Giới thiệu khái quát tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình

Giới thiệu khái quát tỉnh Quảng Bình

– Diện tích tự nhiên là 8.065,27 km². – Dân số năm 2014 là 868.174 người. – Có 8 đơn vị: 1 thành phố, 7 huyện và thị xã.

I. Thông tin khái quát
1.1 Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên 8.065 km2, dân số năm 2014 có 868.174 người.
 Vị trí địa lý: Toạ độ địa lý ở phần đất liền là:
• Điểm cực Bắc: 18005’ 12″ vĩ độ Bắc
• Điểm cực Nam: 17005’  02″ vĩ độ Bắc
• Điểm cực Đông: 106059’ 37″ kinh độ Đông
• Điểm cực Tây: 105036’ 55″ kinh độ Đông
Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng Hàng không Đồng Hơi, Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào.
Diện tích tự nhiên của Quảng Bình là 8.065,27 km² (tổng diện tích: 806.527 ha), chia ra như sau:
Đất ở: 4.946 ha
Đất nông nghiệp: 71.381 ha
Đất lâm nghiệp: 601.388 ha
Đất chuyên dùng: 23.936 ha
Đất phi nông nghiệp khác: 20.670 ha
Đất chưa sử dụng: 72.619 ha
+ Địa hình
 Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.
+ Khí hậu
Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 – 2.300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.
+ Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC – 25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.
1.2 Điều kiện xã hội
+ Đơn vị hành chính
Ngoài trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Đồng Hới, Quảng Bình có 7 huyện và thị xã với tổng cộng có 159 xã, phường và thị trấn, gồm có 7 thị trấn, 16phường và 136 xã (tính cả các xã phường thuộc thành phố Đồng Hới). Khi tái lập tỉnh Quảng Bình theo Nghị quyết ngày 30 tháng 6 năm 1989 của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 5, tỉnh có 1 thị xã và 4 huyện: Bố Trạch, Lệ Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa.
Theo Quyết định số 190-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Việt Nam ngày 1 tháng 6 năm 1990, huyện Lệ Ninh chia thành 2 huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, huyện Tuyên Hóa chia thành 2 huyện Tuyên Hóa (mới) và Minh Hóa.Ngày 20 tháng 12 năm 2013, Chính phủ Việt Nam ra nghị quyết số 125/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Quảng Trạch và thành lập thị xã Ba Đồn.
Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc Quảng Bình
Tên
Diện tích
Dân số
Mật độ
Tên
Diện tích
Dân số
Mật độ
thành phố Đồng Hới
156
112.517
721
450,7022
95.542
212
163,1828
115.196
706
2.124
178.460
84
1.413
47.083
33
1.191
86.845
73
1.151
77.700
68
1.416
140.527
99
+ Dân số
Dân số Quảng Bình năm 2014 có 868.174 người. Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v… sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Dân cư phân bố không đều, 80,47% sống ở vùng nông thôn và 19,53% sống ở thành thị.
Năm 2012, Quảng Bình đóng góp vào ngân sách nhà nước 1.840 tỷ đồng, so với 810 tỷ đồng năm 2008. GDP đầu người năm 2012 đạt 1000 USD. Thu ngân sách toàn tỉnh năm 2011 đạt 1792 tỷ đồng. Giai đoạn năm 2006-2010, tỉnh này đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ 11-12% mỗi năm, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20 –21%/ năm, giá trị khu vực dịch vụ tăng 11 – 12%/năm; giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4 – 4,5%/năm và đặt ra mục tiêu cơ cấu kinh tế vào năm 2010: ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 20%, ngành công nghiệp – xây dựng là 40%, ngành dịch vụ 40%. Kim ngạch xuất khẩu trong thời kỳ này tăng 14 – 15%/năm, thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 16 –17%/năm. Tỉnh Quảng Bình có dự án cảng Hòn La và khu công nghiệp Hòn La đang xây dựng, khi hoàn thành sẽ là động lực phát triển kinh tế cho tỉnh này. Cảng Hòn Là được xây dựng trên diện tích 32,3 ha với công suất thiết kế 10-12 triệu tấn/năm. Tổng mức đầu tư là 1300 tỷ đồng. Ngoài ra, ở đây còn có khu công nghiệp Hòn La, Nhà máy đóng tàu với tổng mức đầu tư 4.500 tỷ đồng; Nhà máy Nhiệt điện có tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ USD có công suất 1.200 MW.
+ Giao thông
Quảng Bình là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm và nơi hẹp nhất của Việt Nam với khoảng cách chưa đến 50 km từ mép biển Đông đến biên giới Việt – Lào. Giao thông đường thủy có Cảng Hòn La (12 triệu tấn/năm) do Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí (PTSC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quản lý vận hành và phát triển. Ngoài ra còn có cảng Nhật Lệ, cảng Gian. Giao thông đường bộ có Quốc lộ 1A dài 122 km, Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông dài 200 km và nhánh Tây dài 197 km, Quốc lộ 12A, Quốc lộ 12C, Quốc lộ 9B, Quốc lộ 15A. Giao thông đường sắt có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua tỉnh tổng cộng 174,5 km (dài nhất nước) với 19 ga trong đó có ga Đồng Hới là một trong 8 ga chính của cả nước và ga Đồng Lê có tàu Thống Nhất dừng đổ đón trả khách. Giao thông đường hàng không có Sân bay Đồng Hới với tuyến bay nối Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), và Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) của Vietnam Airlines.
Quốc lộ 12A, Quốc lộ 12C, Quốc lộ 9B là những tuyến đường chính nối với Lào – Thái Lan qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác đến các cảng biển Vũng Áng, Gianh, Hòn La…
+ Văn hoá, Du lịch
Dãi đất Quảng Bình như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng: đèo Ngang, đèo Lý Hoà, cửa biển Nhật Lệ, phá Hạc Hải, Cổng Trời… và Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới.
Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hoá Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hoá Hoà Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sử như: Quảng Bình Quan, Luỹ Thầy, Rào Sen, Thành Nhà Ngo, thành quách của thời Trịnh – Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Đại, đường Hồ Chí Minh v.v… Trong quá trình lịch sử, đã hình thành nhiều làng văn hoá nổi tiếng và được truyền tụng từ đời này sang đời khác như “Bát danh hương”: “Sơn- Hà- Cảnh – Thổ- Văn- Võ- Cổ – Kim”. Nhiều danh nhân tiền bối học rộng, đỗ cao và nổi tiếng xưa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hoă – xã hội như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên Giáp
II. Khu vực miền núi
Khu vực miền núi của tỉnh Quảng Bình gồm có 2 huyện Tuyên Hóa và Quảng Trạch
2.1 Huyện Tuyên Hóa
2.2 Huyện Quảng Trạch
III. Khu vực biên giới
Khu vực biên giới của tỉnh Quảng Bình gồm có 4 huyện Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy.
3.1 Huyện Minh Hóa
3.2 Huyện Bố Trạch

3.3 Huyện Quảng Ninh

3.4 Huyện Lệ Thủy


(Nguồn: quangbinh.gov.vn, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2007)
     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây