Ai Cập và Việt Nam cùng khám phá một tương lai rực rỡ của tình hữu nghị

Bài viết của bà Amal Abdel Kader Elmorse Salama, Đại sứ Cộng hòa Ả Rập Ai Cập tại Việt Nam, điểm lại những bước tiến về mọi mặt trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Năm nay, ngày Quốc khánh Ai Cập đánh dấu kỷ niệm 70 năm Cách mạng Ai Cập 23 tháng 7 năm 1952. Cách mạng Ai Cập đã định hình lịch sử chính trị hiện đại ở Ai Cập, truyền cảm hứng sâu sắc cho các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt những nước đã bền bỉ đấu tranh giành độc lập. Nước Cộng hòa Ai Cập đầu tiên được thành lập để dẫn dắt con đường hiện đại hóa, phát triển và công bằng xã hội ở Ai Cập.

Vài năm sau đó, trên tinh thần đoàn kết giữa các quốc gia cùng khát khao độc lập và phát triển, Ai CậpViệt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1963, hai nước mong phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao Ai Cập-Việt Nam và mối quan hệ hữu nghị lâu đời giữa hai quốc gia vào năm tới.

Những năm gần đây, tình hữu nghị giữa Ai Cập và Việt Nam được thể hiện rõ nét nhất qua việc trao đổi các chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi tới Việt Nam vào tháng 9/2017 và chuyến thăm của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến Ai Cập vào tháng 8/2018. Những chuyến thăm này đã góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương giữa hai nước và hai dân tộc trên nhiều lĩnh vực, bao gồm chính trị, kinh tế, quân sự, quốc hội và văn hóa.

Bất chấp tác động của đại dịch Covid-19, mối quan hệ kinh tế giữa Ai Cập và Việt Nam không ngừng phát triển. Kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đạt gần 600 triệu USD trong năm 2021. Bên cạnh đó, phiên họp thứ hai của Tiểu ban hợp tác Công thương đã được tổ chức trực tuyến vào tháng 8/ 2021, nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế giữa hai nước. Hiện nay cả hai nước đang phối hợp chặt chẽ để chuẩn bị cho kỳ họp lần thứ 6 của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam Ai Cập, tổ chức tại Cairo, vòng tham vấn chính trị lần thứ 9 sẽ được tổ chức tại Hà Nội.

Trong số các lĩnh vực hợp tác khác nhau giữa Ai Cập và Việt Nam, giao lưu văn hóa tiếp tục là một trong những trụ cột rất quan trọng trong quan hệ song phương giữa hai nước. Một số hoạt động chung đã diễn ra trong những năm gần đây, bao gồm việc tích cực tham gia các lễ hội và sự kiện văn hóa do hai nước tổ chức; bên cạnh đó, ngày càng có nhiều sinh viên Việt Nam chọn học ngôn ngữ Ả Rập tại Ai Cập. Những mối quan hệ này tiếp tục góp phần nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về tình hữu nghị giữa hai dân tộc và củng cố mối liên kết văn hóa giữa hai nước.

Năm nay Ai Cập sẽ đăng cai kỳ họp thứ 27 của Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC COP 27) diễn ra vào tháng 11, nhằm giải quyết những thách thức quan trọng mà thế giới đang phải đối mặt với hậu quả của biến đổi khí hậu, và thảo luận về các cam kết khác nhau liên quan đến vấn đề này.

Chính phủ Ai Cập cũng đã bắt đầu một chương trình cải cách kinh tế thành công từ năm 2016, cùng với Tầm nhìn Ai Cập 2030 phản ánh kế hoạch chiến lược dài hạn của đất nước nhằm đạt được các nguyên tắc và mục tiêu phát triển bền vững trên mọi lĩnh vực. Đồng thời, Tầm nhìn Ai Cập 2030 cũng phản ánh 3 khía cạnh của sự phát triển bền vững bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường.

Tam nhin Ai Cap 2030 phan anh 3 khia canh cua su phat trien ben vung kinh te xa hoi moi truong min - Ai Cập và Việt Nam cùng khám phá một tương lai rực rỡ của tình hữu nghịTầm nhìn Ai Cập 2030 phản ánh 3 khía cạnh của sự phát triển bền vững: kinh tế, xã hội, môi trường.

Ai Cập cũng đang chứng kiến bước tiến phát triển thực sự trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hơn 14 thành phố mới đang được hoàn thiện bên cạnh thủ đô hành chính mới và mạng lưới đường bộ và đường hầm rộng khắp đã được xây dựng. Ngoài ra, Ai Cập cũng đưa ra nhiều sáng kiến quốc gia như “Một cuộc sống sung túc”, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp mỗi ngày cho người dân, và dự án ” Tương lai Ai Cập ” nhằm mục đích khai hoang và phát triển 1,5 triệu mẫu đất, cũng như việc Ai Cập áp dụng 2 chiến lược quốc gia trong lĩnh vực khí hydrogen và công nghiệp ô tô điện, và sự thành công của chương trình này liên quan đến các dự án năng lượng tái tạo, và các dự án kết nối điện với các quốc gia láng giềng, bên cạnh việc phát triển các sân bay, bến cảng quốc tế và nội địa và các ngành công nghiệp khác nhau.

Xin chúc mừng Việt Nam đã đạt được những bước phát triển kinh tế – xã hội ấn tượng trong những năm gần đây! Dưới sự lãnh đạo hiện nay của cả hai quốc gia, Ai Cập và Việt Nam sẽ tiếp tục cùng khám phá một tương lai rực rỡ của tình hữu nghị và hợp tác và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ truyền thống giữa hai nước và tình anh em giữa nhân dân hai nước./.

Amal Abdel Kader Elmorse Salama Đại sứ Ai Cập tại Việt Nam

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây