Hôm nay thế giới đón nguyệt thực toàn phần và siêu trăng máu

Nguyệt thực toàn phần đầu tiên năm 2022 sẽ xuất hiện vào đêm 15/5 và rạng sáng 16/5 tại nhiều khu vực trên thế giới.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái ĐấtMặt Trăng nằm trên một đường thẳng, với Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối nhất của Trái Đất. Khi đó, ánh trăng sẽ bị mờ đi và chuyển sang màu đỏ hoặc cam sẫm, do đó hiện tượng còn được gọi là “trăng máu”. Lần này, Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo hình elip của nó, khiến thiên thể trông lớn hơn bình thường và có biệt danh là “siêu trăng máu”.

Theo TimeandDate, chỉ có hai sự kiện nguyệt thực toàn phần xuất hiện trong năm 2022. Nguyệt thực tháng 5 là lần đầu tiên và có thể quan sát thấy ở phần lớn châu Mỹ, Nam Cực, châu Âu, châu Phi và đông Thái Bình Dương.

Tùy theo khu vực, hiện tượng sẽ diễn ra vào các khung giờ khác nhau. Ở miền đông Bắc Mỹ, nguyệt thực một phần sẽ bắt đầu vào lúc 22h28 ngày 15/5( giờ địa phương) và đạt cực đại (nguyệt thực toàn phần) từ 23h29 ngày 15/5 đến 0h53 ngày 16/5. Nguyệt thực một phần sẽ tiếp nối sau đó và kết thúc vào lúc 1h55 ngày 16/5.

Anh, nguyệt thực toàn phần xuất hiện muộn hơn. Thời gian tốt nhất để quan sát hiện tượng là từ 4h29 đến 5h35 sáng ngày 16/5 (giờ địa phương).

Nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm 2022 sẽ diễn ra vào ngày 8/11 và có thể nhìn thấy từ châu Á, châu Đại Dương, Bắc Mỹ, một phần Đông Âu, Bắc Âu, Bắc Cực và hầu hết Nam Cực. Sau sự kiện này, phải chờ đến tháng 3/2025 mới có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần lần nữa, theo Noah Petro, trưởng phòng thí nghiệm địa chất, địa vật lý và hóa học của NASA.

Đoàn Dương (Theo CNN/Space)

     


     

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây