492 ha, chiếm 5,07%; diện tích đất ở là 4.421 ha, chiếm 3%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 15.948 ha, chiếm 10,8%.

Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 80.401 ha, chiếm 67,19%, trong đó có 89% là diện tích gieo trồng lúa 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 37.107 ha, chiếm 31%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 524 ha, chiếm 0,43%.

b. Tài nguyên nước:

Phần lớn ranh giới Vĩnh Long với các tỉnh khác được bao bọc bởi sông Hậu Giang và sông Tiền Giang nên có nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm (sông Tiền tại Mỹ Thuận: Lưu lượng mùa kiệt từ 563 – 1.900m3/s và mùa lũ từ 10.406 – 16.300m3/s; sông Hậu: Bình quân lưu lượng mùa kiệt từ 1.180 -1.576m3/s và mùa lũ là 21.5003/s. Mùa lũ nước sông đem theo phù sa (tháng 8 – 10), trung bình từ 0,25 – 0,31kg/m3 có thể kéo sâu vào nội đồng từ 15 – 25km thuận lợi cho nhân dân trồng các loại cây hoa màu và nuôi trồng thuỷ sản. Với mạng lưới sông rạch khá dầy, Vĩnh Long có ưu thế về điều kiện nước đối với nông nghiệp và là mạng lưới giao thông thủy, bộ thuận lợi nối liền Vĩnh Long với các Tỉnh ĐBSCL và cả nước. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, Vĩnh Long có nền nông nghiệp phát triển và sản xuất được quanh năm, nông thôn khá trù phú, dân cư quần tụ đông đúc, kinh tế miệt vườn là truyền thống của Tỉnh. Sông Mang Thít nối liền giữa sông Tiền – sông Hậu là trục giao thông thủy quan trọng của Tỉnh và ĐBSCL, đồng thời là vùng phát triển khu sản xuất công nghiệp mía đường.

Do trong quá trình phát triển sản xuất với sự ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp như hệ thống đê bao, hệ thống kinh thủy lợi, hệ thống cống đập, kỹ thuật canh tác của từng đối tượng cây trồng nên hiện nay đang có sự thay đổi cục bộ về cao trình. Vĩnh Long phân bố trọn trong vùng phù sa nước ngọt, trước đây là nơi được khai phá và phát triển sớm nhất ở ĐBSCL (khoảng trên 259 năm).

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây