Việt – Chăm những đường biên văn hóa

Việt - Chăm những đường biên văn hóa - Đinh Đức Tiến - vansudia.net

VIỆT – CHĂM NHỮNG ĐƯỜNG BIÊN VĂN HÓA

Đinh Đức Tiến
Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Quốc gia Việt Nam ngày nay trải dài từ Lũng Cú (Đồng Văn, Hà Giang) đến xóm Mũi (Năm Căn, Cà Mau) trong 33o2’ bắc và 8o30’ bắc. Điểm cực Tây nằm ở 102o kinh đông (xã Apa Chải, Mường Tè, Lai Châu) còn điểm cực đông trên đất liền là ở 109o24’ kinh đông trên bán đảo Hòn Gốm (Khánh Hòa)1. Sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ này là một quá trình hợp nhất với nhiều biến cố phức tạp của các vương quốc Đại Việt, Chămpa và Chân Lạp trong lịch sử. Nếu so sánh về quá trình lập quốc, trình độ phát triển giữa ba quốc gia kể trên xảy ra ở những thời điểm khác nhau và mức độ khác nhau. Nhưng nói chung, Đại Việt, Chămpa và Chân Lạp đều lập quốc từ khá sớm (Đại Việt: khoảng thế kỷ 5 tr.cn với sự hình thành hai mô hình nhà nước sơ khai Văn Lang, Âu Lạc; Chămpa vào khoảng thế cuối thế kỷ 2; và, Phù Nam – Chân Lạp vào khoảng thế kỷ VI). Mặc dù khác với Chămpa, Chân Lạp (hai quốc gia “thuộc Ấn”), Đại Việt là quốc gia “thuộc Hán” có những tiêu chí và cách thức xây dựng xã hội riêng biệt, điều này đã để lại những hệ quả khác nhau kéo dài trong lịch sử. Sau một nghìn năm Bắc thuộc, Đại Việt tái định hình một nhà nước tự chủ muộn hơn rất nhiều so với hai quốc gia kể trên. Trong khi đó Chămpa, Chân Lạp đã có đủ thời gian cần thiết để xây dựng một mô hình nhà nước theo kiểu Nam Á và phát triển rực rỡ với nhiều thành tựu văn hóa. Sau khi Đại Việt giành được độc lập và lựa chọn để xây dựng một nhà nước theo mô hình Đông Á. Thì sự chậm trễ bởi 1000 năm Bắc thuộc đã đẩy Đại Việt vào hoàn cảnh buộc phải phát triển nhanh chóng, để có thể vừa đủ sức đối chọi với Trung Hoa ở phương Bắc và trấn áp sự quấy nhiễu/ Bắc tiến của Chămpa ở phương Nam.

Sự va chạm lịch sử với hai quốc gia (Trung Hoa ở phía Bắc, Chămpa ở phía Nam) có những giá trị văn hóa, điều kiện kinh tế và thế lực khác nhau, đã đặt Đại Việt vào những tình thế hết sức phức tạp. Vừa quy thuận triều đình Trung Hoa để đổi lấy sự ổn định trong tâm thế chiến tranh, nhưng đồng thời lại phải tỏ ra uy vũ với Chămpa để nhận được sự thần phục bề ngoài, mà bên trong họ luôn nảy sinh tư tưởng chống đối, quấy nhiễu. Nhưng do xuất phát từ hai ý thức hệ khác nhau: Trung Hoa với tư tưởng trung quân của Khổng Mạnh, Chămpa với chế độ Đẳng cấp của Bàlamôn giáo có những phép tắc ứng xử riêng biệt. Đại Việt đã lựa chọn ý thức của Khổng Mạnh để quy định những phép tắc hành xử xã hội; một mặt phải tuân thủ Tam cương Ngũ thường, một mặt phải dung hòa với văn hóa Chămpa vốn không coi trọng lễ giáo Khổng Mạnh. Quá trình hỗn dung văn hóa Việt Chăm diễn ra dưới nhiều cách thức khác nhau: vừa bằng con đường ngoại giao – thương mại mang tình thần hoà bình, lại vừa bằng con đường cưỡng bức qua các cuộc chiến tranh khốc liệt. Dù bằng con đường/cách thức hòa bình hay chiến tranh, xét về phương diện lý thuyết thì tính ưu trội của mỗi nền văn hóa sẽ được đối phương tiếp nhận và sử dụng tự nguyện như một giá trị của khu vực và nhân loại. Giá trị này làm cho mỗi nền văn hóa vừa muốn chối bỏ về mặt hình thức vì tự tôn dân tộc, nhưng bên trong lại muốn đón nhận vì cái hữu ích và thực tế của nó. Theo tôi, không có cái gọi là giao thoa cưỡng bức hay giao thoa tự nguyện; mà sự giao thoa/tiếp nhận văn hóa luôn là tự nguyện/tình nguyện, chỉ có con đường/ cách thức giao thoa là khác nhau. Chúng ta cần phân biệt rõ ràng khái niệm con đường/ cách thức giao thoa với khái niệm giao thoa. Sự tiếp nhận tự nguyện một yếu tố văn hóa nào đó trở là tất yếu cho bản thân sự tồn tại và sự đa dạng của mỗi nền văn hóa. Và, bản thân các giá trị giao thoa đó cũng cần được đón nhận tự nhuyện để có thể sống được, hòa mình vào một môi trường văn hóa khác. Việt Nam là một minh chứng sống động nhất về các cách thức giao thoa và sự tiếp nhận tình nguyện tất yếu các giá trị văn hóa ngoại lai. Vừa chống Bắc thuộc nhưng vẫn tiếp nhận chữ Hán. Vừa chống lại sự xâm lăng đô hộ của người Hán trong giai đoạn tự chủ nhưng không chối bỏ mô hình nhà nước quân chủ tập quyền với hệ tư tưởng của Khổng giáo. Vừa đánh đuổi người Pháp nhưng không quên giữ lại những giá trị và lối sống phương Tây

Với tâm thế thần phục phương Bắc, uy vũ với phương Nam đã tạo nên cho văn hóa Đại Việt mang trong mình giá trị đặc trưng của sự hỗn dung, đa dạng. Với cái vỏ bên ngoài của văn hóa Hán, với cái cốt lõi bên trong của nền văn hóa Việt đã trộn lẫn Chămpa vốn có cơ tầng bản địa khu vực tương đồng. Điều này đã khiến cho sức sống của văn hóa Chăm trong lòng Đại Việt đã trở nên mạnh mẽ, nhuần nhuyễn và rất khó nhận diện hơn bao giờ hết. Đã có rất nhiều các công trình khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: ngôn ngữ học, văn chương, sử học, khảo cổ học, dân tộc học… đã đề cập và nhận diện ra quá trình giao thoa văn hóa Việt Chăm. Và đều cho thấy, khác với văn hóa Hán vốn nổi trội, áp chế và dễ nhận thấy khi nghiên cứu về Việt Nam nói chung và Đại Việt trong lịch sử nói riêng. Thì văn hóa Chăm vốn lặng lẽ, hòa đồng và khó nhận biết; chúng ta chỉ cảm nhận thấy lờ mờ đâu đó những nét hao hao, giông giống với những giá trị nghệ thuật tưởng rằng là đích thị của người Việt, hay Việt – Hán từ hàng trăm, hàng ngàn năm nay nhưng nay nó đã được minh chứng là của người Chăm để lại. Có người còn nhận định rằng, ngày nay chúng ta rất khó tìm thấy những dấu vết của Việt trong văn hóa Chăm, nhưng lại có thể tìm thấy rất nhiều những dấu vết Chăm trong văn hóa Việt2. Quan điểm này, dường như thiếu chính xác nếu chúng ta chỉ dựa vào những dấu ấn vật chất hiện nay, hoặc chỉ có tư duy đơn lẻ một chiều. Cá nhân tôi cho rằng, quá trình cộng cư ngót một nghìn năm nay giữa hai dân tộc Việt Chăm đã cho chúng ta nhận thấy rõ dấu ấn Chăm trên đất Việt, nhưng đồng thời ở Chăm cũng đã ảnh hưởng rất nhiều yếu tố Việt, đặc biệt đã bị Việt hoá sau khi Chămpa trở thành một phần cơ hữu của Đại Việt từ năm 14713. Bên cạnh việc Việt hóa những yếu tố văn hóa Chăm trên những miền đất trước kia vốn đã từng là quốc đô của họ. Thì bản thân cư dân Chăm sinh sống trên đất Việt hàng nhiều đời nay cũng đã bị Việt hóa sâu sắc. Trường hợp khu vực Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội), quá trình cộng cư Việt Chăm khó có thể cho ta khẳng định yếu tố Chăm trong văn hóa Việt và sự Việt hóa đối với văn hóa Chăm4. Điều đó cho phép tôi khẳng định, quá trình giao thoa văn hóa này không diễn ra một chiều, mà nó luôn có những tác dụng hai chiều và mạnh mẽ như khi quá trình xâm lấn diễn ra theo quy luật phản hồi/dội ngược. Có thể những dấu ấn giao thoa của nền văn hóa này sang nền văn hóa kia không phải ở tất cả các giá trị tổng thể của đời sống xã hội. Mà nó chỉ xuất hiện những đặc điểm ưu trội của mình sang nền văn hóa khác. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể chỉ nhận định một cách phiến diện và không thể chỉ một cách rạch ròi đâu là yếu tố Chăm ảnh hưởng Việt và đâu là yếu tố đã bị Việt hóa. Và có lẽ đây là quy luật chung của sự giao thoa giữa các nền văn hóa. Và sự nhận định và phân biệt có tính chất phiến diện, một chiều như vậy lại phụ thuộc vào chủ quan của người nhận thức đứng ở nền văn hóa nào. Sự khu biệt rạch ròi, phiến diện như vậy để chúng ta tạm nhận diện rõ hơn về chủ thể nghiên cứu mà thôi.

Chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu quá trình giao thoa Việt – Chăm từ những ghi chép đầu tiên trong chính sử của nước Việt như: Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử lược, Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linhhay những tài liệu thư tịch khác về sự tiếp biến văn hóa này. Mặc dù, qua các cuốn chính sử, cũng như các tài liệu khác của Đại Việt, chúng ta chỉ nhận diện được một phần rất nhỏ, có tính chất bề nổi, chính thống và quan phương của triều đình trung ương. Có thể coi đó như là phần nổi trên mặt nước của tảng băng, nhưng nó cho phép chúng ta mường tượng và đoán định phần khổng lồ còn lại của tảng băng vĩ đại vốn còn nhiều góc khuất khó tri nhận.

Trong thời Bắc thuộc, quá trình giao thoa văn hóa Việt Chăm diễn ra không mạnh, và khá khiêm tốn nếu như không muốn nói là chưa xảy quá trình tiếp biến văn hóa theo đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên, những ghi chép có tính chất ban đầu và sơ sài đó có thể cho ta đoán định nhiều nguyên nhân cho luận điểm này. Thứ nhất, những gì mà sử chép được chỉ gồm có các sự kiện một nhà nước Lâm Ấp đã được định hình và có những hoạt động quân sự quấy nhiễu phần lãnh địa phía Nam thuộc Hán mà thôi (tương đương với vùng Nghệ – Tĩnh sau này). Thứ hai, lúc này đối với cư dân Việt yếu tố văn hóa Hán đang xâm thực vào cuộc sống trên kết cấu thượng tầng kiến trúc mà chưa thể tri phối đến những sinh hoạt đời thường. Với tinh thần là chống Hán hóa để bảo tồn gốc Việt của mình, mặc dù người Hán  đã rất cố gắng, nhưng cũng không để lại những dấu ấn như mong muốn. Với tâm thế đóng kín để tự bảo vệ, nên các sóng năng văn hóa Chăm chưa có nhiều dịp tiếp cận với văn hóa Việt. Thứ ba, do người Việt chưa tái định hình được quốc gia và khẳng định được một nền văn hóa tự chủ, khu biệt với văn hóa Hán nên chưa có cơ hội và điều kiện giao thoa với Chămpa với tư cách là một quốc gia độc lập. Tuy nhiên, cuộc đụng độ Việt – Chăm đầu tiên lại xảy ra vào thời vua Lý Nam Đế, với sự kiện năm Quý Hợi, năm thứ 3 (543), mùa hạ, tháng 4, vua Lâm Ấp cướp quận Nhật Nam, vua sai tướng là Phạm Tu đánh tan quân ở quận Cửu Đức5. Sau sự kiện Phạm Tu đánh đuổi quân Lâm Ấp năm 543, thì đến năm 722 cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan được coi như sự cộng tác đầu tiên giữa người Việt với người Chăm trong lịch sử. Sử chép năm Nhâm Tuất (722) (Đường Huyền Tôn, Khai Nguyên năm thứ 10). Tướng giặc là Mai Thúc Loan chiếm giữ châu, xưng là Hắc Đế, bên ngoài liên kết với người Lâm Ấp, Chân Lạp, số quân nói có là 30 vạn người. Đường đế sai nội thị tả giám môn vệ tướng quân là Dương Tư Húc và đô hộ là Quang Sở Khách đánh dẹp được6. Ngoài hai biến cố kể trên là những ghi chép các cuộc đụng độ với chính quyền đô hộ của người Hán với quân đội Lâm Ấp. Bằng lực lượng và thế lực của mình, các cuộc quấy nhiễu của người Chăm ở biến giới phía Nam đã bị chính quyền đô hộ đã mau chóng đánh đuổi và bình định. Sự kiện Mã Phục Ba tướng quân đi sâu vào đất giặc rồi lập cột đồng phân chia cương vực năm 43, sau khi đánh bại quân đội của Nhị Trưng. Rồi, chính quyền đô hộ phương Bắc như Tấn, Tống, Lương, Tùy… liên tiếp đụng độ với Chiêm Thành vào các năm 353, 399, 413, 415, 420 (Tấn); 431, 436 (Tống); 543 (Lương); và, 605 (Tùy), 722 (Đường). Số lần đụng độ ít ỏi đó mặc dù không nhiều và kéo dài tới khoảng 500 năm. Nhưng nó cũng cho thấy Chămpa với sự định hình, phát triển đang khẳng định vị thế và sức mạnh quân sự đối với người láng giềng phương Bắc (khi đó bao gồm cả chính quyền đô hộ người Hán và cư dân Việt nữa).

Sau sự kiện 938, Ngô Quyền đã chấm dứt nghìn năm Bắc thuộc của người Hán đối với người Việt, tái lập một nhà nước và khẳng định nền văn hóa Việt trên bệ đỡ văn hóa bản địa tiền Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Một thời gian quá dài bị đô hộ chính là nguyên nhân của một sự tái khởi đầu muộn mằn của Đại Việt. Chính vì vậy, văn hóa Việt một mặt phải tự khẳng định truyền thống và sự khác biệt với văn hóa Hán, đồng thời phải tiếp nhận có chọn lọc/ Việt hóa những giá trị ưu trội của văn hóa Hán. Đây là nghịch lý dân tộc đã tồn tại và xuyên suốt trong diễn trình của lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, để xây dựng những giá trị văn hóa Việt, phi Hán thì không chỉ đòi hỏi phải có một sự nỗ lực vượt bậc của cả dân tộc, mà còn cần phải mở rộng tiếp nhận những giá trị đặc sắc của các nền văn hóa khác: Ấn Độ, Chămpa như một đối trọng với văn hóa Hán. Hơn nữa, những nền văn hóa phi Hán đó lại có nhiều điểm đồng thuận/gần gũi với văn hóa Việt về tư tưởng, tâm lý và cách thức thể hiện. Đặc biệt với văn hóa Chăm, vốn là một quốc gia ra đời muộn hơn Văn Lang, Âu Lạc, nhưng lại nhanh chóng định hình và có điều kiện và thời gian để hoàn thiện sau đó. Nên vào thời gian mà Đại Việt đang tái khẳng định, thì Chămpa đã phát triển rực rỡ nhờ tiếp thu văn hóa Ấn Độ. Chính vì vậy, bản thân trong văn hóa Chăm ảnh hưởng Ấn đã có linh hồn phù hợp với tâm thức Việt. Xét về hình thức, thì có thể coi hai thể chế Việt (vỏ bọc Trung Hoa) với Chăm (vỏ bọc Ấn Độ) khác nhau tới mức khó có những điểm chung. Tuy nhiên, do nằm liền kề nhau về lãnh thổ, lại có những điều kiện tự nhiên và đặc thù về văn hóa bản địa tương đồng. Hơn nữa, Đại Việt đang cần những cứu cánh đối chọi với sự áp chế của phương Bắc nên đã nhanh chóng thâu nhận văn hóa Chăm – Ấn, bằng nhiều con đường và cách thức khác nhau. Mặc dù tái định hình khá muộn – có phần thiệt thòi, nhưng Đại Việt đã nhanh chóng khẳng định vị thế và vai trò của mình. Quyền lực của các vương triều Đại Việt đã lựa chọn và xây dựng theo mô hình tập quyền kiểu Trung Hoa, đã buộc Chămpa thần phục bằng sức mạnh quân sự và hệ tư tưởng ưu trội Nho giáo trong bối cảnh lịch sử Trung đại. Khác với Đại Việt, Chămpa đã phát triển mạnh mẽ, theo chế độ đẳng cấp xã hội của Bàlamôn và nhà nước xây dựng theo mô hình quân chủ phân quyền (một quốc gia thống nhất với nhiều tiểu quốc). Những quốc vương có tiềm lực kinh tế, tài năng thao lược và lực lượng quân sự mạnh mẽ sẽ bắt các tiểu vương khác thần phục. Chính vì vậy, trong lịch sử Chămpa đã xuất hiện những quân vương có tham vọng, lòng quả cảm; sức mạnh ấy được thể hiện bằng việc “gây sự” rồi “cướp phá”, “quấy nhiễu” Đại Việt. Tuy nhiên, những cá nhân xuất chúng ấy lại không đảm bảo sự mạnh mẽ bền vững của quốc gia trong một thời gian dài, sức mạnh của họ chỉ mang tính tức thời trong lúc đương quyền. Hơn nữa, với thể chế tản quyền như vậy đã đẩy các vương triều sụp đổ nhanh chóng mỗi khi có sự xâm lấn của ngoại bang. Bên cạnh đó, các phe cánh chính trị trong nội bộ vương triều lại thường xảy ra tranh đoạt quyền lực, thanh toán lẫn nhau. Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại liên tục của Chămpa trong nhiều thế kỷ sau này7. Mặc dù trong quãng thời gian dài đó (từ 938 đến 1471), đã có nhiều lần trỗi dậy của một vài vị vua/ những cá nhân xuất chúng (Chế Ma Na, Chế Bồng Nga…), có tham vọng và bản lĩnh, lại vào lúc Đại Việt suy vi mà tấn công ra Bắc hòng lấy lại những gì đã mất. Sử chép Giáp Thân, năm thứ 4 (1104), mùa xuân, tháng 2, sai Lý Thường Kiệt đi đánh Chiêm Thành. Trước đây Lý Giác trốn sang Chiêm Thành, nói tình hình hư thực ở nước ta. Vua Chiêm Thành là Chế Ma Na nhân thế đem quân vào cướp lấy ba châu Địa Lý Chế Củ đã dâng…8. Chế Bồng Nga đã ba lần tiến ra Thăng Long vào các năm 1371, 1377, 1383 đã khiến vua tôi nhà Trần nhiều phen điêu đứng. Sử chép Tân hợi năm thứ 2 (1371)(chi tiết này Cương mục chép là vào năm 1370), tháng 3 nhuận, người Chiêm Thành sang cướp, do cửa biển Đại An, tiến thẳng đến Kinh sư. Du binh của giặc đến bến Thái tổ. Vua đi thuyền sang Đông Ngàn để tránh… giặc đốt cung điện đồ thư trụi cả. Trong nước từ đấy sinh ra nhiều chuyện9.

Việc Nam tiến của Đại Việt vào phía Nam, bên cạnh mục tiêu tìm đến một đối trọng văn hóa như đã nói ở trên, thì còn là sự sống còn đối với người Việt. Sau một nghìn năm Bắc thuộc không phải là chấm dứt chiến tranh với “người khổng lồ tham vọng” Trung Hoa, mà là sự mở đầu cho những cuộc chinh phạt tiếp theo diễn ra ở các giai đoạn sau này. Phải liên tục đối chọi với người khổng lồ ở phía Bắc, phía Nam lại gặp sự quấy nhiễu, thọc sườn, rồi Bắc tiến của người Chămpa. Nên buộc Đại Việt phải yên ổn được phương Nam, trước khi chống lại sự xâm lấn của phương Bắc.

Sự kiện đầu tiên về sự va chạm Việt – Chăm sau một nghìn năm Bắc thuộc là việc Ngô Nhật Khánh chạy sang Chiêm Thành và dẫn người Chiêm vào cướp sau khi nghe Đinh Tiên Hoàng băng hà. Sự mở đầu cho mối “bang giao” Việt – Chăm với tư cách là hai nhà nước đã không mấy hoàn hảo và thuận lợi. Nó như điềm báo cho những chuỗi sự kiện xảy ra liên tiếp với nhiều biến bố phức tạp ở nhiều thế kỷ sau này. Sự thần phục của người Chăm chỉ mang tính bề ngoài, giả tạo và mỗi lần sự trỗi dậy của họ đã làm Đại Việt phải lo lắng. Việc các vương triều Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ đánh sâu vào trong đất Chiêm Thành, bắt vua, cắt đất là một việc làm cần thiết trong bối cảnh lịch sử như vậy. Biên giới với Chiêm Thành càng được đẩy ra xa làn ranh cũ về phía Nam, thì an ninh Đại Việt dường như lại đảm bảo hơn. Tuy nhiên, trong khoảng 500 năm trải qua các triều đại khác nhau, không phải lịch sử quan hệ của hai nước lúc nào cũng xảy ra chiến sự. Những khoảnh khắc hòa bình xen giữa những đụng độ gươm, giáo và khói lửa là sự thần phục, triều cống đều đặn của người Chăm đã khiến nảy sinh những mối quan hệ chính trị đặc biệt khác như hôn nhân. Sự kiện Bính ngọ năm thứ 14 (1306), mùa hạ, tháng 6 gả công chúa Huyền Trân cho vua nước Chiêm Thành là Chế Mân10 là kết quả một quá trình yên ổn lâu dài và quan hệ bang giao giữa hai quốc gia trở nên tốt đẹp hơn bao giờ hết. Yên ổn tới mức năm 1301, tháng 3, Thượng Hoàng (Trần Nhân Tông) đi chơi các địa phương, sang Chiêm Thành. Mùa đông, tháng 11 Thượng Hoàng từ Chiêm Thành trở về11. Và trong chuyến đi chơi này, Thượng Hoàng đã trót hứa gả con gái cho vua Chiêm, để đổi lại Chế Mân đem đất hai châu ấy (châu Ô, châu Lý) làm lễ vật dẫn cưới12. Sự kiện kể trên chỉ như một trường hợp điển hình cho quan hệ Việt Chăm trên phương diện ngoại giao chính trị và mang đậm tính chất quan phương. Điều đó chưa thể hiện được nhiều cho một quá trình giao thoa thực sự giữa hai nền văn hóa Chăm – Việt.

Theo tôi, sự giao thoa văn hóa giữa Việt – Chăm diễn ra chủ yếu và mạnh mẽ lại không phải bằng con đường ngoại giao chính thống thuần túy giữa hai vương triều. Rất nhiều lần triều cống các loài sản vật địa phương như voi, tê giác, ngựa,… các hương liệu, vật lạ (?)13 với số lượng không nhiều. Bên cạnh đó, các đoàn sứ bộ khi tuân mệnh vua Chăm sang triều cống Đại Việt thì cũng với một số người khiêm tốn như số lượng sản vật mà họ đem sang vậy, cùng thời gian lưu trú không dài. Thì chắc chắn rằng lối sống của họ không đủ sức mạnh, hoặc không đủ thời gian để tác động đến đời sống, văn hóa của Đại Việt. Chính vì thế, sự giao thoa mạnh mẽ nhất giữa Đại Việt và Chămpa lại thông qua con đường chiến tranh là chủ yếu. Sau mỗi lần chinh phạt Chiêm Thành như vậy, hàng trăm, hàng nghìn “tù binh” liên tục bị bắt và đem về Đại Việt trong nhiều thế kỷ. Trong đám người thua trận được goi là tù binh ấy, không đơn thuần là những chiến binh chỉ có sức khoẻ thể lực, cơ bắp; mà còn là những cung tần, mỹ nữ, nghệ nhân, sư sãi cả quan lại nữa… Họ là những trí thức Chăm, với khối óc chứa đầy những tinh hoa của vương quốc Chiêm Thành không may mắn bị rơi vào tay đối phương, rồi trở thành những “nô lệ” phục vụ cho người thắng trận. Điều này cũng được Tạ Chí Đại Trường nói đến họ như những kẻ thất trận kém may mắn mang tinh hoa của dân tộc mình phục vụ cho người chiến thắng như trường hợp người “đốc công” vô danh xây dựng tháp Báo Thiên cho Lý Thánh Tông, như tướng Bố Đông giữ thành Đa Bang cho Hồ Quý Ly.   14. Các vương triều của Đại Việt đã lần lượt tiến hành chinh phạt Chiêm Thành, sử chép Nhâm ngọ năm thứ 3 (982) vua (Lê Hoàn) thân đi đánh Chiêm Thành. Trước đây vua sai Từ Mục và Ngô Tử Cảnh sang sứ Chiêm Thành, bị họ bắt giữ. Vua giận, mới sai đóng thuyền chiến, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém được Phê Mị Thuế tại trận; Chiêm Thành thua to, bắt sống được binh sĩ không biết bao nhiêu mà kể; bắt được kỹ nữ trong cung trăm người và một thầy tăng người Thiên Trúc.  15. Sang thời Lý,

Đại Việt 2 lần tiến Chămpa, lần thứ nhất vào năm 1044 thời vua Lý Thái Tông, vua thân đi đánh Chiêm Thành, trong trận này quan quân đuổi chém được 3 vạn thủ cấp. Quách Gia Di chém được vua Chiêm là Sạ Đẩu tại trận, đem dâng nộp. Bắt được hơn 30 voi nhà, bắt sống được 5000 người.   sau trận chiến ác liệt đó, vua đem quân vào Phật Thệ bắt vợ cả, vợ lẽ của Sạ Đẩu và các cung nữ kẻ nào giỏi múa hát khúc điệu Tây Thiên16. Lần thứ 2 vào năm 1069, mùa xuân, tháng 2 vua (Lý Thánh Tông) thân đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước ấy là Chế Củ và dân chúng 5 vạn người17. Từ sau hai cuộc đại chinh phạt của các vua Lý cho đến những năm Chế Bồng Nga đánh ra Thăng Long, là giai đoạn của những mâu thuẫn nhỏ ở vùng biên giới giữa hai quốc gia, và sự thần phục bằng con đường triều cống của Chiêm Thành. Thời gian này, quan hệ của Đại Việt và Chiêm Thành được coi là “ấm” nhất. Tinh thần hoà hiếu, chính sách ngoại giao khôn khéo và sức mạnh quân sự qua 3 lần kháng chiến đánh bại quân Nguyên Mông đã khiến thế, lực của Đại Việt trở nên uy danh trước Chiêm Thành. Cũng trong giai đoạn này đã diễn ra cuộc hôn nhân của Huyền Trân với Chế Mân như đã nói ở trên. Mặc dù vào năm 1312 vua (Trần Anh Tông) thân đi đánh Chiêm Thành, vì vua nước ấy là Chế Chí phản trắc.  và, bắt được Chế Chí đem về18. Rồi năm 1318, vua Trần Minh Tông cử Huệ Vương Trần Quốc Chẩn đi đánh Chiêm Thành, cũng bắt được rất nhiều “tù binh”. Hai lần chinh phạt trong giai đoạn tương đối yên ổn, đôi lúc không mất một mũi tên mà bình được Chiêm19. Sang đến thời Lê sơ, sau những biến cố phức tạp vào cuối triều Trần và 20 năm Minh thuộc. Vào năm 1446, tướng Lê Thụ đã tấn công Chiêm Thành và phá được thành Chà Bàn, bắt được vua Chiêm là Bí Cai và các phi tần, bộ thuộc, ngựa voi, đồ quân khí của các tướng đầu hàng, rồi đem quân về20. Sang năm 1471 (triều vua Lê Thánh Tông), được coi là niên điểm hết sức quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt Chăm. Nhiều học giả cho rằng, trận đánh này đã khiến Chiêm Thành không thể “gượng dậy” được nữa. Những sự quấy phá, rồi kháng cự yếu ớt của Chiêm Thành vào thời gian sau đó như ngọn đèn đang cháy nốt những giọt dầu cuối cùng. Việc Lê Hồng Đức tiến công vào Chiêm Thành, cho vẽ lại bản đồ, đặt lại tên gọi, thiết chế thành ty trấn hành chính những vùng đất vốn của người Chăm cho thấy tinh thần thống nhất mạnh mẽ của một vị quân vương đầy quyền uy. Mô hình nhà nước quân chủ tập quyền Nho giáo đã “hạ gục” mô hình nhà nước quân chủ phân quyền Bàlamôn. Và cũng từ sau lần “thảo phạt” này, người Chăm ở Đại Việt lại tăng lên gấp bội, chưa kể các hàng quân và dân lưu vong đến rải rác từ nhiều năm trước đó.

Nếu như vào thời Lý – Trần, Đại Việt đang cần những giá trị mới để khẳng định một nền văn hóa tự chủ, độc lập với Hán. Có thể dễ dàng nhận thấy việc tiếp nhận những giá trị nghệ thuật Chăm trong đời sống cung đình, chứ chưa nói đến trong dân gian còn dễ dàng, mạnh mẽ hơn gấp bội. Sự kiện năm 1060, tháng 8 ban ra khúc nhạc và điệu đánh trống của Chiêm Thành khiến nhạc công hát21. Đến năm 1202 sai nhạc công chế khúc nhạc gọi là nhạc Chiêm Thành, tiếng trong trẻo, ai oán buồn rầu, người nghe phải chẩy nước mắt22. Hay như việc Nhật Duật (Chiêu Văn Vương) thích chơi với người nước ngoài, thường cưỡi voi đến chơi thôn Bà Già (thôn này là khi Lý Thánh tông đánh Chiêm Thành, bắt được người Chiêm cho ở đấy, lấy tiếng nước Chiêm đặt tên là Đa Da Li, sau gọi sai là Bà Già), có khi 3, 4 ngày mới về… là những minh chứng cụ thể cho sự tiếp nhận văn hóa đó. Thì đến cuối thời Trần và sang thời Lê sơ, sau khi đã khẳng định được một quốc gia với một nền văn hóa độc lập. Đặc biệt sự lớn mạnh và lấn lướt của hệ tư tưởng Nho giáo đã nảy sinh trong lòng Đại Việt những mâu thuẫn với người Chăm. Bằng những chính lệnh cấm đoán tới dân gian của triều đình, nhằm chỉnh đốn phong tục theo lễ giáo Khổng Mạnh. Các chính lệnh này không biết có tác dụng đến đâu đối với đời sống xã hội Đại Việt, nhưng nó đã chỉ dẫn cho chúng ta thấy rằng khi đó văn hóa Chăm đã ăn sâu vào Việt như thế nào. Năm 1374, mùa đông, tháng 10, xuống chiếu cho quân dân không được mặc áo kiểu phương Bắc và bắt chước tiếng nói của các nước Chiêm, Lào23. Và cả bằng những chiếu lệnh giết chóc nữa. Năm 1059, Tương Dực đế đã ban chiếu bắt người Chiêm hiện tại giam giết hết… rồi giết hết các nữ sử nội người Chiêm24. Bên cạnh những cấm đoán, giết chóc như vậy, nhà nước quân chủ Nho giáo cũng bắt đầu quá trình Việt hóa của mình đối cư dân Chăm để dễ bề quản lý. Năm 1472, tháng 9 có sắc chỉ cho Thái bộc tự khanh xét họ tên của bọn người Chiêm người Man, họ của người Chiêm thì họ mới họ cũ theo đúng quy chế, họ của người Man thì dồn vào làm một25. Rồi bắt những người có nguồn gốc nước ngoài, trong đó có người Chiêm phải đến Viện Châu Lâm để khai báo. Tuy nhiên, những sự kiện đó không chỉ đơn thuần là mâu thuẫn giữa hai hệ tư tưởng, mà còn là sự mặc cảm, tự ti của người Việt/ văn hóa Việt với người Chăm/ văn hóa Chăm. Những cư dân mà người Việt luôn cho rằng là “Man dân” có thân phận thấp hơn, rồi lại là tù binh nữa. Nhưng lại có những tri thức mà người Việt phải vay mượn để xây dựng cho đời sống xã hội của mình. Và, nó cũng là sự xung đột giữa văn hóa cung đình chính thống Nho giáo của tầng lớp quý tộc vốn chặt chẽ, cao ngạo với văn hóa dân gian phi chính thống của tầng lớp bình dân vốn cởi mở, hòa nhã.

Vượt lên trên những yếu tố được coi là văn hóa hay lối sống như đã kể trên. Quá trình giao thoa Việt – Chăm không thoát ly khỏi quá trình hỗn huyết về mặt nhân chủng. Xét trên một phương diện nào đó, thì quá trình không có nhiều bằng chứng có thể dễ dàng nhận thấy bằng các giác quan thông thường về đặc điểm chủng tộc của người Việt và Chăm một cách rõ ràng. Nhưng những sự kiện trong biên niên sử cho thấy, việc hỗn huyết ban đầu đã được nhà nước “thừa nhận”, bằng việc các vua chúa và tầng lớp quý tộc thời Lý, Trần đã coi những mỹ nữ Chăm là “chiến lợi phẩm” sau mỗi cuộc chinh phạt. Sử chép năm 1046, dựng cung riêng cho phụ nữ Chiêm Thành26 (cung này có tên gọi là Ngân Hán). Hay sự kiện Mỵ Ê là phi của Sạ Đẩu đã nhảy xuống biển tự tử vì bị vua Lý Thái Tông bắt sang hầu. Rồi năm 1154, vua nước Chiêm Thành là Chế Bì La Bút dâng con gái, vua nhận27. Với việc bắt được ngàn tù binh cho ở rải rác từ vùng Thanh Nghệ ra tới Thăng Long đã khiến quá trình hòa huyết diễn ra một cách mạnh mẽ. Đến nỗi, vào năm 1499, tháng 8 ngày mồng 9 cho chiếu rằng: “từ nay trở đi, trên từ thân vương, dưới đến nhân dân, đều không được lấy đàn bà con gái Chiêm Thành làm vợ, để cho phong tục được thuần hậu28. Khi lệnh cấm được ban ra, thì chứng tỏ sự việc “đã trót rồi” giữa người Việt với những người Chăm sống trên lãnh thổ Đại Việt khi đó. Có lẽ nó là tất yếu của lịch sử và của những cuộc giao thoa văn hóa. Tôi cho rằng, việc hỗn huyết có khi lại là yếu tố tiên quyết (có trước và quyết định) đối với mỗi quá trình giao thoa. Nó đảm bảo cho những giá trị văn hóa khác có cơ hội thâm nhập vào cuộc sống dễ dàng hơn và sâu sắc hơn. Cũng giống với sự tiếp nhận văn hóa Hán vào thời Bắc thuộc. Việc hỗn huyết với người Hán vào thời gian này đã cho người Việt có những thay đổi căn bản về nhân chủng, trước khi có những chính sách xây dựng bộ máy cai trị. Ở Phú Gia, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội hiện nay vẫn còn có những dòng họ như Công (Ông), Bố (Hy)… có gốc gác từ Chăm và đã có một vài người đỗ đạt được khắc tên trong bia Văn Miếu, Quốc Tử Giám. Từ việc hỗn huyết, đến quá trình thay tên đổi họ cho phù hợp với cuộc sống thực tại là việc thường thấy trong lịch sử Việt Nam thời cổ trung đại29. Lập luận này càng được rõ hơn nữa trong truyện về Hà Ô Lôi trong Lĩnh Nam chích quái của Lý Tế Xuyên, một tác phẩm tương truyền được viết vào thời Trần. Kể về mối tình của người đàn ông Chăm với phụ nữ Việt. Sau này được Chu Xuân Giao phân tích rất sâu sắc trong tập tiểu luận Nhà vua giữa dòng xoáy đa chiều: truyện Hà Ô Lôi từ nhiều góc nhìn, với trung tâm là sex và vương quyền. Sự bó buộc của Nho giáo khiến người Việt phải ẩn dấu nhu cầu bản năng, nó sẵn sàng bùng nổ/phá cách khi gặp những nhân tố cùng hoàn cảnh nhưng phi Nho, lại có truyền thống, lối sống mang đậm chất phồn thực của “vũ nữ” mà người Chăm mang đến.

Quá trình hòa huyết, cộng cư và giao thoa văn hóa Việt Chăm là một hệ quả tất yếu lịch sử của hai tộc người trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay. Từ đường biên lãnh thổ giữa hai quốc gia với hai nền văn hóa khác biệt đến sự thống nhất về một đường biên văn hóa trong một quá trình phức hợp, lâu dài. Chúng ta khó có thể nhận diện rõ ràng đâu là yếu tố Việt hoặc Chăm thuần túy, cái nào ảnh hưởng đến cái nào. Những cái hao hao, giông giống chỉ là những đoán định khoa học mà các học giả nhận định và suy diễn, bởi bản thân chúng đã toát lên sự hòa nhuyễn những giá trị tinh hoa của hai nền văn hóa Chăm Việt. Hãy để đường biên văn hóa đó là vô hình trong những biểu hiện hữu hình của cuộc sống.


1 Lê Bá Thảo, Thiên nhiên và các vùng địa lý Việt Nam, Nxb Thế giới, H. 2001, tr. 8.
2 Trần Hậu Yên Thế, Dấu tích mỹ thuật Chămpa trên cố đô Hoa Lư, Văn hóa Nghệ thuật số 2 – 2008, tr. 61 – 64
3 Niên điểm 1471 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt – Chăm. Nó là dấu hiệu kết thúc của một vương quốc nhưng lại là sự mở đầu cho một quá trình hợp nhất dân tộc.
4 Công Phương Khương, Làng Phú Gia từ truyền thống đến hiện đại, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Lịch sử, ĐHKHXHVNV Hà Nội 1998, tr. 10 – 16. Hoặc xem Đinh Đức Tiến, Cụm di tích làng Phú Gia và lễ hội chính của nó, Khoá luận tốt nghiệp, Khoa Lịch sử, ĐHKHXHVNV Hà Nội 2000.
5 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử ký toàn thư (ĐVSKTT), tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, H. 1972, trang 118.
6 ĐVSKTT, sđd tập 1, tr. 127 – 128
7 Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng trong 1558 -1777, Nhà sách Khai trí xuất bản, S. 1967. Quan điểm này tác giả đã đề cập đến trong bài viết Đọc Phan Khoang và Li Tana, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5 – 2006, tr. 85 – 88.
8 ĐVSKTT, sđd, tập 1, tr. 244
9 ĐVSKTT, sđd, tập 2, tr. 179
10 ĐVSKTT, sđd, tập 2, tr. 102
11 ĐVSKTT, sđd , tập 2, tr. 96
12 ĐVSKTT, sđd, tập 2, tr. 103
13 Nguyễn Thị Phương Chi, Quan hệ giữa Đại Việt với Chămpa thời Trần (thế kỷ XIII – XIV), Nghiên cứu Đông Nam Á, số 8, 2007
14 Tạ Chí Đại Trường, Thần người và đất Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2006, tr. 171.
15 ĐVSKTT, sđd, tập 1, tr. 168 – 169
16 ĐVSKTT, sđd, tập 1, tr. 222 – 223
17 ĐVSKTT, sđd, tập 1, tr. 233
18 ĐVSKTT, sđd, tập 2, tr.109 – 110
19 ĐVSKTT, sđd, tập 2, tr.109 – 110
20 ĐVSKTT, sđd, tập 3, tr. 136
21 ĐVSKTT, sđd, tập 1, tr. 231
22 ĐVSKTT, sđd, tập 1, tr. 298 – 299
23 ĐVSKTT, sđd, tập 3, tr. 184
24 ĐVSKTT, sđd, tập 4, tr. 49 – 51
25 ĐVSKTT, sđd, tập 3, tr. 247
26 ĐVSKTT, sđd, tập 1, tr. 225
27 ĐVSKTT, sđd, tập 1, tr. 285
28 ĐVSKTT, sđd, tập 4, tr. 17
29 Công Phương Khương, sđd.

 

VIET – CHAM CULTURAL BOUNDARIES

Dinh Duc Tien
Culture and Art magazine The Ministry of Culture – Sport and Tourism

Vietnam, as a nation, now runs along from Lung Cu (Dong Van, Ha Giang) to Mui Hamlet (Nam Can, Ca Mau) within 33o2’ and 8o30’ north latilude. The West pole is at 102 o east longitude (Apa Chai, Muong Te, Lai Chau) while the East pole in the mainland is at 109o24’ east longitudeon on Hon Gom Peninsula (Khanh Hoa). (Le Ba Thao, Vietnam, territory and geographical areas). This unified and undivided territory results from a consolidation with complicated events between Dai Viet, Champa and Chen La in the history. Regarding nation founding process, there are differences among three above nations in term of development in different levels and at different times. Generally speaking, Dai Viet, Champa and Chen La all founded their nations at an early time. Unlike Champa and Chen La both heavily influenced by Indian culture, Dai Viet fell inside the ambit of China. This fact leads to different consequences during the history. After 1000-year Chinese domination period, the formation of an independent state of Dai Viet occurred much later than the two other countries’. At that time, Champa and Chen La had built up a Austro – Asiatic state model, which rapidly developed and represented many cultural achievements. Dai Viet just gained its independence and decided to form a state according to East Asian model. This lateness, because of 1000-year China’s dominance, left Dai Viet no option but to rapidly develop so that could be able to deal with the Chinese in the north and avoid the harassment of Champa from the south.

The collision between two countries (China in the north and Champa in the south) with different levels of powers, cultural values and economic conditions had put Dai Viet in quite complicate situations. On one hand, Dai Viet had to show surbordinate its attitude toward Chinese courts. On the other, it let Champa know how strong it was in order to receive the “prima facie” allegiance from the latter. However, between different ideologies: China with Confucian “loyal to the emperor” idea and Champa with heavy -caste regimes and distinctive rules of conduct of Hinduism, Dai Viet already selected Confucian – Mencius ideology to set out social rules of conduct; on must one hand one comply with Three Moral Bonds and Five Constant Virtues and on the other harmonize with Champa culture which did not much respect Confucius – Mencius values. The cultural mixture between Viet and Cham takes different forms: via both normal diplomatic and commercial roads in a peaceful manner and Viet – Cham and “compulsory” during fierce wars.

From theoretical perspective, the dominances of one culture will be absorbed and voluntarily employed by the other as regional and world value regardless of such dominances are conveyed in peaceful or warlike manner. A country on one hand appears to reject this value because of its nationalist self-respect, on the other wishes to receive it silently thank to its usefulness and “pragmatic”. In my opinion, there is no so-called compulsory or voluntary acculturation. The acculturation itself is per se a voluntary process but in different manners. We need to clearly distinct between “how” the acculturation is made and “what” it is. The voluntary receipt of a relevant cultural element would become indispensible for the existence and the variety of each culture itself. Moreover, the acculturation itself needs to be voluntarily received so that ones can live and mix with different culture. Vietnam would appear to be among the liveliest evidences for how the acculturation is made and the voluntary receipt of fodinasty cultural values. Fighting against the China’s colony but to receive Chinese characters. Fighting against the Han’s invasion in the self-control period but not to reject the centralized administration model built on basis of Confucianism. Expelling the French but not to forget Western values and way of living.

With a view to be subject to the North and show its strength to the South, Dai Viet’s culture takes with itself distinctive values of mixture and variety. The Han’s culture appearance and the core of Viet-Cham mixed culture, which share the similar regional subtratum make Champa culture integrate into Dai Viet society, become strong and difficult to recognize than ever. Many of the scientific works in different sectors such as linguistics, literature, history, archeology, ethnography have mentioned and realized Viet-Cham acculturation process. All shows that, unlike Han culture, which is outstanding, prevailing, and ease to identify when ones research Vietnam in general and Dai Viet in history in particular, Champa culture appears silent and outgoing and hard to identify. We just actually feels that something looks slightly like what we thought belonging to the real Vietnamese values or Viet – Han for hundreds or even thousands of years but now turned out to be Cham’s remainder. Some opines that it would be quite difficult to find out tracts of Vietnamese culture in Cham, but can find a lot of these in the Cham culture in Viet’s (2). This view seems to show a lack of accuracy if we only rely on the present material marks, or just carry a unilateral thought. Personally speaking, I believe that the 1000-year co- residence between Cham and Vietnamese people give us a clear sign of Cham’s influences on Viet’s. Nevertheless, Champais also influenced with many of Vietnamese elements, especially where Champawas Vietnamese and became substantial a part of Dai Viet since 1471 (3).

In addition to the Vietnamization of Cham’s culture factors in the land where their former capital situated, Champa peoples living in the mainland of Vietnam has been deeply Vietnamized. In case the Phu Thuong area (Tay Ho, Ha Noi), the Viet – Champaco- residence make it hard to identify whether Champa culture factors affects Viet has or vice versa (4). This allows me to affirm, the acculturation process does not occur in unilateral

manner but in bilateral and becomes so strong because of the feedback/ one-dimensional, but it is two-dimensional effect and strong as when the invasion took place under rule feedback/counter-influence. It is more likely that influences of the acculturation of a culture on the other do not cover all aspects of the social life but the outstanding points that emerge. It would be however impossible to clearly figure out a specific Cham’s factor influenced by Viet and vice versa so we can only take a unilateral view on the same. More likely, this is the general rule of acculturation among various cultures. Such one-sided view would in turn subjectively depend on which culture side ones stand on. Such clear/subjective distinction just allows us to temporarily indentify the subject of the research.

Let’s start our research on Viet-Cham acculturation process from initial records in  the official history of Vietnam such as A Brief History of Viet (“Viet Su Luoc” in Vietnamese), The Complete Book of the Historical Records of Dai Viet (“Dai Viet Su Ky Toan Thu” in Vietnamese); Vietnamese Palace Spirits (“Viet Dien U Linh” in Vietnamese), Excerpts of Linh Nam’s Extraordinary Story (“Linh Nam Chich Quai” in Vietnamese) or other documents on this cultural event. Though, these documents of Dai Viet allow us to have a very little information, even on the face of it, of the views of the central governments. We may see it as the tip of an iceberg though it let us have an imagination of how big the remaining part, with many hidden areas, is.

During the Chinese domination period, the Viet-Cham acculturation process had not taken place robustly. Rather, it appeared quite modest even one can say there was no actual cultural interexchange. Nevertheless, initial and simple records at that time may explain the above argument. First, what the history documents recorded mentions only how Lam Ap state was shaped and there were then many abusing military activities in the area that belonged to the South area under Han’s ruling (equivalent to the area of Nghe – Tinh later on). Secondly, the invasion of Han culture just touched the superstructure rather than dominating normal living activities. Despite Han’s attempts to assimilate, they failed to receive expected results due to the anti-Chinese attitude among Vietnamese residents. With a view to close their doors for self-protection, Cham culture did not have a chance to interact Viet’s. Thirdly, as Vietnamese residents did not then re-shape their country and accordingly state their own culture independent from Han’s culture, they had not yet had a chance to acculturate with Champaas self-government. However, the first Viet-Cham conflict occurred in Ly Nam De King’s ruling period where “on Yin Water Pig Year (Quy Hoi) the Third (543), summer, April, the King of Lam Ap seize Nhat Nam commandery, the King [Ly Nam De] appointed his general, Pham Tu, to smash the enemy at Cuu Duc commandery (5). After Pham Tu drove Lam Ap’s men away in 543, Mai Thuc Loan’s insurrection occurred in the year 722 is considered the first co-operation ever between Vietnam and Champa in history.

Imperial annals record that the Year of Water Dog (Nham Tuat) (722), Duong Huyen Ton, the 10th epoch-making year). The enemy’s general, Mai Thuc Loan, seized the county and declared himself the Black King (Hac De). He co-operated with people of Lam Ap and Chen La [Kingdoms] (“Chen La” in Vietnamese) with an army of 300,000 men. The Tang’s Emperor (Tang De in Vietnamese) appointed “Noi Thi Giam Ta Mon Ve” General, Duong Tu Huc and “Do Ho” Quang So Khach to have expelled them already (6). In addition to two above events, history tells several conflicts with the Han’s ruling government with Lam Ap Kingdom’s army. Thank to its enormous power and well-armed forces, Han Government quickly smashed Cham’s abusing activities in the southern borders and therefore pacify this area. General Ma Phuc Ba sent his troops deeply towards the enemy’s land and erected bronze pillars dividing relevant areas in 43 after defeating Nhi Trung’s forces. Then the North governments like Tan, Song, Luong, Tuy continuosly clashed with Champa in 353, 399, 413, 415, 420 (Jin); 431, 436 (Song); 543 (Sourthen Dinasty, the third reign) And 605 (Sui), 722 (Tang). These clashes, though small in numbers, had actually occurred for 500 years. Despite this fact, such clashes showed that Champa, on the way to stating its strength and military power to the northern neighbours, including Han’s ruling governments and Vietnamese residents).

After the event of year 938, Ngo Quyen ended the 1000-year Chinese dominance, re- established a government, and by that way affirmed Vietnamese culture on the foundation of the local culture in pre-Chinese dominance and anti-Chinese dominance period. A long- dominated period would be the primary cause for a late re-creation of Dai Viet. For that reason, Vietnamese culture on one hand must state its own tradition and the difference from Han’s culture. On the other, it has to receive outstanding points of Han’s in a selective/Vietnamese way. This national paradox had existed and spread out the whole history of Vietnam. Nevertheless, the whole nation needs not only to do its best to build up  a Vietnamese and non-Han cultural values, but also expand itself to special values of other cultures such as India, Champa as a balance to Han’s culture. Furthermore, the non-Han’s culture shares common points with and appear close to Vietnamese culture in term of ideology, mentality and the way they express. Especially, Champa, a country that was born much later than Van Lang or Au Lac State but promptly shaped and had enough time and necessary conditions to complete itself. This explains why at the time where Dai Viet was attempting to find a way to re-state its position, Champa enjoys a remarkable development by receiving Indian culture. As a result, inside Champa cultures with heavy Indian influences lies a spirit suitable to Vietnamese consciousness. On the face of it, ones may consider two institutions: Viet (in Chinese model) and Cham (Indian model) different to an extent that it would be hard to find common points. However, due to a joint border, similar natural conditions and cultural specialties, Dai Viet found it quick to receive, via different channels, Champa-India influences as a balance to the Chinese dominance. Dai Viet had soon stated its position and role despite the late re-shape. The power of Dai Viet, which was built on Chinese’s centralized model had forced Champa to surrender by way of military strength and the outstanding Confucianism in the mid- history. Unlike Dai Viet, Champa strongly developed itself according to Hinduism’s style with different social classes and its government was built in the decentralized monarchy model where a unified country live together with many sub-countries. Great kings having talents and owning a strong economy and powerful army would force other kinglets to subdue. This explains why Champa history born ambitious and courage kings and this is evidenced by the fact that these kings “quarreled”, “seized” and “abused” Dai Viet. Unfortunately, these outstanding individuals were not a guarantee for the sustainability and strength of a nation for quite a long time. In other words, their strength was presented only when they were in office. Besides, such delegation of power had forced these kingdoms to quickly collapse when invaded by foreigners. To seize powers, different parties in a kingdom often tried to extirpate each other. These facts are attributed to major causes that lead to the continuous failure of Champa for centuries (7). Though, some excellent kings such as Che Ma Na, Che Bong Nga, who owned ambition and firm stuff, had emerged for such as long time (from 938 to 1471) attacked Dai Viet in the north to get what they lost when Dai Viet became weaken. History books recorded that in 1004, in the spring, February, [the King] sent Ly Thuong Kiet to conquer Champa. In the past, Ly Giac escaped to Champa and told them about our current situations. The King of Champa, Che Ma Na took that occasion to send his troops to seize three provinces that Che Cu had offered [to Dai Viet] (8). Che Bong Nga had attached Thang Long three times in 1371, 1377, 1383 making Tran’s king and his officers distressed. Annals also recorded the year of New Pig (Tan Hoi) the Second (1371) (Cuong Muc recorded it 1370), the bissextile March, Champa seized Dai An Seaport, forwarding the Capital. Enemy’s troops reached Thai To port. The King had to take a boat to Dong Ngan to avoid… enemy burned the temples and libraries. Disputes in the country therefore arose (9).

Dai Viet’s forwarding to the South should not only be seen as a way to look for a cultural leverage as afore mentioned but also a struggle for survival of Vietnamese residents. The 1000-year Chinese dominance did not merely end the long wars with the giant and ambitious Chinese dynasties but paved the way for continuous conquers in later stages. Facing both China in the north and Champa in the South, Dai Viet had no option but to first make its southern areas peaceful for the purpose of mainly dealing with the North.

The first Viet-Cham clash occurred when Ngo Nhat Khanh ran away to Champa and guided them to encroach Dai Viet after the death of Dinh Tien Hoang. This should not be seen a perfect start for Viet-Cham relationship from government level and appears to be an omen for continuous complicated events between two countries in later centuries. The subordinate of the Champa appears artificial and temporary and each of their raising did make Dai Viet distressed. The fact former Le, Ly, Tran and Primary Le Dynasty deeply encroached into Champa, arrested their kings and requested for land allocation [to Dai Viet] might be then a necessary move. The further Champa border was moved southwarded, the safer Dai Viet feels. However, not that a 500-year period with different dynasties had seen nonstop wars between two kingdoms. Dai Viet and Champa actually enjoyed some short moment of peace amidst many years dragged through with fire and sword where Champa regularly paid their tributes to Dai Viet. Some special politic relationships like marriage between Champa peoples and Vietnamese residents were born during this period. In fact that Binh Ngo the Fourteenth (1306), Priceless Huyen Tran was married to Champa King, Che Man (10) would be a result of a long and peaceful relationship between two countries, which become better than ever. Even in 1301, Father – Emperor (Tran Nhan Tong) visited some areas, to Champa. Winter, 11th month, Father – Emperor left Champa for Dai Viet (11). In this visit, Father – Emperor accidently promised to marry his daughter to Chiem King in exchange for Che Man’s offer of these two counties (O province and Ly province) as his wedding-presents (12). This should be only seen as an outstanding picture in a series of events in Viet-Cham’s politic and diplomatic relationship and does not tell us much about a real acculturation between two cultures.

In my opinion, Viet-Champa acculturation occurred mainly not via formal diplomatic channels between two kingdoms. Actually, attributes paid by Champa to Dai Viet, which often took the form of elephants, rhinos, horses, aromatic spices and precious items (13), was modest in term of quantity. Besides, a small number of diplomatic corps seconded to Dai Viet for that assignment would not have taken many goods. This evidences a fact that they did not have sufficient time to influence Dai Viet’s culture. Neither was their living style. For that reason, the acculturation most occurred via continuous wars between two kingdoms. For centuries, as a result of each conquer, hundreds or even thousands of “prisoners” of war were arrested and taken to Dai Viet. Among them, some might be beautiful girls, artisan, monks and even officers rather than just muscle warriors. They were Champa intellectuals with full talents unfortunately fallen into the hand of enemy and became slaves for the conquerors. Ta Chi Dai Truong refers to them as the unfortunate loser that brings essence of their nation to the winner. Examples were the anonymous foreman built Bao Thien Tower for Ly Thanh Tong or General Bo Dong defends Da Bang Castle for Ho Quy Ly (14). Dai Viet Dynasties one by one conquered Champa as the history records: “Nham Ngo the Third (982), king (Le Hoan) himself attack Champa. Previously, the king sent Tu Muc and Ngo Tu Canh to Champa as his diplomats but they were imprisoned by Champa. The King got angry and asked for war boats, prepared weapons and personally took his troops. He killed Phe Mi right in the battle field; Champa suffered from big loss, [he] already got many prisoners of war, took hundreds of beautiful girls and a Thien Truc monk” (15). In Ly Dynasty, Dai Viet had forwarded Champa two times. The first in 1044, “Ly Thai Tong’s reign, the King himself conquered Champa, in this battle, his [men] chopped off 3000 heads of enemy’s forces. Quach Gia Di killed Chiem’s King, Sa Dau, right in the battle ground and send [his corpse to the Ly Thai Tong]. Took 30 tamed elephants and 5000 men”… after that fierce battle, the King sent his men to Phat The “to arrest the first and second wife of Sa Dau and beautiful girls good at dancing and singing Tay Thien’s melody” (16). The second time in 1069, “spring, February, king (Ly Thanh Tong) himself attacked Champa and arrested its King, Che Cu and fifty thousand peoples” (17). The period lasting from these two expeditions by Ly’s kings until Che Bong Nga attacked Thang Long saw small conflicts in the border areas and Champa’s subordinate in the form of tributes. At that time, Dai Viet and Champa appear to build the warmest relationship ever. The attitude of harmony, smart diplomatic policies and military strength evidenced by the fact that Dai Viet defeated Mong Gol Empire three times and made it emerging before Champa. Also at that time, Huyen Tran was married to Che Man.

Though in 1312 “king (Tran Anh Tong) himself attacked Chi Thanh as its king, Che Chi betrayed and arrested and took Che Chi to Dai Viet” (18). In 1318, Tran Minh Tong sent Hue Vuong Tran Quoc Chan to advance Champa and took many pows. Two expeditions started in quite a peaceful period and “sometime did not lose an arrow but successfully pacified Chiem” (19). In the primary Le area, after complicated events happened at the end of Tran Dynasty and 20 years under Ming’s rule, General Le Thu, in 1446 attacked Champa and “occupied Cha Ban citadel, arrested Chiem’s King, Bi Cai and his concubines, elephants and horses, weapons of surrendered generals and withdrew his troops” (20).

The year 1471 (Le Thanh Tong’s era) may be such a crucially important year in Viet- Champahistoric relationship that many believe that Champa could not get recovery after the battle. Abusing activities and weaker resistance of Champa is seen as a candle getting dim.

The fact that Le Hong Duc’s attacked to Champa, had some Champa old land re- mapped, renamed and set up administrative units there shows a strong and ambitious unification desire of a powerful king. The centralized government in Confucian style actually overlapped that of Hinduist style. After this conquer, the number of Champa people in Dai Viet dramatically increased not to mention of surrendered troops and exiles previously domiciled.

In Ly – Tran Dynasties, Dai Viet demanded for new values to state its own culture independent from Chinese culture. It is easy to find Champa influences on living activities in imperial places, not to mention of the same influences on the lives of common people, which are believe much stronger. In 1060, “August, composed Champa melodies and drum rhythm for singers to sing” (21). By the year 1021, “had musicians compose a melody called Champa music bring tears to ones’ eyes” (21). Or “Nhat Duat (Chieu Van Vuong) loves communicating with foreigners, often rides elephant to Ba Gia Hamlet (this hamlet was established when Ly Thanh Tong conquered Champa, took the Champa people there and named it Da Da Li, a Champa name, later on called Ba Gia), for 3, 4 days…” are clear evidences for the receipt of culture. Until the later period of Tran and early Le reign, Dai Viet successfully stated its independent government and its own culture.

Especially, the fact that Confucianism had deeply taken its roots in Dai Viet’s life caused inherent contractions with Cham. This evidenced by official strict orders of the governments with a view to reorganize customs according to Confucianism. Though ones are not quite clear as to how these official orders affected to Dai Viet social activities but it somewhat let us know how Cham culture influences Viet. In 1374, “winter, 10th month, issues edicts to peoples and soldiers warning them not to address in Chinese style and imitate Lao and Cham language” (23). Comes also killing orders. In 1059 “Tuong Duc Emperor issued edicts arresting current Champa people and having murdered them all… then Champa women” (24). In addition to being subject to these restrictions and massacre, Champa people were Vietnamized for better management. In 1472, “September, issued orders appointing Thai Boc Tu Khanh to verify full names of Champa and Man people, names of Champa peoples were kept unchanged but those of Man people were combined in single one” (25). Then take ones who have fodinasty origins including Cham people to Vien Chau Lam to declare. However, such events should not be only seen as conflicts between two ideologies but also presents an inferiority complex of Vietnamese people to Cham people, who were considered “barbarian people” by Vietnamese people, though Dai Viet had to borrow to some extent their knowledge to enrich its social life. This also presents conflicts between the royal culture heavily influenced by Confucianism of strict and arrogant noble class and the uno culture unorthodox common people, which tends to be amiable and open.

Regardless of what are considered culture or living style as said, Viet-Cham acculturation failed to escape from the mixed blood process in term of human races. To some extent, it appears difficult to identify in common sense clear evidences of human characters of Vietnamese and Cham. Events recorded in chronicles reveals that the initial mixed blood were recognized by the government with kings and noble classes of Ly, Tran Dynasty considered Cham beauties “booty” after each conquer. History reads 1046, “erect separate temples for Champa women” (26) (named Ngan Han). Or “My E, concubine of Sa Dau committed suicide by having driven into the sea when Ly Thai Tong forced her to serve him”. In 1154, “Champa King Che Bi La But offered her daughter, the King accepted” (27). With thousands of pows arrested from Thanh Nghe to Thang Long made the mixed blood happen strongly. To such extent that in 1499, “8th month the 9th, [the King] issued an edict that: “from now on, from the level of princes of blood to ordinary people, not allowed to marry Champa woman so that the customs will be sustained” (28). The issuance of such prohibition order evidences the fact that there had been then “something already happened” between Vietnamese and Champa people living in Dai Viet territory. This might be an indispensable result of history and acculturation.

From my point of view, I think the mixed blood may be a pre-condition (initially and decisively) for each acculturation process. It guarantees values of different cultures may have a chance to easier and deeper penetrate to normal life. Like the receipt of Han Chinese culture in the Chinese dominance period, the mixed blood with Han Chinese then resulted in fundamental changes in term of human races prior to the creation of a complete administrative system. In Phu Gia, Phu Thuong areas, Tay Ho, Hanoi, quite a few people carrying the Ong (Cong) or Bo (Hy) surname which have been originated from Champa’s ones and some of them had their named inscribed in stone steles erected in the Temple of Literature (Van Mieu), Quoc Tu Giam (National University). The mixed blood and consequently the change of names to fit present lives are among common phenomenon in Vietnam history in ancient – medieval time (29). This approach is further confirmed by referring to the story of Ha O Loi in Excerpts of Linh Nam’s Extraordinary Story (“Linh Nam Chich Quai” in Vietnamese) of Ly Te Xuyen, a story written in Tran dynasty and about a love affair between a Vietnamese woman and a Cham man. This detail is later on deeply analyzed by Chu Xuan Giao in his essay The King and the Multi-side Circle: The Story of Ha O Loi from various angles with the center being sex and imperial power. Under the compulsion of Confucism, Vietnamese people had to hide their instinctive demands, which would be easy to be exploded and break the old rules when chances come.

The constraint of Confucianism forced Vietnamese people to hide its insctintive demands. However these “hidden” factors would explode when colliding with traditional Champa culture, living style and art which shows a strong material characteristics of dancing girls.

The mixed blood process, co-residence and acculturation between Viet and Champa are a historic indispensable result of two ethnic groups in the present Vietnam territory. From the boundaries between two countries with different cultures to the unification of only one boundary is a long and complicated process. We cannot just identify what are the pure Vietnamese or Champa values and which influence the others. The “likeness” between two cultures is merely assumptions of scholars as it per see presents the well-mixed essences of these cultures. Let us make this invisible boundary visible in life.

D.D. T.


Notes

1. Le Ba Thao, Nature and Vietnam’s Geographic Areas, Publisher: Thế giới (the World), H. 2001, pg. 8.
2. Tran Hau Yen The, Champa’s Fine Art Marks in the Old Capital of Hoa Lu,
Culture and Art No. 2 – 2008, pg. 61 – 64
3. The typical year 1471 marks a significant milestone in Viet-Champ history where it on one hand saw the end of a kingdom but on the other opened up a period of unification of the nation.
4. Cong Phuong Khuong, Phu Gia Village from Tradition to Modern, Graduation Essay, The Faculty of History, University of Social Sciences and Humanities Hanoi 1998, pg. 10 – 16. Or Dinh Duc Tien, Phu Gia Village Relic Complex and Major Festivals, Graduation Essay, The Faculty of History, University of Social Sciences and Humanities Hanoi 2000.
5. Ngo Sy Lien, Dai Viet Su Ky Toan Thu (“The Complete Book of the Historical Records o Dai Viet” or abbreviated as “CBHRDV”), Volume 1, Social and Science Publisher, H. 1972, pg. 118.
6. CBHRDV, book as cited Volume 1, pg. 127 – 128
7. Phan Khoang, Viet Su, Xu Dang Trong 1558 -1777 (Vietnamese history, the Inner region 1558 -1777 ), Khai Tri Bookstore published, S. 1967. This view was referred by the author in Reading Phan Khoang and Li Tana, South East Asia Research, No. 5 – 2006, pg. 85 – 88.
8. CBHRDV, book as cited, Volume 1, pg. 244
9. CBHRDV, book as cited, Volume 2, pg. 179
10. CBHRDV, book as cited, Volume 2, pg. 102
11. CBHRDV, book as cited, Volume 2, pg. 96
12. CBHRDV, book as cited, Volume 2, pg. 103
13. Nguyen Thi Phuong Chi, Relationship between Dai Viet and Champa in Tran Dynasty (XIII – XIV Century), South East Asia Research, No. 8, 2007.
14. Ta Chi Dai Truong, Than, Nguoi va Dat Viet (Deities, People, and the Land of Viet), Publisher: Information Culture, Hanoi 2006, pg. 171.
15. CBHRDV, book as cited, Volume 1, pg. 168 – 169
16. CBHRDV, book as cited, Volume 1, pg. 222 – 223
17. CBHRDV, book as cited, Volume 1, pg. 233
18, 19. CBHRDV, book as cited, Volume 2, pg.109 – 110
20. CBHRDV, book as cited, Volume 3, pg. 136
21. CBHRDV, book as cited, Volume 1, pg. 231
22. CBHRDV, book as cited, Volume 1, pg. 298 – 299
23. CBHRDV, book as cited, Volume 3, pg. 184
24. CBHRDV, book as cited, Volume 4, pg. 49 – 51
25. CBHRDV, book as cited, Volume 3, pg. 247
26. CBHRDV, book as cited, Volume 1, pg. 225
27. CBHRDV, book as cited, Volume 1, pg. 285
28. CBHRDV, book as cited, Volume 4, pg. 17
29. Cong Phuong Khuong, book as cited.

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây